1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi

67 797 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 9,62 MB

Nội dung

Trang 1

Trường đại học sư phạm hà nội 2 Khoa Ngữ văn xo Lê Thị Hạnh z A

Nghệ thuat sir dung dién tích, điển có

trong Uc trai thi tập của nguyễn trãi

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Trang 2

Trường đại học sư phạm hà nội 2 Khoa Ngữ văn

Lê Thị Hạnh

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố

trong ức frai thỉ tập của nguyễn trãi

Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: văn học việt nam

Người hướng dẫn khoa học:

TH.S.- GV NGUYÊN THỊ TÍNH

Trang 3

Lời cảm ơn!

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật sử đụng điển tích, điển có trong ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, em đã nhận được sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt

Nam-Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 Em xin kính gửi tới các thầy cô

lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Tính, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Xuân Hoà, tháng 5 năm 2007

Sinh viên

Trang 4

Loi cam doan!

Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tơi Khố luận với đề tài: Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cổ trong ức Trai thi tap cia Nguyễn Trãi chưa từng được công bé trong bat kì công trình nghiên cứu nào khác

Xuân Hoà, tháng 5 nam 2007 Sinh viên

Trang 5

1 Lí do chọn đề tài

1.1.Trong toàn bộ di sản văn hoá đồ sộ còn để lại đến ngày nay, thơ

chữ Hán Nguyễn Trãi được người đọc rất chú ý, đặc biệt là ức Trai thi tap

Đặi trong tiến trình phát triển chung của văn thơ chữ Hán thời trung đại, rõ ràng ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi thể hiện là tập thơ lớn bộc lộ sâu

sắc tình cảm, bản lĩnh và nhân cách nhà thơ [10 23] Tập thơ đã được giới

phê bình, nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trên nhiều bình điện: nội dung va

hình thức, nghệ thuật và tư tưởng Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều đáng

nói

1.2 Đối với độc giả nói chung cũng như các thầy cô giáo và học sinh nói riêng, việc năm vững thi pháp văn học trung đại trong đó có nghệ thuật

sử dụng điển tích, điển cố là điều không mấy dễ dàng Vì vậy, chúng tôi lựa

chọn đề tài: Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tap của Nguyễn Trãi với mong muốn làm rõ những đặc điểm của thi pháp trung đại qua tác phẩm được coi là đỉnh cao trong việc vận dụng ngơn ngữ nước ngồi vào diễn tả tâm tư, tình cảm con người Việt Nam Đồng thời chúng tôi cũng cố gắng chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc mà Nguyễn Trãi đã đạt

được khi sử dụng các điển tích, điển cố đó

1.3 Hơn nữa, ức Trai thi tập có nhiều bài được giảng dạy ở tat cả

các chương trình từ Trung học cơ sở đến Cao đăng, Đại học Việc giảng

dạy và tiếp thu các bài thơ trong tập thơ này còn đòi hỏi nhiều sự tìm tòi,

khám phá của giáo viên và học sinh

Trang 6

Việc sử dụng điển tích, điển cố trong các tác phẩm văn học trung đại

là một hiện tượng khá phố biến Đây là một phạm trù thuộc nghệ thuật ước

lệ tượng trưng của văn học trung đại Vấn đề sử dụng điển tích, điển có

trong ức Trai thi tập đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình

Tac gid Dinh Gia Khánh trong bài Nguyễn Trãi (1380-1442) và tấm lòng ưu ái đêm ngày cuỗn cuộn nước triéu đông [5, 215] đã chỉ ra tương đối kĩ việc sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi Qua phân tích của tác giả, dường như trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời ưu hoạn này Nguyễn Trãi đều có nhưng câu thơ, câu văn sử dụng điển tích, điển cố để bày tỏ nỗi niềm của mình, từ quan niệm thơ văn cho đến quan niệm sống Thơ văn Nguyễn Trãi cũng có lúc nhắc đến những người như Không Dung, Đào Tiểm, Lý Bạch, Tô Thức, nhưng ông thường thích ví mình với Đỗ Phủ Mang niềm trung của Tử Mỹ, nỗi lo nước, thương đời của Thiếu Lăng, ông tự thấy dám gánh trách nhiệm như Đỗ Phú và mong thơ văn mình cũng có

