LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Tổ tâm lý — giáo dục cùng các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của tiến sĩ, giảng viên chính Nguyễn Đình Mạnh Nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường Tiểu học Phủ Lỗ A -Sóc Sơn -
Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận này
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên khố luận khó tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo cùng tồn
thể các bạn sinhviên để khố luận của em có thể tiếp tục hoàn thiện trong quá
trình học tập và giảng dạy sau này Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trang 2LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em Các kết
quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong khố luận là trung thực và không
trùng với các kết quả của tác giả khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên
Trang 3MUC LUC Phan 1: Phan mo dau
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 3
3 Giả thuyết khoa học 3
4 Khách thể nghiên cứu đề tài 3
5 Đối tượng nghiên cứu 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Giới hạn nghiên cứu 4
8 Phương pháp nghiên cứu 4
9 Cấu trúc khoá luận 6
Phần 2: Phân nội dung
Chương 1: Co so If luan 7
1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
2 Bài tập và phân loại bài tập 8
3 Khái niệm kỹ năng va phân loại kỹ năng 9 4 Cơ sở khoa học để xác định các kỹ năng làm văn của học sinh 15
5 Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học 17
6 Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 4 23
7 “Vì sao học sinh chán học và dốt văn” 24
8 “Vì sao mơn văn trong nhà trường không hấp dẫn” 25 Chương 2: Thực trang kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Phủ Lỗ A và các yếu tố ảnh hưởng 27
1 Thực trạng kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 27
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh
3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng viết bài Tập
Trang 4Chương 3: Thử nghiệm tác động
Phân ba: Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 5PHAN 1: PHAN MO DAU
1 Li do chon dé tai
1.1 Về mặt lí luận:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học giữ vai trò nền
tảng với mục đích trang bị những cơ sở ban đầu quan trọng nhất của người
công dân, người lao động trong tương lai Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, hệ
thống giáo dục nước ta đặc biệt chú ý tới giáo dục Tiểu học vì ở Tiểu học lần
đầu tiên trẻ được tham gia hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo và chính trong q trình hoạt động đó sẽ hình thành ở học sinh những kiến thức
và kỹ năng học tập cơ bản gắn với từng môn học làm nên tảng cho bậc học
tiếp theo Cùng với các môn học như Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo
đức, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm hình thành và phát triển
ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Các phân môn trong môn học này đều hướng tới thực hiện nhiệm vụ trên trong đó Tập làm văn có vai trị đặc biệt
quan trọng
Tập làm văn là phân mơn địi hỏi ở người học khả năng tổng hợp và sử
dụng linh hoạt các kiến thức học được trong nhà trường, trong cuộc sống Vậy
nên bài văn có thể được coi là một trong những sản phẩm làm căn cứ đánh giá
kết quả học tiếng Việt của học sinh Một bài văn hay sẽ làm thước đo năng lực về vốn sống, vốn hiểu biết, năng lực tư duy, kỹ năng tạo lập văn bản của học sinh
Trong học tập phân mơn Tập làm văn thì viết bài Tập làm văn là một
thành tố cốt lõi, các kiến thức và kỹ năng viết bài Tập làm văn ở học sinh được
Trang 6chủ yếu để dạy Tập làm văn là thời gian thực hành, luyện tập nhằm hình thành
các kỹ năng như xác định yêu cầu, tạo lập văn bản để đạt được yêu cầu đặt ra
Đối với học sinh Tiểu học các em được bất đầu làm văn ở lớp 2 nhưng đến lớp 4 các em mới thực sự tập viết một bài văn hoàn chỉnh Vậy hiện nay học sinh lớp 4 đang nắm được kỹ năng viết bài Tập làm văn ở mức độ nào đây
là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu 1.2 Về mặt thực tiễn
Kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học hiện
nay còn nhiều hạn chế Một bộ phận học sinh còn chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài, một số em còn chưa nắm được một bài văn cần có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hay còn lẫn lộn giữa mở bài và thân bài Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng viết bài Tập làm văn của học sinh như:
- Việc vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học của giáo viên còn
nhiều hạn chế, cách thức tổ chức hoạt động tiếp thu tri thức mới, rèn luyện củng cố tri thức đã học còn chưa phát huy được vai trò tự giác, tích cực, tự lực của học sinh
- Thời gian trên lớp để giáo viên tổ chức truyền đạt kiến thức mới,
luyện tập, củng cố tri thức đã học còn hạn chế Hơn nữa, ở học sinh Tiểu học
lại không được giao bài tập về nhà cho học sinh chính điều này đã gây hạn chế
trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng viết bài Tập làm văn cho học sinh - Một bộ phận học sinh có ý thức học tập chưa cao, khả năng nhận thức kém Mặt khác, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế
- Đặc thù của phân môn Tập làm văn ở lớp 4 là văn miêu tả, trong khi
đó thời gian học tập lại ở trong lớp các em không được trực tiếp quan sát chính điều này cũng hạn chế khả năng viết bài Tập làm văn của các em
Trang 7văn của học sinh như: Nguyễn Minh Thuyết, Lê Hữu Tính, Trần Mạnh
Hưởng, song việc nghiên cứu về kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Kỹ
năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Phủ Lỗ A - Sóc Sơn - Hà Nội” là quan trọng và cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nhằm phát hiện thực trạng và những nguyên nhân ảnh hưởng
tới kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Phủ Lỗ A - Sóc Sơn - Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4 - Trường
Tiểu học Phủ Lỗ A - Sóc Sơn - Hà Nội nói riêng và các truờng Tiểu học nói
chung
3.Giả thuyết khoa học
Kỹ năng viết văn của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Phủ Lỗ A đạt
mức độ khá Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới thực
trạng trên trong đó phương pháp dạy học của giáo viên và ý thức học tập của
học sinh là những nguyên nhân quan trọng Nếu cải tiến phương pháp dạy học
và nâng cao ý thức học tập cho học sinh thì kỹ năng viết văn của các em có
thể sẽ được nâng lên
4 Khách thể nghiên cứu đề tài
Khách thể nghiên cứu là 70 học sinh lớp 4A4 và 4A3 - Trường Tiểu
học Phủ Lỗ A ~ Sóc Sơn ~ Hà Nội 5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trang 8Tìm hiểu thực trạng kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 -
Trường Tiểu học Phủ Lỗ A - Sóc Sơn - Hà Nội
Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp nghiên cứu
Thử nghiệm tác động nhằm hình thành kỹ năng viết bài Tập làm văn cho học sinh
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hình thành kỹ năng viết bài Tập làm văn cho học sinh lớp 4-Trường Tiểu học Phủ Lỗ A —
Sóc Sơn — Hà Nội nói riêng và học sinh lớp 4 nói chung 7 Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ năng viết bài Tập làm văn của
học sinh lớp 4 nhưng chỉ tập trung nghiên cứu dạng văn miêu tả
