1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp nghệ thuật tập thơ anh đom đóm của võ quảng

65 3,4K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 7,94 MB

Nội dung

Khác với những cây đa cô thụ trong làng Văn học viết cho thiếu nhỉ như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hỏ...bởi các nhà văn, nhà thơ này còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi

Trang 1

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lý do khách quan

Nói đến Văn học thiếu nhi Việt Nam, chắc hắn trong chúng ta sẽ không

thể không nhắc đến tên tuối của nhà thơ, nhà văn Võ Quảng Đặc biệt đối với

những bạn đọc nhỏ tuổi, Võ Quảng rất thân quen với những tác phẩm trong

trẻo, đôn hậu cho tuổi thơ Bởi ông là một nhà văn, nhà thơ đã dành cả cuộc đời và tắm lòng của mình cho thiếu nhi Toàn bộ sức lực, thời gian, tinh hoa

của ông trong 50 năm về sau đã dồn trọn vẹn vào những trang văn, dong tho, những bộ phim hoạt hình cho lớp trẻ Dù viết ở thể loại nào, Võ Quảng đều

cho chúng ta thấy được tài năng và tâm huyết đối với nghề của mình trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật Ông thực sự đã tạo cho mình một phong cách nghệ thuật riêng trong làng Văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng và nền Văn

học Việt Nam hiện đại nói chung

Theo đánh giá của Hội nhà văn Việt Nam: “Ông đã dành những gì đẹp

đẽ nhất, tinh khiết nhất cho thiếu nhi[ ], sau ngót 50 năm lao động với hàng

chục truyện và tập truyện, hàng chục tập thơ với hàng trăm bài thơ; truyện

đồng thoại để đồng hành cùng với bao thế hệ bạn đọc; khi tất cả những ngọn nguồn và trong trẻo nhất trong trải nghiệm ký ức ông đã giành trọn cho thiếu nhi” Và đời văn của Võ Quảng đã khởi đầu bằng thơ; tên tuổi của Võ Quảng sớm gợi được chú ý yêu mến của công chúng trẻ thơ bởi thơ - cứ khoảng dăm

ba năm một tập thơ như: Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Măng tre (1971) Tắt cả đều dành cho lứa bạn đọc nhỏ tuổi - lứa tuổi có tâm lý tiếp nhận thơ ca mang đặc thù riêng Trên cơ sở hiểu biết về đối tượng, Võ Quãng đã không ngừng tìm tòi những nội dung, những hình thức biểu đạt phù hợp, khiến cho mỗi bài thơ là một

Trang 2

Khoe luda t6t nghiép dai hoe OUguyén Fi Foat

niềm vui đành tặng cho các em Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới hoa cỏ và loài vật quanh ta Ông thối vào đây sự sống và làm cho các em cùng vui cái vui của sự sống bình thường Cứ như vậy ông góp phần làm giàu đời sống tỉnh thần con người, bắt đầu từ tuổi thơ và giúp con người kéo đài sự tươi trẻ của tuổi thơ Thơ Võ Quảng ít nói điều gì cao xa, to tát, trừu tượng Ông chỉ nói những chuyện nhỏ nhoi, bình thường với giọng khiêm nhường,

nhiều khi vui hóm, ngộ nghĩnh nhưng lại giàu ý vị giáo dục Đó chính là sự

thành công trong thơ cho tuổi thơ ở Võ Quảng, có tác dụng giáo dục thầm mỹ, bồi dưỡng việc hình thành nhân cách của các em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo Sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

Khác với những cây đa cô thụ trong làng Văn học viết cho thiếu nhỉ như: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hỏ bởi các nhà văn, nhà thơ này

còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi khác, với nhà văn Võ Quảng thì toàn bộ tác phẩm của ông đều cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu nhỉ - nhi đồng Làm được công việc như ông quả có một không hai trong nền Văn học hiện đại của chúng ta Suốt con đường dằng dặc có hơn nửa thế kỷ, nhà văn đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm huyết: “Viết cho thiếu nhi

là tình yêu và lẽ sống của tôi”” Bởi mang trong mình tâm huyết ấy mà Võ

Quảng đã đem lại cho các em một niềm vui thực sự

Đến với tập thơ Anh đom đóm của nhà thơ Võ Quảng, với góc độ nghiên cứu về phương điện nghệ thuật, tác giả khóa luận mong muốn sẽ tiếp cận với tên tuổi của một nhà thơ đã gắn nửa cuộc đời của mình với thiếu nhi

để chỉ viết riêng về thiếu nhi và viết cho thiếu nhi, làm thơ với cách cảm cách nghĩ của trẻ nhỏ, nhằm làm sáng rõ và góp phần nâng cao những giá trị nghệ thuật ấy

Trang 3

Không phái là hoa hồng, nhưng hương thơm của hoa hồng

Không phải bầu trời, nhưng ánh sáng trên bầu trời

Không phải là bay, nhưng tia của bay

Không phải là biển, nhưng âm thanh của biên

Không phải bản thân mình, nhưng những gì làm cho tôi

Nhìn thấy, nghe và cam thấy cái gì mà văn xuôi

Có thể không: và những gì nó là những người hiểu biết”

Thơ ca đến với chúng ta ngay từ thuở còn thơ ấu theo lời ru của mẹ,

qua ca dao, qua câu ví, điệu hò Nó nhập vào tâm hồn trẻ thơ từ lúc còn nằm

trong nôi

Thơ chứa đựng tình cảm Tuổi thơ là tuổi có nhiều tình cảm Cá hai bên

đều có chất xúc tác như nhau nên thơ rất dễ gặp tuổi thơ, tuổi thơ rất dé gặp

thơ Khó có thê hình dung được sự phát triển của trẻ lại vắng bóng những bài

thơ hay cũng như những người làm thơ lại thiếu đi sự hồn nhiên, sự chân thực

trong sáng của tâm hồn Bởi vậy sớm cho trẻ tiếp xúc với thơ ca ngay từ khi

còn nằm trong lòng mẹ là điều nên làm Thơ ca là chất dinh dưỡng rất tốt để

nuôi tâm hồn các em lớn lên Là một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi mong muốn mình không chỉ làm cho các em có thêm nhiều hiểu biết mà còn giúp cho các em biết thưởng thức cái hay cái đẹp của bài thơ Từ đó đánh thức trong các em những tình cảm tốt đẹp của thơ, giúp cho tâm hồn các em nảy

nở, làm cho những “mầm non” trỗi dậy, vén mây nhìn vào khoảng trời mới

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: Nghệ thuật tập thơ Anh đom đóm của Võ Quảng