được cái thần của thơ Đỗ Phú [5, 223]

Nguyễn Trãi không chỉ sánh mình với Đỗ Phủ, ông còn tự ví mình như Vương Thức, Quản Ninh trong thái độ bất hợp tác với giặc của người dan mat nước Tác giả dẫn câu thơ trong bài Ký cữu Dịch trai Trần công:

Bat lai tự nghĩ đồng Vương thức; Ty loạn chung đương học Quản Ninh

Dục vấn tương tư sầu biệt sứ;

Cô trai phong vũ dạ tam canh

(Không đến, tự so thấy giống Vương Thức;

Tránh loạn, xét kĩ nên học Quản Ninh

Muốn hỏi tìm chốn nhớ nhung sầu biệt;

Trang 7

Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn muốn làm bạn với những người 4n dat xa lánh cuộc đời lầm cát bụi [5, 254] như Hứa Do, Sào Phủ Cũng có khi mong muốn được yên tấm thân như Trịnh Tử Chân ở ấn tại Cốc khẩu

Song suốt đời Nguyễn Trãi vẫn chỉ ôm mối ứiên u, lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ Như (hán ngựa già còn ham rong rudi cho đến cuối đời Nguyễn Trãi vẫn không quên mối tién wu Ay

Tom lai, Dinh Gia Khanh chu yéu quan tâm đến việc vận dụng điển

tích, điển cố để thể hiện nội đung thơ văn của Nguyễn Trãi Đó là ¿ẩm lòng uu di dém ngày cuẳn cuộn nước triều đông của ngôi sao Khuê trên bầu trời

văn hố Việt Nam

Tơn Quang Phiệt trong bài Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi (Báo Nhân

Dân số 3103, ngày 23- 09- 1962) có nhận xét về việc dùng điển tích, điển

có của Nguyễn Trãi ở một khía cạnh khác: Nguyễn Trãi dùng dién tích rat khéo, có khi người đọc dù không rõ điển tích cũng có thể hiểu nghĩa dễ đàng [10, 358] Để minh chứng cho nhận xét của mình, tác giả bài viết đã lấy ví dụ câu thơ:

Thon thiét đăn tồn không tự tín;

Nhất hàn như cố diệc kham liên

( Ký hữu)

(Tắc lưỡi vẫn còn, vẫn có thể tin là còn có cách nói năng xoay sở được;

Rét vẫn như cũ trông cũng đáng thương.)

Tác giả cũng chỉ ra ở đây Nguyễn Trãi đã dùng điển nói về cái lưỡi của Trương Nghi và cái rét của Phạm Thúc

Ngược lại với ý kiến của Tôn Quang Phiệt, Miễn Trai trong bài: Hai

Trang 8

từng điển tích Miễn Trai cho rằng: Cũng như các nhà nho khác, Nguyễn

Trãi cũng mắc cái bệnh dùng điển tích, nó hạn chế óc sáng tạo của tác giả, tuy vậy, cái khó của cụ là dùng nó tương đối có mức độ, rất sát với hoàn

canh cua minh [10, 376]

Trong bài ức Trai thi tép - những vẫn thơ chất nặng suy tư tac giả Trương Chính đưa ra nhận định rằng thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi cũng có

điển cố nhưng không nhiều Bài thơ duy nhất dùng nhiều điển có là Đề

hoàng ngự sử Mai tuyết hiên ở đây, tác giả bài viết đã chỉ ra việc dẫn các điển tích về thơ Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Chu Đơn Di của Nguyễn Trãi Ngồi ra Trương Chính còn nói về tác dụng của việc dùng điển tích điển cố nói chung: Dùng điển cố vốn là một kiểu tu từ khá hấp dẫn làm câu thơ trở

nên cô đọng, không cân nhiều lời mà vẫn nói được nhiễu 7 [10, 401]

