KHOA SINH - KTNN
TRÀN PHƯƠNG QUY
NGHIÊN CỨU VIỆC KÉT HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS SỐ 2
XÃ THÁI NIÊN - BẢO THẮNG - LÀO CAI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý người và động vật
GIAO VIEN HUONG DAN: Th.S NGUYEN THI LAN
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô
giáo Nguyễn Thị Lan, người đã giúp đỡ tôi, hướng dẫn tận tâm trong suốt
thời gian tôi thực hiện đề tài này
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong tổ Sinh lý người và động vật, Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo cùng các em học sinh lớp 8A, 8B, 8C, 8D thuộc
trường THCS số 2 xã Thái Niên - Bảo Thắng - Lào Cai
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều song chắc chắn khóa luận tốt
nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy, tơi rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài hoàn chỉnh hơn và thu được kết quả cao hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu việc kết hợp giáo dục sức khỏe
sinh san vị thành niên trong chương trình sinh học lớp 8 ở trường THCS
số 2 xã Thái Niên — Bảo Thắng — Lào Cai”
Tôi xin khẳng định kết quả của đề tài là kết quả của riêng tôi, không
sao chép kết quả của các tác giả khác Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MUC VIET TAT
DANH MỤC CÁC BẢNG ,BIÊU
PHAN I MO DAU 1 I Lí do chọn đề tài 1
II Ý nghĩa của đề tài 3
PHAN II NOI DUNG 4
CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU 4
1.1 Sơ lược vấn để giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 4
trên thế giới và trong nước
1.1.1 Trên thế giới 4 1.1.2 Tại Việt Nam 4
1.1.3 Giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên 11 1.1.3.1 Những khó khăn trong việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh san 11 1.1.3.2 Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên 13 1.1.3.3 Các hình thức giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 13
1.2 Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 14
1.2.1 Khái niệm giới tính, giáo dục giới tính và vai trò của giáo dục giới tính 14 1.2.1.1 Giới tính và sự hình thành giới tính ở con người 14
1.2.1.2 Giáo dục giới tính 17
1.2.1.3 Vai trò của giáo dục giới tính 18
1.2.2 Khái niệm tuổi đậy thì, đặc điểm tâm sinh lý tuổi đậy thì 20
Trang 51.2.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì
1.2.3 Định nghĩa và nội dung sức khỏe sinh sản
1.2.4 Vị thành niên và những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở lứa tuổi vị thành niên
1.2.4.1 Lửa tuổi vị thành niên và vấn đề sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành
niên
1.2.4.2 Những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở lứa tuổi vị thành niên 1.2.5 Những bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.3 Thời gian hoàn thành
CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIEN CUU
3.1 Vài nét sơ lược về trường THCS số 2 xã Thái Niên
3.2 Kết quả nghiên cứu lí luận 3.3 Kết quá nghiên cứu thực nghiệm
3.3.1 Kết quả điều tra nhận thức của học sinh lớp 8 ở trường THCS số 2 xã
Thái Niên - Bảo Thắng - Lào Cai trước khi được học chương trình sinh học
lớp 8
3.3.1.1 Nhận thức của HS về sự thay đổi co thé
3.3.1.2 Nhận thức của hoc sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục 3.3.1.3 Nhận thức của học sinh về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
3.3.1.4 Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh thai
Trang 6PHAN III KET LUAN VA KIEN NGHI
1 Kết luận
2 Đề nghị
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HIV: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
AIDS: Sự biểu hiện giai đoạn cuối của HIV WHO: Tổ chức y tế thế giới
SKSS: Sức khỏe sinh sản
VTN: Vị thành niên
QHTD: Quan hệ tình dục KHHGD: Ké hoach hoa gia dinh
THCS: Trung học cơ sở
TB: Tế bào
Bộ GD - ĐT: Bộ Giáo dục — đào tạo
THPT: Trung học phố thông
Trang 8DANH MUC CAC BANG, BIEU
Bảng 1 Nhận thức của học sinh về sự thay đối cơ thê tuổi dậy thì
Bảng 2 Nhận thức của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục Bảng 3 Nhận thức của học sinh về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
Bảng 4 Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh thai
Bảng 5 Kết quả nhận thức về vẫn đề sức khỏe sinh sản của HS hai khối thực
nghiệm và đối chứng
Biểu đồ 1 So sánh nhận thức đúng giữa hai khối thực nghiệm và đối chứng
Trang 9PHẢN I MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Trong xu thế đổi mới, con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc day su phat triển kinh tế, văn hóa, xã hội Vấn đề con người là một trong những vấn để luôn được xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước ta, sự giao thoa của văn hóa Đơng - Tây, bên cạnh những yếu tố tích cực, cịn góp phần không nhỏ làm thay đối quan điểm tình yêu - tinh duc trong giới trẻ Chính vì vậy, trong những năm gần đây việc coi trọng chất lượng cuộc sống của con người Việt
Nam nói chung, việc tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh nói riêng đã và đang được các ban ngành, đoàn thế quan tâm
Ở nước ta trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 21,2% dân số
[13] Tuy nhiên, thanh thiếu niên Việt Nam đang phái đối mặt với nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm
HIV Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một
trong 3 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó khoảng 20%
thuộc lứa tuổi vị thành niên Chính vì vay, các em cần được quan tâm và giáo dục sức khỏe sinh sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đề tạo nền tảng vững chắc về mọi mặt giúp các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống tương lai
Trẻ vị thành niên ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới
có tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn so với một vài thập kỉ trước đây Tuổi dậy thì ở trẻ là giai đoạn đánh đấu một bước ngoặt quan trọng về sự phát triển của cơ thể Giai đoạn này có những biến đổi sâu sắc về cấu tạo cơ thể và tâm
