1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

61 1K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 16,06 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA LUAT œ LÍ] go rs aS LUAN VAN TOT NGHIEP (Khoá 32, năm học 2006 — 2010)

HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐƠNG MUA BÁN HÀNG HỐ QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dân: Diệp Ngọc Dũng

Bộ môn : Luật Thương Mại

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Câm Hường MSSV: 5062327

Lop: Thuong mai 1

Trang 2

CHUONG 1 :TONG QUAN VE HOP DONG MUA BAN HANG HOA QUOC TE VA HIEU LUC CUA HOP DONG MUA BAN HANG HOA

QUOC TE

1.1 Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Bắt đầu từ việc phục vụ những nhu cầu thiết yếu, Con người tiễn hành trao

đối hàng hóa với nhau Sau đó với mục đích lợi nhuận mua bán hàng hóa dần xuất

hiện Mua bán là phương thức để chuyên giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ

chủ thể này sang chủ thê khác, mua bán hàng hóa là giao dịch theo đó, bên bán có

nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩ vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu tài sản hàng hóa theo thỏa thuận ` Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa

Do nhu cầu và lợi nhuận thúc day, việc mua bản hàng hóa được mở rộng ra

không trong phạm vi của một quốc gia mà liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, gọi là mua bán hàng hóa quốc tế và cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Việc làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa

quan trọng trong lý luận và thực tiễn xét xử bởi nó gắn liền với việc xác định luật

nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thì sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, còn nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được hệ thống luật thương mại quốc tế điều chỉnh, có thé là luật của các quốc gia liên quan, điều ước quốc tế hoặc là tập quán quốc tế, khi đó sẽ áp dụng các phương thức chọn luật theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế để chọn ra luật áp dụng Do đó, cần thiết phải có khái niệm rõ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đối với pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết

đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau như với Luật thương mại Việt

Nam 1997, xuất hiện tên gọi “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước

Trang 3

ngoài” được định nghĩa là hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt

Nam và một bên là thương nhân nước ngoài Như vậy, theo Luật thương mại Việt

Nam 1997 thì tiêu chí xác định yếu tố quốc tế cho hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế chỉ là yếu tố quốc tịch của chủ thể, theo đó có thể thấy nội hàm khái niệm

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hẹp hơn trên thực tế rất nhiều, với cách hiểu này thì một loạt các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác sẽ không thuộc vào

nội hàm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo như luật thương mại Việt

Nam 1997

Khi Luật thương mại 2005 ra đời, có sự thay đổi nội hàm của hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế, điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định:

“ Mua bán hàng hóa quốc tễ được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tải xuất, tạm xuất, tải nhập và chuyển khẩu

Mua ban hang hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hoạt động bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương"

Qua đó ta thấy, Luật thương mại 2005 không quy định cụ thể khái niệm

mua bán hàng hóa quốc tế hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì, mà chỉ quy định các dạng hình thức của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Một quan hệ không được quy định trong luật chuyên ngành thì cần tìm hiểu

trong đạo luật “mẹ”-Bộ luật dân sự Thế nhưng, Bộ luật dân sự 2005 cũng không

có quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cu thé khái niệm của mua bán hàng hóa quốc tế hay khái niệm về hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tẽ

Tuy nhiên ta có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo góc độ là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại có yếu tố nước ngoài

Và theo Bộ luật Dân sự 2005 quy định yếu tố nước ngoài của quan hệ dân sự gồm

các yếu tố:

- Một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,

người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là;

- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật

nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc là;

- Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Trang 4

Theo điều này, thì việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ dựa vào:

- Chủ thê của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không hạn chế chủ

thể là đối tượng nào nhưng phải ít nhất một bên là người nước ngoài- dấu hiệu

quốc tịch của chủ thể Nhưng nếu hợp đồng được ký kết giữa người Việt Nam

định cư ở Việt Nam với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được xem là

hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế- dấu hiệu lãnh thổ

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh , thay đổi, chấm đứt hợp đồng theo

pháp luật nước ngoài, chịu sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc hợp đồng được phát sinh tại nước ngoài như chào hàng, chấp nhận chào hàng hoặc ký kết hợp đồng tại nước ngoài thì được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tễ

- Hoặc khi đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài, ví dụ như hai

thương nhân Việt Nam có trụ sở thương mại tại Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán tài sản đang năm trên lãnh thô Lào thì cũng là hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tễ

Và khi sử dụng hai dấu hiệu sự kiện pháp lý hoặc đối tượng hợp đồng thì dấu hiệu chủ thể không còn là điều kiện bắt buộc

Đó là quy định liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo

pháp luật Việt Nam, còn đối với luật các nước cũng như luật quốc tế thì có sự khác

biệt nào không?

Trên thế giới, hầu hết pháp luật của các quốc gia đều có quy định điều chỉnh về mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, không có khái niệm thống nhất do

đó để xác định thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì thường căn cứ

vào những dấu hiệu cơ bản nào đó để xác định tính quốc tế của hợp đồng này Và hiện nay tồn tại nhiều nhiều yếu tố xác định tính quốc tế với cách lý giải và áp

dụng khác nhau

Một trong những yếu tố xác định tính quốc tế của hợp đồng là dựa trên dẫu hiệu quốc tịch của thương nhân Nhưng một số tác giả cho răng cách xác định này

sẽ gặp một số trở ngại do trong hoạt động thương mại quốc tế, vấn đề xác định

Trang 5

- Thuyét ding ky, theo cach nay “ tinh quéc gia” duge xac dinh theo nơi đăng ký của pháp nhân

- Thuyết địa điểm thường trú của pháp nhân, “ tinh quoc gia” duoc

xác định là nơi có cơ quan quản lý thực tế của pháp nhân

- Thuyết giám sát, dựa trên cơ sở vốn của chủ thể thuộc quốc gia nào

ảnh hưởng đến việc giám sát của pháp nhân.”

Trên thực tế trong một vài trường hợp việc xác định tính quốc tế dựa trên quốc tịch của pháp nhân gây khó khăn cho việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng

Ví dụ: công ty A được đăng ký thàng lập trên lãnh thô Pháp nhưng lại hoạt động thường xuyên trên lãnh thô Anh, mà theo pháp luật Pháp thì công ty A có quốc tịch Anh còn theo pháp luật của Anh thì công ty trên lại có quốc tịch của

Pháp Giả thiết công ty A ký kết hợp đồng với công ty B và theo quy phạm xung

đột thì sẽ áp dụng luật quốc tịch người bán cho hợp đồng Trong trường hợp này,

thật khó xác định được quốc tịch của công ty A, có thể sẽ xuất hiện tình trạng dẫn

chiếu đến nhiều luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên

Hoặc trong trường hợp, một thương nhân Trung Quốc ký kết hợp đồng với thương nhân đặt trụ sở thương mại ở Việt Nam có quốc tịch Trung Quốc mua cà phê ở Việt Nam, vậy hợp đồng này có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không? Và sẽ áp dụng pháp luật quốc gia Trung Quốc như hợp đồng nội địa hay sử dụng pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh?

Quả thật, việc xác định yếu tố quốc tế mà chỉ dựa trên quốc tịch của doanh

nghiệp gặp nhiều khó khăn, và không bao quát đầy đủ tất cả các dạng thực tế của

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vậy có thể dựa vào dấu hiệu nào để có thể đưa ra nội hàm tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính xác

nhất từ đó có khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quan điểm Công ước Viên 1980 thì dấu hiệu quốc tế là trụ sở kinh

doanh của bên mua và bên bán ở các nước khác nhau” Quốc tịch của các bên

không là dấu hiệu phân biệt, cho dù người mua, người bán có quốc tịch khác nhau

nhưng việc mua bán được thực hiện trên cùng lãnh thổ của cùng một quốc gia thì

hợp đồng mua bán hàng hóa đó cũng không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 6

quốc tế.” Mặc đù với cách xác định trên thì sẽ đơn giản hơn, nhưng nó không bao hàm đầy đủ các trường hợp

Qua phân tích ta nhận thấy, nếu xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở khía cạnh là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có yếu tố nước ngoài thì có

phần chắc chắn và hoàn thiện hơn so với các cách nêu trên khi xác định khái niệm

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo ý kiến của tác giả tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố nước ngoài của giao dịch dân sự quy

định tại Bộ luật dân sự, sẽ đầy đủ và chính xác hơn Khi đó, ta sẽ có khái niệm

“hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đông mua bán hàng hóa với một trong các điêu kiện sau:

- Chủ thể của hợp đông có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương

mại trên lãnh thổ quốc gia khác nhau,

- Căn cứ phát sinh , thay đối, chấm dứt hợp đồng theo pháp luật nước

ngoài hoặc tại nước ngoài,

- Đối tượng của hợp đồng tôn tại ở nước ngoài”

Sau khi đã tìm hiểu, thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ta cần

biết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm gì để phân biệt với các loại

hợp đồng khác của hợp đồng thương mại quốc tế như hợp đồng thuê tài chính quốc tế, du lịch .cũng như với hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang đầy đủ những nét đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hóa, nó cũng là một hợp đồng song vụ và có đền bù Cũng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những nét riêng biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