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 70 học sinh lớp 4A4 và 4A3 Trường
Tiểu học Phủ Lỗ A — Sóc Sơn — Hà Nội
8 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp đọc sách
Nghiên cứu một số tài liệu tham khảo giúp việc hoàn thành cơ sở lí luận của khố luận
Nghiên cứu chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4, đặc biệt chú ý
tới dạng văn miêu tả
8.2 Phương pháp quan sát
Quan sát mức độ phản ứng của học sinh đối với đề văn đưa ra và khả
năng làm việc của học sinh đối với yêu cầu của giáo viên đặt ra
Quan sát cách ghi chép và cách thực hành của học sinh
Trang 96.3 Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với học sinh về hồn cảnh gia đình, người hướng dẫn học
bài, thời gian tự học của học sinh 8.4 Phương pháp phán tích sản phẩm
Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu, xem xét phân loại bài làm của
học sinh dựa vào các mức độ đánh giá đặt ra
8.5 Phương pháp điều tra cơ bản
Dùng để tiến hành nghiên cứu số lượng học sinh, trình độ hiện tại và sức khoẻ của học sinh
8.6 Phương pháp thử nghiệm tác động
Phương pháp này dùng để tác động hình thành, phát triển kỹ năng viết
bài Tập làm văn cho học sinh và để chứng minh cho giả thuyết đã nêu
Đối tượng thử nghiệm tác động là học sinh lớp 4A4 - Trường Tiểu học
Phủ Lỗ A - Sóc Sơn — Hà Nội
Cụ thể trong khoá luận đã sử dụng phương pháp thử nghiệm tác động
như sau: Sau khi tiến hành đo thực trạng kỹ năng viết bài Tập làm văn của học
sinh lớp 4A4 kết quả thu được là 10 em xếp loại giỏi, 16 em xếp loại khá, 14
em xếp loại trung bình và 6 em xếp loại yếu Giáo viên chia số học sinh trung
bình và số học sinh yếu thành 2 nhóm: một nhóm là nhóm thực nghiệm cịn
nhóm kia là nhóm đối chứng (các nhóm có số lượng và trình độ tương đương
nhau) Sau đó giáo viên đưa ra các biện pháp tác động tích cực đến nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng không tác động Sau một thời gian tiến hành các
biện pháp tác động giáo viên đưa ra bài tập tương tự như ban đầu cho hai
nhóm thực hiện và so sánh kết quả
8.7 Phương pháp xử lý số liệu
Trang 109.Cấu trúc khoá luận
Phần một: Phần mở đầu
Phần hai: Phần nội dung Chương I: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp
4 - Trường Tiểu học Phủ Lỗ A và các yếu tố ảnh hưởng Chương 3: Thử nghiệm tác động
Phần ba: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trang 11PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: CO SO Li LUAN
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong Tâm lí học, việc tìm hiểu về kỹ năng không phải là một vấn đề
mới Trên thế giới, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học
như V.S.Kudin, N.D.Lêvitơp, A.V.Pêtrovxki, G.Polia,
Ở nước ta, một số tác giả cũng đã tìm hiểu nghiên cứu về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng học tập của học sinh Tác giả Lê Văn Hồng trong cuốn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm cho rằng: “Kỹ năng — kha nang van dụng
kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp, ) để giải quyết một nhiệm vụ
mới” Tác giả Bùi Văn Huệ trong Giáo trình tâm lí học Tiểu học đã khẳng
định: “Kỹ năng vẫn còn là hành động ý chí địi hỏi phải động não, suy xét,
tính tốn, phải có nỗ lực ý chí thì mới hồn thành được”
Nói chung, các nhà tâm lí học thường nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng học
tập một cách khái quát, mang nhiều tính lý thuyết mà ít đề cập đến thực trạng
một kỹ năng bộ phận nào đó ở học sinh
Trong góc độ mơn học, cũng có nhiều tác giả quan tâm đến việc dạy và học Tiếng Việt, đặc biệt là dạy và học Tập làm văn ở trường Tiểu học Ta có
thể kể đến PGS.TS Nguyễn Trí với Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo
chương trình mới (trong đó có đề cập đến phân môn Tập làm văn).Trong Hỏi -
đáp về dạy học Tiếng Việt, PGS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra kiến thức và kỹ năng làm văn được dạy ở lớp 4
Tuy nhiên, các tác giả trên mới chỉ đề cập đến việc dạy và học Tập làm
Trang 12Nhiều sinh viên cũng đã lựa chọn tìm hiểu thực trạng kỹ năng học tập
phân môn Tập làm văn của học sinh Tiểu học cho khoá luận tốt nghiệp của
mình Nhưng họ mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu kỹ năng dùng từ, viết câu, viết
đoạn mà chưa tìm hiểu kỹ năng viết bài, hoặc có tìm hiểu thì cũng không phải
là ở chương trình học được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm học
2005-2006
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu có liên quan đề tài đã đi tìm hiểu kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lớp 4 ở một trường Tiểu học cụ thể
2 Bài tập và phân loại bài tập
2.1 Khái niệm bài tập
Ở bất kì mơn học nào chúng ta cũng bắt gặp từ “bài tập” Điều đó chứng tỏ “bài tập” được dùng trong phạm vi rất rộng đối với mọi hoạt động cá nhân Vậy “bài tập” được hiểu như thế nào?
Theo từ điển Tiếng Việt thì bài tập được định nghĩa “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”[7] Trong tâm lí học “Bài
tập là một vấn đề mà việc giải quyết nó địi hỏi phải có một phương pháp nào
đó và đạt tới hiệu quả nhất định Khái niệm bài tập được mô tả theo hướng như là một tình huống có vấn đề, trong đó chủ thể cần phải hành động” Nhà tâm lí học người Nga A.N.Lêônchiép cho rằng “Bài tập là tình huống đòi hỏi chủ thể
phải có hành động nào đó, là mục đích đã cho trong điều kiện nhất định”[I]
Tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau về bài tập Khi xem xét khái
niệm này, các nhà nghiên cứu nhìn ở các phương diện không giống nhau Tuy
vậy, ta có thể rút ra những điểm cơ bản chung nhất về bài tập như sau:
Trang 132.2 Các mức độ và giai đoạn hình thành kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề
Theo tác giả K.K.Platononv và G.G.Golubev có 5 mức độ hình thành kỹ
năng:
- Mức 1: Có kĩ năng sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử và sai (dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm)
- Mức 2: Biết cách thực hiện hành động nhưng không đây đủ
- Mức 3: Có những kỹ năng chung nhưng cịn mang tính chất rời rạc, riêng lẻ
- Mức 4: Có kỹ năng chuyên biệt để hành động
- Mức 5: Vận dụng sáng tạo những kỹ năng đó trong các tình huống khác nhau
Qúa trình hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết tình huống có
vấn đề cho học sinh phải là quá trình tác động nhằm đưa kỹ năng từ mức thấp,
sơ đẳng lên mức cao Qúa trình hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết
tình huống có vấn đề cho học sinh Tiểu học có thể diễn ra theo 3 giai đoạn
sau:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành nhận thức đầy đủ, có hệ thống về
mục đích, cách thức, kĩ thuật thực hiện hành động Giai đoạn này rất quan trọng vì kiến thức chính là một điều kiện để hình thành kỹ năng
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn làm thử, thực hiện hành động dựa trên kiến thức đã đựơc trang bị và kinh nghiệm vốn có
- Giai đoạn 3: Giai đoạn luyện tập để hình thành kỹ năng chuyên biệt tiến tới vận dụng sáng tạo trong những tình huống khác nhau[{ 16]
3 Khái niệm kỹ năng và phân loại kỹ năng 3.1 Khái niệm kỹ năng
Hàng ngày con người sống, phát triển và học tập tất cả đều gắn với việc
Trang 14quyết định thành công trong cuộc sống Chính vì thế kỹ năng nói chung và kỹ