Trang 10Hiện nay, các em học sinh được học về giới tính từ chương trình học ở trường rất ít ỏi Mơn sinh học 10 có chương về sinh sản, lớp 11 có phần về di truyền và liên kết giới tính, lớp 12 càng ít ỏi hơn với phần di truyền học ở người Một điểm tiến bộ là sinh học 9 trước đây dạy về cơ thể người và vệ sinh nhưng hiện nay chương trình đã được Bộ GD - ĐT biên soạn lại và tiến hành giảng dạy ở lớp 8 phổ thông Tuy nhiên, nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản mới chỉ được bổ sung vào chương XI (sinh sản) Tôi thiết nghĩ, nếu bổ sung kiến thức về sức khỏe sinh sản vào từng chương cụ thể một cách có hệ thống và khoa học thì chất lượng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên sẽ cao hơn Sự đối mới này giúp trang bị sớm hơn, đầy đủ hơn những kiến
thức cần thiết về sức khỏe sinh sản cho các em đang ở tuổi dậy thì
Thái Niên là một xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Đời sống của nhân dân cịn có nhiều hạn chế, sự hiểu
biết về sức khỏe sinh sản không là trường hợp ngoại lệ Đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên nhưng mới chỉ tập trung ở một số
tỉnh, thành phó, cịn cụ thê ở từng khu vực, từng vùng thì vẫn cịn rất ít
Học tập và tìm hiểu về các vấn để giới tính bằng giáo dục khoa học chắc hẳn sẽ đem lại cho gidi trẻ nhiều lợi ích cho tương lai sinh sản hơn là tự tò mò qua các trang web đen, như các nhà xã hội học đã đồng tình: “l⁄Z đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để hươu chạy lung tung, sẽ gánh lấy những hậu quả tại hạt”
Xuất phát từ những lý đo trên cũng như nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU VIỆC
KÉT HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS SỐ 2
Trang 11II Ý NGHĨA CỦA ĐÈ TÀI
1 Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 8, đồng thời định hướng cho các em trong quan hệ với bạn bẻ khác giới Nhờ đó cải thiện việc
xây dựng và đảm bảo hạnh phúc gia đình
- Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về tuổi dậy thì, sinh hoạt tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, định hướng cho các em về sinh đẻ an toàn, đảm bảo con cái khỏe mạnh
2 Ý nghĩa lý luận
- Những hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh có tác động định hướng cho các em trong việc hiểu biết, ủng hộ và hành động theo tinh thần, nội dung của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta
3 Ý nghĩa khoa học
- Công tác giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đã được quan tâm nhưng chưa có hệ thống, chưa được tô chức thực hiện một cách thường xuyên và rộng khắp Nếu đề xuất được một số biện pháp mang tính khoa học và thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên nói chung và cho học sinh lớp 8 xã Thái Niên - Bảo
Trang 12PHAN II NOI DUNG
CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Sơ lược vấn đề giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
trên thế giới và trong nước 1.1.1 Trên thế giới
Từ thời kì xa xưa của văn minh loài người, giới tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại, tuy rằng rất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín như các khảo luận về tình yêu “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma Trong đó các tác giá “khơng những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tỉnh u, mà cịn cơ gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý học tình dục”
Các thầy thuốc thời cô đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý tới những vân đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn của chức năng đó
Cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học: R Kraft Ebing (Áo), M
Hirschfeld và A Môn (Đức), H Ellis (Anh), A Forel (Thuy Si) đã bắt đầu
tiến hành công tác nghiên cứu khách quan về tính dục của con người Họ đã miêu tả hàng loạt dạng bắt thường trong tâm lí tính dục và tán thành việc xúc tiến công tác giáo dục SKSS một cách khoa học
Trang 13sự của ông nghiên cứu một cách khá toàn diện và khoa học trên quy mô rộng về các định hướng tâm lí tính dục và hành vi của con người
Nối tiếp công trình của H.Kingsey là cơng trình của W.Masters và V.Johnson vào năm 1954 Các tác giả này đã tập trung vào việc phát hiện các chuẩn mực trong giáo dục giới tính Cơng trình này đã được công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên cứu) đã cung cấp những tham số sinh lí đáng tin cậy về đời sống tính dục của con người [9]
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Lién X6 (V.I Lé nin, Marxim Gorki, Maiacovxki, dac biét la A.X Makarenko và V.A Sukhomlinxki) đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời
sống giới tính, tình u hơn nhân gia đình đã quan tâm đến việc giáo dục
giới tính cho con người và cơi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho học sinh
Ngay từ những năm 20 của thế là XX, V.I Lê nin đã nói: “Cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hơn nhân gia
đình cũng được coi là cấp bách”
Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học, giáo dục học, tâm lí học, sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc cho nền
khoa học giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm Mác-xít Họ đã đưa
ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính của Liên Xô A.X Makarenko viết: “Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật
thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ
Trang 14giáo dục giới tính và giáo dục về đời sống gia đình là một nội dung của giáo dục đạo đức chuẩn bị cho con người bước vào đời sống gia đình”
I.X Kon khang định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình địi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo đục giới tính, cả hai thứ đều phải tuân theo các mục đích chung của giáo dục”
A.X Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách yêu đương, phải học tập đề hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc
và như thế có nghĩa là học tập để biết tự trọng, hoc tap dé biết các vinh hạnh
được làm người” Trong các bài giảng về giới tính, ơng cho rằng: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta làm sao để các em có thái độ đối với tình yêu như đối với một tình cảm nghiêm túc và sâu nặng, đề các em sẽ được hưởng khoái cảm của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khn khổ gia đình”
Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và yêu cầu cao trong tình yêu Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt, nhưng lí trí phải
điều khiển trái tim” “Nữ tính chân chính là sự kết hợp tính dịu dàng và tính
nghiêm khắc, sự âu yếm với tính cứng rắn Tình yêu và sự nhẹ dạ không đi cùng nhau Tình u có thể chính đáng về mặt đạo đức, khi những người yêu nhau được kết hơn trong tình bạn vững bền”
Ông cũng nhắn mạnh rằng: "“Yêu là thời kì khởi đầu của việc làm cha
làm mẹ Yêu có nghĩa là cảm thấy một trách nhiệm lớn lao đối với người
khác, với người mình yêu và với người mình sẽ tạo ra” “Trong cuộc đời có một hạnh phúc lớn và một công việc lớn, đó là tình yêu Tình yêu trai gái, vợ chồng là một lĩnh vực thuộc chủ quyền đặc biệt về đạo đức”
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu chú ý tổ
Trang 15điều trị những bệnh về tình dục đã được tiến hành Tầm quan trọng của việc “cần phải phát triển và hoàn thiện nội dung phương pháp giáo dục giới tính phù hợp với đạo lý” đã được thừa nhận tại kì họp liên tịch giữa Viện hàn lâm khoa học y học và Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô 1971 và tại cuộc “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế hoạch hố gia đình, giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia đình tại Varsava” năm 1977 [9]
Gần đây nhiều cơng trình lớn có tính khoa học về giới tính đã được nghiên cứu góp phần quan trọng vào việc giáo dục giới tính cho thanh niên, với nhiều tác phẩm rất có giá trị: Bách khoa toàn thư Y học phổ thơng, trị chuyện về giáo dục giới tính của Tiến sĩ y học D.V Kolexev, vệ sinh tinh thần trong sinh hoạt tình dục của Tiến sĩ y hoc I Mielinxki
Ngay từ những năm 70, việc giáo dục giới tính cho học sinh đã được đề xuất, giảng dạy ở một số nơi Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra chỉ thị cho tất cả các trường học trong cả nước thực hiện chương trình giáo dục vệ sinh và giáo dục giới tính cho học sinh các trường phố thông Một chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất tỉ mỉ và cụ thể cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 Đặc biệt, trong chương trình giáo dục từ năm học 1983 — 1984 có thêm một mơn học cho học sinh lớp 9 và lớp 10 (tương đương lớp 11, 12 của nước ta) gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sống gia đình” với
34 tiết chính khố [9]
Ở Đức hiện nay, có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính như: R Neubert, Aresin, Smolka, Hopman và Klemm, Linser Một cuốn bách khoa toàn thư về giới tính được biên soạn để giảng dạy và giáo dục giới tính cho học sinh
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được biên
Trang 16được tiến hành rộng rãi từ những năm 60, đặc biệt từ những năm 70 của thé ki
XX trở đi Các nhà khoa học Đức quan niệm rằng: “Những hiểu biết khoa học về vấn đề giáo dục giới tính cần được trang bị ngay cho cả các cô cậu mẫu giáo, vườn trẻ, ở đó cũng cần phải nói đến sự giáo dục về môn quan hệ đúng đắn giữa những người khác giới” Từ năm 1974, một chương trình giáo dục giới tính đã được xây dựng rất ti mi cụ thể, dạy cho học sinh phổ thơng từ lớp
§ với 15 chủ đề khác nhau [9]
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan đều đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thơng bằng những chương trình bắt buộc Các nước phương Tây như: Anh, Đan Mạch, Thuỷ Điển, Mỹ đã tiến hành giáo
dục cho học sinh khá sớm (1966) Ở Pháp, chương trình giáo dục nội dung
này được thực hiện từ năm 1973 Đặc biệt là một số nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh cũng đưa giáo dục giới tính vào trường phổ thông và đã đạt kết quả tốt Trung Quốc đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và hiện nay là một trong những nước có nhiều cơng trình nghiên cứu, có sự phát triển cao trong nghiên cứu khoa học về giới tính [9]
Ngay các nước Đơng Nam Á như: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philipppines cũng đã thực hiện nội dung giáo dục này Ở
Philippines, giáo dục giới tính đã được đưa vào chương trình nội khố của
Trang 17rộng ra ngoài nhà trường, đến các tầng lớp nhân dân khác nhau qua rất nhiều hình thức giáo dục phong phú, qua các trung tâm tư vấn và đã được xã hội ủng hộ
1.1.2 Tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, giáo dục giới tính đã bắt dầu được quan tâm rộng rãi
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng chương trình chính khố và ngoại khố nhằm bồi đưỡng cho học sinh
những kiến thức về khoa học giới tính, về hơn nhân gia đình và ni dạy con
cái” Bộ Giáo dục đã đưa ra chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong tồn bộ hệ thống trường học các cấp, các ngành học của cả nước
Từ năm 1985, những cơng trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về
tình u, hơn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả Đặng Xuân
Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính
Nhiều cơng trình nghiên cứu về giới tính, tình u, hơn nhân gia đình, nhiều
cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hơn nhân gia đình đã được tiến hành từ
năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính ở thanh
niên và học sinh Những cơng trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú
đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống
gia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng
Trang 18thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu
vực
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình u, hơn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính
cho học sinh phố thông từ lớp 9 đến lớp 12
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tô chức quốc tế nghiên cứu về giới tính
và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục về
tình yêu trong thanh niên, học sinh, giáo dục đời sống gia đình, giáo dục giới tính cho học sinh Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh
Việc tìm các thơng tin về giáo dục giới tính trên mạng cũng khơng phải là khó khăn Chỉ cần bắm các chữ như “giáo dục giới tinh’ hay “tỉnh dục”” là người ta có thể thấy vô vàn các trang thông tin, diễn đàn về chủ đề này Thêm vào đó các sách y học trong và ngoài nước dạy về vấn đề này cũng có thê tìm thấy rất nhiều ở các hiệu sách trên phó