2 Lịch sử vấn đề

Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nhận định về thơ Võ Quảng nói chung và một số tập thơ của ông như: Nẵng sớm, Măng tre, Anh đom đóm Với tập thơ Anh đom đóm cũng có

nhiều đánh giá, nhận xét khác nhau tuy nhiên còn tản mạn

Trang 4

Khoa luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

Trong bài “Vài cảm nghĩ về thơ văn Võ Quảng”, Vũ Ngọc Bình đã viết

“Trong ngót trăm bài thơ đã in của Võ Quảng, tôi lưu ý đến một trong những

bài đặc sắc của thơ anh là một bài đã được lay lam tựa cho một tập thơ in năm

1970 Đó là bài Anh đom dom [ ] Anh dom dom là một bài thơ đẹp Như có lần tôi đã viết, vẻ đẹp tư tưởng, vẻ đẹp triết học của mỗi bài thơ cho tuổi thơ, đâu có hiện diện quá những từ ngữ phô trương hùng biện mà thường khi náu kín trong một hình tượng thơ, một tứ thơ tưởng như nhỏ bé”

Còn Vân Thanh trong bài “Võ Quảng và Văn học thiếu nhi’’ cho rang:

“Với thơ, anh chỉ chuyên viết cho lứa tuổi nhỏ Qua những bài thơ xinh xắn, nhẹ nhàng, anh khai thác nhiều chủ đề nhưng phần chủ yếu anh muốn truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây loài vật, sự bừng tỉnh của những mam non chồi biếc, để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp”

Giáo sư Phong Lê đã nhận định “Thơ Võ Quảng là thế giới của con trẻ

và thế giới của hoa cỏ, loài vật qua cách nhìn của con trẻ Một thế giới vui

ngộ, cái vui lao động, nảy nở, sinh sôi”

Như vậy những lời nhận xét, đánh giá mới chỉ dừng lại ở những nhận định bao quát, chưa đi sâu nghiên cứu nghệ thuật thơ Võ Quảng trong một tập thơ cu thé

Theo toi, Anh dom dom 1a mét tap thơ có nhiều nét tiêu biểu đặc trưng

cho nghệ thuật thơ Võ Quảng Những công trình nghiên cứu về thơ Võ Quảng nói chung và một số tập thơ của ông đã gợi cho tôi suy nghĩ và lựa chọn đề tài: Nghệ thuật tập thơ Anh đom đóm của Võ Quảng làm khóa luận tốt nghiệp của mình

3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu nghệ thuật tập thơ 4ø đom đóm của Võ Quảng

Trang 5

- Đánh giá giá trị nghệ thuật của tập thơ với việc giáo dục trẻ Mẫu giáo

Đồng thời nâng cao năng lực cảm thụ thơ của bản thân, phục vụ cho việc giảng dạy thơ Võ Quảng trong trường Mầm non

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghệ thuật các bài thơ trong Anh dom dom

- Giá trị nghệ thuật mà tập thơ mang lại trong việc giáo dục trẻ Mẫu giáo

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tập thơ Anh đơm đóm-NXB Kim Đồng(1970)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một số đặc sắc về nghệ thuat trong tap tho Anh dom dom cia Võ

Quang

- Giá trị nghệ thuật của tap tho Anh dom dom trong việc giáo dục trẻ

Mẫu giáo

6 Giá thuyết khoa học

Nếu phát hiện ra được những đặc điểm nghé thuat trong tap Anh dom dom sé nâng cao năng lực cảm thụ, kĩ năng miêu tả của người giáo viên Mầm

non, nâng cao chất lượng việc giảng dạy thơ nói chung và thơ Võ Quảng nói riêng trong trường Mam non

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

§ Kết cấu khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:

*Chuong 1: Nghé thuat tap tho Anh dom dom cua V6 Quang

Trang 6

Khoa luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

*Chương 2: Gia tri nghé thuat tap tho Anh dom dom với việc giáo dục

trẻ Mẫu giáo

Trang 7

NOI DUNG CHiNH

CHUONG 1: NGHE THUAT TAP THO ANH DOM DOM CUA

NHA THO VO QUANG

1.1 Đề tài

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố

thuộc những bình diện khác nhau như: đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn

ngữ, nhân vật, hình tượng Trong đó dé tai có vai trò không nhỏ trong việc quyết định lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật cho tác phâm Văn học thiếu nhi

mở ra một chân trời sáng tạo bao la với nhiều đề tài phong phú Để thơ dễ đi vào tâm hồn các em thì các nhà thơ phải chú ý khai thác những đề tài quen

thuộc với các em Đó là con đường mà nhiều tác giả lớn của văn học thiếu nhỉ

đã đi, trong đó có Võ Quảng

Nhìn bao quát có thê thấy tap tho Anh dom dom cua nha tho Võ Quảng

nổi lên 3 mảng đề tài lớn: thiên nhiên, loài vật — đồ vật và cuộc sống sinh hoạt

của thiếu nhỉ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

1.1.1 Thiên nhiên

Tap tho Anh dom đóm gồm 23 bài Đề tài thiên nhiên chiếm một phần

rất lớn tập thơ(10/23 bài thơ) Thiên nhiên trong thơ Võ Quảng là một thiên nhiên quen thuộc của nông thôn Việt Nam Ấy là nắng, là gió, là mưa, là trăng sao, là cây măng tre hay là chiếc cầu vồng với trăm màu óng ánh Võ Quảng

đã đưa các em vào thế giới thiên nhiên xung quanh mình, tìm ra ở đó nhiều điều lý thú Tắm lòng đôn hậu và trong trẻo của nhà thơ hiện ra ở mỗi bài thơ, làm nên dáng vẻ riêng của thơ thiên nhiên Võ Quảng Ngắm nhìn cảnh vật với

sự trìu mến, ông có những phát hiện bat ngờ, lý thú:

“Tre vui, tre cw0i Kiu ca kiu kit!