Nhu vay, van dé str dung dién tích, điển cố của Nguyễn Trãi trong thơ chữ Hán và trong ức Trai thi tập đã được nghiên cứu ở các cấp độ nông- sâu khác nhau Tuy có một vài ý kiến khác nhau, song điều đáng nói là các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra các ý kiến riêng về điển tích, hoặc chỉ ra một vài điển tích, điển có riêng lẻ, hay nêu khái quát về tác dụng của việc dùng điển của cụ ức Trai Chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng điền tích điển cố trong ức Trai thi tập một cách có hệ

thống Mặc dù vậy, những bài viết của các tác giả đã trở thành định hướng

vô cùng quý báu để chúng tôi tiếp cận, khám phá và đi sâu tìm hiểu nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong we Trai thi tập của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

cảm, cảm xúc của cá nhân đối với dân tộc, con người và thiên nhiên đất nước Mặc dù sử đụng những yếu tố văn học nước ngoài nhưng việc sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi thắm đượm tính cách và tâm hồn Việt

4 Giới hạn đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng xem xét, nghiên cứu toàn bộ di sản văn học đa dạng, phong phú và đặc sắc của Nguyễn Trãi, mà chỉ tập trung đi sâu vào vấn đề sử dụng điển tích, điển cô trong ức Trai thi tập với tư cách là tác phẩm tiêu biểu thể hiện quan niệm sống, tâm hồn thi sĩ của người anh hùng dân tộc

4.2 Phạm vi tư liệu thống kê

Van ban ie Trai thỉ tập mà người viết khảo sát là bản ức Trai thi tập in trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập ( Uý ban Khoa học xã hội Việt Nam- Viện Sử học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1975)

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Nội dung Chuong 1:

những vấn đề chung về việc sử dụng điễn tích, điển cố của văn học trung đại việt nam

1.1 Khái niệm điểm tích, điển cố

1.1.1 Thuật ngữ (tên gọi dién tích, điễn có)

Trong văn học nói chung có những thuật ngữ ra đời và được sử dụng

thống nhất để chỉ một khái niệm văn học, nhưng cũng có những khái niệm

văn học được gọi bằng nhiều tên khác nhau Điền tích, điển cỗ là một trong những trường hợp ấy

Thuật ngữ này xuất hiện ở Trung Hoa từ rất sớm Nơi đây tồn tại nhiều tên gọi khác nhau về điễn tích, điển cố Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long, chương Sự loại gọi điển tích, điển cô là dan sw Trong Bat cao tir

khuyết thỉ, Hoàng Đình Kiên người đời Tống lại gọi là đựng điển Còn Tôn

Đức Khiêm trong Lực triều lệ gọi là vận điển [6, 22]

ở Việt Nam, văn học trung đại Việt Nam là nền văn học trẻ, ảnh

hưởng tiếp thu nhiều yếu tố từ văn học Trung Quốc Điển tích, điển cố cũng

được sử dụng rộng rãi, và cũng tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo gọi là điển tích, dụng điển Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu thì gọi là dụng điển, lấy chữ Còn tác giá Nguyễn Lộc trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam (nứa cuối thé ki XVII- đầu thế kí XIX) lại gọi là điển cố Trong cuỗn Điến cố và nghệ

thuật sử dụng điễn cỗ ( NXB Đại học quốc gia íp Hồ Chí Minh, 2003) tác giả Đoàn ánh Loan dùng thuật ngữ điển cố để gọi chung điển tích, điển cố

Trang 11

Trên cơ sở tìm hiểu các thuật ngữ, các cách gọi tên khác nhau về điển

tích, điển cố, để tiện cho việc nghiên cứu của người viết và việc theo dõi

của người đọc, chúng tôi thống nhất gọi tên điển có với điển tích, điển cố nói chung