Ngồi ra ở Việt Nam hiện cũng có các tổng đài chuyên tư vấn về sức khoẻ, giới tính cho mọi người, nổi tiếng nhất là tổng đài 1080 của Tổng công
ty Bưu chính viễn thơng
Trang 191.1.3 Giáo dục và chăm sóc sức khóe sinh sản ớ tuổi vị thành niên
1.1.3.1 Những khó khăn trong việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản [8]
- Có nhiều biểu hiện phức tạp trong việc nghiên cứu về giới tính: Sự lẫn lộn giữa các khái niệm, các thuật ngữ về giới và giới tính, có người cho rằng giới chỉ là những đặc điểm xã hội, do xã hội tạo ra Ngược lại, giới tính lại chỉ được hiểu là những đặc điểm về sinh lí và không biến đối Nhiều thuật ngữ như: tính dục và tình dục, giới và giới tính, tình dục và giới tính thường bị sử dụng lẫn lộn hoặc phiến diện, lệch lạc, nội hàm của một số khái niệm chưa
được thống nhất như giới tính, tính dục, sức khoẻ sinh san [8]
- Sự pha trộn các quan điểm phương Tây với những quan điểm truyền
thống Việt Nam Trong xã hội, nhiều người cho rằng không cần thiết phải giáo dục giới tính trong nhà trường, trong thanh niên, nhiều người có quan niệm tình dục tự do, tình yêu tự do, tình u khơng cần hơn nhân [§]
- Những tồn tại của các quan điểm phong kiến lạc hậu về các hiện tượng
của đời sống giới tính [§]
- Sự xuất hiện nhiều tài liệu, sách báo thiếu khoa học về vấn đề giới tính, nhằm mục đích chạy theo thị hiểu, chạy theo kinh doanh, thậm chí có sự nhằm lẫn giữa các sách báo, tài liệu khoa học về giới tính với các sách báo mê tín dỊ đoan hoặc mang tính kích dục, tính khiêu dâm, đồi trụy Những sách này thiếu tính giáo dục, tính khoa học, nhiều khi chỉ kích thích tính tị mị, gây tác hại cho thanh thiếu niên
Trang 20- Những vấn đề của đời sống giới tính thường kích thích tính tị mị của
con người, nhất là đối với thanh niên Họ thường rất quan tâm đến những vấn đề của giới tính, thường xuyên trải nghiệm, thể nghiệm những biểu hiện của giới tính trong đời sống hàng ngày nhưng khơng tự giải thích được Chính vì
vậy, nhu cầu tìm hiểu về giới tính rất cao Họ thường tự tìm hiểu chúng trong
mọi điều kiện có thể có trong mọi tài liệu sách báo có đề cập đến những vấn
đề giới tính mà khơng có khả năng phân biệt những tài liệu khoa học hay phản khoa học
- Việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt cũng chưa được chuẩn hố, hiệu đính một cách nhất quán bởi các nhà chuyên môn Chẳng
hạn, từ “sex” trong tiếng Anh có thể dịch thành nhiều nghĩa như: giới tính”,
“tình dục, tính đục”, “khoả thân” Vì thế nhiều tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, dù là của các tác giả có uy tín khoa học cũng khơng được chính xác và tồn diện [8]
- Vấn để giáo dục giới tính cịn nhiều quan niệm phức tạp, mâu thuẫn Nhiều ý kiến không thống nhất về nội dung, chương trình, về phương thức giáo dục giới tính trong nhà trường Thậm chí, có ý kiến cho rằng, không nên tiến hành giáo dục giới tính trong chương trình nội khoá, hoặc ngay cả trong
ngoại khố vì cần phải đành thời gian cho các môn khoa học cơ bản hoặc các
môn học quan trọng hơn Ngay cả khi đã có quyết định đưa một số nội dung của đời sống giới tính vào chương trình giáo dục trong nhà trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương, nhiều trường học vẫn không nghiêm
tức thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách cằm chừng, một cách hình thức đề
Trang 211.1.3.2 Nội dung chăm sóc sức khóe sinh sản ở lứa tuổi vị thành niên
Trước hết phải đáp ứng yêu cầu hiểu biết mà VTN cần biết Xác định
trách nhiệm gia đình và xã hội đối với VTN, do đó việc giáo dục giới tính có vai trò quan trọng đối với tuổi VTN
Nội dung thông tin giáo dục truyền thông:
- Giáo dục giới tính, sức khỏe tinh duc va sinh sản ở tuổi VTN - Những nguy cơ do thai sản ở tuổi VTN
- Cung cấp các thông tin về tránh thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn
- Cung cấp các thơng tin và cách phịng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Phổ biến vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục - Những nguy cơ dẫn đến vô sinh
Tất cả những nội dung thông tin giáo dục truyền thông này đều rất cần thiết với các em lứa tuổi VTN, giúp các em biết cách tự bảo vệ mình và tự chăm sóc SKSS cho bản thân mình và cho cả những người thân xung quanh [9] 1.1.3.3 Các hình thức giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
-Thông tin đại chúng qua sách báo, đài phát thanh truyền hình, vào mạng internet
- Dua giáo dục giới tính vào nhà trường
- Qua các đoàn thể: Đoàn thanh niên, câu lạc bộ, các buồi hội thảo, thăm quan, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ
Trang 22- Giáo dục trong gia đình, cha mẹ phải nhận thức rõ trách nhiệm và vai trị tham vấn của mình với con cái, cha mẹ phải biết lắng nghe con cái nói nói lên nguyện vọng tâm tư của các em, thường xuyên trò truyện gần gũi quan tâm đến những thay đối của con cái Cha mẹ phải tôn trọng kiên trì và mềm đẻo
giúp con cái vượt qua khó khăn ở lứa tuổi VTN [7]
1.2 Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm giới tính, giáo dục giới tính và vai trò của giáo dục giới tính
1.2.1.1 Giới tính và sự hình thành giới tính ở con người
~ Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và thường bị sử dụng
lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục Nhiều người thường quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình đục hoặc với tính dục Đó là quan niệm chưa thực sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơn giản
hoặc hiểu về một mặt nào đó cua gidi tinh [8] — Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ: giới tính có thê được hiểu là những đặc điểm của
giới Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa dạng Vì giới vừa bao gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lý xã hội nên
giới tính cũng bao gồm những đặc điểm về sinh lý cơ thể và tâm lý xã hội
+ Giới tính cũng có thê được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia
* Những đặc điểm giới tinh có thể là những đặc điểm sinh lý cơ thể như: cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con
người, sự phát triển (biến đối về kích thước, hoàn thiện dần về chức năng )
Trang 23* Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc điểm về tâm lý, tính
cách như sự dịu dàng, hiền hậu, sự kín đáo, tính cương trực thắng thắn, tính dũng mãnh [9]
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ
- Trong nhiều công trình nghiên cứu, người ta đều thay rang từ tuần lễ thứ 8 đến tuần lễ thứ 10, giới tính tuyến sinh dục mới phân li và khi ấy thai nhi bắt đầu phát triển theo giới tính một cách rõ ràng Theo Giáo sư Nguyễn Quang Vinh, giới tính của con người đo các tế bào sinh sản quyết định Tế bảo sinh
sản nam (tinh trùng) có 2 loại: loại chứa nhiễm sắc thể giới tính X và loại
chứa nhiễm sắc thé giới tính Y Tế bào sinh sản nữ (trứng) chỉ chứa một loại
nhiễm sắc thể giới tính X Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thê giới tính X thụ tỉnh với trứng, em bé sinh ra sẽ là nữ (X+X) Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thé giới tính Y thụ tính với trứng, em bé sinh ra sẽ là nam (X+Y) “Giới tính của động vật (trong đó có con người) được quyết định ngay từ lúc thụ tỉnh, tuỳ theo trứng được kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính X hay tính trùng mang NST giới tính Y” Theo Iu.I.Kusniruk và A.P.Serbakov đó là giới tính đi truyền Có thể nói, giới tính di truyền là giới tính được xác định bởi sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng Sự thụ tính như vậy (X+Y hay X+X) trong những điều kiện thông thường, sẽ làm cho thai nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong quá trình phát triển của nó [6]
Trang 24— Theo nhiều tác giả: từ tuổi lên 3 lên 4, trẻ em đã bước đầu ý thức được
giới tính của mình, biết được mình thuộc giới nào và phân biệt được giới tính của những người xung quanh mặc dù mới chỉ dựa vào những thuộc tính bên ngồi Từ khoảng 6, 7 tuổi, giới tính bắt đầu rõ rệt, biểu hiện ở sự phân hoá các hoạt động và định hướng giá trị Các em trai và các em gái chơi trò chơi khác nhau theo góc độ giới tính Sự khác biệt giới tính này càng ngày càng rõ rệt hơn “Đứa trẻ bắt đầu biết xử sự theo những dau hiệu mà nó nhận thấy
là nó thuộc về giới nào, đồng thời ngược lại nó thấy thẹn thùng trước các dấu
hiệu mà theo nó thuộc về giới kia” Đứa trẻ sẽ lựa chọn những dạng nào đó trong số các khuôn mẫu hành vi được chấp nhận ở môi trường xung quanh nó - Từ tuổi dậy thì trở đi, ở trẻ em có sự biến đổi rất quan trọng và rõ rệt về giới tính, với những sự thay đổi lớn về cơ thể và bắt đầu có sự định hướng giới tính Nhiều người cho rằng từ tuổi này, cơ thể người bước sang giai đoạn
thứ hai của quá trình hình thành giới tính Dậy thì ở nữ thường bắt đầu từ 13
đến 15 tuổi, ở nam từ 15 đến 17 tuổi Trong thời kì này, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tích cực làm con người phát triển rõ rệt theo giới: họ dần dan thực sự trở thành nam hay nữ (hoặc giới thứ ba) Đồng thời các đấu hiệu tương ứng với giới tính theo hc mơn sinh dục cũng được phát triển và chức
năng sinh dục hình thành Nhiều tác giả gọi thời kì này là thời kì trưởng
thành sinh dục hay thời kì chín mudi về tính dục, chín muỗi giới tính [10]
- Ở thời kì này, cơ thể đạt đến sự trưởng thành về sinh dục, tức là bắt
đầu có khả năng sinh sản Toàn bộ co thê thay đối một cách sâu sắc nhưng sự thay đôi này ở nam và nữ và ở từng cá thê có khác nhau Dần dần, nó làm cho những đặc điểm về bề ngoài của con người được xác định Chăng hạn, người
nam có hình thê khác hăn với người nữ [1]
Trang 25nguyệt Cùng với các hiện tượng đó, sự biến đổi về hình dáng cơ thể biến đối
về tâm sinh lý ngày càng nhiều và rõ nét, tác động mạnh mẽ đến ý thức của
trẻ em về bản thân mình [1]
- Những chức năng tính đục ngày càng xuất hiện rõ rệt và phát triển
với nhiều biêu hiện khác nhau như khả năng tình dục, sinh sản tuy rằng ở
nam và nữ khác nhau 1.2.1.2 Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực phức tạp Có nhiều quan niệm, nhiều ý
kiến khác nhau về vấn để này Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính khi các em vào thời kì chín mudi gidéi tinh Nhung A.V.Petrovxki đã khẳng định “Quan niệm đó khơng động bởi vì một loạt vấn dé liên quan đến giáo dục giới tính phải được giải quyết ngay từ thời kì thơ ấu”
Theo A.G.Khrivcova, D.V.Kolexev, “Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng
như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết
của con người đối với người khác”
Theo A.V Petrovxki, giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính
Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con
người, “là hình thành tiêu chuân đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh
Trang 26Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo
dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toản diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú vé tinh than, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác Theo A.X.Makarenko, “khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan hệ giới tính”
Có thê nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức tư
tưởng và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức tư tưởng Giáo dục giới tính cũng phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong nền giáo
dục toàn diện [7]
Từ những quan niệm trên có thé đi tới kết luận: “Giáo đục giới tính là q trình giáo đục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức
đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn
hố giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện đề phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc
sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển” [9] 1.2.1.3 Vai trò của giáo dục giới tính
+ Giáo dục niềm tin trong lĩnh vực các quan hệ thân thiết với người khác giới,
con người không phải độc lập với xã hội, khơng thể hồn tồn tách biệt các quan hệ giữa hai giới thành các quan hệ xã hội Đồng thời còn phải giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của con người (thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên) đối với từng hành động của mình [9]
