1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp bước đầu nghiên cứu sự phân bố của rùa vàng (indotestudo elongata) tại việt nam và đặc điểm dinh dưỡng của chúng trong điều kiện nuôi

47 490 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 18,16 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận “Bước đầu nghiên cứu sự phân bố của Rùa nui vang Indotestudo elongata tai Viét Nam va dic diém dinh dudng cua chúng trong điều kiện nuôi” là kết q

Trang 1

KHOA SINH - KTNN RRR

LAM THI HONG LIEN

BUOC DAU NGHIEN CUU SU PHAN BO CUA RUA NUI VANG (INDOTESTUDO ELONGATA)

TAI VIET NAM VA DAC DIEM DINH DUONG

CUA CHUNG TRONG DIEU KIEN NUOI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học

TS NGÔ THÁI LAN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận “Bước đầu nghiên cứu sự phân bố của Rùa nui vang (Indotestudo elongata) tai Viét Nam va dic diém dinh dudng cua chúng trong điều kiện nuôi” là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Thái Lan và sự giúp đỡ của Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh

Tôi xin khẳng định kết quả nghiên cứu trong khoá luận này không

trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào khác Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm

Xuân Hoà, ngày — tháng năm 2011

Sinh viên

Lâm Thị Hồng Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu và bố ích từ các thầy cô, bạn bè Nhân địp này em xin chân thành cảm ơn:

Các thầy cô trong khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận

tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em hoàn

thành tốt khoá học Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Ngô Thái Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo trong suốt quả trình

em làm khoá luận

Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, tập thể cán bộ của Trạm Da dạng Sinh học Mê Linh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em tiến hành các nghiên cứu tại trạm

Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này

Xuân Hoà, ngày thang năm 2011

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU 1

1 Lí do chọn đề tài -cccct+ E211 1

2 Muc tidu cha 46 tin cece eeeecceeseseeeesceesssneeeseesssneeeesseesssneeteseseseneeeeseee 2 3 NOI dung nghién COU ec ceceseeeseeeeseeseeeeseecesceaceeeseeaceeceeeeeeeeeeeeeeeeaeeeees 3 4 Y nghiia ctha 6 tie eccceeccccsssecsssesssssssseesssesssssessesssesssseessecssseessssssecessssseeense 3 Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2-22 4 1.1 Các công trình nghiên cứu về RNV -2-©ce+cse+rxerrrrkerrrerreee 4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về RNV trên thế giới 4

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về RNV ở Việt Nam 5

1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên của khu vực nuôi RNV 6

in ae 6

I2 nh 6

1.2.3 Khí hậu, thời tiẾt -.-ccccccccrrrrrtttrEriirirerrrrrrriiiriree 7 5.6000 Ề00)0n 0 8 d35 7

1.2.5 Sông suối -. -<+2©+2+EL<122121711211112112112211221E111 1E c1 crey 8 1.2.6 Tài nguyên động thực vật rừng - c++cs++xseessereereeres 8 1.2.7 Điều kiện kinh tế - văn hoá — x hội -c -cccccee 8 Chương 2 Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên là 0 10

PN? 0o ga co nHaảầảÝ 10

VU N3 i00) 2u 0n 10

2.3 Địa điểm nghiên cứu - 2-2 +©22++£+2+2+ES22EE22EEE21221121122122212 22.2 10

2.4 Phương pháp nghiÊn CỨU 6 6S + *E*EE+E*EEeESEESkEkEEkrkrekrkrree 10 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tải liỆu - 5< 65<++<++s£+esx 10

Trang 5

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện nuôi 10 Chương 3 Kết quả nghiên cứu -2- 2 s2+2E+2E+EEc£EEvEEEcEEerrxerreee 12

3.1 Sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam wae 12

3.2 Hiện trạng báo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh 18

3.2.2 Chế độ chăm sóc và nuôi đưỡng - 2 -2+c+2+2ze©xz+cxzee 20

3.2.3 Những biến đổi trong quá trình nuôi nhốt và ảnh hưởng của

chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, môi trường sống đến RNV 21 3.2.4 Thực trạng bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh 24

