Từ Sở Giáo dục và Đào tạo:

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 62 - 65)

5 Ra vào lớp Không thực hiện Không thực hiện 0 00 Ý kiến đánh giá của hầu hết GV ở cả hai trường đều cho rằng: Hình

2.4.5. Từ Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Ít mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói chung và các chuyên đề về kiểm tra QCCM nói riêng cho hiệu trưởng các trường THPT. Cho nên, năng lực quản lý của một số hiệu trưởng bị hạn chế lâu được cải thiện.

- Không mở các chuyên đề triển khai các quy định mới về QCCM. - Khi thanh tra các trường các đoàn thanh tra vẫn ít chú ý đến lĩnh vực chấm chữa bài, vào điểm dẫn đến việc đánh giá những nội dung này còn sơ sài làm cho hai nội dung này GV ít chú ý và cũng coi nhẹ.

Kết luận chương 2

Từ thực trạng một số biện pháp kiểm tra quy chế chuyên môn của hiệu trưởng hai trường THPT ở huyện Bát Xát có thể thấy rằng:

Những vấn đề đã làm được trong công tác kiểm tra quy chế chuyên môn:

Về các biện pháp kiểm tra:

Hai hiệu trưởng cơ bản đã sử dụng các biện pháp kiểm tra quy chế chuyên môn là: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện. Với từng biện pháp kiểm tra đã đạt được một số mục tiêu nhất định đó là:

+ Thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của người hiệu trưởng. + Duy trì được nền nếp chuyên môn trong nhà trường.

+ Chấn chỉnh được một số lỗi giáo viên thường mắc phải.

+ Qua kiểm tra chuyên môn đã cơ bản đánh giá, phân loại được giáo viên trong trường về hoạt động giảng dạy và trong đánh giá giáo viên hàng năm.

Về các hình thức kiểm tra:

Hai hiệu trưởng đã sử dụng tương đối tốt các hình thức kiểm tra đó là: kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra phối hợp để kết hợp cùng các biện pháp kiểm tra quy chế chuyên môn trong nhà trường nên việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên ở hai trường tương đối tốt. Các hình thức kiểm tra được lựa chọn tương đối phù hợp với điều kiện thực tế ở hai trường.

Về nhận thức:

Hiệu trưởng đã tổ chức bồi dưỡng nhận thức, nghiệp vụ cho PHT, TT, TP, nhóm trưởng bộ môn và các thành viên được ủy quyền kiểm tra. Công tác kiểm tra đã được cán bộ, giáo viên trong hai trường nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra quy chế chuyên môn và coi đó là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong hai trường.

Những vấn đề còn tồn tại trong công tác kiểm tra quy chế chuyên môn:

Về các biện pháp kiểm tra quy chế chuyên môn:

Tiêu chí để kiểm tra quy chế chuyên môn chưa có nội dung chi tiết nên từ các biện pháp kiểm tra người hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn còn chung chung, chưa thực sự chính xác.

Nội dung kiểm tra còn đơn điệu, mang nhiều tính hình thức.

Hiệu trưởng thường giao cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng hoặc tổ phó tổ chuyên môn trực tiếp kiểm tra bài soạn, dự giờ, chấm chữa bài... Các tổ trưởng và tổ phó thường tập trung kiểm tra về mặt số lượng chưa chú ý đến các yêu cầu khác. Việc báo cáo kết quả kiểm tra của những người được ủy quyền thường rất chung chung và vắn tắt nên khi hiệu trưởng tổng hợp bị thiếu thông tin và đánh giá cũng thiếu cụ thể, chi tiết. Do vậy, hiệu trưởng khó có những đánh giá so sánh chất lượng thực hiện của các cá nhân, của tập thể đối với những quy định đã ban hành, và cũng không so sánh được diễn biến phấn đấu của cá nhân và tập thể qua từng đợt thi đua, từng học kỳ, từng năm học.

Về nhận thức:

Nhiều giáo viên và cả cán bộ quản lý vẫn thực hiện kiểm tra nhưng chưa thấy hết các thành tố trong quy trình kiểm tra: mục đích kiểm tra, mục tiêu kiểm tra, nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra, phương tiện kiểm tra, người được kiểm tra, kết quả kiểm tra...nên khi thực hiện các đợt kiểm tra hay bị tiến hành chậm và chưa đạt kết quả cao nhất.

Chương 3

Một phần của tài liệu biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của hiệu trưởng các trường thpt huyện bát sát, tỉnh lào cai (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)