Trang 27+ Giáo dục ý thức tôn trọng đối với những người khác, với những người nam giới và nữ giới, giáo dục khả năng chú ý và tôn trọng những đặc thù và những mối quan tâm của cả hai giới
+ Giáo dục khả năng và ý muốn đánh giá các hành động của mình đối với những người khác, không phải chỉ với mọi người nói chung, mà còn đối với
những người thuộc giới nhất định Có được khái niệm đâu là hành động tốt,
đâu là hành động xấu trong lĩnh vực các quan hệ ấy
+ Giáo dục thái độ trách nhiệm đối với sức khỏe của mình và đối với người khác, hình thành quan niệm về tác hại của các mối quan hệ tình dục quá sớm và quan niệm không chấp nhận thái độ vô trách nhiệm và nhẹ dạ trong lĩnh
vực các quan hệ với những người khác giới
+ Tạo thái độ phê phán đối với những nếp ăn chơi, những sinh hoạt thiếu lành mạnh trong các quan hệ qua lại giữa nam và nữ, đối với những định hướng sai lầm trong quan hệ với người khác giới, thói hưởng thụ, thói tư hữu, tính ích
ki [8]
+ Giáo dục quan niệm đúng đắn về sự trưởng thành cùng với nội dung và các dau hiệu đích thực của nó (nhất là quan niệm về sự cư xử ra đời sống tính dục)
1.2.2 Khái niệm tuổi dậy thì, đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì
1.2.2.1 Khái niệm tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con người Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, chức năng, tinh thần, hành vi, tình cảm, đánh dấu giai đoạn “hình thành giới tính” của con người và có
khả năng hịa nhập cộng đồng Quá trình biến đôi này được gọi là dậy thì và
giai đoạn này được gọi là vị thành niên [4]
Trang 28+ Vị thành niên sớm : từ 10 - 14 tuổi
+ Vị thành niên muộn: từ 15 - 19 tuổi + Thanh niên: từ I5 - 24 tuổi
+ Người trẻ tuổi: từ 10 - 24 tuổi
Các thuật ngữ: vị thành niên, thanh niên, người trẻ tuôi được hiểu khác nhau giữa các nước trên thế giới, tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị, văn hố-xã hội của mỗi nước
Tại Việt Nam, tuổi dậy thì thường kéo đài từ 3 đến 5 năm, có thể chia là 2
giai doan:
+ Giai đoạn trước dậy thì: từ 11-13 tuổi đối với nữ; Từ 13 đến 15 tuổi đối với
nam
+ Giai đoạn đậy thì : từ 13 đến 15 tuổi đối với nữ ; Từ 15-17 tuổi đối với nam
Tuổi dậy thì ở nam và ở nữ có sự khác nhau Nhìn chung, nữ đậy thì sớm
hơn nam khoảng 2 tuổi Tuy nhiên có những em dậy thì sớm, nữ có thể bắt
dau day thi tir lúc 9 tuổi, nam 10 tuổi, hoặc muộn hơn: Nữ 17-18 tuổi, nam 18-19 tuổi [4]
Giai đoạn dậy thì được đánh đấu bằng hành kinh (đối với nữ) và xuất tinh lần đầu (đối với nam) còn gọi là mộng tinh Điều này thường đi cùng với
những thay đối cảm xúc với bạn bè khác giới, thể hiện sự trưởng thành về mặt
sinh học, báo hiệu khả năng có con và được coi là hiện tượng sinh lý bình thường [1]
Trang 291.2.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì
Về mặt tâm lý, người ta thường gọi tuổi dậy thì là tuổi “khó bảo”, “có lớn mà khơng có khơn”, đơi khi “hết khôn lại dồn sang dai”, con gọi là tuổi “nỗi loạn” Nguyên nhân chủ yếu là do chất adrenalin trong cơ thể tăng lên,
làm tim đập nhanh, làm tăng huyết áp dễ dẫn đến các hành vi bột phát, thiếu
suy nghĩ chín chắn Chính vì vậy, ở lứa tuổi này các em cần cố gắng tự chủ, thư giãn cho thoải mái
Khi bạn dậy thì là khi bạn đang trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lý và xã hội Đây chính là giai đoạn hình thành nhân cách, hành vi sức khỏe cho cả cuộc đời
Ở lứa tuôi này, bạn có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua các mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè, bạn cũng nhận thấy mình có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá mình và
bạn khác giới [7]
Đặc biệt các bạn rất thích hoặc có những hành vi thử nghiệm như: ý
thức được về tình dục, rất thích thử sức mình, thích khẳng định mình và thích
thốt ly sự kiếm soát của bố mẹ do thiếu hiểu biết nên những hành vi thử nghiệm đó thường có nguy cơ gây hại cho sức khỏe và xã hội [7]
Do đó trong giai đoạn này các bạn cần có hiểu biết đầy đủ để làm chủ được quá trình diễn biến tâm lý, không hoang mang, dao động hoặc có những
hành vi dại đột để tránh những sai lầm khơng đáng có Nếu được như vậy các
bạn sẽ thấy rằng sự thay đối tâm lý này đem đến cho bạn sự “khám phá” kỳ diệu của cuộc sống
Nếu bạn có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về quá trình phát triển tâm lý ở giai
đoạn này, cùng với sự hướng dẫn, dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội
Trang 30Về mặt sinh lý, mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên hàng ngày, đây là một món quà tuyệt điệu của tạo hóa, tuy nhiên không phải bạn nào cũng hiểu biết rõ về sự thay đổi sinh lý về cơ thể của minh
Rất nhiều bạn cảm thấy hãnh diện và phấn khởi khi cơ thê có sự thay đổi
về sinh lý Nhiều bạn khác lại tỏ ra lo lắng, sợ hãi trước những biến đổi sinh
lý hồn tồn bình thường đó Do đó việc các bạn cần có những kiến thức, thơng tin chính xác về những thay đổi sinh lý của cả nam và nữ sẽ là hành trang giúp các bạn tự tin hơn, chủ động đón nhận, tự hào và hãnh diện những cái mà bạn được ban tặng
Những thay đối ở tuổi dậy thì bắt nguồn từ một số chất có trong cơ thé, đó
là hc mơn
Hc môn là những chất sinh hóa đặc biệt mang các tín hiệu thơng tin xuất phát từ não Có hai loại hc mơn chính tác động đến những thay đổi của tuổi dậy thì Đó là: hc mơn tăng trưởng (Somatofropin) và hc mơn giới tính (estrogen, testosterone) [1]
Các cơ quan tiếp nhận hc mơn nằm rải rác khắp nơi trên cơ thể như: bộ phận sinh dục, xương, các bắp cơ, đa và não [1]
Chính vì vậy đây là thời kỳ chúng ta được “giới tính hóa” theo chiều sâu Chính những hc mơn này làm cho cơ thể của bạn có sự thay đổi rất lớn: cơ quan sinh sản phát triển, bạn sẽ cao hơn, hình đáng thay đổi từ ngực, da, lơng, tóc, giọng nói cùng rất nhiều những thay déi của đặc điểm sinh lý khác
Trang 31Nam Phát triển chiều cao Phát triển cân nặng
Ngực phát triển (9, chỉ quanh núm vú
Mọc đủ răng vĩnh viễn
Thay đổi giọng nói, vỡ giọng (giọng trầm, ấm)
Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
Phát triển lông mu, mọc râu, lông nách, lông ngực, lông chân, lông tay
Ngực và vai phát triển