1.1.2.1 Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là

hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật, và

người ký kết có năng lực hành vi và thẳm quyền ký kết hợp đồng

Trang 7

Chủ thể bên Việt Nam ngoài những yêu cầu về mặt chủ thể như: năng lực

pháp luật, người ký kết có năng lực hành vi và thâm quyền ký kết theo quy định

pháp luật Việt Nam cũng như đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, thì thương nhân đó phải được phép hoạt động trực tiếp với nước ngoài, và khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khâu tại cục hải quan tỉnh thành phó trực thuộc trung ương

Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật thương nhân đó mang quốc tịch” Nhưng khi quy phạm

xung đột của quốc gia đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam hoặc hệ thống pháp

luật quốc gia khác hay điều ước quốc tế thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật đó để điều chỉnh tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài

Ví dụ chủ thể bên nước ngoài mang quốc tịch hoặc đặt trụ sở tại quốc gia là

thành viên của Công ước Viên 1980 thì chủ thể bên nước ngoài sẽ chịu sự điều

chỉnh của Công ước, mà theo tỉnh thần của Công ước thì bên xuất nhập khẩu phải

là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau Nếu bên

không có trụ sở kinh doanh thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của cả

nhân người đại điện của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố quốc

tế của hợp đồng Theo cách lý giải đó thì khi cả hai người trực tiếp ký vào hợp

đồng có thê đều mang quéc tịch Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ

sở kinh đoanh đặt tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng ký kết giữa các bên này

vẫn là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.”

Như vậy, đặc điểm của chủ thể chịu ảnh hưởng của nguồn luật điều chỉnh

hợp đồng mà có những yêu cầu khác nhau về chủ thể giao kết hợp đồng

1.1.2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Đối tượng hợp đồng hay khách thể của hợp đồng là những gì các bên tham gia mong muốn đạt được đó là hàng hóa, vậy như thế nào là hàng hóa?

Theo khoản 2 điều 3 luật thương mại Việt Nam 2005 “ hàng hóa bao gồm tat cả các loại động sản, kế cả động sản hình thành trong tương lai và những vật sẵn liên với đất dai”

Như vậy, tiêu chí để xác định đó có phải là hàng hóa hay không là dựa trên

sự phân biệt động sản và bất động sản Nên nhớ đây chỉ là khái niệm về hàng hóa

“ Điều 762- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 -

Trang 8

chứ không phải khái niệm về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế Vậy hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có gì khác biệt so với khái niệm hàng hóa trong giao dịch dân sự thông thường?

Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các hoạt động xuất nhập khâu và theo điều 28 của Luật thương mại 2005 thì thuật ngữ xuất nhập khẩu được

sử dụng khi đưa hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam và khu vực đặc biệt nằm

trên lãnh thô Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng

Như vậy hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa gan liền với hoạt động xuất nhập khâu Vì lý do an ninh quốc gia cũng như trật tự xã

hội, mà không phải hàng hóa nào cũng được xuất nhập khẩu, nên đối tượng của

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu ra

vào lãnh thổ Việt Nam, nếu là hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện thì phải có

giấy phép của cơ quan có thâm quyén- Bộ Công Thương

Nhưng trong một vài trường hợp, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng

hóa không dịch chuyển qua biên giới hải quan của quốc gia, đó là khi chủ thê của

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quốc tịch khác nhau nhưng có trụ sở và hàng hóa mua bán trên cùng một lãnh thổ nên không có sự chuyến dịch qua biên giới quốc gia

So sánh với quy định của Công ước Viên 1980, ta nhận thấy trong Công

ước Viên 1980 không có định nghĩa trực tiếp thế nào là hàng hóa nhưng có quy

định rằng CISG không áp dụng cho các trường hợp mua bán hàng hóa dùng cho cá

nhân, gia đình, nội trợ, mua cỗ phiếu, cô phần, chứng khoán, tàu bay, máy bay,

điện năng.” Như vậy, theo cơng ước thì ngồi những hàng hóa được loại trừ ra thì tất cả các hàng hóa khác đều là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Và có sự căn cứ vào mục đích sử dụng hàng hóa để phân chia hàng hóa nào là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo quy định Công ước sẽ tồn tại một lượng hàng hóa không thuộc nội

hàm hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật Việt Nam, ví dụ

như vũ khí, đạn dược như vậy quy định về hàng hóa theo luật Việt Nam được

quy định chặt chẽ hơn

Tóm lại, nội hàm đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có sự thống nhất mà phù thuộc vào nguôn luật điều chỉnh hợp đồng đó, và nó cũng

Trang 9

chịu sự tác động bởi luật của quốc gia mà hàng hóa đó xuất nhập khâu, cũng như các quy định về hàng hóa được phép lưu thông Hàng hóa đó có thể có hoặc không có sự chuyên dịch qua biên giới quốc gia và cũng có thể cùng hoặc không cùng

lãnh thổ với các bên chủ thể

Ngoài ra còn một vài nét riêng biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước như:

- Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán là đồng ngoại tệ đối với ít nhất

một bên ký kết Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, đồng tiền thanh toán hoặc tính giá thường là đồng nội địa Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế, các bên có thể thỏa thuận đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước người

mua, nước người bán, hoặc nước thứ ba do đó đồng tiền thanh toán tính giá

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là đồng ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng Ví dụ: doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng bán một số lượng lớn cà phê cho doanh nghiệp Mỹ, các bên chọn đồng tiền thanh

toán là đô la Mỹ, khi này thì đồng tiền thanh toán là ngoại tệ so với doanh nghiệp

Việt Nam.Giả sử, hai doanh nghiệp không chọn đồng đô la Mỹ mà chọn đồng

Euro là đồng tiền thanh toán thì lúc này đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với cả

hai doanh nghiệp

Trên thực tế các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chọn các đồng tiền thanh toán là những đồng tiền mạnh như: đô la Mỹ, Euro nhằm tránh những rủi ro biến động tỷ giá

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đôi chấm dứt hợp đồng mua ban

hàng hóa quốc tế

Khác hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, mọi giai đoạn phát sinh, thay đơi, chấm dứt hồn tồn được diễn ra trong lãnh thổ của một quốc gia Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài hoặc ở nước ngoài Sự kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, chỉ cần một trong các sự kiện

làm phát sinh, thay đối hoặc chấm đứt hợp đồng cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ câu trúc của hợp đồng Chẳng hạn như, khi hợp đồng được phát sinh thì nó phải

tuân theo quy định của pháp luật nơi ký kết hợp đồng như việc xác định hình thức

Trang 10

- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có thể là tòa án hay trọng tài thương mại có thâm quyền giải quyết tranh chấp là cơ quan nước

ngoài đối với ít nhất một bên chủ thể.Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, do

đó các bên có thể thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra, và đó cũng là một trong những điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với những đặc điểm nêu trên có vai trò ý nghĩa gì trong xã hội, nền kinh tế ngày nay mà chúng ta cần phải tìm hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ?

4.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Trước tiên ta tìm hiểu vai trò của mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh

tế thị trường

Đối với doanh nghiệp, mua bán hàng hóa quốc tế thực hiện mục tiêu lợi

nhuận của các doanh nghiệp Thông qua mua bán hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngồi nước thơng qua hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, đồng thời nó điều tiết hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với nền kinh tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất cũng như tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Vì những lý do nêu trên ta cần đây mạnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở pháp lý của mua bán

hàng hóa quốc tế, là hình thức điều kiện để đảm bảo được pháp luật bảo vệ, Nhà

Trang 11

1.2 Tổng quan về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

1.21 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

quoc te:

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng rất quan trọng Bởi kế từ

thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đó mới được công nhận hợp pháp và

được pháp luật bảo vệ

Theo Bộ luật dân sự 2005, điều 405 “ hợp đồng được giao kết hợp pháp có

hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác ”, theo đô các bên có thể thỏa thuận với nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, hoặc nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực kế từ thời điểm các

bên giao kết hợp đồng hợp pháp

Thời điểm nào là thời điểm hợp đồng được giao kết hợp pháp? Luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm bên chào

hàng nhận được trả lời chấp nhận chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của bên

chào hàng” Về việc xác định thời điểm ký kết hợp đồng thì quy định của Công ước

Viên 1980- điều 23 và quy định của luật Việt Nam có sự tương ứng đều quy định về thời điểm ký kết hợp đồng theo thuyết tiếp thu

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực thì

sự thỏa thuận đó được tôn trọng bởi hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và nguyên

tắc tự đo thỏa thuận luôn được ưu tiên vì thế thỏa thuận của các bên liên quan đến

thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng được xem là một điều khoản của hợp

đồng Việc xem thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giữa các bên

như một điều khoản của hợp đồng được dẫn đến nếu như thỏa thuận đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì phải được pháp luật công nhận