năng học tập nói riêng từ lâu đã trở thành đối tượng quan trọng của khoa học tâm lí khi nói về kỹ năng đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan niệm khác
nhau như:
Theo Lê Văn Hồng trong cuốn Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm cho rằng: “Kỹ năng - khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách
thức, phương pháp, ) để giải quyết một nhiệm vụ mới” [4]
Theo Bùi Văn Huệ trong Giáo trình tâm lí học Tiểu học đã khẳng định:
“Kỹ năng vẫn còn là hành động ý chí địi hỏi phải động não, suy xét, tính tốn, phải có nỗ lực ý chí thì mới hồn thành được” [5]
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên “ Kỹ năng là khả năng
vận dụng kiến thức thu được trong lĩnh vực nhất định vào thực tế”[7]
Trong cuốn tâm lí học cá nhân A.G.Côvaliôv quan niệm: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện
hành động” Ông không đề cập đến kết quả của hành động Theo ông kết quả
của hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm được cách thức hành động thì đem lại hiệu quả tương ứng[ 14]
Qua các quan niệm trên, có thể khái quát một số đặc điểm chung về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động đó phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế đã cho
Khái niệm kỹ năng có thể hiểu trên cơ sở quan niệm về hành động, hoạt động,
thao tác
- Mọi kỹ năng xét về mặt cấu trúc bao gồm các thành phần:
+ Các cá nhân phải hiểu mục đích của hành động
Trang 15+ Hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó
Kỹ năng chính là mặt kĩ thuật của hành động, biểu hiện mức độ đúng
đấn của hành động.Kỹ năng không có đối tượng riêng mà đối tượng của nó
chính là đối tượng của hành động, khơng có kỹ năng chung chung mà kỹ năng bao giờ cũng là kỹ năng của một hoạt động cụ thể
Giữa việc tiếp thu kiến thức và việc hình thành kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Việc tiếp thu kiến thức sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho việc hình
thành kỹ năng Cho nên kỹ năng cũng được hiểu là sự thể hiện của kiến thức
trong hành động Ngược lai, khi kỹ năng được hình thành và phát triển sẽ làm
sâu sắc hơn về kiến thức Đồng thời, để hình thành kỹ năng bao giờ con người cũng cần triển khai hành động ở dạng khái quát nhất, đầy đủ nhất và luyện tập
trong những tình huống khác nhau đến mức có thể nắm được qui tắc, quy luật
chung của hành động cũng như có thể triển khai nó ở dạng xa hơn dạng ban
đầu Từ đây có thể rút ra những dấu hiệu bản chất của một hành động đạt đến mức kỹ năng gồm:
Cá nhân phải có tri thức về hành động Thực hiện hành động theo đúng yêu cầu
Đạt được kết quả phù hợp với mục đích, yêu cầu
Có thể thực hiện hành động có hiệu quả trong những điều kiện khác
nhau
Thực tế cho thây ở Tiểu học giáo viên thường cố gắng truyền đạt cho
học sinh nhiều tri thức Khi nắm được tri thức là khi học sinh hiểu biết và ghi
nhớ được những khái niệm khoa học Sau đó, khi vận dụng tri thức vào thực
tiễn là khi các em có kỹ năng Tuy nhiên, kỹ năng vẫn là hành động ý chí địi
Trang 163.2 Phản biệt kỹ năng, kỹ xảo
Kỹ năng là phương thức vận dụng tri thức vào hoạt động thực hành đã
được củng cố
Kỹ xảo được hiểu là loại hành động được tự động hoá do luyện tập
Kỹ năng và kỹ xảo về bản chất đều là thuộc tính ki thuật của hành động cá nhân chúng đều được hình thành trên cơ sở các tri thức về hành động đã được lĩnh hội và luyện tập trong thực tiễn
Tuy nhiên giữa kỹ năng và kỹ xảo có những điểm khác nhau về mức độ của sự thuần thục và tự động hóa hành động, khác nhau về cấu trúc
3.3 Phán loại kỹ năng
Mỗi hành động khác nhau đòi hỏi phải có kỹ năng tương ứng khác
nhau Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hoạt động ta có thể chia thành các kỹ năng :
1 Kỹ năng hoạt động trí tuệ
2 Kỹ năng hoạt động lao động sản xuất
3 Kỹ năng hoạt động tổ chức
Mặt khác, đối với học sinh trong quá trình học tập các em ngày càng
nắm được nhiều kỹ năng Xét về mặt nội dung có thể phân loại kỹ năng như sau:
1 Kỹ năng hoc tap 2 Kỹ năng lao động 3 Kỹ nãg vệ sinh
4 Kỹ năng về hành vi
Như vậy, có rất nhiều kỹ năng được hình thành ở học sinh theo các cách
Trang 173.4 K¥ nang hoc tap
Kỹ năng hoc tập là một thành phần của kỹ năng hoạt động trí tuệ Nó là thành phần khơng thể thiếu để tạo ra cách học cho học sinh, kỹ năng học tập của học
sinh gồm những đặc trưng sau:
+ Kỹ năng học tập thể hiện ở mặt năng lực học tập của học sinh, liên quan chặt chẽ với hiệu quả học tập là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả học tập
+ Kỹ năng học tâp thể hiện ở mặt kĩ thuật của hành động học tập là
sự tổ hợp các phương thức thực hiện hành động học tập đã được học sinh nắm vững và vận dụng có hiệu quả vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra
+ Kỹ năng học tập là một hệ thống phức tạp và có tính phát triển
bao gồm những kỹ năng chuyên biệt, có những kỹ năng chung cơ bản cần
thiết cho mơn học, có những kỹ năng của từng môn học
3.5 Sự hình thành kỹ năng của học sinh
Khi nghiên cứu sự hình thành kỹ năng, nhiều nhà tâm lí học đã khẳng định: thực chất của việc hình thành kỹ năng là làm cho học sinh nắm vững
một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông
tin chứa đựng trong học tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với những
hành động cụ thể
Vậy để hình thành kỹ năng cho học sinh cần phải giúp các em:
- Biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng
-_ Hình thành một mơ hình khái qt để giải quyết các bài tập, các đại lượng cùng loại
- _ Xác lập được mối quan hệ giữa bài tập, mơ hình khái qt và các kiến thức tương ứng
Một số yêu cầu đối với việc hình thành kỹ năng cho học sinh là:
Trang 18tình huống có vấn đề nhằm kích thích suy nghĩ của các em
- _ Cần làm cho các em hiểu cách thức luyện tập
-_ Cần phải chỉ dẫn kịp thời những sai sót của các em trong quá trình luyện tập và hướng dẫn học sinh kịp thời sửa chữa những sai sót đó
3.6 Kỹ năng viết- Hình thành kỹ năng viết cho học sinh
a.Kỹ năng viết:
Viết trước hết là viết chữ (đúng mẫu, đúng chính tả và tạo lập văn bản) Khi viết học sinh có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử
dụng các biện pháp tu từ ) thuận lợi hơn làm bài văn nói Tuy nhiên học
sinh cũng cần đạt được những yêu cầu rèn luyện kỹ năng sản sinh văn bản ở
mức độ cao hơn Lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm
xúc, bố cục cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn, bài để tạo thành một chỉnh thể
- Hình thành kỹ năng viết cho hoc sinh Tiểu học bao gồm các yếu tố:
1 Viết đúng mẫu:
+ Kiến thức trang bị là mẫu chữ, cỡ chữ viết thường và viết hoa
+ Yếu tố này được hoàn thành ở lớp 1,2
2 Viết đúng chính tả:
+ Viết đúng các dấu thanh, các tiếng, viết đúng quy định về chữ hoa
3 Biết cấu tạo câu và sử dụng dấu câu:
+ Biết cấu tạo câu: Viết được các câu, diễn đạt đúng các ý kiến của
mình hoặc yêu cầu bất kì theo qui tắc ngữ pháp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
4 Biết tạo lập đoạn văn và văn bản, hoàn chỉnh đoạn văn đã cho, tạo lập đoạn văn dựa vào các câu hỏi đã cho, tạo lập đoạn văn theo đề tài nhất định
Như vậy để hình thành được kỹ năng viết cho học sinh ngoài việc thực
hiện đúng theo 3 bước của hình thành kỹ năng thì cần phải chú ý tới các nhân
Trang 193.7 Dé rén luyén kỹ năng viết bài Tập làm văn của học sinh lóp 4,5 đạt kết quả tốt giáo viên cần chú ý những điều sau:
Bài Tập làm văn của học sinh lớp 4,5 là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được trong quá trình học tập nói
chung Do vậy, bên cạnh việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, vốn sống cho học sinh qua các bài học ở các phân môn Tiếng Việt giáo viên cần phải luôn chú ý
rèn kỹ năng viết bài Tập làm văn theo những yêu cầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp cụ thể như:
- Rèn kỹ năng viết câu văn sinh động, gợi cảm: Từ một ý cho trước hoặc từ một câu cho trước có thành phần “nòng cốt” (chủ ngñữ-vị ngữ) giáo viên
hướng dẫn học sinh mở rộng câu bằng cách thêm vào các thành phần phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ ) sử dụng các hình ảnh chi tiết, các biện pháp
tu từ làm cho cách diễn đạt cụ thể, chân thực và sinh động Từ đó giúp học sinh có ý thức viết văn ngày càng giàu cảm xúc, gợi cho học sinh thêm hứng thú học môn Tiếng Việt
- Rèn viết đoạn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: giáo viên cần cho học
sinh luyện viết lại phần mở bài, kết bài hay một đoạn của thân bài để rút ra kinh nghiệm sau khi đã chữa bài tập ở tiết trả bài Tập làm văn Qua luyện tập giáo viên giúp học sinh cảm nhận và bước đầu ý thức được sự “liên kết ý” trong đoạn văn cụ thể: giữa câu văn có sự liên mạch có quan hệ về ý với nhau, không rời rạc, lộn xôn, ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định
nhằm minh họa, cụ thể hố ý chính
- Rèn luyện kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại: cho học sinh viết theo dàn bài đã được giáo
viên góp ý, hoàn chỉnh để bài làm có bố cục chặt chẽ, hướng dẫn học sinh biết
cách liên kết đoạn bằng những từ ngữ như: trong khi đó, tuy vậy, chẳng bao lâu, nhắc nhở học sinh xuống dòng khi kết thúc đoạn văn, mở đầu đoạn tiếp
Trang 204 Cơ sở khoa học để xác định các kĩ năng làm văn của học sinh
Các nhà Tâm lí học góp phần xây dựng và phát triển Tâm lí học hoạt động nổi tiếng trên thế giới như L.X Vugétki, A.N Léonchiép,
P.Ia.Ganpêrin, cho rằng nhận thức của trẻ em được hình thành và phát triển thông qua hoạt động
Theo A.N Lêônchiép —- nhà Tâm lí học người Nga thì: “Hoạt động là
bản thể của tâm lí ý thức Tâm lí ý thức được nảy sinh bởi hoạt động Trong
Tâm lí học, hoạt động được coi là vận động của chủ thể, của con người, hoạt động quy định nguồn gốc, nội dung và sự vận hành của tâm lí Với ý nghĩa đó,
ta nói rằng : hoạt động là quy luật chung nhất của cuộc sống con người, của tâm lí người ” [6]
Một trong những cơ sở khoa học của việc dạy Tập làm văn là lí thuyết
hoạt động lời nói Lí thuyết này là sự vận dụng thành tựu của Tâm lí học hoạt động đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ qua lại, các giai đoạn của hoạt động
lời nói Hoạt đơng lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp
nhau: định hướng, lập chương trình, hiện thực hố chương trình và kiểm tra Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống ki nang lam văn, có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau:
Cấu trúc hoạt động lời | Hệ thống kỹ năng làm văn
nol
1 Kỹ nang xác định đề bài, yêu cầu và giới
1 Định hướng hạn đề bài (kỹ năng tìm hiểu đề)
2 Kỹ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết
3 Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết)
2 Lập chương trình biểu | 4 Kĩ năng lập dàn ý(hệ thống hoá, lựa chọn
Trang 21
dat tài liệu)
5 Kĩ năng diễn đạt (dùng từ, đặt câu) thể hiện
chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư 3 Hiện thực hoá chương | tưởng bài văn
trình biểu đạt 6 Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo cac phong
cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư )
4 Kiểm tra 7 Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phat hiện và
sửa chữa lỗi)
Mỗi đề bài Tập làm văn xác định một nhiệm vụ giao tiếp Việc định
hướng trong một giao tiếp sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài Việc
tìm hiểu để bài phải trả lời được câu hỏi Nói (viết) để làm gì? (xác định mục
tiêu nói năng), Nói (viết) về cái gì? (xác định nội dung nói năng), Nói (viết)
theo thể loại nào? (hình thức nói năng), Nói(viết) cho ai? (xác định vai nói, thái độ nói), Các vấn đề Tập làm văn phải giúp học sinh xác định được
những nội dung này Để làm được các bài Tập làm văn , học sinh phải xác định được các nội dung và tương ứng là các kỹ năng sau:
Giai đoạn lập chương trình bao gồm: kĩ năng tìm ý, lập ý, xây dựng dàn
ý Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói hay bài viết một cách đầy đủ, mạch lạc và có logic Khi lập dàn ý phải xác định được ý chủ đạo và sắp
xếp theo một trình tự nhất định
Giai đoạn hiện thực hố chương trình bao gồm: Kĩ năng nói (viết) thành
bài, nó gồm các kĩ năng bộ phận như dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài
Giai đoạn kiểm tra kết quả bao gồm: nhóm Kĩ năng hồn thiện bài viết, gồm kĩ năng phát hiện lỗi - lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi dựng
Trang 225 Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
5.1 Khái niệm Tập làm văn
Văn có thể hiểu là những lời nói khi giao tiếp và có thể nói: lời văn ở
đây chính là ngôn bản Tập làm văn là tập sản sinh tạo lập văn bản
Vậy dạy Tập làm văn là dạy cho học sinh biết cách sản sinh và tạo lập
ngôn bản
Hé thong bai Tap làm văn ở Tiểu học
Bài Tập làm văn là một lệnh đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện một
hành động nói, viết để tạo lập văn bản
Bài Tập làm văn được chia thành bài tập luyện nói và bài tập luyện viết Trong đó:
-._ Bài tập luyện nói gồm: Bài tập hội thoại
Bài tập độc thoại
-_ Bài tập luyện viết gồm:
+ Bài tập viết lời hội thoại: điền lời lựa chọn phù hợp vào chỗ trống
(chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi ) và viết câu trả lời
+ Bài tập viết thành đoạn bài: viết văn bản nhật dụng (văn bản tự thuật, danh sách học sinh ) và viết văn bản nghệ thuât (kể chuyện, miêu tả)
5.2 Vị trí, nhiệm vụ của phản môn Tập làm văn a) VỊ trí:
Tập làm văn là một môn tổng hợp tận dụng tất cả các kỹ năng, những
hiểu biết về Tiếng Việt và đồng thời chính nó góp phần hồn thiện hiểu biết
những tri thức, những khái niệm về Tiếng Việt Dạy Tập làm văn rất khó dạy
vì người dạy phải nhìn thấy nội dung của các phân môn khác, phải vận dụng
Trang 23Tap lam văn rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh van bản vì thế mà nó trở thành một cơng cụ trong quá trình giao tiếp và tư duy
b) Nhiệm vụ:
Rèn luyện kỹ năng nói và viết các kiểu bài Tập làm văn, nhiệm vụ
chính của phân mơn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập
ngôn bản ở các thể loại: tả, kể chuyện, viết thư, đơn từ Ngoài ra còn luyện
cho học sinh một số kỹ năng chuyên biệt như: kỹ năng quan sát, kỹ năng xây
dựng cốt truyện, kỹ năng miêu tả,
Thêm vào đó, Tập làm văn cịn góp phần cùng với các môn học khác rèn
luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ, tăng cường vốn sống và hiểu biết đời sống,
mở rộng tâm hồn và hình thành nhân cách cho học sinh
5.3 Những kiến thức và kỹ năng làm văn đối với học sinh lớp 4 a Kiến thức
Thông qua những giờ dạy văn kể chuyện, miêu tả và một số loại văn
bản khác, học sinh lớp 4 được trang bị một số hiểu biết ban đầu về những đặc điểm chính của các loại văn ấy, cụ thể như sau:
- Văn kể chuyện:
+ Thế nào là văn kể chuyện?