Trang 8

Khoa luật tốt agiiệp đại hoe NUguyén Fi Foat

Chim vui, chim cười

Riu ra riu rit Gió vui, gió cười Trong thông vi vút

Hoa vui, hoa cười

Trong cành trắng muốt”

(Tre vui tre cười) Cùng với nhạc điệu của lời thơ, tình cảm yêu mến rộng mở đối với

thiên nhiên Ông trang thu chính là khám phá của một em bé khi bắt đầu bước

sang tuổi thiếu niên Những nhận xét ở đây ít nhiều đã có sự tinh tế Ngắm ông trăng thu:

Khuya về tắm mát trong ao Quậy nước ào ào

Vui mừng con giếc Tré mung tiu tit Con chép đùa trăng

(Ông trăng thu) Thơ Võ Quảng còn đưa các em vào Câu chuyện một chiều xuân:

Ông mặt trời vén mây

Mim cười nhìn xuống đất Thấy mưa roi lat phat Phủ cây cối mờ mờ, Óng ả một mành tơ Giữa chiều xuân ấm áp Một buổi chiều xuân với tiết trời ấm áp, với những hạt mưa rơi lất phat

là những đặc trưng của mùa xuân Và rồi mặt trời cũng giúp lau sạch cơn

Trang 9

mưa “Bỗng chú Gió tỉnh nghịch” ở đâu xuất hiện “làm châu rơi, tan vỡ!”

Thế nhưng:

Mặt trời không bỏ dở Cuộc triển lãm ngày xuân Trải bên trời mênh mông Một cầu vồng nghìn sắc

(Câu chuyện một chiễu xuân) Thiên nhiên chiều xuân hiện lên thật đẹp Ở đó các em có thể mơ

mộng, thả hồn với thiên nhiên, mang lại cho các em một “sinh khí” căng đầy

nhựa sống của đất trời mùa xuân

Hay thiên nhiên chỉ là một cây tre mộc mạc và giản dị:

Tôi cây măng tre Mọc lên giữa bụi

Chưa tròn một tuối

Cành chửa thành cành

Lá vừa nây xanh Mỏng như cánh bướm

(Cây măng tre)

Ta còn bắt gặp thiên nhiên trong thơ Võ Quảng với chiếc cầu vồng lung linh những sắc màu:

Màu tím, màu chàm Xanh lơ, xanh thẫm

Da cam, đỏ thắm

Vàng nhạt, vàng nung

Mờ ảo, tưng bừng

Thêm nhiều sắc lạ Hoa hòe, cánh trả

Trang 10

Khoa luận tốt qgiiệp đại lọc NUguyén Fa Float

Cé vit, thanh thién,

La ma, hoa hién

Canh sen, hoa ly

(Tôi cầm một chiếc giỏ) Chiếc cầu vồng sau cơn mưa hiện lên thật lộng lẫy và huy hoàng trước mắt trẻ thơ!

Ngắm nhìn trời sao, người xưa và cả người nay phóng trí tưởng tượng tạo ra bao câu chuyện đẹp với vần thơ hay Võ Quảng đã góp tiếng nói riêng của mình qua khám phá! Ngôi sao sáng lung linh đang lao động, đang “vui làm việc - mãi đến lúc hửng đông” mới về nghỉ:

Sao Thần nông tỏa rộng Một chiếc vó bằng vàng Đón những sao dọc ngang

Như tôm cua bơi lội

Phía đông nam rời rợi

Ai đặt một chiếc nơm

Rờ rỡ ngôi sao Hôm Như đuốc đèn soi cá Bên trời đang rộn rã

Cả nhóm Đại hung tinh Buông gàu bên sông Ngân

Suốt đêm lo tát nước

(Ngàn sao làm việc) Bài thơ thật giàu ý nghĩa giáo dục, nhưng không phải là một bài học lý thuyết

Qua những bài thơ viết về thiên nhiên đành cho các em đã cho ta thấy, thiên nhiên dưới ngòi bút của Võ Quảng đã gây cảm xúc suy nghĩ đối với lứa

Trang 11

tuổi nhỏ Hiểu cho đúng tâm sinh lý của từng lứa tuổi không phải là dễ Võ

Quảng đã vượt qua được sự quan sát tinh tế nhưng nhiều lúc chỉ đứng ở dáng

vẻ bên ngoài của cái thuở Thấy cái hoa nở để đi vào chiều sâu của chính cảnh vật Từ đó ông gửi gắm vào cảnh vật những ý tưởng sâu xa hơn khiến hình tượng thơ có tính xúc động trong tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho các em tình yêu đạt dào với thiên nhiên tươi đẹp

1.1.2 Loài vật — đồ vật

Song hành cùng thiên nhiên là loài vật Những con thú vô cùng đáng yêu không chỉ là người bạn tâm tình của trẻ thơ mà qua đó — những hoạt động của chúng dưới cái nhìn của trẻ thơ là những cách cư xử, giao tiếp, bài học đạo đức nhẹ nhàng mà “thấm đẫm trang giấy” của tác giả dành cho các em Sẽ thật thiếu sót nếu như nhắc đến thơ Võ Quảng mà không nhắc tới mảng để tài này Trong số 9/23 bài thơ trong tap tho Anh dom dom viét về đồ vật, loài vật

thì có 6 bài viết về loài vật

Anh dom dom \a mot vườn bách thú khá giàu chim thú và những con vật thường thấy ở mỗi vùng quê Việt Nam Ta gặp trong thơ Võ Quảng một

xã hội loài vật rất đông vui, nhộn nhịp với những tiếng kêu, tiếng hót ríu ran

giống như cái xã hội nhộn nhịp, ríu rít ¡nh ỏi những tiếng hát, tiếng nói cười của trẻ thơ Nhà thơ viết về những con vật như viết về chính những cảm xúc, những suy nghĩ của tuổi thơ mình và bạn đọc thơ ông như cũng được gặp chính tuổi thơ mình ở đó

Gà Mái Mơ cùng Gà Sống, Nghé Tơ; cùng ngỗng và cả Cò với Vịt đều chăm lam chăm làm Riêng chỉ có Lợn thì lúc nào cũng:

Trang 12

Khoa luận tốt qgiiệp đại lọc NUguyén Fa Float

Còn con trâu đã chém thằng Mỹ “rách bươm như xơ mướp” có một sở

thích thật là ngộ:

Dưới địa đạo không cỏ

Tôi thích sống ngoài trời

“Thần Sấm”, “Con Ma” rơi Tôi được nhìn tận mắt

(Con trâu vành đai)

Ai đó? Mời vào Một hoạt cảnh thật vui, những “nhân vật” ở đây như:

Thỏ, Nai, Vạc, Gió chưa hề quen nhau mà đầy lòng hiếu khách Biết bao thế

hệ ông bà nội, ngoại từng ngồi bên cháu trước những trang tranh truyện Mở cửa để cùng nhận diện mấy vị khách lạ sau tiếng gõ cửa:

vật, từ con cò tới đàn chim yên tâm ngủ kỹ Nhà thơ thả trí tưởng tượng bay

bổng tạo nên khung cảnh bình dị đáng yêu, nhưng cũng đầy hư ảo về đêm:

Trang 13

Có thể nói dưới ngòi bút của Võ Quảng, thế giới xung quanh như bừng

sáng lên, rực rỡ hơn Từ thế giới loài vật cho đến các đồ vật như cái mai, cái

chỗi, xe cút kít cũng trở nên sống động, cũng có tâm hồn, có tình cảm, có ước

mơ, có suy tư, đôi khi có cả một triết lý rõ rệt về lý do tồn tại của bản thân

mình Đó là một món ăn tinh thần rất quý, bồi bổ cho tâm hồn của các em

Các em được biết đến một chị chối tre cần mẫn, lặng lẽ, không ngại khó, ngại ban làm cho môi trường sống của các em luôn sạch sẽ, để các em được vui

chơi với nhau trong môi trường tốt nhất:

Trang 14

Khoa luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

Hay chiếc mai đã lập biết bao chiến công, chiến tích trong công cuộc đánh giặc giữ nước sau:

Hai mươi năm gian lao Hai mươi năm thắng giặc

Noi nao can, có tôi

Chỗ nào khó, có mặt

(Cai mai)

Võ Quảng đã thôi vào hồn loài vật, đồ vật sự vui tươi, đọc thơ ông miêu tả những con vật rất ngộ nghĩnh, đáng yêu mang những nét, những tính cách như trẻ thơ Từ những em bé lớp mẫu giáo cho đến những em thiếu nhỉ

những lớp trên đều thấy như vừa uống cốc nước dừa thơm, được ăn que kem

ngọt, một cảm giác tươi mát tràn ngập tâm hồn, khiến các em sẵn sàng làm một việc gì đó tốt đẹp và có ích, sẵn sàng thương yêu và trân trọng mọi vật, mọi người xung quanh Thực sự Võ Quảng đã đem lại cho trẻ thơ những bài học giáo dục đơn giản, nhẹ nhàng mà rất có ý nghĩa với các em Tuy là mảng

dé tài không mới mẻ nhưng cách nhìn, cách miêu tả của Võ Quảng đã làm cho

thơ viết về loài vật, đồ vật của ông mang vẻ độc đáo, riêng biệt

1.1.3 Cuộc sống sinh hoạt của thiếu nhỉ thời kháng chiến chống Mỹ

Viết về cuộc sống sinh hoạt của thiếu nhi thời kỳ kháng chiến chống

Mỹ cứu nước đã xuất hiện nhiều tên tudi để lại trong lòng bạn đọc như: Phạm

Hồ, Tô Hoài, Định Hải Võ Quảng cũng dành 4/23 bài thơ trong tap tho Anh dom dom dé viết về đề tài này

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là sự đóng góp lớn lao của biết bao lớp người; từ già - trẻ, gái — trai cho đến những em bé thiếu niên, nhi đồng Thiếu nhi Việt Nam sinh ra trên mảnh đất anh hùng với truyền thống yêu nước từ ngàn xưa dé lai, các em đã góp phần không nhỏ để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trang 15

Chúng ta bắt gặp “Bảy em chăn trâu” miền Nam mưu trí đã dùng lá dừa

làm thành chiếc cáng đưa cán bộ bị thương vượt qua đồng trống trước mặt

bọn giặc:

Bảy em chạy khắp Nhặt những cọng dừa Chắp những cành thưa Làm thành cái cáng, Thay phiên bảy bạn Khiêng chị bị thương

(Bảy em chăn trâu) Chúng ta được thấy tâm hồn đẹp đẽ của em bé miền Bắc từ hậu phương qua bài thơ Thư gửi cho anh, anh đang ở chiến trường xa Trong tưởng tượng của em, người anh hiện lên thật hiên ngang:

Hành quân diệt Mỹ Anh bước hiên ngang Đeo khẩu súng “côn”

Thích ơi là thích!

Em nhắn, nếu anh bị thương phải báo ngay cho em biết, em sẽ lớn nhanh như ông Thánh Gióng đi ngay ra trận xin cấp chỉ huy đánh giặc thay cho anh

Bên cạnh những vần thơ ca ngợi các em trong cuộc kháng chiến còn là lời chị ru em ngủ của một em bé đã lớn nhưng lại rất ra dáng một bà chị đảm đang giàu tình thương em:

Ngủ đi em hỡi Cái ngủ cho ngon!

