Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài:

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)

a) Nhận thức HT, PHT, TT, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động

2.3.4.Về việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài:

Bảng 2.11: Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài

Người kiểm tra Tổng số lần

kiểm tra Hiệu trưởng PHT CM Tổ trưởng, tổ phó

6 6 9 21

Nhìn chung số lần kiểm tra quy chế giảng bài còn rất ít bình quân được 3 giờ/kỳ, trong khi GV đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc Hiệu trưởng kiểm tra quy chế giảng bài của GV. Kết quả khảo sát số lượng kiểm tra như trên ta thấy những GV giảng dạy còn hạn chế ít có cơ hội được góp ý giúp đỡ để kịp thời khắc phục những hạn chế của mình để tiến bộ. Cuối học kỳ,

cuối năm khi xem xét đánh giá xếp loại về chuyên môn giảng dạy sẽ khó khách quan và công bằng vì chỉ căn cứ vào rất ít giờ dự để đánh giá, nếu kiểm tra xếp 1 giờ giỏi sẽ được đánh giá tốt, nếu giờ đó yếu sẽ bị xếp yếu. Về số lượng, số giờ dự của cán bộ quản lý các trường còn quá ít, số giờ dự của Hiệu trưởng càng ít hơn. Trong khi đánh giá của tất cả các đối tượng về mức độ quan trọng thì việc kiểm tra nội dung này được đánh giá rất quan trọng có tỷ lệ cao nhất. Khi xây dựng kế hoạch cũng ít và khi thực hiện cũng ít.

Hầu hết Hiệu trưởng chưa có thời gian chuẩn bị cho tiết dự giờ, nhất là giờ đó không trùng với chuyên môn của mình. Đa số các Hiệu trưởng đều phối hợp với các TTCM để dự giờ mà ít khi dự giờ độc lập một mình. Một số Hiệu trưởng dự giờ nhưng không tham gia rút kinh nghiệm và đánh giá với GV được dự giờ.

Phần lớn GV khẳng định “Nếu được người dự giờ góp ý đúng và chân thành thì người dạy rất có lợi, nhưng nếu người dự không cùng chuyên môn với người dạy, chưa từng là dạy giỏi...dễ làm phiền hà cho người dạy và cho học sinh”.

Hầu hết đều cho rằng hiệu trưởng là người đáng tin cậy nhất của GV vì có kiến thức, phương pháp giảng dạy khá trở lên, lại có điều kiện dự nhiều giờ ở các bộ môn khác nhau nên có nhiều kinh nghiệm trong việc so sánh khả năng giảng dạy của GV, những góp ý của hiệu trưởng, nhất là các hiệu trưởng có chuyên môn giỏi là những điều rất có lợi cho GV.

Có nhiều GV cho rằng nếu hiệu trưởng thiếu thời gian chuẩn bị dự giờ thì nên giao cho phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn vì những người này có số giờ thực dạy nhiều, nắm chắc được những yêu cầu giảng dạy đang thực hiện lại cùng chuyên môn, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng đối với đội ngũ giúp việc cho mình.

GV còn nêu các điều kiện đối với hiệu trưởng khi dự giờ phải: chuẩn bị, dự kết hợp với nhiều người để tránh chủ quan, chuẩn bị câu hỏi để khảo sát học sinh sau khi dự giờ...

Từ những kết quả trên cho thấy, hiệu trưởng cần phải tăng cường hơn nữa cả về số lượng và chất lượng kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài, có sự chuẩn bị trước khi dự và không nên đi dự độc lập mà đi cùng người có chuyên môn vững vàng của bộ môn cần dự.

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 51)