+ Nhân vật trong truyện Kể lại hành động của nhân vât Tả ngoại
hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật + Cốt truyện
+ Đoạn văn trong bài kể chuyện: mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn kể chuyện
- Văn miêu tả:
+ Thế nào là văn miêu tả?
+ Quan sát để miêu tả cho sinh động
+ Trình tự miêu tả (đồ vật, cây cối, con vât)
Trang 24- Các văn bản khác:
+ Viết thư (mục đích viết thư, cấu tạo một lá thư)
+ Trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu hoạt động của địa
phương, điền vào tờ giấy ¡n sẵn
b Kỹ năng:
Các bài học rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh ngôn bản cụ
thể như sau:
- _ Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp:
+ Nhận diện đặc điểm văn bản + Phân tích đề bài, xác định yêu cầu
-_ Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp:
+ Xác định dàn ý của bài văn đã cho
+ Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện
+ Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý miêu tả
-_ Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giap tiếp:
+ Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn) + Liên kết các đoạn thành bài văn
- _ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp:
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt
Những nội dung kiến thức và kỹ năng làm văn dạy ở lớp 4 luôn quán
Trang 255.4 Quy trinh day bai Tap lam văn ở lớp 4
Các bài học Tập làm văn trong chương trình lớp 4 có hai dạng bài cơ bản là dạng bài lí thuyết làm văn và dạng bài thực hành Mỗi dạng bài có một mơ hình cấu tạo riêng và tương ứng là các quy trình dạy học khác nhau
a Quy trình dạy bài lí thuyết A Kiểm tra bài cũ
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
2 Hình thành khái niệm 2.1 Phân tích ngữ liệu
a Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu bài tập
- Một học sinh đọc thành tiếng, các em khác đọc thầm và nhắc lại yêu cầu bài tập
- Giáo viên giải thích rõ thêm nhiệm vụ của bài tập yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập mẫu để học sinh nắm vững
cách làm
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả
- Trao đổi, nhân xét, tổng kết rút ra những đặc điểm về thể loại, những kiến thức và kỹ năng cần ghi nhớ
2.2 Hướng dẫn học sinh học thuộc phần Ghi nhớ
- Một học sinh đọc thành tiếng, các em khác đọc thầm và nhắc lại nội
dung cơ bản của phần Ghi nhớ
3 Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giáo viên yêu càu học sinh đọc và xác đỉnh yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập mẫu
- Học sinh làm bài dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm
Báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét để đưa ra đáp án đúng
Trang 26- Chốt lại những kiến thức và kỹ năng cần nắm vững - Yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà
b Quy trình dạy bài thực hành
® Dạng bài thực hành được biên soạn dưới hình thức hệ thống bài tập
A Kiểm tra bài cũ B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Hoc sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập mẫu
- Học sinh làm bài tập dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm
- Báo cáo kết quả, trao đổi, nhận xét để đưa ra đáp án đúng
3 Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà
e Dạng bài thực hành theo một đề bài cho trước
A Kiểm tra bài cũ B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn học sinh thực hành 2.1 Hướng dẫn học sinh phân tích đề:
- Một học sinh đọc thành tiếng đề bài cho trước, các em khác đọc
thầm
- Giáo viên gạch chân dưới những từ quan trọng 2.2 Hướng dẫn học sinh trả lời phần gợi ý
- Hướng dẫn học sinh trả lời phần gợi ý
Trang 273 Củng cố, dặn dò
- Chốt lại những kiến thức và kỹ năng cần nắm vững - Yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà
Mỗi bước trong quy trình trên đều đảm nhận một vai trò riêng ( rèn luyện một kỹ năng nào đó) và có tầm quan trọng như nhau Vì vậy, người giáo
viên cần nắm vững yêu cầu nội dung từng bước và mối quan hệ giữa chúng để
hướng dẫn học sinh đạt kết quả tốt
6 Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh lớp 4 7.1 Đặc điểm sinh lý
Sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra bình thường, toàn bộ độ cong
của cột xương sống đang hình thành, bộ xương đang ở giai đoạn cốt hoá
Sự hình thành các vùng trên vỏ não đạt được các chỉ số gần giống người lớn, cấu tạo tế bào thần kinh giống cấu tạo tế bào thần kinh người lớn, thuỳ trán phát triển mạnh Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
tiến hành hoạt động học có đối tượng là tri thức khoa học Qúa trình
hưng phấn mạnh hơn ức chế dẫn đến học sinh Tiểu học hiếu động, chưa làm chủ được cảm xúc của mình.Những đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não học sinh dễ hình thành nhưng lại khơng bền vững dẫn đến học sinh dễ nhớ
nhưng chóng quên nên để học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng phải cho học sinh ôn tập thường xuyên
7.2 Đặc điểm tâm lý
Ở giai đoạn này tư duy trừu tượng dân được chiếm ưu thế, cấu trúc của
các thao tác hình thức bắt đầu được hình thành đó là các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá
Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định bắt đầu ổn định