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì thời điểm mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phát sinh hiệu lực là thời điểm hợp đồng được giao kết hoặc vào

thời điểm do các bên thỏa thuận với nhau được ghi nhận trong hợp đồng

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế việc giao kết vắng mặt dường

như phổ biến về việc này theo luật Việt Nam thì thời điểm giao kết hợp đồng vắng

mặt được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng - tại

khoản 2 điều 771 Luật dân sự Việt Nam 2005

Trang 12

Khi đó tùy thuộc vào quy định của quốc gia bên đề nghị giao kết hợp đồng,

nếu pháp luật nước đó quy định thời điểm hợp đồng ký kết là thời điểm người

được chào hàng gửi đi chấp nhận chào hàng- thuyết tống phát; hay quy định xác

định thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng từ người được chào hàng- thuyết tiếp thu thì sẽ theo đó mà xác định

thời điểm ký kết hợp đồng

Tóm lại, việc thời điểm nào hợp đồng giao kết, thời điềm nào hợp đồng phát sinh hiệu lực đều phù thuộc vào nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là

nguồn luật điều chỉnh về mặt hình thức của hợp đồng, hay luật của nước đề nghị giao kết hợp đồng, nước của người được đề nghị giao kết hợp đồng

122 Y nghia về việc xác định hiệu lực của hợp đồng mua bán

hang hoa quoc te:

Như đã trình bày ở trên, hợp đồng có hiệu lực là hợp đồng có khả năng làm

phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết, và được pháp luật bảo

vệ

Khi tham gia vào hợp đồng thì các bên chỉ vì điều mà họ mong muốn đạt

được, nhưng nếu như hợp đồng không phát sinh hiệu lực không được thực hiện thì

các bên tham gia không thể nào đạt được mục đích khi ký kết hợp đồng, hoặc hợp đồng đã thực hiện nhưng hợp đồng lại bị tuyên vô hiệu thì các bên phải khôi phục

lại tình trạng ban đầu, trao trả cho nhau những gì đã nhận

Khi đó, mọi giao dịch hoạt động bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung và các bên tham gia nói riêng, cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế- như đã trình bày ở vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

4.2.3 Nguồn luật điều chỉnh về hiệu lực của hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức pháp lý của quan hệ

Trang 13

Nguồn luật điều chỉnh là tổng hợp các hình thức chứa đựng các quy phạm

pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiệu lực luôn gắn liền với hợp đồng, là một phần của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên cũng chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật sau:

1.2.3.1 Điều ước quốc tếẽ:

Điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các văn bản pháp lý do các quốc gia, các tổ chức quốc tế hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện bình đẳng ký kết hoặc tham gia nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của mình với nhau trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế

So sánh giữa điều 2 Luật ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế 2005

của Việt Nam với định nghĩa của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế thì chủ thể của điều ước quốc tế theo luật Việt Nam rộng lớn hơn, nó bao gồm quốc gia, tổ chức quốc tế và chủ thể khác còn theo Công ước Viên 1969 thì chủ

thê chỉ là quốc gia, có thể nói đó là sự vượt trội hơn của luật Việt Nam với quy

định đó sẽ bao hàm đầy đủ các dạng của điều ước quốc tế

Hiện nay, trên thế giới có nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh các loại hợp

đồng thương mại khác nhau, ví dụ Công ước Viên điều chỉnh hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế, Công ước Ottawa 1988 điều chỉnh hợp đồng thuê tài chính và

hợp đồng chuyển nhượng quyền yêu cầu thanh toán; Công ước Hamburg 1978 điều chỉnh hợp đồng vận tải biển

Xét về chủ thể ký kết hoặc gia nhập, điều ước quốc tế được chia thành:

v Điều ước quốc tế song phương về mua bán hàng hóa quốc tế: là loại

điều ước quốc tế do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế soạn thảo và ký kết với mục đích xác lập mỗi quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, chăng hạn như hiệp định thương mại Việt Mỹ hai bên chủ thể trong điều ước song phương có thể là quốc gia, tô chức quốc tế hoặc các chủ thể khác

của pháp luật quốc tế, và điều ước quốc tế này chỉ có giá trị điều chỉnh quan hệ

giữa các chủ thể ký kết, không có giá trị đối với bên thứ ba

v Điều ước quốc tế đa phương: là điều ước quốc tế do ba chủ thể trong

quan hệ quốc tế trở lên ký kết hoặc gia nhập.Ví dụ như : Công ước Viên về hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế đước ký kết năm 1980

Xét về tính chất của điều ước quốc tế, thì điều ước quốc tế phân thành các

Trang 14

> Loại thứ nhất, là loại điều ước quốc tế đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động mua

bán hàng hóa nói riêng Loại điều ước quốc tế này không điều chỉnh trực tiếp

quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nó chỉ định ra những nguyên tắc pháp lý có tính chất chỉ đạo, loại điều ước quốc tế này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

> Loại thứ hai, là loại điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh quyền và

nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Loại điều ước này đóng vai trò quan trọng giúp các bên có thể giải quyết tranh chấp cu thé phat sinh từ hợp đồng ký kết

Khi nói đến điều ước quốc tế, một trong những vẫn đề quan trọng là trong trường hợp nào điều ước quốc tế được áp đụng

Theo pháp luật Việt Nam, việc áp dụng điều ước quốc tế được phi nhận tại

khoản 2 điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 “ rong trường hợp điểu ước quốc tẾ mà Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điểu ước đó ° Và khoản 1 điều 5 luật thương mại Việt Nam 2005 quy định: “ #ường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của điểu ước quốc tế đó thì áp dụng điều ước quốc tế đó ” Như vậy, theo điều luật này thì điều ước quốc tế sẽ được áp dụng khi Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế và điều ước quốc tế có những quy định khác với những quy định của pháp luật

Việt Nam

Theo điều 1 của CISG thì CISG được áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau trong các trường hợp:

O Khi các quốc gia này là thành viên của CISG

O Khi theo quy tắc của tư pháp quốc tế, luật được dẫn chiếu áp dụng là

luật của quốc gia thành viên của CISG

Như vậy, những quy định của CISG sẽ thay thế cho luật bất kỳ nước nào là

Trang 15

áp dụng một phần hoặc tồn bộ Cơng ước, nếu như các bên không mong muốn áp

dụng Công ước để điều chỉnh hợp đồng của mình Điều này cũng xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chính vì lý do đó, mà tất cả những thỏa thuận hay mọi giải thích của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được xem là có giá trị cao nhất và được ưu tiên áp dụng trước hết Điều này có nghĩa là, nếu như trong hợp đồng các bên có thỏa thuận

chọn luật áp dụng và sự thỏa thuận này đã loại trừ việc áp dụng CISG thì tất nhiên

là CISG không được áp dụng, căn cứ theo thỏa thuận đó mặc dù có thể các bên giao kết hợp đồng có trụ sở tại quốc gia là thành viên của CISG

Theo nguyên tắc chung, điều ước quốc tế được áp dụng trong hai trường hợp sau:

> Thứ nhất, quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng

hóa ký kết hay tham gia điều ước quốc tế tương ứng

> Thứ hai, mặc đù quốc gia của các bên chủ thể trong hợp đồng không

tham gia ký kết hay phê chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế để điều chỉnh quan hệ của các bên theo hợp đồng Trong trường hợp này nếu quy định nào đó của điều ước quốc tế trái với luật Việt Nam thì phải áp dụng quy định của luật Việt Nam

Vai trò của điều ước quốc tế thể hiện ở chỗ, nó là công cụ pháp lý hữu hiệu

để giải quyết xung đột pháp luật và sự có mặt của điều ước quốc tế hạn chế việc áp dụng các quy phạm của pháp luật nước ngoài Bởi vì, những quy phạm pháp luật của các điều ước quốc tế là những quy phạm thống nhất, khi phải giải quyết tranh chấp của hợp đồng thì các cơ quan có thâm quyền cũng như đương sự căn cứ vào quy phạm đó để xem xét mà không cần tìm hiểu chọn luật quốc gia nào để áp dụng, các tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh chóng

Mặc dù, điều ước quốc tế là nguồn cơ bản và hữu hiệu nhưng số lượng điều

ước quốc tế không nhiều nên không thể điều chỉnh tất cả mối quan hệ phát sinh

trong thực tẽ

Trang 16

1.2.3.2 Pháp luật quốc gia:

Các quy phạm pháp luật quốc gia trong điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế, được chia thành hai nhóm:

- Các quy phạm bắt buộc, ví dụ các quy phạm về chủ thể ký kết, hình

thức của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng Các quy phạm loại này có hiệu lực pháp lý trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào việc luật áp dụng cho hợp đồng là luật quốc gia nào, điều ước quốc tế hay tập quán thương mại quốc tế

- Các quy phạm nội dung, tức là những quy phạm quy dinh quyén va

nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

Theo pháp luật Việt Nam, việc áp dụng pháp luật quốc gia được quy định tại khoản 1 điều 759, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 : “ các quy định của pháp luật

dan su cua nuoc Cong Hoa Xã Hội Việt Nam được ap dung đối với các quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác `

Còn trường hợp pháp luật nước ngoài áp dụng thì được quy định tại khoản

3 điều 759 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 theo đó pháp luật nước ngoài đó được

áp dụng khi pháp luật Việt Nam có sự dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam hoặc được các bên thỏa thuận lựa chọn và sự lựa chọn này được pháp luật Việt Nam công nhận