Cơ bắp, cơ cánh tay phát triển
Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển
Tỉnh hoàn sản sinh ra tinh trùng, bắt đầu có
hiện tượng xuất tỉnh tự phát (mộng tỉnh)
Lúc này có khả năng làm bạn gái mang thai nếu có quan hệ tình dục
Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thé
đã hoàn thiện
Nữ
Phát triển chiều cao
Phát triển cân nặng
Vú phát triển
Mọc đủ răng vĩnh viễn
Thay đổi giọng nói (giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng)
Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
Phát triển lông mu, mọc lông nách, lông chân, lông tay Không phát triển
Đùi trở nên thon, eo thon lại, hông nở ra
Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển
Bắt đầu có sự rụng trứng, xuất hiện kinh nguyệt Lúc này có khả năng có con nếu có quan hệ tình dục
Trang 321.2.3 Định nghĩa và nội dung sức khỏe sinh sản
SKSS có nghĩa là mọi người có thể có một cuộc sống tình dục an tồn, hài lòng với họ, họ có khả năng sinh sản và được tự do quyết định có sinh con hay khơng, sinh khi nào và sinh bao nhiêu Ngầm hiểu trong điều cuối là quyền của người đàn ông và người đàn bà có được thơng tin, tư vấn và khả năng tiếp cận với những biện pháp KHHGĐ an tồn, có hiệu quả, có khả năng chỉ trả, có thể chấp nhận được và có quyền được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe giúp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn Đồng thời giúp cho các cặp vợ chồng có được khả năng sinh con khỏe
mạnh tốt nhất [10]
Tại hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển ở Cairo — Ai Cap thang 9/1994
đã tán thành và chấp nhận định nghĩa về SKSS như sau:
“Sức khỏe sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tỉnh thần và xã hội trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và q trình của nó chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm đau ”
* Nội dung sức khỏe sinh sản
- SKSS nữ giới
- SKSS nam giới - Quyền sinh san
- Trách nhiệm xã hội đối với SKSS
- Trách nhiệm vợ chồng đối với SkSS
Có thể tóm tắt nội hàm của SKSS ở 4 điểm chính như sau:
- Thai nghén và sinh đẻ an toàn Con khỏe và lành mạnh, có điều kiện ni con bằng sữa mẹ
- Đời sống tình dục an tồn và thỏa mãn
Trang 33- Được chữa các bệnh về tình dục và vơ sinh để được hưởng quyền làm mẹ Với những nội dung nói trên, khái nệm SKSS có ý nghĩa xã hội, y học sâu sắc vì đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản Sinh sản, xét về mặt đạo ly va gia tri cần được nhìn nhận như là chức năng xã hội [7]
1.2.4 Vị thành niên và những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở lứa
tuổi vị thành niên
1.2.4.1 Lứa tuổi vị thành niên và vấn đề sức khỏe sinh sản ớ tuổi vị thành
niên
Vị thành niên, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), là nhóm người trong
lứa tuổi 10 — 19 tuổi VTN có tỷ lệ khá lớn trong dân số thế giới Trong đó, có
tới 500 triệu VTN tuổi từ 15 — 19, phần lớn đã hoạt động tình dục [14]
Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Tuổi trẻ và sức khỏe vẫn là hai từ được nhiều người cho là đồng nghĩa vì tuổi trẻ không đễ mắc các bệnh do vi khuẩn
và bệnh ác tính nhưng nhiều cơ hội gây thiệt hại đến sức khỏe của tuối trẻ lại
đang gia tăng do hành vi của tuổi trẻ
Trên thế giới: Theo thống kê gần đây ở Mỹ hằng năm có đến hơn 1 triệu cô gái VTN mang thai, trong số này có hơn 80% chưa lập gia đình Trước đây nhiều người cho rằng sự bắt cập trong đời sống tình dục của giới trẻ VTN xuất phát từ cái nghèo và màu da Đến nay, sự thật cho thấy đó là một nhận
định sai lầm: 2/3 VTN có thai là người da trắng sống ở đô thị và có thu nhập
trên mức nghèo Chỉ có 50% hồn tất bậc trung học, trên 50% sống nhờ vào khoản trợ cấp
Trang 34Chí cần thông qua những số liệu đáng giật mình ở một xã hội tiêu biểu
của phương Tây là nước Mỹ, có thể thấy một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đáng báo động trong đời sống của giới VTN là sự thiếu vắng chế độ giáo dục giới tính, SKSS trong gia đình cũng như ngồi xã hội
Ngày nay, việc giáo dục giới tính hầu như đã trở thành một nhu cầu không thể
không thỏa mãn trong việc hoạch định một chính sách giáo dục cộng đồng phù hợp ở nhiều nước trên thế giới
Năm 2009 hãng Kotex đã công bố kết quả điều tra của phụ nữ châu Á về những hiểu biết của họ liên quan đến cơ thể mình Cuộc điều tra tiến hành
trên 2000 phụ nữ từ độ tuổi 16 đên 24 ở 6 quốc gia châu Á Riêng tại Việt
nam, 91% phụ nữ không hiểu hoặc hiểu biết sai lệch về chính cơ thể mình Có đến 71% bạn gái được hỏi cho rằng mặc áo ngực có thể gây bệnh ung thư, 62% không biết màng trinh là gì, 77% không thể trả lời các câu hỏi về thai nghén, sức khoẻ sinh sản, giới tính
Một nghiên cứu về khảo sát các hành vi có hại cho sức khỏe ở 778 học
sinh tại một số trường cấp III ở nội thành TP.Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy:
5,9% đã từng có quan hệ tình dục, trong đó nam chiếm 8,6%, nữ chiếm 1,4% Ở trường công lập tỷ lệ học sinh có quan hệ tình dục chiếm 3,1%, dân lập
chiếm 14,3% [14]
Các bậc cha mẹ có thể giật mình nếu biết rằng có tới 17,74% - 27,42%
số học sinh của trường THPT bán công Marie Curie đã từng xem phim sex, trong đó có 27,2% qua phim anh, 23,32% qua internet, 17,74% qua ảnh chụp Và câu hỏi “ Bạn đã từng quan hệ tình dục với người khác giới chưa?”, số học
sinh trả lời “ có” chiếm tỷ lệ giật mình Khối 10 là 4,55%, khối 11 là 5,04%, khối 12 là 6,08% [14]
Trang 35nạo phá thai tràn lan gây ảnh hưởng đến sức khoẻ Theo thống kê của Hội kế
hoạch hố gia đình, Việt nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất
thế giới từ 1,2 triệu đến 1,6 triệu ca mỗi năm Trong đó, 20% thuộc lứa tuổi vi
thành niên Đó là chưa kế những ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân không kiểm soát và thống kê được mặc dù rất nguy hiểm
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu và tự khẳng định mình của con người ngày một lớn Ngày nay trong giáo dục giới tính, người ta khơng chỉ bó gọn trong các vấn đề như sức khỏe sinh san, tinh đục khác giới, mà cịn nói đến đồng tính luyến ái, một vấn đề còn khá nhạy cảm ở Việt nam Chính vì thế mơn giáo dục giới tính trong các trường phô thông cũng cần phải được cập nhật dé theo kịp thời đại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ trẻ
