Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài:

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 51 - 53)

a) Nhận thức HT, PHT, TT, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động

2.3.5. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài:

Bảng 2.12: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài

Người kiểm tra Tổng số lần

kiểm tra Hiệu trưởng PHT CM Tổ trưởng, tổ phó

3 3 6 12

Nếu số lần kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài đã ít thì việc kiểm tra quy chế GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài còn ít hơn, thậm chí trung bình 4 lần / năm (2 lần/học kỳ).

Khi trao đổi vấn đề này với các hiệu trưởng thì nhận được câu trả lời: không có quy định về việc kiểm tra quy chế chấm bài, trong các mẫu báo cáo kiểm tra GV cũng không có phần mục này, chỉ khi nào có phản ánh về vấn đề này mới kiểm tra thôi.

Việc kiểm tra quy chế chấm, chữa bài cũng như kiểm tra quy chế soạn bài thường được hiệu trưởng uỷ quyền cho tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn là chủ yếu. Rất ít hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra việc chấm bài của GV, chỉ kiểm tra khi có dư luận hay những phản ánh không chính xác, công bằng khi GV chấm chữa bài.

Nhiều GV và cả cán bộ quản lý chưa thấy hết các yếu tố trong quy trình kiểm tra học sinh, chưa xác định được số lượng và thứ tự công việc cần làm khi kiểm tra học sinh.

Sau khi kiểm tra thực hiện quy chế chấm, chữa bài hiệu trưởng thường chưa có nhận xét cụ thể: về khả năng xác lập mục đích, yêu cầu, nội dung, kỹ thuật kiểm tra, việc ra đề, tổ chức các hình thức kiểm tra phù hợp hay chưa phù hợp, ma trận đề, kỹ thuật lập đáp án, xây dựng biểu điểm... Nhiều GV đã nhận thức được việc hiệu trưởng kiểm tra thực hiện quy chế chấm bài không chỉ giúp phát hiện người làm sai quy chế mà còn so sánh được phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các GV, đánh giá được mức độ đúng đắn trong những thống kê về điểm kiểm tra do các GV báo cáo lên. Việc chấm bài, ghi điểm, cộng điểm, xếp loại...vẫn còn có sai sót nhưng việc kiểm tra các khâu từ xây dựng ma trận, ra đề, làm đáp án, lập biểu điểm, tính chính xác của đề chưa được hiệu trưởng quan tâm đúng mức.

Việc ra đề, làm đáp án, lập biểu điểm vẫn chưa trở thành nội dung tập huấn của nhà trường cũng như thảo luận kỹ ở các tổ, nhóm chuyên môn.

Thực tế các đoàn kiểm tra chuyên môn cũng thường tránh dự các tiết chữa bài. Hiệu trưởng cũng ít khi quan tâm đến việc chữa bài của GV gần như bỏ qua việc kiểm tra nội dung này. Hiệu trưởng không cùng chuyên môn với GV cần kiểm tra nên nếu kiểm tra đều thông qua các thành viên ủy quyền và cũng ít kiểm tra trực tiếp tiết chữa bài mà thường xem xét thông qua bài kiểm tra lưu của học sinh nên kết quả kiểm tra cũng khó phản ánh đúng việc chũa bài của GV.

Một số ít môn trong phân phối chương trình có tiết chữa bài nhưng GV vẫn chưa tận dụng triệt để mục đích của tiết chữa bài mà lấy tiết này làm việc khác như luyện tập, các GV đó cho rằng luyện tập cũng là hình thức chữa bài. GV chưa chịu khó phát hiện những lỗi phổ biến hay cá biệt

và tìm hiểu các nguyên nhân của chúng để sửa cho học sinh. GV cũng chưa chú ý đến các tái phạm của các lỗi mà mình đã sửa cho học sinh ở các lần trước có lặp lại hay không để đánh giá sự tiếp thu nội dung chữa bài của HS đến đâu.

Một số GV vẫn cho rằng học sinh làm bài không đạt yêu cầu và mắc nhiều lỗi là do học sinh quá kém không hiểu bài, không hiểu đề...

Tuy nhiên, cũng có nhiều GV nghiêm túc và sáng tạo sử dụng việc chữa bài để nâng cao hiệu quả dạy học (dù phân phối chương trình không có tiết này) bằng cách lập sổ ghi lại lỗi của từng học sinh để giúp các em tiến bộ, không vấp lại sai lầm cũ.

Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức các chuyên đề về việc chấm và chữa bài kiểm tra, chưa giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm nào về chuyên đề này, phần lớn các cán bộ quản lý coi việc chấm lại bài đã chấm là cách duy nhất để kiểm tra việc chấm bài.

Các trường Sư phạm cũng chưa bồi dưỡng cho sinh viên nắm vững mục đích, nội dung, kỹ thuật kiểm tra kiến thức từng bộ môn.

Qua đây tôi thấy nếu có điều kiện thì kiểm tra nhiều về GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài thì rất có tác dụng cho cả GV và HS.

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)