Cho mau lớn khôn,

Cho ngày lại sáng

Trang 16

Khoa luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

Thém nhiéu bau ban Thêm lá, thêm cành,

Cho đồng thêm xanh Cho vườn thêm mát

(Chị ru em ngủ) Cũng có những bài thơ mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng:

Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón

(Ai đậy sớm) Phần thưởng cho người dậy sớm, cho em bé lúc dậy sớm là hương hoa,

là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buôi sáng đang chờ đón đề đón

chào em, thật thú vị biết bao Cũng từ đó các em ý thức ngay được nhiệm vụ học tập của mình

Điều làm cho Võ Quảng thành công ở mảng đề tài này chính là ông đã nhìn bằng con mắt của trẻ nhỏ, nói lên những suy nghĩ, ước mơ rất giản dị của các em như chính nhà thơ đang sống cùng các em trong những ngày tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, giúp các em có nhận thức mới về cuộc sống, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, con người

1.2 Thể thơ

Các bài tho trong tap tho Anh đom đóm được viết theo nhiều thể thơ

khác nhau Các câu thơ có chung đặc điểm là ngắn gọn, đễ nhớ, có từ 3 chữ

đến 5 chữ Trong tập thơ có 10/23 bài thơ viết ở thể thơ 4 chữ, 6/23 bài thơ

viết ở thể thơ 5 chữ, 3/23 bài thơ viết ở thể thơ 3 chữ và viết ở thể thơ tự do

có 4/23 bài thơ

Trang 17

Võ Quảng hoàn toàn có lý khi ông nhận xét: “khoảng cách 3 năm giữa một em bé 3 tuổi với một em bé 6 tuổi là rất xa Khoảng cách sáu mươi năm giữa một thiếu niên mười bốn tuổi với một cụ già bảy mươi tuổi lại rất gần Hai ông cháu cách nhau sáu mươi năm khi chuyện trò vẫn hiểu nhau được” Mỗi lứa tuổi lại có một trình độ nhận thức và thẩm mỹ riêng, các em từ 5 đến

9 tuổi thích đọc những câu thơ ngắn hai đến bốn chữ Các em 10 đến 13 tuổi

lại thích hợp loại câu thơ dài hơn có năm đến tám chữ Đặc điểm đó của tuổi

thơ đòi hỏi người cầm bút phải có nhiều cố gắng Viết cho các cháu tuổi mẫu giáo khác với viết cho các cháu tuổi nhi đồng với các lứa tuổi trên Vì vậy, không xác định rõ đối tượng sáng tác sẽ không được các cháu thiếu nhi yêu thích

Viết cho lửa tuổi nhi đồng, Võ Quảng thường hay chọn các thé tho ba chữ, bốn chữ, năm chữ Điều ấy có lẽ bắt nguồn từ ý thức muốn phục vụ đối tượng, muốn cho sáng tác của mình đến với các em Võ Quảng thường tỏ ra thành công ở các thé thơ này

Với thể thơ ba chữ, trẻ mẫu giáo và trẻ em vào lớp 1, 2 rất thích bài thơ

Mở cửa Thê thơ ngắn gọn, mỗi con vật xuất hiện gắn với nét đặc trưng của

cơ thể: chú Thỏ với đôi tai dài, Nai có đôi gạc thật cứng Lời thơ ngắn gọn,

nhạc điệu vui tươi như một bài hát đối đáp, vui chơi của các em:

Trang 18

Khoé luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

-Néu 1a Vac

Cho xem chan

(Mở cửa) Đọc Anh đom đóm các em còn thấy hình ảnh “chị chỗi tre” với những hành động dứt khoát, chị nhanh nhẹn làm công việc hàng ngày của mình Thể thơ ba chữ lại phát huy hiệu quả công việc miêu tả hoạt động nhịp nhàng của

chị chối tre cùng với những hoạt động khẩn trương của các con vật khác:

Chị chỗi tre Bước vào nhà,

Lay khan ra Bịt vào mũi

Và chị chối

Quét roặc, roặc!

Quét xó bếp, Quét gầm giường, Nhện cuống cuồng,

Co cang chay, Gian lay bay Bay tứ tung Cóc lăn đùng Nhảy cút mắt

(Chuyện chị chổi) Thơ Võ Quảng còn là sự trân trọng, lòng yêu thương con người, các em

bé 4 đậy sớm là bài thơ quyến rũ người ta với cái nhịp thơ ba chữ một, ba chữ một như một tiếng chuông reo, gọi đến buổi sớm, đến gặp ban mai:

Ai dậy sớm

Trang 19

Bước ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón

Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Cỏ vừng đông Đang chờ đón

Ai dậy sớm Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón Bài thơ đưa các em vào một thế giới kỳ diệu ngát hương, trong lành sẵn sàng “chờ đón” những em bé chăm chỉ

Những bài thơ ba chữ rất nhộn với nhịp thơ nhanh, sôi nối phù hợp với

những cuộc vui chơi của trẻ Nó con lam tho V6 Quang mang dang dap phim hoạt họa với ngữ cảnh ngắn, luôn biến đi

Thể thơ bốn chữ được tác giả sử dụng nhiều nhất trong tap Anh dom đóm bởi vì thê thơ này gần gũi với lối hát đồng dao của trẻ, với những bài vè mang tính tự sự Đây cũng là thé tho truyền thống của dân tộc được các nhà thơ sử dụng viết cho thiếu nhi như: Huy Cận, Định Hải, Phạm Hồ đều có những bài thơ hay được làm theo thể thơ bốn chữ Sử dụng thê thơ này không

có gì làm mới mẻ nhưng Võ Quảng lại kết hợp với tiết tấu dồn dập làm cho bai thơ mang nét mới lạ Trong bài 7z gửi cho anh, thê thơ bốn chữ được kết hợp với tiết tấu đồn dập:

Em sẽ lớn lên

Trang 20

Khoa luận tốt qgiiệp dai hoe NUguyén Fa Float

Nhanh như ông Gióng,

Em đánh ngựa phóng Đến cấp chỉ huy

Em cố xin đi Theo anh đánh giặc Cùng viết về đom đóm theo thể thơ bốn chữ, song các nhà thơ Phạm

Hỏ, Quang Huy và nhà thơ Liên Xô I-ri-na đều có cách khai thác riêng, không

giống nhau, tuy cũng có điểm chung là hết sức nâng niu, yêu mến cái chấm sáng bé nhỏ khiêm tốn ấy

Dom đóm ở đây có vẻ “anh chị” lắm Còn Phạm Hồ lại như một em bé

ngây thơ, nũng nịu hỏi cái chấm sáng bé tí ấy:

Anh đom đóm ơi Đèn anh xanh ngắt Gió thôi không tắt Anh xách đi đâu?