3.3 Đặc điểm hình thái và tập tính hoạt động của RNV trong điều kiện

nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh - 5 5-5 +22 <S2*‡+2*++£££+eec+szsec+ 26

3.3.1 Đặc điểm hình thái -cscctttrtrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 26

3.4 Đặc điểm dinh dưỡng của RNV trong điều kiện nuôi tại Trạm

)Ms8 (0000117 30

3.4.1 Thanh phan thức ăn và thức ăn ưa thích -. 2- +: 30

3.4.2 Nhu cầu và khối lượng thức ăn -2¿-2+2cxcecxerrrsecrs 30

lens 34 KIÊN NGHỊ 2222 2 HH HH re 36

IV 100i2900279.804./ (001 37

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Trang 7

Hình 3.4 Khu vực xung quanh chuồng nuôi RNV 19

Trang 8

DANH MUC BANG VA BIEU DO

Trang Bang 3.1 Dac điểm nơi sống của RNV tại một số địa điểm ở Việt Nam 14 Bảng 3.2 Thực trạng Bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh từ

Bang 3.3 Nhu cầu và khối lượng thức ăn của RNV trưởng thành 31

Biểu đồ 3.1 Nhu cầu thức ăn đối với 1g cơ thể trong một tháng của

RNV (Indotestudo elongata) tir thang V/2010 dén thang

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia có khu hệ rùa phong phú trên thế giới, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá rất cần được tập trung nghiên cứu đề bảo bệ và phát triển Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều loài rua dang bi de doa và có nguy cơ truyệt chủng trong đó có RNV

RNV không chỉ là loài có giá trị khoa học và thâm mĩ mà còn có giá trị kinh tế cao, được dùng làm đồ mỹ nghệ, trang sức, là nguồn thực phẩm, dược liệu quý Thịt rùa có nhiều chất đạm nên được sử dụng trong bữa ăn và hiện nay được coi là thực phẩm đặc sản cao cấp giúp bồi bổ sức khỏe Trong y học

cổ truyền mai rùa và yếm rùa còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh Yếm rùa được dùng để nấu cao (cao quy bản) chữa bệnh còi xương ở trẻ em và các bệnh liên quan đến tim mạch Theo quan niệm của người dân Châu Á, đặc biệt là người dân Trung Quốc trong phong thủy rùa là con vật linh thiêng mang lại may mắn, điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh cho gia đình Vì vay, dé thu hút tài lộc, vận may vào nhà, hiện nay ở Trung Quốc và cả Việt Nam nhiều người đang có xu hướng nuôi rùa trong nhà So với các thú chơi các loại cá cảnh và thủy sinh khác, nuôi rùa khá bình dân và ít tốn kém RNV rất đễ nuôi vì chúng là loài ăn tạp và ăn ít, chúng có thể nhịn ăn trong thời gian dài từ ba đến sáu tháng Hàng ngày, chỉ cần bớt chút thức ăn của người

và rau quá còn thừa là đủ cho rùa sống khỏe Khu nuôi nhốt rùa cũng không

quá cầu kỳ và tốn kém RNV còn là loài đi chuyển chậm và hiền nên dễ bắt,

việc vận chuyên rùa cũng khá đề, chỉ cần cho vào cặp, túi du lịch, hộp giấy hay bao tải Hiện nay, 1kg rùa có thể bán được vài trăm nghìn thậm chí đến Vài triệu đồng Vì vậy, chạy theo giá trị thương mại nhiều người đã tham gia vào việc săn bắt, buôn bán trái phép các loài rùa, đặc biệt là RNV Hơn nữa,