Theo luật dân sự 2005 Việt Nam, về nguyên tắc có một số cách xác định

việc áp dụng pháp luật quốc gia :

+ Luật của nước mà các bên mang quốc tịch hay nơi cư trú hoặc nơi có

trụ sở sẽ điều chỉnh về tu cách chủ thể của các bên.(từ điều 760 đến điều 765 ) + Pháp luật nơi giao kết hợp đồng sẽ điều chỉnh về hình thức của hợp đồng

(điều 770 )

+ Pháp luật do các bên chọn sẽ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên,

trong trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng thì luật được áp

dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên là luật nơi thực hiện hợp đồng.(điều 769)

Tuy nhiên, đối với những hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam hoặc hợp đồng có liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì phải

tuân theo pháp luật Việt Nam.( điều 769)

Trang 17

Luật quốc gia được áp dụng khi có sự lựa chọn của các bên tham gia hợp

đồng Các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình là luật quốc gia Và thỏa thuận này phải có giá trị pháp lý, đúng hơn là phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép, thông thường luật mà các bên lựa chọn phải là luật của nước có mối liên hệ với hợp đồng, không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước

mình đồng thời sự thỏa thuận đó phải là sự tự nguyện của các bên Quyền lựa chọn

luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong những quyền được pháp luật quốc gia cũng như các điều ước quốc tế ghi nhận và được ưu tiên áp dụng

Trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, quyền lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của các bên, theo nguyên tắc chung, thể hiện ý chí của các

bên, tự do ý chí của các bên được coIi như là khả năng của các bên tự thiết lập nội

dung của hợp đồng và những điều kiện của nó Đó có thể là luật của nước người

bán, luật nước người mua, hoặc luật của nước thứ ba nào đó

- Luật quốc gia quy định phải áp dụng luật của nước mình để điều

chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Đó là những quy phạm xung đột mệnh lệnh quy định trong một số trường hợp ngoại lệ mà khi hợp đồng rơi vào những trường hợp này các bên trong hợp đồng phải chọn luật quốc gia để điều chỉnh hợp đồng của mình mà không có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật nào khác để áp dụng

- Căn cứ vào nguyên tắc xác định luật áp dụng trong tư pháp quốc tế

để xác định luật được áp dụng trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình

Có thể là nguyên tắc luật của nước người bán, luật của nước người mua

Hoặc luật nơi thực hiện hành vi, trong đó có luật nơi ký kết hợp đồng- điều chỉnh

về hình thức của hợp đồng và quyền và nghĩa vụ các bên; luật nơi thực hiện hợp đồng, luật nơi vi phạm pháp luật

¬ Khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật

quốc gia

Hiện nay, luật quốc gia là nguồn luật chủ yếu trong việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng pháp luật của các quốc gia không thể thống

Trang 18

trong việc giải quyết các vẫn đề tranh chấp xảy ra không ít khó khăn, do vậy ngoài hai nguồn luật trên, còn thêm nguồn luật khác giúp phần nào giải quyết được triệt để những van dé cia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

4.2.3.3 Tập quán quốc tế:

Khỏan 3, điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: thói quen trong hoạt động

thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều

lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại

Hiện nay có các tập quán điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

6, hiệu lực của hợp đồng như: Incoterm, Bộ nguyên tắc Unidroit

Điểm khác biệt giữa tập quán quốc tế với luật pháp đó chính là quá trình

hình thành lâu, áp dụng có hệ thống và tính thừa nhận rộng tãi nhưng lại không

được phi nhận ở đâu

Có thể chia tập quán quốc tế thành ba loại theo tiêu chí tính chất và giá trị:

- Tập quán mang tính chất nguyên tắc là tập quán về các vẫn đề chung

được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền quốc gia hoặc những nguyên tắc pháp luật được áp dụng phổ biến trong thực tiễn Ví dụ: tập quán “ luật nhân thân” căn cứ vào luật quốc tịch của pháp nhân

- Tập quán mang tính chất chung là tập quán thương mại được công

nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Ví dụ như : Incotern là bộ điều kiện thương

mai

- Tập quán mang tính chất khu vực là tập quán thương mại quốc tế có

phạm vỉ áp dụng nhỏ hẹp trong khu vực, vùng nhất định

Một thói quen xử sự chỉ được thừa nhận là tập quán quốc tế khi và chỉ khi:

¬ Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình

thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục

Tính lâu đời và liên tục trong việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế là

cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định một tập quán thương mại là nguồn của luật

thương mại quốc tế Nếu một tập quán thương mại quốc tế có sự hình thành lâu đời nhưng chỉ được áp dụng cách quãng trong khoảng thời gian nhất định thì tập quán này không thể là nguồn của thương mại quốc tế ”.Tuy nhiên, không có quy

Trang 19

định nào về việc thời gian hình thành tập quán thương mại đó bao nhiêu lâu mới

được gọi là lâu đời, sự xác định tính lâu đời này hoàn toàn phù thuộc vảo cơ quan

có thâm quyền xét xử

- Tập quán thương mại phải có nội dung rõ ràng

Do đặc thù của tập quán là không được ghi nhận một cách cụ thê, nên đòi hỏi tập quán phải có nội dung cụ thể, bởi vì tính rõ ràng và cụ thể của tập quán thương mại quốc tế không chỉ là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể thực hiện quyền nghĩa vụ của mình mà nó còn là cơ sở pháp lý để các cơ quan xét xử áp dụng để giải quyết tranh chấp các bên

- Tập quán thương mại phải là thói quen duy nhất trong giao dịch

thương mại quốc tế

Tính duy nhất của một tập quán thương mại quốc tế là cơ sở để loại trừ những trường hợp trong một thời điểm có nhiều thói quen thương mại có nội dung tương tự cùng điều chỉnh một quan hệ pháp luật trong thương mại quốc tế, nếu xảy ra như vậy sẽ không thể xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của các bên khi tập quán thương mại quốc tế được thỏa thuận chọn làm luật áp dụng hay có sự dẫn chiếu đến tập quán thương mại quốc tế

- Tập quán thương mại phải được đại đa số các chủ thể trong giao dich

thương mại quốc tế hiểu biết và chấp nhận

Một tập quán thương mại quốc tế mà không được hầu hết chủ thể trong giao dịch mua bán quốc tế biết đến và chấp nhận thì không được coi là nguồn luật điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều này thể hiện tính phổ biến và tính pháp lý của tập quán thương mại khi nó là nguồn của luật thương mại quốc tế Dựa vào tính chất này mà trên thực tế, cơ quan xét xử có thể giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế một cách thuận lợi và hợp lý Trong trường

hợp tranh chấp hợp đồng phát sinh nhưng hợp đồng do các bên ký kết không có

điều khoản cụ thê về việc giải quyết tranh chấp, luật trong nước và điều ước quốc tế liên quan cũng không có quy phạm điều chỉnh, thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán thương mại quốc tế giải quyết Trong trường hợp này cơ quan xét

xử đã vận đụng nguyên tắc suy đoán răng các bên chủ thê đã biết và buộc phải biết

Trang 20

không công khai thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế, nhưng trong quá trình giao kết các bên đã mặc nhiên chấp thuận sự điều chỉnh của tập quán thương mại quốc tế đối với quyền và nghĩa vụ của mình."

Theo nguyên tắc, bản thân của tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực pháp lí như một quy phạm pháp luật, nó chỉ có hiệu lực trong những trường

hợp cụ thể do luật định Trong thực tiễn, tập quán thương mại quốc tế được áp

dụng trong những trường hợp sau đây:

- Căn cứ vào ý chí của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế, tức là tập quán quốc tế được áp dụng khi các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thỏa thuận chọn áp dụng ghi trong hợp đồng Tuy nhiên, việc lựa chọn phải tuân theo một số nguyên tắc do luật quốc gia mỗi nước quy định, như

khoản 4 điều 759 Bộ luật Việt Nam 2005 quy định : luật được chọn áp dụng không

được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Khi các bên đã thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên thì tập quán thương mại quốc tế có giá trị ràng buộc các bên

- Tập quán thương mại được các điều ước thương mại quốc tế liên

quan quy định áp dụng

Khi một điều ước quốc tế về thương mại có quy định áp dụng một hoặc một số tập quán thương mại quốc tế thì các tập quán thương mại quốc tế đó đương

nhiên được áp dụng cho quan hệ của các chủ thé mang quốc tịch hoặc trụ sở ở các nước thành viên của điều ước quốc tế đó Khoản 1 điều 5 luật thương mại Việt

Nam 2005 “ #ường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa chú nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quản thương mại quốc fẾ hoặc có quy định khác với luật này thì áp dụng quy định của điễu ước quốc tế đó ” Như vậy kê cả trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn tập quán thương mại quốc tế làm luật áp dụng, thì tập quán thương mại quốc tế đó vẫn được áp dụng nếu nó được quy định trong điều ước quốc tế về thương mại có liên quan

- Luật quốc gia của nước các chủ thể công nhận bằng văn bản hiệu lực

của tập quán thương mại quốc tế như là của quy phạm pháp luật

Trong trường hợp luật trong nước điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bên quy định áp dụng tập quán thương mại quốc tế thì tập quán thương mại quốc tế được áp dụng