Trang 28Tri gidc phan tich dugc hinh thanh va phat trién manh tuy nhién tri gidc
của học sinh vẫn gắn liền với hoạt động vật chất và gắn liền với cảm xúc
Trí nhớ trực quan phát triển tốt hơn trí nhớ từ ngữ trừu tượng, trí nhớ
trong thời gian ngắn phát triển tốt hơn trí nhớ trong thời gian dài, trí nhớ
khơng chủ định và có chủ định phát triển mạnh
Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trừu tượng đang dần chiếm
ưu thế Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành cấu trúc tương đối ổn
định và trọn vẹn Học sinh biết căn cứ vào các dấu hiệu bản chất đối tượng để khái quát thành khái niệm Các em có thể nhìn một sự vật diễn biến theo nhiều hình thức, một hiện tượng có nhiều nguyên nhân Đặc biệt, học sinh có khả năng lập luận cho phán đốn của mình
Tóm lại, trong quá trình dạy học đặc biệt là trong quá trình day học Tập làm văn người giáo viên cần căn cứ vào một số đặc điểm tâm lý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả nhất
7 “Vì sao học sinh chán học và dốt văn”
1 Học sinh thấy học văn khó, khơng tiến bộ nhanh như mơn Tốn nên ít cố gắng và sinh ra chán học môn văn
2 Học tập khơng có phương pháp đúng, không thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, không thấy cái lợi của việc học văn
3 Giáo viên dạy văn chưa tận tâm với nghiệp vụ, chưa gia công học tập,
nghiên cứu để dạy văn tốt hơn
4 Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến phương pháp học văn của học sinh, chưa hướng dẫn đầy đủ về cách học môn văn để giúp học sinh học tập có hứng
thú và tiến bộ
5 Bộ giáo dục và đào tạo quy định tiêu chuẩn học sinh tiên tiến chỉ cần
môn Toán đạt 6,5 điểm trở lên cịn mơn văn chỉ cần đạt 6 điểm là đủ yêu cầu
Trang 296 Chương trình các bộ mơn nói chung, mơn văn nói riêng khơng ổn định
và khơng hợp lí, nay thay mai đổi chưa làm nổi bật cái chung, cái hay, cái đẹp
của văn chương
7 Sách giáo khoa biên soạn không cẩn thận, đầu tư chưa tương xứng với tầm quan trọng của sách giáo khoa Chọn lọc tác phẩm văn chương còn tham
lam, chủ quan nên kiến thức còn quá sức với học sinh
8 Những yêu cầu thực hành các kỹ năng ngữ văn còn thiếu hệ thống kết
hợp rời rạc phần nhận thức lí tính với cảm thụ văn chương của học sinh
9 Kiến thức Tiếng Việt còn rời rạc, chắp vá, thiếu hệ thống, áp đặt tuỳ tiện do chủ quan của các tác giả sách giáo khoa muốn bác bỏ ngữ pháp truyền thống để áp dụng ngữ pháp cách tân
10 Lí thuyết và thực hành làm văn còn thiếu hệ thống, nội dung chương trình làm văn cịn nặng né không phù hợp với trình độ và năng lực của học
sinh
11 Yêu cầu đào tạo toàn diện đối với học sinh chưa được quan tâm đúng mức, không kịp thời ngăn chặn những lệch lạc trong học tập của học sinh nhất là đối với môn văn
12 Ý thức coi nhẹ môn văn được thể hiện ngay trong chủ trương của bộ
Giáo dục và Đào tạo ở nhiều khối A,B trong ki thi tuyén sinh Dai hoc va Cao đẳng nên học sinh được quyền bỏ rơi môn van[18]
8 “ Vì sao mơn văn trong nhà trường không hấp dẫn”
Tác giả Ngô Tự Lập nêu trên “Tiền Phong” chủ nhật số 38 ra ngày
18/9/2005 đã nêu ra một thực trạng là môn văn trong nhà trường không hấp
dẫn mà theo tác giả “nguyên nhân trực tiếp giết chết hứng thú học văn của các
em học sinh chính là phương pháp giáo dục áp đặt mà chúng ta đã và đang sử dụng rộng rãi”
Trang 30- Dạy văn là dạy những điều cơ bản và thiết yếu nhất có liên quan đến
cuộc sống
- Day văn là dạy cho học sinh các phương pháp và kỹ năng làm việc
chứ không chỉ truyền thụ kiến thức
- _ Dạy văn phải thường xuyên khuyến khích động viên học sinh sáng
tác thơ, văn, báo chí, và tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, nhiều đêm thơ theo
chủ đề, chủ điểm hàng tháng
- Day văn phải gắn với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”
- _ Đa dạng hoá cách kiểm tra bài cũ
Trang 31CHUONG 2: THUC TRANG KY NANG VIET BAI TAP LAM
VAN CUA HOC SINH LOP 4-TRUONG TIEU HOC PHU LO A VA CAC YEU TO ANH HUONG
1.Thuc trang kỹ năng viết bài tập làm văn của học sinh lớp 4
Ở lớp 4, học sinh được học và làm bài tập về các thể loại văn bản là văn
kể chuyện, văn miêu tả và một số loại văn bản thông thường khác (viết thư,
trao đổi ý kiến, ) Trong đó, văn miêu tả là một thể loại có yêu cầu tương đối
cao với các em và chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình Tập làm văn
lớp 4 (30 tiết) Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu với phạm vi thời gian và
thời lượng kiến thức cho phép đề tài chỉ đi sâu vào điều tra thể loại này
1.1 Thực trạng kỹ năng xác định yêu cầu bài viết
Học sinh muốn làm tốt bài văn ở bất kì thể loại văn nào thì khâu đầu
tiên là các em phải hiểu đề bài Hiểu đề bài và tìm ý đúng có ý nghĩa quan trọng vì đây là bước định hướng cho quá trình làm bài Định hướng sai hay đúng sẽ dẫn đến làm bài sai hay đúng
Tìm hiểu thực trạng về kỹ năng tìm hiểu đề và tìm ý của học sinh bằng
cách cho học sinh thực hiện yêu cầu sau:
Dél
1 Em hay đọc các đề bài sau:
Đề 1: Tả chiếc cặp sách của em Đề 2: Tả một cây có bóng mát
Trang 322217 Ẽ.Ẽ.a
c Phạm vi miêu tả của các đề bài cho là gì?
Đề bài: Tả cây có bóng mát trong sân trường em Trả lời các câu hỏi sau đây:
1 Vi tri clea CAY —
2 Em quan sát theo trình tự -.
3 Những điều em quan sát được là
4 Em thích cây đó vì Ăn se
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu của phần cơ sở lí luận để đưa ra những mức độ đánh giá kỹ năng xác định yêu cầu bài viết của học sinh như sau:
-_ Giỏi (9; 10 điểm): Xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của đề, tìm
đúng những ý cần thiết để triển khai bài văn
-_ Khá (7; 8 điểm): Xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của đề, tìm được
các ý để triển khai bài văn nhưng chưa đủ
-_ Trung bình (5; 6 điểm): Xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của đề
nhưng chưa tìm được các ý để triển khai bài văn
- _ Yếu (dưới 4 điểm): Xác định sai yêu cầu của đề bài
Tổng hợp số liệu thu được thông qua việc dự giờ và các bài kiểm tra đo
thực nghiệm thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Thực trạng kỹ năng xác định yêu cầu của bài viết
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số [|Tilệ%| Số |Tilệ%| Số [Tilệ%| Số |Tilệ%
lượng lượng lượng lượng
24 34,6 36 51,7 9 12,8 1 1,42
Trang 33Bảng 1: Thuc trang kỹ năng tìm § của bài
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số | Tỉ lệ % So | Tỉlệ % Số | Tỉ lệ % Số | Tỉ lệ %
lượng lượng lượng lượng
35 50 28 40 6 8,57 1 1,42
Qua kết quả trên cho thấy ở bảng 1 hoc sinh đạt ở mức độ giỏi (xác đình đúng trọng tâm, yêu cầu của đề và tìm đúng những ý cần thiết chưa cao
(34,6%) trong khi đó phần lớn học sinh đạt ở mức độ khá (51,7%) Về thực
trạng kỹ năng tìm ý của học sinh khá tốt số lượng học sinh đạt ở mức độ giỏi chiếm tới 50% tuy vẫn còn đến 40% học sinh đạt ở mức khá Đặc biệt còn tồn
tại 1 em học sinh xác định sai yêu cầu của bài viết và trên dưới 10% học sinh đạt ở mức trung bình
Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do các em bắt đầu làm quen với cách học, cách làm văn mới Khác với Tập làm văn ở lớp 2, 3 lúc này các
em phải tự viết một bài văn hoàn chỉnh của chính mình Các em cần nắm được những kiến thức sơ giản về văn bản (kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận), đặc điểm, phương pháp làm bài theo thể loại, để từ đó có thể viết đựơc
bài văn miêu tả hay kể chuyện Để viết được bài Tập làm văn thì khâu đầu tiên
là các em phải xác định yêu cầu của bài viết và tìm ý của bài Việc một số em
gặp khó khăn ngay từ khâu đầu tiên này cũng là điều dễ hiểu
Thực tế cho thấy phần lớn các em đã hiểu được đề bài Căc em đã xác
định được thể loại văn cho bài viết, đối tượng cân viết, Qua dự giờ một số tiết
Tập làm văn cho thấy các cô giáo rất chú ý tới việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề bài cho học sinh Muốn có kỹ năng này, trước tiên các em
cần đọc kĩ đề bài để hiểu được ý nghĩa của từng từ, từng vế câu rồi chỉ ra
Trang 34Vi du: Dé bai: Ta một cây có bóng mát trong sân trường em
Với đề bài này đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề như:
-_ Loại văn: Tả cây cối
- _ Đối tượng cần tả: Cây có bóng mát - _ Hồn cảnh khơng gian: Trong sân trường
-_ Gợi cảm xúc: Em yêu thích cây nhất
Mặc dù hiểu đề khá tốt nhưng khi thu thập tài liệu cho bài viết thì
một số học sinh lại rất lúng túng Điều đó chứng tỏ kỹ năng tìm ý của các em
chưa được nhuần nhuyễn
Việc tìm ý cho bài viết yêu cầu học sinh phải có sự khái quát cao,
phải biết tổng hợp các kỹ năng Với bài văn miêu tả thì để m ý được tốt, các
em phải biết quan sát và quan sát bằng các giác quan khác nhau như: tai, mắt,
mũi Có như vậy các em mới thu nhận được nhiều nhận xét khác nhau, từ đó
bài văn thêm phong phú và sinh động
1.2 Thực trạng kỹ năng lập dàn ý của bài viết
Tiếp theo tìm hiểu đề và tìm ý thì lập dàn ý cũng là một khâu khá quan
trọng Bởi nó giúp học sinh xác định được những ý chính cần có để triển khai
bài văn
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng lập dàn ý của bài viết bằng cách cho học
sinh thực hiện yêu cầu sau:
Đề bài: Em hãy lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả Các kết quả được đánh giá theo mức độ
- Giỏi (9; 10 điểm): Lập được dàn ý tương đối đầy đủ, sắp xếp các ý
theo một trình tự hợp lí
- Kha (7; 8 điểm): Lập được dàn ý nhưng còn thiếu 1, 2 ý hoặc sắp xếp các ý chưa hợp lí
-_ Trung bình ( 5; 6 điểm): Lập được dàn ý nhưng còn thiếu nhiều ý quan
Trang 35- Yéu (duéi 4 điểm): Chưa lập được dàn ý
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3:Thực trạng kỹ năng lập dàn ý
Giỏi Khá Trung bình Yếu
So | Tỉlệ % So | Tỉlệ % Số | Tỉlệ % Số | Tỉlệ %
lượng lượng lượng lượng
30 43.6 26 37,1 11 15,7 3 4,2
Ta thấy số học sinh lập được dàn ý tương đối đầy đủ, các ý được sắp xếp theo một trình tự nhất định chiếm tỷ lệ chưa cao (43,6%), số học sinh ở
mức trung bình và yếu chiếm tỉ lệ khá cao (20%) Những con số này cũng gần tương ứng với kết quả thu được khi khảo sát kỹ năng tìm ý và tìm hiểu đề của học sinh Những em đạt ở mức giỏi trong khâu tìm hiểu đề và tìm ý vẫn tiếp
tục đạt ở mức giỏi trong khâu lập dàn ý (tỉ lệ này tăng lên 9% so với khâu tìm hiểu đề) Tỉ lệ học sinh ở mức trung bình giảm và tăng tỉ lệ học sinh ở mức
yếu Điều đó chứng tỏ nếu các em chưa tìm đúng các ý cần thiết để triển khai bài viết hoặc xác định sai yêu cầu của đề bài thì sẽ dẫn đến việc các em lập dàn ý chưa tốt
Trong quá trình kiểm tra kỹ năng lập dàn ý của học sinh thấy rằng một số em còn ngơ ngác hỏi “ Thưa cô! lập dàn ý là gì?” Nếu các em chưa
hiểu nội dung, ý nghĩa của cơng việc thì tất nhiên các em chưa thể thực hiện
được công việc đó Tại sao các em lại chưa hiểu? Qua nghiên cứu sách giáo
(73
khoa cho thấy thuật ngữ “dàn ý” hay “lập dàn ý” được nhắc tới nhiều trong các tiết Tập làm văn chuẩn bị cho kiểm tra viết Các em chưa hiểu có thể do giáo viên chưa chú ý giải thích và khắc sâu để các em nắm được cách lập dàn
ý và ý nghĩa của công việc này Bên cạnh đó, cũng có thể do trong quá trình học các em chưa tập trung lắng nghe lời giảng của giáo viên cũng như khơng
Trang 36Ví dụ: Với đề bài : Em hãy tả một cây ăn quả mà em thích nhất Học sinh cần lập được dàn ý như sau:
1 Mở bài:
- Cây đó là cây gì?
- Cây được trồng ở đâu? Do ai trồng? Vào dịp nào? - Ấn tượng chung của em về cây đó?
2 Thân bài:
a Tả bao quát cây:
- Nhìn từ xa cây có đặc điểm gì về hình dáng, kích thước?
