chủ nội dung bài dạy, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, xác định đúng trọng tâm bài dạy. Biết mở rộng, nâng cao cho cả lớp hay cho những học sinh khá giỏi, chỉ dẫn cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống (khác với loại giỏi là việc mở rộng, nâng cao kiến thức có thể chưa hợp lý, việc áp dụng kiến thức vào cuộc sống có thể chưa thật phù hợp với nội dung bài học).
- Trung bình: nắm vững chương trình và yêu cầu của môn học, bài học, xây dựng đầy đủ và chính xác các kiến thức, kỹ năng và giáo dục thái độ cho học sinh theo yêu cầu của chương trình, có thể có sai sót không đáng kể, không ảnh hưởng đến việc xây dựng các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, xác định chưa rõ nhưng không quá sai lệch trọng tâm bài dạy. Liên hệ thực tế còn hạn chế.
- Yếu: Phạm một trong hai trường hợp sau đây:
- Tuy kiến thức chính xác nhưng không nắm được yêu cầu chương trình của môn học, bài học, hoặc quá cao so với yêu cầu hoặc trình bày lan man.
- Có nhiều sai sót nhỏ hay có một sai sót nghiêm trọng trong kiến thức, kỹ năng làm cho học sinh không nắm được bài.
3.2.1. Đánh giá việc soạn bài:
- Tốt: + Soạn đủ, đúng phân phối chương trình.
+ Từ 80% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, phù hợp với loại bài dạy, nội dung bài dạy, có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt.
+ Từ 70% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, có chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở tốt.
- Trung bình: + Soạn đủ, đúng phân phối chương trình.
+ Từ 50% trở lên số bài soạn có chất lượng: Thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò.
- Yếu: Là một trong hai trường hợp sau đây:
+ Soạn không đầy đủ, hoặc không đúng phân phối chương trình.
+ Trên 50% trở lên số bài soạn chỉ ghi tóm tắt nội dung bài dạy, không thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò.
3.2.2. Đánh giá việc giảng bài:
- Tốt: + Chính xác kiến thức khoa học bộ môn. Hệ thống hóa được kiến cơ bản, nổi bật trọng tâm.
+ Linh hoạt giữa các khâu, phương pháp phù hợp với kiểu bài lên lớp. + Tổ chức lớp học sôi nổi. Đa số học sinh hiểu bài.
- Khá: + Dạy đúng kiến thức SGK, hệ thống kiến thức cơ bản. + Chưa thật sự nổi bật trọng tâm.
+ Chưa thật linh hoạt khi chuyển phần. + Lớp học khá sôi nổi.
+ Có 60-70% học sinh hiểu bài.
- Trung bình: + Kiến thức có chỗ không hệ thống. + Chưa nổi bật trọng tâm.
+ Phương pháp chưa thật linh hoạt. + Lớp học trầm.
+ Có 50% học sinh hiểu bài.
- Yếu: Là một trong trường hợp sau đây: + Dạy sai kiến thức SGK.
+ Lúng túng giữa các khâu. + Lớp học quá trầm.
+ Đa số học sinh không hiểu bài. + Phương pháp không phù hợp.
Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh:
Xem xét việc nắm các kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành tình cảm, thái độ của học sinh.
- Tốt: Học sinh cả lớp hăng hái và có nền nếp học tập tốt, đa số hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng thành thạo.
- Khá: Đa số học sinh hăng hái, nền nếp học tập tốt, phần lớn biết vận dụng kiến thức, kỹ năng.
- Trung bình: Học sinh hăng hái học tập và biết vận dụng kiến thức, kỹ năng.
- Yếu: Học sinh thiếu hăng hái học tập, không khí lớp học trầm, nhiều học sinh chưa biết vận dụng được kiến thức, kỹ năng.
Ghi chú: Có thể đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua quan sát việc học tập của học sinh mà không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của học sinh.
Phiếu đánh giá, xếp loại một tiết dạy (phụ lục 3)
3.2.3. Đánh giá việc chấm, chữa bài:
- Tốt: + Chấm bài kịp thời, chữa bài chu đáo.
+ Chấm chính xác, công bằng, đánh giá đúng trình độ học sinh. - Khá: + Chấm bài kịp thời, nhưng chữa bài còn sơ sài.
+ Chấm chính xác, công bằng.
- Trung bình: + Chấm bài kịp thời, 30-50% bài cho điểm mà không chữa.
+ Cho điểm quá rộng hoặc quá chặt nhưng vẫn đảm bảo công bằng.