Trang 21

- Cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về việc áp dụng tập

quán thương mại quốc tế, đồng thời các điều ước quốc tế và luật trong nước có liên quan cũng không có quy định cụ thể về vấn đề này thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp Việc cơ quan xét xử

sẽ áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp khi có đủ cơ sở

pháp lý để khẳng định rằng trong khi giao kết hợp đồng, các bên chủ thể đã ngầm hiểu các bên phải hành động theo tập quán thương mại quốc tế mà bất cứ nhà kinh doanh thương mại nào cũng hành động như vậy trong hoàn cảnh tương tự.'” Luật thương mại Việt Nam cũng quy định tại điều 12 trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được col là mặc nhiên ấp dụng thói quen trong hoạt động thương

mại đã được thiết lập giữa các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái

với quy định của pháp luật

4.2.3.4 Án lệ:

Quy tắc xét xử hình thành từ thực tiễn xét xử của Tòa án gọi là án lệ hay tiền

lệ pháp, được hiểu là bản án hoặc quyết định trong thể hiện các quan điểm của các thâm phán đối với các vẫn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết

các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết các vẫn đề tương tự trong tương lai

Thông thường, án lệ được sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế mà chủ thể của hợp đồng là các bên thuộc hệ

thống pháp luật Anh- Hoa Kỳ, do ở Anh- Mỹ thì án lệ là nguồn cơ bản của pháp

luật Còn ở Việt Nam, chỉ thừa nhận những văn bản pháp quy mới là nguồn của pháp luật, và thể hiện quan điểm của Việt Nam là Tòa án chỉ là cơ quan xét xử không có quyền ban hành quy phạm pháp luật, chỉ có nhiệm vụ xét xử tuân theo pháp luật mà thôi Nhưng trên thực tế, trong quá trình giải thích luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật thì án lệ có giá trị pháp lý nhất định mà không thể phủ nhận, Ví dụ nếu có hai vụ án có tính chất tương tự, nhưng phán quyết của tòa án cấp dưới

lại khác so với phán quyết của tòa án cấp trên thì khả năng bản án đó bị hủy rất

cao

Trang 22

Ở một số quốc gia, họ có thể xem thuyết của các nhà luật học cũng là nguồn

của luật

Như vậy do đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là giao dịch dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên ngoài hệ thống pháp luật trong nước

còn có nhiều hệ thống pháp luật có thể đước áp dụng để điều chỉnh hợp đồng Mà

mỗi hệ thống pháp luật có quy định khác nhau không tránh khỏi sự xung đột, do

đó mà hầu như quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của chủ thể được ưu tiên trong

Trang 23

CHƯƠNG 2:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU LỰC CỦA HỢP DONG MUA BAN HANG HOA QUOC TE

Để hợp đồng mua ban hang hóa quốc tế có hiệu lực thì cần phải thỏa

mãn một số điều kiện theo luật định, và những điều kiện đó phù thuộc vào

nguồn luật được áp dụng đề điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng

2.1 Điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu

lực:

Mua bán hàng hóa quốc tế là giao dịch dân sự trong lĩnh vực thương

mại có yếu tố nước ngoài, do đó những điều kiện để một giao dịch dân sự có

hiệu lực được áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Theo quy

định của pháp luật Việt Nam — Bộ luật dân sự 2005 quy định giao dịch dân

sự chỉ có hiệu lực khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích

nội dung của giao dịch, ý chí của chủ thể và hình thức giao địch.”

„2.1.1 Điều kiện về chủ thê của hợp đồng mua bán hàng hóa

quoc te:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, nghĩa là chủ thể đó phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi, và thâm quyền ký kết hợp đồng

Năng lực pháp luật của chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

thê hiện rõ nhất đó là quyền kinh doanh xuất nhập khâu

Theo pháp luật Việt Nam quy định về quyền kinh doanh xuất nhập

khâu, cụ thể là Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/5/2006, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo

quy định của pháp luật chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất

nhập khẩu tại Cục hải quan Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương thì được kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng

ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cắm xuất khẩu, tạm ngừng xuất

Trang 24

khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cắm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu Chi

nhánh của thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài cũng

được xuất nhập khẩu theo sự ủy quyền của thương nhân “

Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài thì có hai trường hợp

mua bán hàng hóa quốc tế:

Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được

trực tiếp nhập khẩu, ủy thác nhập khâu, tạm nhập cũng như trực tiếp xuất

khâu, ủy thác xuất khẩu, tạm xuất các loại hàng hóa để triển khai hoạt động

đầu tư phù hợp với mục tiêu của dự án đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư

hoặc Giấy chứng nhận đầu tư

Trường hợp thứ hai, đối với việc mua bán hàng hóa quốc tế mà đối

tượng không phải là các hàng hóa nói trên thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng

hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam cũng cho phép chi nhánh thương nhân nước

ngoài đặt tại Việt Nam có quyền ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế '°

Theo dõi qua các giai đoạn luật Việt Nam đã có những thay đôi cơ

bản trong việc quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khâu của doanh nghiệp, từ việc phải xin giấy phép của Bộ Thương Mại và chỉ được kinh doanh hàng hóa theo ngành nghề phi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì nay quyền kinh doanh xuất nhập khâu được mở rộng cho hầu hết

các doanh nghiệp 5 Có thể lý giải do nhu cầu kinh doanh xuất nhập khâu của

doanh nghiệp tăng cao cũng như tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển, giao lưu thương mại với các quốc gia khác

Đồng thời chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng phải đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi

Đối với chủ thể là thương nhân bên nước ngoài tư cách pháp lý của

Trang 25

Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân và sẽ áp dụng pháp luật

Việt Nam điều chỉnh năng lực hành vi của họ, ta có thé hiểu nếu thương

nhân này có đủ năng lực hành vi để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thì có năng lực hành vi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Những quy định về năng lực hành vi của thương nhân Việt Nam

được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự, cụ thể như quy định về độ tuổi, tình

trạng tỉnh thần cũng như tình trạng sức khỏe của chủ thẻ

Ngoài ra, vẫn đề người ký kết có thâm quyền ký kết hay không cũng rất quan trọng, khi người ký kết không đủ thâm quyền thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu

Theo pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại điện cho thương

nhân theo luật hoặc theo ủy quyền

XX Đại điện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền

Hiện nay, theo pháp luật Việt Nam người đại diện theo pháp luật của

thương nhân với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân

Người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên hay chủ tịch công ty hoặc Giám

đốc (tổng giám đốc) theo điều lệ công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên trở lên là chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (tông giám

đốc) theo điều lệ công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty cô phần là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (tông giám đóc) theo điều lệ công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh

Trang 26

Người đại diện theo pháp luật của công ty liên doanh hoặc doanh

nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Giám đốc (tổng giám đốc) theo điều

lệ công ty

Như vậy căn cứ để xác định người đại điện theo pháp luật của doanh

nghiệp phù thuộc vào quy định của pháp luật mả thương nhân đó có trụ sở

hoặc được quy định tại điều lệ của mỗi công ty

Đại điện theo ủy quyên là hình thức đại điện được xác lập theo sự

uy quyén giữa người đại diện và người được đại diện Người đại diện theo

pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình ký kết, nhưng

người đại diện theo ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Việc

ủy quyền phải lập thành văn bản và xác định rõ phạm vi ủy quyền cũng như thời hạn ủy quyền Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện trong phạm vi ủy quyên, người ủy quyền chịu mọi trách nhiệm về hành vỉ người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy quyền ”

Có hai hình thức ủy quyền : ủy quyền thường xuyên và ủy quyền theo

vụ việc Ủy quyền theo vụ việc là hình thức ủy quyền để ký một hoặc một số hợp đồng cụ thể cho từng vụ việc Ủy quyền thường xuyên là hình thức ủy

quyền diễn ra trong một thời gian dài dé ky kết thực hiện nhiều hợp đồng

Việc ủy quyền thường xuyên có thê được ghi nhận trong điều lệ, qui chế hoạt động hoặc quyết định của thương nhân

Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp cho rằng chỉ nhánh của công ty có quyền độc lập trong hoạt động kinh doanh và cho trưởng chỉ nhánh có quyền ký kết tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa Nhưng theo quy định của pháp luật thì chỉ nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách của một thương nhân độc lập, không có quyền nhân danh chỉ nhánh

đề ký kết và thực hiện hợp đồng Do vậy, khi chỉ nhánh ký kết, thực hiện hợp

đồng và tiến hành hoạt động kinh doanh, phải nhân danh doanh nghiệp của minh dé thực hiện và theo sự ủy quyền của doanh nghiệp ”

Điển hình như vụ việc sau: một hợp đồng mua bán cuộn thép được ký kết giữa Phó Giám đốc của một công ty Việt Nam ( giám đốc chi nhánh trực thuộc công ty) với cơng ty nước ngồi Nhưng đến khi thực hiện hợp đồng

' Điều 140- 142 Bộ luật dân sự 2005

Trang 27

do có sự biến động về giá cả nên Công ty Việt Nam không thực hiện hợp đồng Cơng ty nước ngồi u cầu Trọng tài giải quyết, Trọng tài căn cứ theo