Lâm Thị Hồng Liên 1 K33C Sinh - KTNN

Trang 10

những năm gần đây việc săn bắt và buôn bán trái phép loài rùa này ngày càng gia tăng và trở nên thịnh hành ở khu vực Châu Á Ở Việt Nam, RNV chủ yếu được vận chuyền đến thị trường thực phẩm Trung Quốc nhằm phục vụ nhu cầu về thức ăn, thuốc chữa bệnh và nuôi rùa làm cảnh của người dân Điều này đang đe doạ đến sự tồn tại của loài RNV ở Việt Nam khiến cho số lượng của chúng ở trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt diệt Một nguyên nhân khác khiến số lượng RNV trong tự nhiên bị chia cắt

và suy giảm là do sự tàn phá rừng khiến cho loài RNV thiếu môi trường sống

thích hợp

Ở Việt Nam đề bảo vệ loài RNV khỏi nguy cơ suy giảm và tuyệt diệt,

chúng đã được xếp vào nhóm IIB theo nghị định 32/2006/NĐ-CP [9] Theo

Sach Đỏ Việt Nam (2007) [2], Sách Đỏ IUCN (2008) [24] mức độ đe doạ của

RNV là bac EN và theo công ước CITES mức độ de doa 1a bac II [20]

Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về RNV còn rất ít Chúng chỉ

được đề cập đến trong các nghiên cứu về định loại, đa dạng, thành phần loài lưỡng cư và bò sát Những nghiên cứu cụ thể về đặc điểm dinh dưỡng, sự

phân bố của loài RNV ở Việt Nam chưa có Vì vậy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam và một số đặc điểm về môi trường sống cũng như hiện trạng của loài rùa này ở một số nơi phân bố Ngoài

ra, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu đặc điểm đinh dưỡng, môi trường sống

của các cá thê RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh Đề tài này sẽ góp phần nghiên

cứu, bảo tồn và phát triển loài RNV và đưa ra giải pháp bảo tồn thích hợp, đặc

biệt là ở Trạm ĐDSH Mê Linh

2 Mục tiêu của đề tài

Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng của RNV trong điều kiện nuôi nhốt và sự phân bố của chúng ngoài tự nhiên, tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển RNV trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo

Trang 11

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sự phân bố của RNV và môi trường sống của chúng ngoài

tự nhiên ở Việt Nam

- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của RNV và hiện trạng báo tồn loài

nay trong điều kiện nuôi tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

4 Ý nghĩa của đề tài

- Cung cấp thêm một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái và sinh thái học của loài RNV ở Việt Nam

- Cung cấp thêm những cơ sở khoa học phục vụ cho việc nhân nuôi, bảo tồn phát triển loài RNV trong điều kiện nuôi nhốt và trong tự nhiên

- Đề xuất một số biện pháp chăm sóc và bảo tồn loài RNV tại Trạm ĐDSH Mê Linh

Lâm Thị Hồng Liên 3 K33C Sinh - KTNN

Trang 12

CHƯƠNG 1 TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Các công trình nghiên cứu về RNV

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về RNV trên thế giới

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về RNV Đó là các công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lí, về môi trường sống, sinh sản, cụ thể:

Về đặc điểm hình thái của RNV trong điều kiện nuôi, Biswas, S Mohapatra và cộng sự (1978) [22] ở BomBay, Ấn Độ đã đưa ra một số đặc điểm hình thái, phân loại, đị hình chủng tính và sự tăng trưởng của chúng Đến năm 1964, Swindells và cộng sự [28] đã nghiên cứu và cho biết khả năng chịu đựng nhiệt độ cao của RNV Vào năm 1995, Thirakhupt và Van Dijk [32] đã có công trình nghiên cứu về môi trường sống của RNV và cho biết RNV thường sống ở các khu rừng khô và nóng Cũng trong năm 1995, Das đã

có công trình nghiên cứu về hoạt động giao phối của RNV [33] Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu của các tác giả Das (1991, 1995) và Van Putten (1992) [33] đã cho biết thời gian ấp nở trứng, kích thước trứng và đặc điểm của con non khi sinh ra

Do RNV bị săn bắt rất nhiều nên chỉ còn lại ở các vườn thú, KBT

Chính vì vậy ngoài các công trình nghiên cứu về hình thái, sinh sản còn có

các nghiên cứu về phạm vi hoạt động, quản lí và thực trạng của chúng ở trong

các khu bảo tồn và vườn thú:

Năm 1987, Spencer đã có công trình nghiên cứu về việc quản lí RNV tại vườn thú Minnesota ở Chicago [27] Đến năm 1996, Tharapoom đã thực hiện công trình nghiên cứu bằng radio từ xa về phạm vi và hoạt động của RNV tai KBT DVHD 6 Huai Kha Khang, Thai Lan [29] Ciing nghiên cứu về

Trang 13

RNV ở KBT, tác giả Platt và cộng sự (2001) [25] cho biết thực trạng số rùa và môi trường sống của RNV ở KBT ĐVHD Shwe Settaw, Myanmar

Cùng với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật, những nghiên cứu về RNV cũng đa dạng hơn, cụ thể: năm 2007 các nhà khoa học Trung Quốc là Zhang, Ying, Nie, Liu-Wang, Song và Jiao-Lian đã công bố trình tự bộ gen ti

thể của RNV [301

Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về RNV trên thế giới khá da dang

và phong phú, từ những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh sản, và phạm

vi hoạt động đến những nghiên cứu về bộ gen

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về RNV ớ Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về RNV nói chung còn rất hạn

chế, phần lớn là các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài ở các khu vực

trong đó có liên quan đến RNV Đầu tiên phải kế đến công trình nghiên cứu

“Định loại rùa Việt Nam” của Đào Văn Tiến (1978) Trong đó tác giả cho biết đặc điểm của mai và yếm RNV là đặc điểm nhận dạng chính về hình thái của loài này [16] Vào năm 2002, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Quảng Trường [18] trong công trình nghiên cứu về khu hệ Rùa tại KBT TN Pù Mát đã cho biết có 14 loài rùa ở khu vực này, trong đó có RNV Bên cạnh đó các tác giả còn cho biết môi trường sống của loài RNV tại khu vực này Cũng vào năm

2002, tác giả Ngô Đắc Chứng và Phạm Văn Hoà [4] đã có công trình nghiên

cứu “Phân bố của các loài ếch nhái và bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở

vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh” Các tác giả đã phân tích sự phân bố của loài RNV theo sinh cảnh, địa hình Đến năm 2009, trong công trình nghiên

cứu của tác giả Lê Nguyên Ngật “Về thành phần loài rùa ở một số VỌG và KBT TN của Việt Nam” [§] đã cho biết loài RNV xuất hiện ở 5 địa điểm trong

tổng số 9 địa điểm khảo sát Tác giả Lê Thanh Dũng và cộng sự (2009), đã có công trình nghiên cứu “Đa đạng thành phần loài rùa tại KBT TN Pù Huống,

Lâm Thị Hồng Liên 5 K33C Sinh - KTNN

Trang 14

tỉnh Nghệ An” [11] Trong công trình nghiên cứu này tác giả cho biết thành phần loài rùa tại KBT TN Pù Huống, trong đó có RNV Ngoài ra, tác giả còn cho biết môi trường sống của RNV tại khu vực này

Như vậy, có thể thấy Việt Nam có khu hệ rùa rất phong phú Những nghiên cứu về rùa khá nhiều Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ tiết, cụ thể về RNV như: những nghiên cứu về phân bố, dinh dưỡng của RNV ở Việt Nam là không có

1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên của khu vực nuôi RNV

1.2.1 VỊ trí địa lí

Các nghiên cứu về đặc điểm đinh dưỡng được tiến hành tại trạm ĐDSH Mê Linh (Me Linh Biodiversity Station) nằm ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trạm ĐDSH Mê Linh trực thuộc sự quản lí của Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật Trạm có tong diện tích tự nhiên là 170,3ha Trạm nằm ở độ cao từ 100 - 520m so với mặt biển

Giới hạn trong toạ độ địa lý N21 2357?” đến N21 23'35'' và E10

42°40” dén E105 46°65”

Phía Bắc tiếp giáp với huyện Phổ Yên, Thái Nguyên

Phía Đông và Nam giáp thôn Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Phía Tây giáp với VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