1.2.4.2 Những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở lứa tuổi vị thành niên
Trẻ VTN khi có thai thường xấu hồ, lo lắng, sợ tai tiếng nên thường phá
thai lén lút ở cơ sở tư nhân, không đảm báo an toàn nên nhiều trường hợp dẫn
đến tai biến như: vô sinh, viêm nhiễm, thủng dạ con, tắc dính ống dẫn trứng, thậm chí tử vong [1Š]
Ngoài ra, trẻ còn mắc phải những nguy cơ như: Tỷ lệ tai biến đo xảy thai cao hơn lứa tuổi ngoài 20
Nguy cơ tử vong khi sinh đẻ cao
Tăng tỷ lệ nhiễm độc thai nghén
Mẹ thiếu máu, trẻ suy dinh đưỡng, nhẹ cân
1.2.5 Những bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Trang 36- Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 800 000 đến 1 000 000 người
mắc bệnh lây qua đường tình dục mỗi năm Trong đó, VTN và thanh niên chiếm khoảng 40% Đây là một thực trạng cần báo động bởi khi mắc bệnh lây qua đường tình đục có thé làm tồn thương tới những phần nằm bên trong cơ quan sinh sản của cả nam và nữ [ 14]
- Có hơn 20 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau nhưng có
một số bệnh LTQĐTD thường hay gặp là:
Bệnh lậu, bênh giang mai, bệnh viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm hộ do nắm, nhiễm chlamydia sinh dục, bệnh hạ cam và cả HIV/AIDS
- Người đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có các biểu hiện như sau:
+ Các địch tiết ra âm đạo, dương vật và hậu mơn khơng bình thường (mùi, màu sắc )
+ Cảm thấy đau nhói, rát và buốt khi tiểu tiện
+ Trên đa có xuất hiện một vài mụn lở loét và nốt phồng rộp, những cục u, ban đỏ xung quanh cơ quan sinh dục
+ BỊ đau vùng bụng dưới hoặc bị đau khi quan hệ tình dục + Xuất hiện các nốt ban trên tay hoặc chân nhưng không ngứa + Ngứa ở lơng mu
Nếu có các biểu hiện ở trên bạn cần đến ngay các cơ sở để khám và điều trị - Đề phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần phải thực hiện các công việc dưới đây:
Trang 37+ Thực hiện tình dục an tồn: Cần sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để tránh thai ngoài ý muốn và tránh các bệnh có thé lây truyền qua đường
tình dục kể cả HIV/AIDS
- Các biến chứng của bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Vơ sinh (khơng cịn sinh con được nữa), lây truyền sang con (khi người phụ nữ có
thai), hoặc có thể dẫn đến tử vong (HIV/AIDS, viêm gan vi rút B, C ) điều
này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người nhiễm bệnh đồng thời nó cịn gây những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội và gia đình
- Tới nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch lan truyền tới hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới, bệnh lan truyền lặng lẽ, nó lây từ người này sang
người khác, từ làng này sang làng khác, từ nước này sang nước khác khơng có
biên giới bởi con người đi tới đâu thì vi rút HIV đi tới đó
- Tại Việt Nam HIV/AIDS đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước khơng kể đó là thành thị hay nông thôn Chính vấn đề này đang thực sự
trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị
và vắc xin phòng bệnh, cho nên một khi mắc bệnh thì chắc chắn dẫn đến cái
Trang 38CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc kết hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương
trình sinh học lớp § ở trường THCS số 2 xã Thái Niên - Bảo Thắng - Lào
Cai
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu là phương pháp điều tra ngang, điều tra trên hàng loạt các em học sinh cùng lứa tuổi trong cùng I thời gian, tại khu vực lựa chọn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài
liệu lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu và bổ sung các kiến thức về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các bài ôn tập chương của chương trình sinh học 8 phố thông
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Điều tra thực trạng hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh lớp 8 trường THCS số 2 xã Thái Niên - Bảo Thắng - Lào Cai qua phiếu trắc nghiệm kiến thức trước khi học về giáo dục sức khỏe sinh sản
Trang 39
- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng toán xác suất thống kê
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp khảo nghiệm (lấy ý kiến chuyên gia ) 2.3 Thời gian hoàn thành
Tiến hành từ 09/2010 đến tháng 4/2011
Trang 40
CHUONG III KET QUA NGHIEN CUU
3.1 Vài nét sơ lược về trường THCS số 2 xã Thái Niên
Trường THCS số 2 xã Thái niên thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Thắng ~ tỉnh Lào Cai Điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh rất vất vả Phần lớn các em phải vượt quãng đường từ 3 — 7km để đến trường Khoảng 35% tổng số học sinh là dân tộc thiểu số, học sinh thuộc điện nghèo chiếm khoảng 42% Được sự quan tâm của Nhà nước và các ban ngành liên quan, cơ sở vật chat của nhà trường những năm gần đây đã đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu dạy và học Với đội ngũ giáo viên và cán bộ đạt chuẩn và yêu
nghề, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi
Học sinh trường THCS bao gồm các em đang trong tuổi dậy thì, lứa tuối
có nhiều thay đôi về tâm sinh lý Vì phần lớn các em xuất thân trong gia đình
bố mẹ làm nơng nghiệp, lại ít được tiếp xúc với thông tin đại chúng, internet nên các em có rất ít kiến thức về sức khỏe sinh sản và còn nhút
nhát, thụ động khi đề cập đến vấn đề tìm hiều các kiến thức này
Khi học chương trình sinh học lớp 8, các em đã hiểu một cách khái quát về cơ thể mình Tơi nhận thấy việc kết hợp giáo dục sức khỏe sinh sản vào
chương trình sinh học lớp 8 là rất thích hợp Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu dé tai này ở trường THCS số 2 xã Thái Niên (ngôi trường tôi đã từng học)
Trước hết là góp phần giúp các em học sinh tiếp xúc với các kiến thức về sức khỏe sinh sản một cách khoa học và bạo dạn hơn Hy vọng nâng cao nhận thức về vấn đề này đề các em tự tin hơn trước những thay đổi của cơ thể khi
bước vào tuổi dậy thì
3.2 Kết quả nghiên cứu lí luận
Trong chương trình Sinh học ở phô thông hiện nay các em đã được học