-Tôi ra đầu cầu Lập lòe soi lối Cho cóc tối tối

Trang 21

Võ Quang thi sao? Ong lại nhìn đom đóm dưới góc độ chuyên cần Qua lời thơ nhẹ nhàng ông như thủ thỉ với các em:

Mặt trời gác núi Bóng tối lan dần Anh đóm chuyên cần Lên đèn đi gác

(Anh dom dom)

Sự tỏa sáng dù nhỏ nhoi của anh đom đóm là tín hiệu của sự bình yên, của một sinh thể có ích cho cuộc sống Quả thực Võ Quảng đã rất tỉnh tế nắm

bắt được những nét đáng yêu trong cuộc sống và thể hiện ra thơ một cách tự nhiên và được các em hào hứng đón nhận

Thể thơ bốn chữ cùng nhịp thơ 2/2 gợi âm hưởng lời ru êm ái, nhịp nhàng và hơi thở đều đều, yên bình của trẻ nhỏ trong bài Chị ru em ngủ:

Chị ru em ngủ Cái màn vừa rũ

Cũng đã ngủ rồi

Cái chiếu, cái nôi

Cũng đều ngủ cả Cái giàn, cái giá

Cái bát, cái mâm

Thúng, mủng, quang, giành Ngáy theo nhịp thở

Câu thơ nhẹ nhàng du dương như hòa theo lời ru của chị đưa em vào giấc ngủ êm đềm

Thể thơ năm chữ được hiện lên trong cái nhìn ký thú của Võ Quảng Những bài thơ năm chữ nhịp nghỉ dài hơn, sử dụng nhiều thủ pháp kể và tả

Trang 22

Khoa ludn tét aghiép dai hoe NUguyén Fi Fooat

hơn Hầu hết đó là những bài thơ miêu tả thiên nhiên va thé giới loài vật: Gió,

Chu nang sớm, Con trâu vành đai, Ngàn sao làm việc

Trong đó, bai tho Ngan sao làm việc có một cái nhìn khá riêng biệt, độc

đáo:

Sao Thần Nông tỏa rộng Một chiếc vó bằng vàng Đón những sao dọc ngang

Như tôm cua bơi lội

Phía đông nam rời rợi

Ai đặt một chiếc nơm

Rờ rỡ ngôi sao Hôm Như đuốc đèn soi cá Những ngôi sao không được nhìn dưới góc độ cái đẹp thơ mộng đầy chất văn mà dưới góc độ cái đẹp toát lên trong lao động Giữa trời vằng vặc,

ngàn sao hiện lên mang ánh sàng của một đêm hội làm việc say sưa và rộn rã

Những câu thơ dài hơi làm bài thơ liền mạch trong ý tứ, trong sự liên tưởng phong phú

Trẻ em vốn hiếu động và luôn luôn thích sự thay đổi, sự khác đi Cũng giống như các em không thích ăn một món mà lại thích thưởng thức nhiều món khác nhau Các em không thích ngồi chơi một chỗ mà lại thích chạy nhảy, chơi đùa ở mọi chỗ Các em không chỉ nhìn về một hướng mà còn nhìn

ở mọi hướng khác Và khi nghe thơ hay đọc thơ cũng vậy, các em không chỉ thích nghe hay thích đọc những bài thơ viết theo một thể nhất định mà còn vô

cùng say mê với những bài thơ được viết ở thé thơ tự do Những bài thơ với

những câu thơ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ được đan xen với nhau mang lại cho trẻ

Trang 23

thơ bao điều hấp dẫn Các em như được thưởng thức một món ăn được pha

trộn với nhiều nguyên liệu, hương vị khác nhau Bởi vậy mà thơ viết cho các

em, rat nhiều người, nhiều nhà thơ lớn trên thế giới khuyên là nên viết theo thé thơ tự do Trong các bài: Cảw chuyện của Gà Mái Mơ, Đàn sếu, Thác

nước của Võ Quảng cũng được thê hiện cách viết tự do khá hấp dẫn Và bài

thơ Ông trăng thu cũng không nằm ngoài vòng xoáy ấy Chúng ta hãy cùng nhau đọc những vần thơ này để minh chứng cho điều đó:

Khuya về tắm mát trong ao Quậy nước ào ào

Vui mừng con giếc Trê mừng tíu tít Con chép đùa trăng

Ông trăng tròn Vui cười giòn Trong lau lách

Sự thay đổi linh hoạt số chữ trong các câu thơ làm nên sự biến đổi liên

tục của tiết tấu, nhạc điệu thích hợp với tính cách hiếu động của trẻ

Có thể nói 23 bài tho trong Anh dom dom 1a 23 cach thé hién khac nhau trong 4 thé tho thật phong phú hấp dẫn với bạn đọc nhỏ tuổi Theo Võ Quảng điều quan trọng trong thơ là phải tạo nên được những rung cảm mới trước

cuộc sống mới, tạo thế giới kỳ lạ thích thú, kích thích trí tưởng tượng cho các

em và ông đã làm được điều đó, ông đã thôi được cái hồn của cuộc sống vào trong thơ mà không phải nhà thơ nào cũng làm được

1.3 Nhạc điệu

Trang 24

“Xhoá luận tốt agiiệp đại lọc (guuyên Cú 20oqf

Chúng ta đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi: Cái diệu kỳ trong thơ là gì mà chỉ có trẻ em và nhà thơ mới hiểu và biết? Câu trả lời thật đơn gián: sự đồng cảm giữa nhà thơ và các độc giả “tí hon” chính là nảy sinh từ nhạc điệu của các câu thơ Bởi nó là thứ tác động trực tiếp đến giác quan trẻ nhỏ nên Võ Quảng sáng tác cho các em những bài thơ đầy chất nhạc, đến độ các em bốn, năm tuổi cũng rất thích lặp đi lặp lại Trong tập tho Anh dom dom, nha thơ đã

khai thác tốt nhạc điệu nhanh, gấp, vui Hãy đọc bài 7ác nước, nước cuốn

ào ào, mạnh mẽ được diễn tả:

Thác nước Xùi bọt Trắng phau

Gọi nhau

-Chạy cho maul Chạy cho mau

Ra đến sông Cuốn sạch bong Những rơm Những rác!

Ở bài chuyện chị chối âm thanh lại điễn tả hoạt động nhịp nhàng của chị chỗi và các hoạt động khẩn trương của các con vật khác:

Và chị chối Quét roặc, roặc!