1.2.2 Địa hình

Tram DDSH Mê Linh thuộc vùng bán sơn địa phía bắc thị xã Phúc Yên

là phần kéo dài của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi núi thấp với xu hướng thấp

dần từ Bắc xuống Nam, điểm cao nhất là 520m

Địa hình phần lớn là đất dốc, độ đốc trung bình từ 15-30”, các bãi bằng

rất ít, rải rác vài ba bãi nhỏ dọc theo ven suối ở biên giới phía Tây Đây là khu vực rừng đâu nguôn của một vài suôi nhỏ chảy ra hô Dai Lai

Trang 15

1.2.3 Khí hậu, thời tiết

Trạm ĐDSH Mê Linh nằm trong địa hình khí hậu nhiệt đới gió mùa,

nhiệt độ trung bình năm 23,5 °C, trung bình mùa hè 27-29 °C, mùa đông 16- 17°C

Lượng mưa trung bình 1135-1650 mm/năm, phân bố không đều, thường tập trung vào mùa hè, từ tháng VI đến tháng VIII hàng năm

Độ ẩm trong không khí trung bình khoảng 85%, thấp nhất vào tháng 2

dưới §0%

1.2.4 Thổ nhưỡng

Theo nguồn gốc phát sinh trong vùng có hai loại đất chính sau:

+ Ở độ cao trên 300m là dat Feralit min đỏ vàng Đất thường có màu

vàng ưu thế do độ âm cao, hàm lượng sắt di động và nhôm tích luỹ tương đối

lớn Do đất phát triển trên đá macma axit kết tỉnh chua: Rhyonit, Daxit, Granit nên tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn mỏng, không có tầng

thảm mục, đá lộ dau nhiéu (>75%)

+ Ở độ cao dưới 300m là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều

loại đá khác nhau Đất có khả năng hấp phụ không cao do có nhiều khoáng sét, phố biến là Kaolinit Hàm lượng các khoáng nguyên sinh thấp, ngoài khoáng Kaolinit còn có nhiều khoáng hydroxit sắt, nhôm lẫn trong đất và silic bị rửa trôi

Ngoài ra còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn trên độ cao dưới

100m Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm

cao, màu mỡ, đã được khai phá trồng lúa và hoa màu

Đất thuộc loại chua với PH là 3,5-5,5, độ dày tầng đất trung bình 30-40cm 1.2.5 Sông suối

Cả Trạm chỉ có một con suối có nước cháy thường xuyên bắt nguồn từ

điểm cực Bắc chảy đọc biên giới phía Tây (phân cách với huyện Tam Đảo) và

Lâm Thị Hồng Liên 7 K33äC Sinh - KTNN

Trang 16

gặp suối Thanh Lộc rồi chảy ra hồ Đại Lải Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn ngày chỉ có nước trong ít ngày sau những trận mưa

+ Thú có 13 loài thuộc 6 họ của 4 bộ

+ Chim có 109 loài thuộc 38 họ của 12 bộ

+ Bò sát có 14 loài thuộc 7 họ của 1 bộ

+ Éch nhái có 13 loài thuộc 5 họ của 1 bộ

+ Côn trùng có 312 loài thuộc 43 họ của 7 bộ

1.2.6.2 Hệ thực vật

Trạm ĐDSH Mê Linh hiện có 166 họ thực vật với 651 chỉ và 1129 loài Trong đó đã gặp các ngành:

+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 họ, 3 chỉ, 6 loài

+ Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) I họ, 1 chi, 1 loài

+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 họ, 32 chỉ, 62 loài

+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 147 họ, 612 chi, 1055 loài

1.2.7 Điều kiện kinh tế - văn hoá- xã hội

Dân số xã Ngọc Thanh là 11000 người (1999), mật độ dân số là 138

người/km”, tổng số hộ là 2100 hộ, có 2 dân tộc: Kinh và Sán Dìu Dân tộc

Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%, thu nhập bình quân đầu người

3 triệu đồng/người/năm

Diện tích đất nông nghiệp là 1000 ha Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp

không nhiều Diện tích đất lâm nghiệp là 6000ha Cây trồng chủ yếu ở đây là:

Trang 17

cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, khoai, sẵn), các loại cây ăn quả (vải), cây công nghiệp (chè, bạch đàn, keo)

Do tập quán, đời sống kinh tế của dân quanh vùng còn kém phát triển nên vẫn có một số tác động tiêu cực tới hệ động thực vật ở trong trạm như: thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ

Lâm Thị Hồng Liên 9 K33C Sinh - KTNN

Trang 18

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tổng số cá thể nghiên cứu trong điều kiện nuôi là 29 cá thể (18 cá thể

đực, 11 cá thể cái) Chúng được tiếp nhận vào tháng 1/2010 từ Trung tâm Cứu

hộ động vật Sóc Sơn, Hà Nội

- Các tài liệu đã công bố có liên quan đến loài RNV

2.2 Thời gian nghiên cứu

Các nghiên cứu bắt đầu từ tháng V/2010- IX/2010

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng, môi trường sống được tiến

hành tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu của về RNV từ các tạp chí chuyên ngành, sách và truy cập thông tin trên mạng Internet

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện nuôi

Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên trong điều kiện nuôi chúng tôi chỉ nghiên cứu được tập tính hoạt động và dinh dưỡng của RNV

Thực nghiệm nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trên l6 cá thé RNV trong điều kiện nuôi bán tự nhiên tại Trạm ĐDSH Mê Linh

2.4.2.1 Phương pháp nuôi dưỡng

Đề thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng loại thức ăn

mà RNV thích ăn nhất là chuối, ngoài ra thỉnh thoảng chúng tôi con bé sung thêm rau muông

Trang 19

Chúng tôi cho RNV ăn 4 ngày một lần Đối với thức ăn là chuối chúng tôi thái làm đôi, rau muống để nguyên Thời gian cho ăn là từ 8giờ đến 9giờ

hoặc 18giờ đến I9giờ

2.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng

Theo dõi và quan sát đặc điểm dinh dưỡng của các cá thể RNV tại

Trạm ĐDSH Mê Linh theo phương pháp nghiên cứu đặc điểm đinh dưỡng của bò sát [7], cu thé:

Xác định nhu cầu thức ăn (Rra%) đối với Igam khối lượng cơ thé trong

P,, : Khéi long thite an (g) tiéu thụ trong một tháng

Pạ : Khối lượng cơ thể (g) đầu thang

P¡ : Khối lượng cơ thể (g) đầu tháng tiếp theo

Trang 20

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Sự phân bố của loài RNV tại Việt Nam

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu chỉ tiết về sự phân bố của loài

RNV ở Việt Nam Sự có mặt của loài rùa này chỉ được đề cập đến trong các

tài liệu công bố về thành phần loài Rùa hay sự đa dạng Bò sát ở một vùng cụ thể nào đó ở Việt Nam Vì vay, việc tong hợp các tài liệu trên để chỉ ra sự

phân bố của RNV trên toàn lãnh thổ Việt Nam là rất cần thiết cho công tác

báo tồn và nghiên cứu khoa học

Sau khi phân tích, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu từ năm 1999 đến nay, chúng tôi thấy RNV phân bố ở hầu khắp Việt Nam

Ở miền Bắc, chủng phân bố ở: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Giang (Lục Nam), Quảng Ninh (Hòn Gai), Hoà Bình Ngoài ra, RNV còn phân bố ở các VQG như: Tam Đáo (thuộc ba tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Ba Vì và núi Yên Tử (thuộc ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương)

Ở miền Trung RNV phân bố ở: Thanh Hoá (VQG Bến Én, Như Xuân), Nghệ An (KBT TN Pù Mát, Pù Huống, Tân Kỳ), Hà Tĩnh (Vũ Quang, Hương Sơn), Quảng Bình (Phong Nha- Kẻ Bàng)

Ở miền Nam RNV có ở hầu khắp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Tây

Nguyên, cụ thể: Đà Nẵng (KBT TN Sơn Trà), Quảng Nam (Tây Quảng Nam, Trà Linh, Phước Sơn, Nam Giang), KonTum (KBT TN Ngọc Linh), Phú Yên, Daknong (Dakmil), Khanh Hoa (Nha Trang), Ninh Thuan (Ninh Hai), Tay Ninh (vùng núi Bà Đen), Đồng Nai (KBT TN và di tích Vĩnh Cửu) Ngoài ra còn có ở VQG Cát Tiên (thuộc ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước)

