Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài:

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 48 - 49)

a) Nhận thức HT, PHT, TT, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động

2.3.3. Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài:

Bảng 2.10: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài.

Người kiểm tra Tổng số lần

kiểm tra Hiệu trưởng PHT CM Tổ trưởng, tổ phó

3 9 24 36

Số lần kiểm tra bài soạn một GV trong ba năm là tương đối nhiều 36 lần. Tuy nhiên chủ yếu là Tổ trưởng và tổ phó kiểm tra 24/36. Hiệu trưởng chỉ kiểm tra mỗi năm một lần.

Khi hỏi Hiệu trưởng các trường về những vấn đề trên thì các Hiệu trưởng các trường cho rằng: Việc kiểm tra bài soạn được phân công cho PHT và TT, TP CM vì họ có chuyên môn hơn Hiệu trưởng, hơn nữa họ có ít việc phải làm như Hiệu trưởng (làm báo cáo, đi công tác...). Thông thường mỗi học kỳ trường kiểm tra hồ sơ đồng loạt 1 lần, tổ kiểm tra 4 lần và mỗi năm kiểm tra toàn diện 1/3 GV, kiểm tra theo chuyên đề số GV còn lại vì vậy trong 3 năm trung bình mỗi GV được kiểm tra bài soạn 12 lần, ngoài ra còn kiểm tra toàn diện, đột xuất, theo chuyên đề mỗi người 2 lần / năm. Hầu hết công việc kiểm tra bài soạn Hiệu trưởng các trường thường giao cho Tổ trưởng chuyên môn, hoặc nhóm trưởng thực hiện.

Việc kiểm tra bài soạn thường mới chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính hành chính như: Ngày soạn, ngày dạy, tiết theo phân phối chương trình, các bước lên lớp...có đủ không mà chưa chú ý đúng mức tới các yêu cầu cao hơn về chất lượng của bài soạn như: kiến thức trọng tâm của bài, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn, các câu để hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài, các bài tập củng cố, hay soạn theo hướng đổi mới phương pháp...

Việc báo cáo kết quả kiểm tra cũng thường rất sơ lược, được thể hiện trên một nửa trang giấy với các đầu mục đã đề ra, nên khi Hiệu trưởng cần tổng hợp thông tin cũng nghèo nàn, chủ yếu là lấy kết quả xếp loại.

Khi Hiệu trưởng thông báo kết quả cho các GV cũng rất chung chung, sơ sài, ít có sự so sánh chất lượng bài soạn ở từng GV và giữa các GV với nhau. Cuối cùng là xếp loại.

Hầu hết các Hiệu trưởng chưa quy định cụ thể những yêu cầu mà người kiểm tra phải thực hiện cho mỗi loại kiểm tra hồ sơ, chưa thống nhất các yêu cầu về báo cáo sau khi kiểm tra hồ sơ.

Nhiều Hiệu trưởng còn lúng túng vì thiếu cơ sở đánh giá, so sánh chất lượng soạn bài của cá nhân và của tập thể với những quy định hiện hành, so sánh sự tiến bộ của các tập thể, cá nhân qua các học kỳ, năm học, so sánh chất lượng hồ sơ giữa các cá nhân GV với nhau ở cùng một thời điểm.

Vẫn còn GV chủ quan khi soạn bài chuẩn bị lên lớp.

Nhận định chung của một số GV về việc thực hiện quy chế soạn bài còn mang tính hành chính, thiếu tính tự giác, không có sự đầu tư.

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)