Áp dụng các phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)

1.6.3.1. Áp dụng phương pháp quản lý kinh tế

Là sự tác động một cách gián tiếp của nhà quản lý đến đối tượng bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Yêu cầu khi áp dụng phương pháp này:

- Tổ chức xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại lao động trong nhà trường, bám sát vào tình hình thực tế đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường, tránh những biểu hiện tiêu cực do khả năng cá nhân không thể đáp ứng được tiêu chuẩn nào.

- Tổ chức bộ máy theo dõi quá trình thực hiện, cuối mỗi đợt (tháng, học kỳ...) tổ chức bình bầu, đánh giá phân loại lao động, thưởng phạt theo chế độ đã quy định.

- Tổ chức đánh giá phân loại lao động phải đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ.

1.6.3.2. Áp dụng phương pháp quản lý tâm lí- khen thưởng động viên tinh thần

Là cách thức tác động của người quản lý tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người bị quản lý nhằm biến những yêu cầu của các cấp quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý để họ tích cực thực hiện nhiệm vụ, đạt mục tiêu đề ra.

- Người hiệu trưởng phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đội ngũ, hiểu được họ mong muốn ở mình điều gì.

- Lắng nghe ý kiến của họ.

- Tin tưởng vào khả năng của họ, củng cố niềm tin ở họ rằng họ có thể làm việc tốt hơn, giao việc cho họ, chỉ cho họ cách vượt khó của cá nhân, phát huy được sở trường của họ.

- Biết cách tác động tới tâm lý đội ngũ GV nhằm khai thác tiềm năng trong họ, kích thích tính tự giác trong họ, sự say mê của con người để họ chủ động, sáng tạo trong hoạt động của mình.

- Biết ủy quyền cho người giúp việc.

- Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán là những người có uy tín trong nhà trường.

- Chân thành giải tỏa một cách hợp tình, hợp lí các xung đột, xây dựng tốt các mối quan hệ trong công tác cũng như trong sinh hoạt ở trong nhà trường cũng như ở ngoài xã hội.

- Động viên khen thưởng kịp thời. Tổ chức các đợt thi đua. - Cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng nhà trường đoàn kết nhất trí, có bầu không khí tâm lý thuận lợi, có dư luận tập thể lành mạnh. Coi trọng sự phối hợp hoạt động đồng bộ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

1.6.3.3. Áp dụng phương pháp quản lý hành chính

Là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nước.

Yêu cầu khi áp dụng phương pháp này:

- Xây dựng quy chế, nội qui hoạt động của nhà trường, bộ phận, cá nhân và phải cương quyết thực hiện.

- Tổ chức phổ biến các văn bản pháp qui của ngành, các quyết định, mệnh lệnh của người lãnh đạo trong toàn trường. Người lãnh đạo không chỉ

truyền đạt thông tin, mà có trách nhiệm giải thích, yêu cầu chấp nhận các quyết định và hành động để thực hiện chúng.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp qui, các quyết định quản lý thông qua kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất công việc của các cán bộ giáo viên trong nhà trường, trên cơ sở giúp đỡ họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể điều chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp với thực tiễn, nếu cần phải có hình thức xử phạt đối với những ai cố tình không tuân thủ các văn bản pháp qui, các quyết định quản lý.

- Các mệnh lệnh, chỉ thị phải đảm bảo tính khách quan, khoa học. - Người quản lý có quyền ra quyết định và dám chịu trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn đó. Quyết định phải đảm bảo đúng luật, xuất phát từ lợi ích nhà trường, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Kết luận chương 1

Kiểm tra, đánh giá vừa là biện pháp, vừa là một trong những chức năng của lao động quản lý và không thể thiếu được của công tác lãnh đạo trường học. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là xem xét và đánh giá mực độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của từng giáo viên, bộ phận trong nhà trường, do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, tổ chuyên môn; khuyến khích việc làm tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến, đồng thời phát hiện ra những hạn chế, yếu kém, sai sót để điều chỉnh và tư vấn những biện pháp khắc phục kịp thời. Có thể nói kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là một trong các yếu tố tạo nên nền nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thông qua việc kiểm tra đánh giá giúp cán bộ quản lý trường học hiểu rõ bản thân mình để thấy các vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của chu trình quản lý nhưng lại được xuất hiện từ giai đoạn tiền kế hoạch cho đến khi kết thúc chu trình quản lý.

Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của người giáo viên được thể hiện ở các nội dung: soạn bài, giảng bài, chấm chữa bài, vào điểm và nền nếp ra vào lớp.

Chương 2

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)