Trang 21

Hình 3.1 Bán đồ phân bỗ của loài RNV tại Việt Nam

(Những phần chấm đó là địa điểm phân bố của RNV)

Như vậy, có thể thấy RNV phân bố khá phổ biến ở Việt Nam Tuy

nhiên, nếu so sánh số lượng các địa điểm phân bố của RNV ở Việt Nam có

thể thấy ở miền Nam có nhiều địa điểm có RNV nhất, sau đó là miền Bắc và

cuối cùng là miền Trung

Mặc dù RNV phân bố ở các địa điểm khác nhau, nhưng chúng đều có đặc điểm chung là đều có nơi sống giống nhau Chúng đều sống ở trên cạn, những nơi có độ cao tương đối thấp dưới 1000m Ở trong các khu vực có thảm thực vật che phủ: rừng tự nhiên, rừng tre nứa, rừng lau lách, trên đổi cao

có cây phủ, sườn núi Ngoài ra, do môi trường sống bị phá huỷ nên chúng chuyền sang sống ở các vườn cây ăn quả, nương rẫy, rừng trồng Điều này đã được chứng minh ở một số công trình nghiên cứu của các tác giả từ năm 1999 đến nay và được thê hiện qua bảng 3.1

Trang 22

Bảng 3.1 Đặc điểm nơi sống của RNV tại một số địa điểm ớ Việt Nam

STT| Dia điểm Đặc điểm của khu vực xuât hiện RNV

1 JVQG Cát Tiên Băng phăng|Rừng thường Trung bình: |Có 2 mùa: mùa khô ( từ

ở ba tỉnh Lâm xanh, rừng hỗn |200 - 600m |tháng XI đến tháng IV) Đồng, Đồng Nai, giao tre nứa, cây Mùa mưa ( từ thang III

Bình Phước [13] go, trang co va đến tháng XII)

2 |Khu vực rừng sản |Đôi núi Rừng cây gỗ Dưới 1000m|Có 2 mùa: mùa khô ( từ

4 |Núi Bà Đen,tỉnh |Đông băng |Đông ruộngvà |50-700m |Có 2 mùa: mùa mưa (từ

Tây Nnh [4] ở chân núi; |các vực nước tháng V đến tháng XI),

Khu vực |quanh chân núi mủa khô (từ tháng XII

sườn núi |Vườn cây ăn đến tháng IV)

quả trên sườn núi t°rs: 27°C HRtB: 80%

6 |KBTTN Pù Đôi núi dôc |Rừng núi đât, núi |500 - 700m |ỨTB: 25°C HRTB: 8ó%

Huống, tỉnh Nghệ |himtở |đá vôi

An[HI]

Trang 23

9 |VQG Tam Đảo, _ | Đôi núi |Rừng tự nhiên |Dưới 1000m|Có 2 mùa: mùa mưa,

11 |Núi Yên Tử trên | Đôi núi |Rừng thường [Dui 1000m)t°TB: 22,2°C HRTp: 81%

đại bản 3 tỉnh Bắc | thấp |xanh trên núi

Giang, Hải Dương, đá vôi

Quảng Ninh [19]

12 |Vùng rừng Tây Đồi núi |Rừng thứ sinh |Dưới 1000m|Có 2 mùa: mùa mưa và

#rp: 22,2°C HRTB: 81%

Qua bảng 1 cho thấy, hiện nay RNV còn lại rất ít trong tự nhiên chính

vì vậy Sách Đó Việt Nam, 2007 đã ghi nhận loài này ở mức EN (nguy cấp)

[2] Phần lớn số lượng RNV còn lại phân bố chủ yếu ở trong các VQG, các

KBT có địa hình đồi núi thấp, cụ thể:

Theo kết quả của công trình nghiên cứu “Về thành phần loài rùa ở một

số VQG và KBT TN của Việt Nam” của Lê Nguyên Ngật [§] từ tháng XI/1992

đến tháng VIII/2002 cho thấy về phân bố theo địa phương, RNV được coi là

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w