Quét xó bếp, Quét gầm giường, Nhện cuống cuồng,

Co căng chạy,

Trang 25

Gian lay bay Bay tu tung Coc lan ding Nhay cuit mat Bai Tre vui tre cwoi cling 1a bai tho khai thác tot nhac diéu phù hợp với

ý thơ — việc đó ảnh hưởng đến chất lượng của bài thơ

Có thể nói thơ Võ Quảng giàu nhạc điệu làm cho người đọc dễ cảm xúc phát huy được chủ đề tư tưởng Cũng nhờ nhạc điệu đó mà các em có thể vừa hát vừa chơi Thơ Võ Quảng thường chắc, khỏe, với những từ láy, những

thanh trắc, cách gieo vần đễ nhớ, dễ thuộc

1.3.1 Thanh điệu

Thanh điệu là nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Võ Quảng Thống kê các

câu kết trong 23 bài thơ ở tap Anh dom dom thi cả 23 bài thơ đều chấm hết ở

vần trắc

Võ Quảng đã sáng tạo ra những từ tượng thanh rất đắt và những từ ấy

cũng toàn vần trắc cả Đọc Anh đom đóm một loạt những âm thanh của thế

giới thiên nhiên, loài vật, đồ vật cứ vang động mãi trong tâm hồn các em

Suối trên non “róc rách”, chim kêu “ríu rít”, trâu di “đủng đỉnh”, gà Mái Mơ

“Tục, tục, tác!”, lợn “Nhọc, nhọc, nhọc!”, xe cút kít “Lọc cọc, lạch cạch”, cái chối quét “roặc, roặc”, tiếng go cửa “Cốc, cốc, cốc!” Mật độ thanh trắc trong

một số câu thơ dày đặc kết hợp mảng từ tượng thanh tạo nên hiệu quả bất ngờ:

Trang 26

Khoa ludn tét aghiép dai hoe NUguyén Fi Fooat

Thay lá me

T TB Rơi ngập đất

Chi chéi quét

T T T Roặc! Roặc! Roặc

Âm điệu câu thơ nhanh, khỏe nhấn mạnh công việc thầm lặng mà vô

cùng ý nghĩa của chị chối tre Âm vực chủ đạo là âm vực cao do các tiếng có thanh trắc tạo nên Câu thơ nhanh, dứt khoát làm nỗi bật đức tính cần cù,

chăm chí của chị chối tre

Nhịp điệu và âm sắc trong thơ Võ Quảng là tiếng vang trong trẻo của

tâm hồn nhà thơ Một cái gì đó vừa trầm ấm, đôn hậu, vừa ngộ nghĩnh, vui

tươi, rất gần gũi với bạn đọc thiếu nhi

1.3.2 Cách gieo vẫn

Đã là thơ thì phải có vần Nhưng gieo vần thế nào đề lời thơ ngân nga,

câu thơ có nhạc điệu là điều rất khó Thiếu nhi thích đọc thơ Võ Quảng vì nó

vui nhộn và cũng vì nó có vần điệu nhịp nhàng, dễ nhớ

Trong cả khổ thơ, đoạn thơ dài có khi tác giả chỉ gieo vần ở hai câu

nhưng vẫn làm cho nhịp thơ liền mạch, dễ nhớ:

Ông trăng thu Tròn vành vạnh

Di rai gam Doc duong lang

Rai lua min mang

Trang 27

(Ong trang thu) Tuy số lượng vần được gieo trong các bai tho ít nhưng thơ Võ Quảng vẫn đi vào lòng con trẻ nhờ những hình ảnh ngộ nghĩnh

Bài 4i đậy sớm theo thê thơ ba tiếng, gieo vần chân theo từng cặp bằng trắc nối nhau liên tục như cách gieo vần của bài đồng dao: Tập đầm vông:

“Tập tầm vông; Chị lấy chồng; Em ở góa; Chị ăn cá; Em mút xương; Chị nằm giường; Em nằm đất; ”, gồm ba khổ, mỗi khổ( bốn dòng) diễn đạt một ý:

Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa Đang chờ đón

AI dậy sớm

Đi ra đồng

Cỏ vừng đông Đang chờ đón

Trang 28

Khoa ludn tt nghiép dai hoe NUguyén Fi Foat

Qua cách gieo vần, cách đùng âm điệu và ngắt nhịp linh hoạt ở từng bài

thơ, Võ Quảng đã tạo nên những vần thơ giàu nhạc điệu Chính nhạc điệu đó

làm cho người đọc dễ xúc cám, nhờ đó phát huy được chủ đề tư tưởng Cũng nhờ nhạc điệu đó nên thơ của Võ Quảng các em có thể vừa hát, vừa vui chơi

và nhảy múa được Đó là một trong nhiều nguyên nhân làm cho các em yêu thơ Hiện nay rất nhiều em làm thơ Ta có những nhà thơ tí hon Những buổi chiều gió mát ngồi trên lưng trâu, các em bỗng hứng lên ngâm thơ, rõ ràng thơ cho các em đã đi vào tâm hồn các em, làm rung lên những dây tơ đẹp nhất!

1.4 Nghệ thuật miêu ta thién nhién, loai vat trong tap tho Anh dom dom của Võ Quảng

Với thơ, Võ Quảng chỉ chuyên viết cho lứa tuổi nhỏ Qua những bài thơ xinh xắn, nhẹ nhàng, ông khai thác nhiều chủ đề nhưng phần chủ yếu ông muốn truyền đến cho các em lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, sự bừng tỉnh của những mầm non chồi biếc, để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp Thơ Võ Quảng đem đến cho các

em những rung động nhẹ nhàng và tinh tế trước cảnh vật quen thuộc xung

quanh Chính qua thế giới sinh động và tươi tắn của cỏ cây, hoa lá; của thiên nhiên quanh ta và những con vật nhỏ bé, ông dạy cho các em quan sát, khám phá một cái gì độc đáo, riêng biệt, từ đó làm nảy sinh trong các em lòng tin yêu cuộc sống

Trước hết, xin nói về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong tập thơ Anh dom đóm của Võ Quảng Đây là tập thơ thứ tư của Võ Quảng viết cho thiếu nhi được in và xuất bản với 23 bài thơ Đề tài thiên nhiên chiếm một phần lớn tập thơ Thiên nhiên trong thế giới thơ Võ Quảng cụ thê và sống động biết

Trang 29

bao, bởi được nhìn với con mắt rất tỉnh tế và có hồn Chúng ta hãy cùng đọc những câu thơ trong bài 7ác nước:

Mưa to!