CISG tuyên hợp đồng có hiệu lực và buộc bị đơn bồi thường cho nguyên

đơn Tuy nhiên, khi Tòa án Việt Nam xem xét về việc công nhân và thi hành

bản án thì bị bác bỏ, bởi theo quy định Việt Nam thì Phó giám đốc đó không

đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng theo luật cũng như theo điều lệ công ty Do đó đến cuối cùng thì bản án đó vẫn không được thi hành

Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thương nhân phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền thì hợp đồng mới đảm bảo tính hợp pháp, trong một số trường hợp người đại điện phải quan tâm đến phạm vi quyền hạn của mình Một hợp đồng vi phạm

về thâm quyền ký kết hợp đồng thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu và hậu quả

là không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên

Đồng thời cũng cần lưu ý, theo luật Việt Nam chỉ khi được cơ quan đăng ký kinh doanh phê chuẩn việc thay đổi đăng ký kinh doanh thì quyết

định thay đổi của doanh nghiệp mới có hiệu lực”, như quyết định thay doi người đại điện theo pháp luật do quyết định của doanh nghiệp hoặc do điều lệ quy định thì cũng phải được cơ quan phê chuẩn thì mới có hiệu lực

Trên đây là quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về điều kiện

chủ thể Việt Nam, đối với chủ thể bên nước ngoài thì còn phù thuộc vào hệ

thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh, như luật của quốc gia mà thương nhân đó mang quốc tịch sẽ điều chỉnh về năng lực hành vi dân sự hay

điều chỉnh về thâm quyền ký kết phù thuộc vào trụ sở thương nhân đặt ở

quốc gia nào sẽ được điều chỉnh riêng

Vì vậy, để tránh những rủi ro đáng tiếc về tư cách chủ thể, các doanh nghiệp nên:

1) Kiểm tra kỹ tư cách chủ thê của đối tác giao kết hợp đồng Trong nhiều trường hợp cần yêu cầu đối tác chuyên bộ hồ sơ pháp lý của đối tác để thâm tra Cần trọng hơn có thể đề nghị bên thứ ba tham gia thâm tra

2) Trong trường hợp bên bán/bên mua đích thực không trực tiếp ký

hợp đồng thì cần phải làm rõ lý do họ không trực tiếp ký, việc không ký trực

tiếp có phù hợp với luật áp dụng không, nếu chấp nhận việc ký kết qua ủy

Trang 28

quyền thì cần yêu cầu văn bản ủy quyền hợp lệ, đồng thời làm rõ quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyên

3) Về người có thâm quyền ký kết hợp đồng: Cần kiểm tra xem ai có quyền ký kết hợp đồng

Thực tế thương mại quốc tế muôn hình muôn vẻ, không phải lúc nào bên bán/bên mua đích thực trực tiếp ký và thực hiện hợp đồng mà họ ủy nhiệm, ủy quyền hoặc ủy thác cho bên thứ ba thường là đại lý, đại diện thương mại hoặc bên nhận ủy thác ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phải kiểm tra các vẫn đề sau:

1)Xác định rõ quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác, cơ sở pháp lý, tính hợp pháp của quan hệ này? Văn bản xác lập quan hệ này có hợp lệ không? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý/ủy quyền/ủy thác?

2) Tư cách pháp lý và tình trạng tài chính của các bên như thế nào? Trách nhiệm của các bên này đối với hợp đồng mua bán hàng quốc tế ra sao?

Nếu khơng thẩm định tồn điện các vấn đề trên, rất có thể doanh

nghiệp sẽ không biết kiện ai khi tranh chấp xảy ra hoặc nếu có kiện thành công thì quyết định, bản án của cơ quan tài phán chưa chắc đã thi hành được

2.1.2 Điều kiện về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

te:

Nội dung của hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các điều khoản được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trên cơ sở các điều khoản này cho phép xác định quyền và nghĩa vụ của các bên Trước đây, Luật

thương mại 1997 quy định điều kiện tối thiểu của hợp đồng mua bán hàng

hóa và cũng theo luật thương mại 1997 quy định rằng, nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một trong các nội dung đó thì không có giá trị pháp lý

Khác với luật thương mại 1997, Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương

mại 2005 không quy định các điều khoản tối thiêu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , mà chỉ đưa ra những điều khoản mang tính chất gợi mở,

hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng Đây là điểm mới tiến bộ so với luật

Trang 29

So sánh với Công ước Viên 1980 chỉ quy định nội dung hợp đồng

xoay quanh 3 vẫn đề: tên hàng, số lượng và giá cả Với quy định như vậy, Công ước vẫn đảm bảo các điều khoản cần thiết của hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế đồng thời tạo điều kiện cho các bên có thê tự thỏa thuận các điều

khoản sao cho phù hợp với yêu cầu của mình

Trên cơ sở những quy định tại điều 402 —- Bộ luật dân sự 2005 ta có thể hình dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể có những điều khoản sau:

1 Tên gọi của hàng hóa- xác định đỗi tượng của hợp đồng:

Tên hàng là nội dung không thể thiếu trong tất cả các hợp đồng; để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần xác định một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ

Tùy từng loại hàng hóa mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng cho phù hợp: tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất; tên

thương mại; tên khoa học, tên kèm theo công dụng hoặc đặc điểm Với cách

xác định tên cụ thể chính xác hạn chế trường hợp các bên có sự nhằm lẫn dẫn

đến tranh chấp và cũng có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn về nội

dung hợp đồng

Nếu đối tượng của việc mua bán gồm nhiều mặt hàng, chủng loại hàng khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của các loại mặt hàng đó Danh mục các loại mặt hàng này có thể xem là phụ lục hợp đồng

2 Số lượng hàng hóa:

Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hóa trong hợp đồng, nội dung cần làm rõ: đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các

nước có sự khác biệt.Việc lựa chọn đơn vị đo lường có thể căn cứ vào tính

Trang 30

Ngoài ra, các bên cần phải thỏa thuận rõ là có hay không tính trọng lượng của bao bì vào khối lượng của hàng hóa Trong thực tiễn mua bán

hàng hóa quốc tế bao giờ cũng có hai loại trọng lượng: trọng lượng cả bì và

trọng lượng tịnh

Các bên cảng thỏa thuận chặt chẽ thì càng hạn chế rủi ro, thiệt hại xảy

Ta

3 Chất lượng của hàng hóa :

Dưới góc độ pháp lý “chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tông thê

những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng, được

xác định bằng những thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với

điều kiện hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá

nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hóa””

Điều khoản về chất lượng là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp

đồng, nhất là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là sự thỏa thuận của các

bên liên quan đến việc xác định chất lượng và cách thức kiểm tra chất lượng

của hàng hóa

Thứ nhất, những yếu tố chủ yếu về quy cách, phâm chất của hàng hóa và phương cách xác định, các bên nên quy định rõ chất lượng hàng hóa sẽ

được xác định theo phương cách nào, ví dụ như theo mẫu hàng, theo tiêu

chuẩn nào đó

Các văn bản pháp luật nước ta không quy định rõ các cách thức xác định chất lượng của hàng hóa mà chỉ quy định chung chung rằng, chất lượng của hàng hóa phải thích hợp cho những mục đích mà hàng hóa cùng loại cùng quy cách thường sử dụng theo khoản 2 điều 60 Luật thương mại Việt Nam

Thứ hai, các bên còn cần xác định thời gian, địa điểm và cách thức kiểm tra chất lượng Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng của hàng

hóa do các bên tự thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại hàng hóa và điều kiện giao hàng Hàng hóa có thể được kiểm tra toàn bộ hay một phần theo sác xuất tùy theo tính chất của hàng hóa

4 Thời gian, địa điểm giao hàng:

Trang 31

Điều khoản này liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sở hữu, thời điểm chuyển rủi ro, liên quan đến giá cả của hàng hóa

Thời điểm giao nhận : các bên có thể lựa chọn một thời điểm ấn định

hoặc trong một khoảng thời gian xác định

Địa điểm giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ phí vận chuyển và

giá mua bán hàng hóa, các bên cần thỏa thuận vị trí địa điểm giao nhận một

cach cu thé

Cách thức giao nhận : các bên ghi rõ cách thức giao nhận và cách

thúc ghi nhận việc giao nhận, cũng như cách thức lập biên bản giao nhận

hàng hóa

3 Giá cả -

Điều khoản giá là một trong những điều khoản quan trọng của hợp

đồng, vì thế các bên khi kết hợp đồng cần có những lưu ý thích đáng để tránh

những tranh chấp phát sinh từ việc hiểu lầm hay không thống nhất về mức

giá và cách xác định giá Đồng thời các bên cũng cần đề cập đến đồng tiền

thanh toán

Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá-

giá di động

Việc “ thả nổi” giá hàng hóa hiện nay rất phố biến trong các hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế , nhất là những hợp đồng có thời hạn dài, giao

hàng nhiều lần hoặc những hợp đồng mà chưa xác định thời điểm giao hàng

cụ thể Đó là những hợp đồng giá mở, đáp ứng yêu cầu về giá linh hoạt theo

diễn biến thị trường Về mặt pháp lý, sự linh hoạt này đảm bảo sự cân bằng

cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho một bên khi thị trường biến động, hạn chế tranh chấp phát sinh

Trong nhiều trường hợp bên mua yêu cầu bên bán ghi giá trong hợp đồng thấp hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khâu ở nước mình, hoặc ngược

lại để tránh sự kiểm soát ngoại †tỆ của nước mình, người mua cũng có thé yêu

cầu người bán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyển phần chênh lệch vào tài khoản của người mua ở nước ngoài

Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hậu quả pháp lý của

Trang 32

bên thỏa thuận, tuy nhiên trong thực tiễn thương mại quốc tế việc trong hợp

đồng ghi giá không đúng với thực tế thường dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực pháp lý.”

