Phân tích năng lực hoạt động của tài sả n:

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP _ HOSE) " pps (Trang 36 - 39)

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2006

Vòng quay khoản phải thu 5.25 6.06

Kỳ thu tiền trung bình 68 59

Vòng quay hàng tồn kho 4.11 3.3

Số ngày một vòng quay hàng tồn

kho 87 109

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 8.55 8.65 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 3.45 2.82

*Nhận xét:

- Vòng quay khoản phải thu của DN năm 2007 so với năm 2006 giảm 0.81( vòng) điều này làm cho kì thu tiền trung bình của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 9 (ngày). Qua đó ta có thể đánh giá được tốc độ thu hồi các khoản nợ của năm 2007 đã chậm hơn so với năm 2006. Trong điều kiện bình thường thì đây là xu hướng không tốt, nó làm tăng nhu cầu vốn lưu động của DN, gây khó khăn cho ngân quỹ của DN.

Nguyên nhân làm vòng quay các khoản phải thu giảm là do DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân. Cụ thể DTT của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 176,574 trđ ( tăng 35.07% ) còn các khoản phải thu của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 53,278 trđ ( tăng 51.87% ).

Nguyên nhân làm DTT của DN tăng có thể là do DN tăng sản lượng bán ra hoặc là do DN đã tăng giá bán từ đó làm DT bán hàng của DN tăng lên

+Nguyên nhân làm các khoản phải thu bình quân của DN tăng là do DN đã tăng thời gian thu nợ cho khách hàng để tăng sản lượng tiêu thụ, hoặc là do công tác thu nợ của DN không được tốt dẫn đến việc tăng lên của các khoản phải thu trong DN.

- Vòng quay hàng tồn kho của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 0.81 vòng điều đó làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho của DN giảm 22 ngày. Qua đó ta có thể thấy được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của DN năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006.

Nguyên nhân làm vòng quay hàng tồn kho của DN tăng là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Cụ thể là giá vốn hàng bán của DN từ năm 2006 đến năm 2007 đã

tăng 163,344 trđ ( tăng 43.59% ) còn hàng tồn kho bình quân của DN tăng 14,945 trđ ( tăng 12.12% ).

Nguyên nhân làm giá vốn hàng bán của DN tăng có thể do nguyên nhân khách quan là giá của các yếu tố đầu vào tăng làm giá thành của sản phẩm tăng. Hoặc có thể là do nguyên nhân chủ quan là DN tăng sản lượng sản xuất, do công tác quản lý chi phí của DN không được tốt …

Nguyên nhân làm hàng tồn kho bình quân của DN tăng có thể là do DN tăng sản lượng sản xuất sản phẩm hoặc là do chính sách dự trữ của DN.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN trong năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,1. Qua đó ta có thể thấy cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào hoạt động sản xuất trong năm 2007 sẽ giảm 0,1 đồng doanh thu thuần so với năm 2006, điều đó phản ánh sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2007 giảm.

Nguyên nhân làm hiệu suất sử dụng TSCĐ của giảm là do trong năm 2007 thì DTT của DN tăng và TSCĐ bình quân của DN cũng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của TSCĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng của DTT, Cụ thể là DTT của DN trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 176,574 trđ ( tăng 35,07% ) còn TSCĐ bình quân của DN tăng 35.016 trđ ( tăng 56,47% ).

Nguyên nhân làm TSCĐ bình quân của DN tăng có thể là do DN đã mua thêm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình để phục vụ cho các hoatj động sản xuất kinh doanh của DN.

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 0.63. Qua đó ta có thể thấy được cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động trong năm 2007 sẽ tạo ra nhiều hơn năm 2006 là 0.63 đồng doanh thu, điều đó phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản trong năm 2007 đã tăng lên.

Nguyên nhân làm hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Dn tăng là do cả tỏng doanh thu và tổng tài sản bình quân của DN đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể là tổng tài sản của DN năm 2007 so với năm 2006 tăng 68,703 trđ ( tăng 16.24% ) nhưng tổng doanh thu của DN tăng đến 176,610 trđ ( tăng 35,06% ).

Nguyên nhân làm tổng tài sản của DN tăng là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của DN đều tăng.

Nguyên nhân làm tổng doanh thu của DN tăng là do cả DTT của DN và các khoản giảm trừ đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của DTT tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản giảm trừ.

Đánh giá về chỉ tiêu năng lực hoạt động tài sản của DN:

Doanh nghiệp đã tăng được sản lượng tiêu thụ điều đó chứng tỏ rằng khách hàng đã tiếp nhận tốt sản phẩm của DN. Từ đó làm tăng doanh thu thuần về bán hàng của DN, nó chứng minh DN kinh doanh có hiệu quả và đã có vị trí trên thị trường.

Trong năm 2007 DN tăng thêm TSCĐ tuy nó chưa đưa lại hiệu quả ngay năm đó nhưng hy vọng việc đầu tư đó mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất của DN trong tương lai.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DN tăng điều đó chứng tỏ rằng DN đã khai thác được sức sản xuất của tổng tài sản, từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của DN.

Để tăng doanh thu bán hàng DN đã tăng thời gian thu nợ cho khách hàng điều đó làm tăng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Giá vốn của DN tăng nhanh điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm và ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản giảm trừ của DN trong năm 2007 đã tăng lên và chủ yếu là hàng bán bị trả lại, DN cần phải xem xét lai chất lượng của sản phẩm và giá bán sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài " Phân tích tình hình tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP _ HOSE) " pps (Trang 36 - 39)