Khắp mô gò

Biến thành Thác

Những thác nước Nhảy chồm chồm Qua gốc,

Đánh một phóc Qua hốc

Lao nhanh

Về phía trước Miêu tả những thác nước do trận mưa mang đến chỉ bằng những câu

thơ 2 chữ, 3 chữ kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh: “nhảy” chồm chồm, “đánh” một phóc, “lao” nhanh và nhịp điệu nhanh, gấp Một cảnh

tượng mà thiên nhiên mang đến như đang diễn ra một cách sống động trước mắt các em Mưa to khiến khắp các mô gò biến thành những thác nước và rồi:

Thác nước

Xủi bọt

Trắng phau

Gọi nhau:

- Chay cho mau!

Chay cho mau Thác nước ngày một lớn, ngày một dữ dội Chúng cùng gọi nhau chạy cho thật mau đề ra đến sông rồi về biên Đông Người đọc thấy mình như đang chạy theo và cuốn theo đòng thác ấy

Trang 30

“Xhoá luận tốt agiiệp đại lọc (guuyên Cú 20oqf

Đến với bài Søw zmưa, các em sẽ nhìn thấy điều gì khi cơn mưa đã đi qua trong một bồi chiều hè nóng nực:

Vườn sau ngõ trước Nước ngập tràn đầy

Mưa tạnh, cỏ cây

Trở màu tươi mát

Đất trời lau sạch

Tan hết bóng mây Gió thôi hây hây

Chiều về mát rượi

O! Sau mua Trời tạnh “Nước ngập tràn đầy” Nhưng kìa Thiên nhiên đang chuyển mình đấy Cỏ cây trở nên tươi mát này Bóng mây cũng được đất trời lau sạch hết rồi Và sau cơn mưa còn mang đến một làn gió mới: “Gió thôi hây hây” làm chiều hè nóng bức trở nên mát rượi Chỉ bằng những câu thơ bốn chữ với cách ngắt nhịp 2/2, Võ Quảng đã vẽ ra cho trẻ nhỏ một khung cảnh thật thân quen của buổi chiều hè khi mưa tạnh Và ai cũng có thể nhìn thấy những cảnh tượng ấy ở mỗi vùng quê Việt Nam Võ Quảng cũng nhìn thấy Nhưng những gì mà Võ Quảng nhìn thấy, cảm nhận được; ông không nói bằng ngôn ngữ thông thường mà lại nói bằng ngôn ngữ của thơ ca Chính

bởi vậy một hiện tượng bình thường, gần gũi, thân thuộc lại trở nên thật đẹp

trong mắt trẻ thơ Đó chính là một trong những thành công lớn của Võ Quảng

Ấy là quang cảnh của chiều hè sau mưa Thế còn đối với mùa xuân? Sau cơn mưa, chiều xuân có gì thay đối không?

Trang 31

Tung hào quang tỏa khắp Đốt lập lòe như thắp Giọt mưa đang trên cành Làm hoa cỏ long lanh Như kim cương ngọc bích

(Câu chuyện một chiều xuân)

Võ Quáng không chỉ cho các em khám phá chiều hạ sau cơn mưa mà còn đưa các em tới những đổi thay của một buổi chiều xuân khi mặt trời đã

nhặt mây xốp lau sạch hết cơn mưa Nếu như chiều hè với trận mưa như trút

nước thì những hạt mưa rơi lất phất lại là đặc trưng của mùa xuân Mùa nào cũng vậy, sao khi mưa là mặt trời xuất hiện làm tan hết cơn mưa Nhưng với mùa hè, sau mưa là sự tươi mát của cỏ cây, là làn “gió théi hay hay” xua di cái nóng bức của buổi chiều hè thì chiều xuân sau mưa là ánh hào quang tỏa khắp trên vườn đào, vườn dưa, là những giọt mưa còn vương vấn trên cành

“Làm hoa có long lanh/ Như kim cương ngọc bích” Ở đây tác giả đã dùng hình ảnh so sánh thật đắt, ví hoa cỏ long lanh như là kim cương ngọc bích vậy Bằng phép so sánh, lại một lần nữa Võ Quảng đã biến những cái bình dị trở nên đẹp, trở nên có giá trị trong mắt trẻ thơ Bằng những dòng thơ năm

chữ ông đã khiến các em như được đắm mình, thỏa sức mơ mộng trong một chiều xuân với những cảnh vật hiện lên thật là tuyệt khi cơn mưa qua đi Phải

có một tắm lòng yêu thương trẻ tha thiết và là một tài năng nghệ thuật thì Võ Quảng mới sáng tạo nên những vần thơ hay như vậy

Trong âm nhạc, trẻ được gặp Ảnh răng hòa bình của nhạc sỹ Mộng Lân: “Bóng trăng tròn lướt qua rặng tre Trăng lấp lánh ánh vàng xóm quê Trông trăng thanh sáng ngời em hát cười Trăng trông em vui múa hát trăng cũng cười” Còn với tập thơ 4nh đơm đóm của Võ Quảng, các em cũng được

Trang 32

Khoa ludn tét aghiép dai hoe NUguyén Fi Fooat

nhìn thấy trăng, đó là Ông trăng thu Các em nhìn thấy ông trăng thu ở dọc đường làng, ở trên nhà kho, trên lò gạch, ở bến nước Ông trăng thu hiện lên

thật đẹp:

Trên bâu trời các

sao đang làm việc nữa:

Ông trăng thu

Tròn vành vạnh

Di rai gam Dọc đường làng

Rải lụa mịn màng

Trên nhà kho Trên lò gạch Rải vàng, rải bạc Bến nước long lanh

(Ông trăng thu)

em không chỉ nhìn thấy trăng mà còn thấy cả ngàn

Sông Ngân hà nao nao Chảy giữa trời lồng lộng

Sao Thần nông tỏa rộng Một chiếc vó bằng vàng Đón những sao dọc ngang

Như tôm cua bơi lội

Phía đông nam rời rợi

Ngày đăng: 28/10/2014, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w