6 Thanh toan:

Nội dung của điều khoản này cần đề cập đến các vấn dé: phương

thức, địa điểm và thời hạn thanh toán

Phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ

giao, nhận tiền khi mua bán hàng hóa với nhau Có 3 phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán trục tiếp; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng từ

Tuy nhiên theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, việc thực hiện thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu phải qua hệ thống ngân

hàng, nếu không giao dịch bị coi là vô hiệu

Như vậy tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận

phương thúc thanh toán, nhưng cũng phải chú ý đến pháp luật quốc gia nếu không giao dịch sẽ bi tuyên vô hiệu Ví dụ như vụ việc xảy ra giữa nguyên đơn- người mua Nga và bị đơn người bán Việt Nam, do bên mua đã giao tiền mặt cho bên bán không thông qua ngân hàng nên giao dịch vô hiệu.”

Địa điểm thanh toán: là nơi thực hiện việc thanh toán, các bên nên

thỏa thuận rõ về địa điểm thanh toán, trong trường hợp chọn phương thức thanh toán trực tiếp

Thời hạn thanh foán : cần quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo nguyên tắc, thời hạn thanh toán phải xác định bởi một khoảng thời gian cụ thẻ, rõ ràng

Việc xác định rõ thời hạn thanh toán sẽ là cơ sở quan trọng trong việc

tính lãi quá hạn hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên mua vi phạm nghĩa

vụ thanh toán

7 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Trong thương mại quốc tế nói chung, bên không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu

?22 Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế- khoa Kinh Tế ĐHQGTPHCM- NXB ĐHQGTPHCM-

2005

Trang 33

không chứng minh được việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do các trường hợp bất khả kháng gây ra Do đó, trong điều khoản này các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm hoặc mức phạt do thực hiện chậm nghĩa vụ

Các bên cũng có thể thỏa thuận về vấn đề phạt hợp đồng để phòng

ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên

® Do đặc thù tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng vậy trong hợp đồng các bên cũng nên quy định điều khoản :

8 Luật điều chỉnh hợp đồng:

Đây là điều khoản đặc trưng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế,

các bên có thể tự thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của mình Có thể là điều ước quốc tế mà nước doanh nghiệp có trụ sở hoặc thành, lập là

thành viên, cũng có thể là luật nước người bán, luật nước người mua cũng có khi là luật của một nước thứ ba

9 Giải quyết tranh chấp:

Các bên sẽ thỏa thuận các thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng Các hình thức giải quyết tranh chấp gồm:

O Thương lượng giữa các bên

O Hòa giải giữa các bên do một cơ quan tô chức, hoặc

cá nhân được các bên lựa chọn làm trung gian hòa giải

O Giải quyết bằng trọng tài hoặc tại tòa án

Khi đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là tòa án trọng

tài, thì các bên cũng cần thỏa thuận và thống nhất tòa án hay trọng tài nước

nào sẽ giải quyết tranh chấp

Như vậy, nội dung của hợp đồng là do các bên tự do thỏa thuận và

quyết định sao cho phù hợp với nhu cầu mục đích của các bên Ngoài những

nội dung gợi mở trên, các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác như

Trang 34

đồng, đối với những điều chưa hiểu hoặc thuật ngữ chưa rõ thì nên có khoản

giải thích hợp đồng để tránh hiện tượng nhằm lẫn có thể dẫn đến vô hiệu hợp

đồng

2.1.3 Điều kiện về hình thức của hợp đồng:

Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng kinh doanh Điều này có nghĩa là các bên có thể được

phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng Tuy nhiên, để bảo

đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch giữa các bên, cũng như để bảo vệ

trật tự và lợi ích kinh doanh Do đó đối với một số loại hợp đồng pháp luật

đòi hỏi người giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định,

ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực Vì thế, yếu tố hình thức hợp đồng kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan

trọng trong các hoạt động kinh doanh

Và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hình thức của hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức

khác có giá trị pháp lý tương đương Trong đó, hình thức có giá trị tương

đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình

thức khác theo quy định của pháp luật” Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có hiệu lực , ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài Nếu các bên không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng thì cơ quan có thâm quyền sẽ quyết

định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức hợp đồng trong một thời

gian cụ thể.”

Đặc biệt đối với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế-

giao dịch dân sự có yếu tỗ nước ngoài thì luật Việt Nam còn dự trù trường

hợp hợp đồng đó không được ký kết trên lãnh thổ Việt Nam, khi đó thì hình

thức của hợp đồng sẽ được pháp luật của nước mà hợp đồng đó giao kết điều

chỉnh- điều 770 Bộ luật dân sự 2005

Trang 35

Vậy nơi nào là nơi giao kết hợp đồng? Đối với hợp đồng giao kết trực tiếp sẽ dễ dàng xác định nơi giao kết hợp đồng nhưng đối với hợp đồng giao kết vắng mặt thì đâu là nơi hợp đồng được giao kết?

Bộ luật dân sự 2005 quy định đối với hợp đồng dân sự thì địa điềm

giao kết hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”

Còn đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài- hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế thì Điều 771- Bộ luật dân sự 2005 quy định trong

trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng

Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giao kết vắng mặt việc xác định nơi giao kết theo quy phạm xung đột của luật Việt Nam thì luật quốc gia nơi cư trú hoặc đặt trụ sở chính của bên đề nghị giao kết hợp đồng

sẽ được áp dụng để xác định, khi đó tùy thuộc pháp luật quốc gia đó quy

định là nơi nào mà xác định Nếu đó là luật của Việt Nam hoặc có sự dẫn

chiếu đến luật Việt Nam thì theo điều 403- Bộ luật dân sự thì nơi ký kết là

nơi cư trủ hoặc đặt trụ sở của bên đề nghị giao kết hợp đồng

Nên khi giao kết hợp đồng các bên cũng cần chú ý quy định về hình thức của quốc gia nơi mà hợp đồng được ký kết Có một số nước đòi hỏi một cách chặt chẽ về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo pháp luật các nước này, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được phê

chuẩn hay công chứng, mới được coi là hợp pháp về hình thức Ví dụ ở Pháp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được công chứng tại Pháp;

hay như ở Anh và Úc hợp đồng bắt buộc lập thành văn bản khi giá trị của nó

lớn hơn 10 bảng Anh ””

Nhưng cũng có hệ thống pháp luật không có quy định bắt buộc về

mặt hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Các bên có thể dùng

6 Diéu 403 — Bộ luật dân sự 2005

Trang 36

bất kỳ phương tiện nào, kế cả lời khai nhân chứng, để chứng minh về sự tồn tại của hợp đồng.”

Tuy nhiên, có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam không cần quá lo lắng

về việc có thể vi phạm hình thức hợp đồng theo pháp luật nước nào đó, sẽ bị Tòa án Việt Nam tuyên vô hiệu bởi theo điều 770- Bộ luật dân sự Việt Nam thì trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái

với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngồi đó vẫn

được cơng nhận tại Việt Nam Có thể nói đây là sự ưu đãi của luật Việt Nam

dành cho doanh nghiệp Việt, khi mà họ không nắm rõ pháp luật nước ngoài tránh trường hợp tuyên bố hợp đồng vô hiệu không chính xác

Việc luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

phải được lập thành văn bản nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh cũng như

bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thương trường quốc tế Đồng thời, hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và

đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra

Như vậy, tùy thuộc vào nguồn luật điều chỉnh mà có yêu cầu khác

nhau về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Có thê các điều kiện về chủ thê và nội dung cũng như hình thức của hợp đồng đã thỏa mãn theo những quy định của pháp luật, nhưng trên hơn

hết hợp đồng là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí do đó yếu tố

ý chí khi tham gia giao kết hợp đồng của các bên là yếu tố quan trọng trong hiệu lực của hợp đồng

2.1.4 Điều kiện về ý chí của các bên tham gia hợp đồng:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc

cham dứt quyền nghĩa vụ với nhau, vậy khi đề cập đến hợp đồng là đề cập đến sự thỏa thuận tuân theo các nguyên tắc: 1 tự do giao kết hợp đồng

Trang 37

nhưng không được trái pháp luật đạo đức xã hội ; 2 tự nguyện, bình đăng,

thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thang.”

Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và thể hién y chi , các

bên phải hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập hợp đồng

Theo điểm c khoản 1 điều 122- Bộ luật dân sự thì điều kiện giao địch

có hiệu lực là người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện Mà điều

127- Bộ luật dân sự quy định giao dịch mà thiếu một trong các điều kiện được quy định tạo điều 122 thì vô hiệu

Và khoản 1 điều 410 quy định rằng các quy định về giao dịch dân sự

vô hiệu của Bộ luật dân sự 2005 cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô

hiệu, như vậy hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu khi không có một trong các

điều kiện ở điều 122- Bộ luật dân sự và những trường hợp vô hiệu khác như:

vô hiệu do người không thỏa về năng lực hàng vi xác lập thực hiện, vô hiệu do gia tao,

Như vậy,hợp đồng mà không có sự tự nguyện hoặc không có sự

thống nhất ý chí thì sẽ dẫn đến vô hiệu như; vô hiệu do nhằm lẫn, đe dọa, lừa

đôi

2.2 Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý:

Ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng Các biểu hiện của sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành nên

một hợp đồng có hiệu lực Nói cách khác một hợp đồng được giao kết đưới

tác động của sự lừa dối, nhằm lẫn hay đe dọa có thê không có giá trị vì trong các hoàn cảnh như vậy, các cam kết được đưa ra không xuất phát từ ý chí đích thực của người giao kết

2.2.1 Hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn:

Nhằm lẫn là sự không trùng hợp ý chí được thể hiện với mong muốn

thật sự của người thể hiện y chi Nếu một trong các bên có sự nhầm lẫn về

nội dung của hợp đồng mà do lỗi vô ý của bên kia thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau yêu cầu thay đổi nội dung nhầm lẫn cho phù hợp với ý muốn

Trang 38

đích thực của họ khi xác lập hợp đồng Tuy nhiên không phải lúc nào các bên cũng thống nhất được ý chí, vì sự nhằm lẫn theo quy định này chỉ xảy ra

đối với một bên Khi không thỏa thuận được thì lúc này bên nhằm lẫn có

quyền yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.”

Theo như điều 131 — Bộ luật dân sự 2005, mặc dù không đưa ra khái

niệm về “nhằm lẫn” nhưng cũng cho thấy nhằm lẫn là yếu tố có thê đưa đến

hợp đồng vô hiệu Tuy nhiên, sự nhầm lẫn này chỉ giới hạn trong trường hợp do một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhằm lẫn về nội dung của hợp đồng

Trong khi đó, nhằm lẫn có thể là do bản thân người bị nhằm lẫn thiếu kiến thức, hoặc những điều kiện cần thiết có khi chính họ đã sai sót trong

việc thể hiện ý chí đích thực của mình, việc nhằm lẫn có thể do một bên

nhưng cũng có khi là do cả hai bên và có khi chẳng đo lỗi của ai cả do đó

việc xác định lỗi trong nhằm lẫn, yếu tố gây nhằm lẫn cũng cần được làm rõ

Bởi xác định yếu tố lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi thường thiệt hại

khi giải quyết tranh chấp Vậy mà van đề này không được quy định cụ thê

trong Bộ luật dân su 2005

Ngoài ra, điều luật chỉ quy định chung chung nhằm lẫn về nội dung mà không nêu rõ là nội dung gì, mức độ nhằm lẫn như thế nào, trong khi nội dung của hợp đồng là do hai bên tự thỏa thuận với nhau, phải chăng chỉ cần nhằm lẫn bất cứ điều gì trong nội dung cũng có thể tuyên hợp đồng vô hiệu,

kể cả những điều khoản mà không có lý do nào để nhằm lẫn, ví dụ như một

bên viện dẫn nhằm lẫn về đối tượng hợp đồng để tuyên hợp đồng vô hiệu

điều đó không hợp lý và thỏa đáng

So sánh với Bộ nguyên tắc Unidroit, ta nhận thấy có sự chênh lệch

giữa những quy định về hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn, cụ thể là Bộ nguyên

tắc Unidroit đã dành năm điều cho vẫn đề này và nó được quy định một cách cụ thể về các điều kiện để hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn cũng như đưa ra

định nghĩa về nhằm lẫn “nwhầm lẫn là sự tin lâm vào thời điểm giao kết hợp

đồng” Đồng thời cũng quy định cụ thể tính chất và mức độ nhằm lẫn phải

đạt mức nghiêm trọng đủ để xem xét, đó là “một người bình thường đặt

trong các tình huống tương tự - với bên bị nhằm lẫn đã làm nếu họ biết tình trạng thưc tế vào thời điểm giao kết hợp đông Nếu người này đã không giao

Trang 39

kết hợp đông hoặc chỉ giao kết với các điêu kiện hoàn toàn khác thì chỉ khi

đó nhằm lẫn mới được coi là nghiêm trọng ”, ngoài ra còn có điều kiện liên

quan đến bên bị nhằm lẫn, bên nhằm lẫn

Hơn nữa, chúng ta có nên xem xét về vẫn đề nhằm lẫn chủ thê

không? Điều mà chưa được luật Việt Nam đề cập đến Trong khi đó không

hiếm hệ thống luật đã quy định rõ khả năng tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có nhằm lẫn về chủ thể tham gia hợp đồng Bộ luật dân sự Pháp cho phép tuyên

bố hợp đồng vô hiệu do nhằm lẫn về chủ thể nếu đó là nhầm lẫn về những

yếu tố quan trọng của đối tác và khi nhân thân của đối tác có vai trò quan trọng đối với quyết định giao kết hợp đồng Giải pháp này vẫn được giữ lại và bố sung trong dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự Pháp về hợp đồng Ở Bì, Luxembourg, nhằm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cũng là một lý

do làm cho hợp đồng vô hiệu khi nhân thân của chủ thể có ảnh hưởng tới

quyết định giao kết hợp đồng.”

Ví dụ, một bên tham gia hợp đồng có sự nhằm lẫn về chủ thể nên đã

có nhận định đánh giá sai về khả năng tài chính hay uy tín trên thương trường của bên còn lại, dẫn đến đồng ý giao kết hợp đồng vậy hợp đồng đó

có được tuyên vô hiệu không, nếu hợp đồng không vô hiệu thì bên nhằm lẫn phải thực hiện hợp đồng, trong khi nếu có sự nhận định chính xác thì chắc

chắn bên nhằm lẫn đã không ký kết hợp đồng đó

Như vậy, những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về vô

hiệu do nhằm lẫn vẫn còn nhiều kẻ hở dễ gây tranh cãi khi giải quyết tranh

chấp hợp đồng Với quy định hiện nay, không rõ về nội dung nhằm lẫn cũng

như mức độ nhằm lẫn thì các bên sẽ rất dễ dàng viện dẫn nhằm lẫn để yêu

cầu tuyên bố vô hiệu có thể sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bên

còn lại

Mặc dù điều 131 của bộ luật dân sự Việt Nam có sự tiến bộ hơn điều

141 Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 về việc quy định cụ thể đó là lỗi vô ý của

bên kia Nhưng vẫn chưa hoàn thiện, có lẽ nên bổ sung cụ thể, rõ ràng hơn và

tham khảo hướng quy định của luật quốc tế

Nếu nhằm lẫn do lỗi có ý của một bên tức là đã có sự lừa dối thì áp dụng điều 132 — Bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Trang 40

2.2.2 Hợp đồng vô hiệu do lừa dối:

Như đã trình bày ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vai trò quan

trọng trong việc tôn tại hay không của hợp đồng Pháp luật Việt Nam về hop đồng thừa nhận lừa dối trong giao kết hợp đồng như một yếu tố có thể đưa

đến sự vô hiệu của hợp đồng- điều 132 Bộ luật dân sự 2005 Như thế nào là

lừa dối trong giao kết hợp đồng?

Lừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày Theo cách nói thông thường, lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm cho người ta nhằm tưởng mà nghe theo, tin theo

Các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập pháp Việt Nam coi

lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba

nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc

nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó” Dù cách sử dụng ngôn

từ có khác nhau song nội dung của các khái niệm trên không khác nhau Như

vậy, không phải bất cứ sự nói dối nào cũng đều bị coi là lừa dối và việc xác

định có tồn tại hay không sự lừa dối trong giao kết hợp đồng phải có hai điều

kiện: một là, một bên phải sử dụng thủ đoạn để lừa người khác và hai là,

người kia phải nghe theo, làm theo một việc nào đó (giao kết hợp đồng) Việc một người bán hàng khoe không đúng sự thật về hàng hóa của mình hoặc người bán hàng nói giá quá cao thì không bị xem là lừa dối bởi lẽ trong

trường hợp này người tiếp nhận thông tin không bị buộc phải ký hợp đồng

nếu họ không muốn

Như vậy tính chất quyết định để lừa dối là yếu tố dẫn đến hợp đồng

vô hiệu thể hiện ở chỗ nếu không dùng các mánh khóe như vậy thì sẽ không có giao kết hợp đồng “Sự lừa đối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi

các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mà nễu không có các thủ đoạn đó thì

bên kia đã không kí kết hợp đồng ” °

Lừa dối và nhằm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thê hiện ý chí

của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc

không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật Song sự lửa dối khác với

* Điều 132- bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Ngày đăng: 11/08/2014, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w