- Đến gần trông cây như thế nào? b Tả từng bộ phận của cây:
- Géc, ré cay
- Thân cây, vỏ cây - Tán lá
- Hoa - Qủa 3 Kết bài:
- Nêu lợi ích và cảm nghĩ về cây đó
Thực tế cho thấy khá nhiều học sinh chưa biết cách sắp xếp ý chính, ý phụ chưa biết cách tìm ý mà chỉ viết thành văn theo ba phần :mở bài, thân bài, kết bài nhưng chưa thật đầy đủ theo yêu cầu Điều đó dẫn đến các em luyện tập sai kỹ năng ảnh hưởng đến kỹ năng viết bài Tập làm văn của các em Đặc biệt, đa số học sinh chưa có thói quen lập dàn ý và dựa vào dàn ý để viết
một bài văn hoàn chỉnh
Thục trạng kỹ năng viết đoạn
Một bài văn hoàn chỉnh bao gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài,
Trang 37viết từng phần (kỹ năng viết đoạn): mở bài, thân bài, kết bài Kỹ năng viết
từng phần thể hiện ở cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu
Khảo sát kỹ năng viết đoạn của học sinh bằng cách yêu cầu các em viết
đoạn mở bài, thân bài, kết bài qua các yêu cầu sau:
©_ Kỹ năng viết doan mở bài
Đề bài: Em hãy viết đoạn mở bài “Tả một cây hoa” Các kết quả được đánh giá theo mức độ:
-_ Giỏi (9; 10 điểm): Viết đầy đủ các ý chính, các ý liên kết với nhau chặt chẽ, giàu cảm xúc
-_ Khá (7; 8 điểm): Viết đủ ý nhưng chưa có sự liên kêt giữa các ý, lời
văn chưa sáng tạo, xúc tích
- _ Trung bình ( 5; 6 điểm):Chưa đủ ý chính
-_ Yếu (dưới 4 điểm): Chưa viết được mở bài
Kết quả thu được:
Bảng 4: Thực trạng kỹ năng viết đoạn mở bài
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số [Tilệ%| Số [|[Tilệ%| Số |Tilệ%| Số |Tilệ%
lượng lượng lượng lượng
47 67,1 21 30 1 1,42 1 1,42
Từ kết quả trên cho thấy học sinh có kỹ năng viết đoạn mở bài đạt ở mức khá tốt (67,1%), học sinh ở mức trung bình và yếu chỉ cịn lại 2,8% rơi vào
những học sinh cá biệt (học sinh ở lại lớp và thiểu năng trí tuệ) Nhìn chung
các em đã có kỹ năng viết đoạn mở bài tuy còn một số em vẫn chưa xác định đủ những ý cần thiết
Trang 38Có học sinh mở bài trực tiếp như sau: “Ở sản trường em có một cây
Phượng rất to Em không biết cây được trông từ bao giờ, em chỉ biết khi em mới đến trường thì cây đã già, già lắm rồi ”
( Kiều Trang-4A4)
Hay có em viết: “ Bà em trồng rất nhiều cây hoa nhưng em thích nhất là cây hoa Hồng Cây do bà em trồng từ rất lâu rồi ”
( Linh Nhi-4A3
Có em mở bài gián tiếp, có phần sinh động hơn: “Năm nào cũng vậy, cứ
vào địp gân tết âm lịch là mẹ lại cho em đi chợ ngắm hoa Trong các loại hoa mà em biết thì có một loại hoa mà em thích nhất đó chính là cây hoa Dao”
( Công Minh-4A4)
Tuy vậy cũng có nhiều bài viết chưa hay hoặc còn thiếu nhiều ý quan trọng như: “Ở góc vườn nhà em có một cây hoa Hồng Nhung Cây do ông em
trông da duoc hai nam”
( Lê Khơi-4A4)
Nhìn chung các em đều có khả năng diễn đạt phần mở bài của mình đảm bảo được yêu cầu chính của bài
©_ Kỹ năng viết đoạn thân bài
Khảo sát kỹ năng viết đoạn thân bài của học sinh bằng cách cho học sinh thực hiện yêu cầu sau:
Đề bài: Em hãy viết đoạn thân bài: “ Tả một cây ăn quả mà em thích nhất”
Kết quả được đánh giá theo các mức độ:
-_- Giỏi (9; 10 điểm): Tả đầy đủ các bộ phận của cây, đúng chính tả, các
ý liên kết với nhau chặt chẽ, giầu cảm xúc
Trang 39-_ Trung bình ( 5; 6 điểm): Chưa tả được đầy đủ các ý, chưa có sự liên
kết giữa các ý, tả như liệt kê
-_ Yếu (dưới 4 điểm): Thiếu nhiều ý quan trọng
Kết quả thu được:
Bảng 5: Thực trạng kỹ năng viết đoạn thân bài
Giỏi Khá Trung bình Yếu
So | Tỉlệ % So | Tỉlệ % Số | Tỉlệ % Số | Tỉlệ %
lượng lượng lượng lượng
29 414 24 34,2 11 15,7 6 8,57
Qua thực tế khảo sát cho thấy đa số học sinh đạt ở mức khá và giỏi
(chiếm 75,6%), đây chủ yếu là những em học sinh khá, giỏi do các em có ý thức học tập tốt.Tuy vậy, vẫn còn 24,2% các em giữ ở mức trung bình và yếu
sô học sinh này chủ yếu là những em chưa lập được dàn ý hoặc lập dàn ý còn
thiếu nhiều ý quan trọng dẫn đến kỹ năng viết đoạn thân bài của các em chưa
được tốt
Qua điều tra cho thấy một số em đã biết dùng các biện pháp tu từ khá
tốt như: nhân hoá, so sánh, trong bài văn của mình nhưng bên cạnh đó cịn
nhiều em chưa biết cách sử dụng khiến bài văn tả như liệt kê
Ví dụ: Với đề bài: “Tả một cây ăn quả mà em thích”
Có học sinh viết khá tốt: “Nhìn từ xa cây Bàng như một chiếc dù khổng
lô với dáng đứng thẳng ”
Hay: “Mùa xuân đến, bộ áo màu vàng úa được thay bằng một màu xanh sức sống ”
Tuy nhiên, số học sinh viết tốt đoạn thân bài khơng nhiều, cịn nhiều
Trang 40Một hiện tượng dễ nhận thấy là các em hay viết rập khn, máy móc như
khi miêu tả thân cây thì hầu như em nào cũng viết: “Thân cây fo, sân sùi Canh lá xum xuê ” Trong lúc viết các em cũng chưa biết cách lồng tình
cảm, nhận xét, cảm xúc của mình vào câu văn
©_ Kỹ năng viết đoan kết bài
Khảo sát kỹ năng viết đoạn kết bài của học sinh bằng cách cho học sinh thực hiện yêu cầu sau:
Dé bai: Em hãy viết đoạn kết bài: “Tả một cây hoa mà em thích”
Kết quả được đánh giá theo mức độ:
- Gidi (9; 10 diém): Nêu được lợi ích của cây, cảm nghĩ của em về cây, lời văn hay để lại ấn tượng cho người đọc
-_ Khá (7; 8 điểm): Nêu được đủ ý chính
- _ Trung bình (5; 6 điểm): Chưa nêu được đủ ý - _ Yếu (dưới 4 điểm): Chưa viết được kết bài Kết quả thu được:
Bảng 6: Thực trạng kỹ năng viết đoạn kết bài
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số [Tile%| Số |Tile%| So |Tile%| Số [Tilệ%
lượng lượng lượng lượng
10 14,2 32 45,7 24 34,2 4 5,71
Qua điều tra cho thấy số học sinh đạt ở mức giỏi chiếm tỉ lệ thấp
(14,2%) chỉ tập trung ở những em học sinh giỏi còn phần lớn các em chỉ đạt ở
mức trung bình-khá So với kỹ năng viết đoạn mở bài thì học sinh viết tốt đoạn kết bài giảm đến 50% điều này cho thấy đa số học sinh biết viết kết bài của
một bài văn nhưng lại chưa có được sự sáng tao, nét độc đáo, hấp dẫn mang