1.1.2.Định nghĩa

Về khái niệm điển tích, điển cố có rất nhiều ý kiến khác nhau Chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu sau:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (iập 1): điển cố là một biện pháp

tu từ trong văn chương cổ nhằm dat tới cách diễn đạt mà lời ít ý nhiều bằng việc dùng những câu chuyện xưa (trong thần thoại, truyền thuyết, kinh sử,

sự tích, sự kiện lịch sử ) thu gọn vào một từ, một nhóm từ nhằm gợi liên

tưởng mà tác giả muốn đạt tới Ban đầu, điển cố chỉ là từ ngữ biểu thị một

sự vật, sự việc, nhân vật, sự kiện nhất định, cu thé va chỉ có ý nghĩa thực,

sau vì được sử dụng nhiều lần, được chuyển cho một cấp độ mới là nghĩa

biểu trưng, nghĩa bóng, từ đó có thể tạo ra sự liên tưởng đến chuyện cũ, người xưa, tuy không có ý về chuyện cũ, người xưa mà nói về chuyện trước

mắt [7, 793]

Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu định nghĩa: Điển

(nghĩa đen là việc cñ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến việc cũ, một

tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu ÿ nghĩa và cái lí thú của câu văn [6, I8]

Theo Trần Đình Sử: Điển cố là sự việc, là câu chữ của tác phẩm văn

học đời trước mà người đọc cũng biết, sử dụng trong tác phẩm nhằm tăng

Cường sức biểu hiện, mở rộng, đổi mới y tha [11, 290]

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Đà Nẵng, 2004):

Trang 12

Điển tích là câu chuyện trong sách đời trước, được diễn lại một cách

cô đúc trong tác phẩm [15, 318]

Tuy là các định nghĩa khác nhau, nhưng vẫn tồn tại cách hiểu chung nhất về điển tích, điển cố Các ý kiến này vẫn thống nhất ở chỗ cho điển tích, điển cô là những tích chuyện, những câu, những từ cũ được sử dụng nhiễu trở nên quen thuộc có ý nghĩa gợi hình, gợi tình, gợi cảm

1.1.3.Tính chất

Về cơ bản, điển tích, điển cố có các tính chất sau: tính khái quát, tính

hình tượng, tính liên tưởng, tính cô đọng - hàm súc, tính đa dạng và linh

động

1.1.3.1.Tính khái quát

Tính khái quát của điển cố thể hiện ở chỗ: với một hình thức cô đọng

trong vài chữ nhưng điển cô chứa đựng một thế giới bao la, nhiều hình

tượng, sự tích, lịch sử, ý tưởng sinh động sâu sắc [6, 32-33] Chỉ bang mot

vài câu chữ đơn giản, điển cỗ có khả năng khái quát cả một câu chuyện, một tính chất, một ý nghĩa phong phú Có được điều này là do điển có biểu hiện được những ý nghĩa đa đạng Nó có thế được hiểu bằng cả nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen là nghĩa hiểu trên câu chữ còn gọi là nghĩa tường minh Còn nghĩa bóng là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc ở đây, nghĩa đen được xem như là phương tiện biểu đạt, còn nghĩa bóng trở thành nội dung, ý nghĩa, mục đích

biểu trưng và thể hiện thái độ của người sử dụng điển cố Việc sử dụng điển

có được coi là thành công khi người dùng nó vận dụng hài hoà, thống nhất giữa nghĩa đen và nghĩa bóng Vì vậy, tính khái quát của điển cố nỗi bật như là một nét đặc trưng trong phương thức thé hiện

Trang 13

truyện: Lão Lai Tử, người nước Sở, đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài bây mươi

mà còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, rồi múa ở trước sân,

roi giả cách ngã, khóc như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui Hay chỉ với một từ bi trong câu Muộn màng thay gắc điềm bi ở Sơ kính tân trang của Phạm Thái là chữ mượn trong Kinh thi của văn học Trung Hoa Điển b¡ tức diễn tả giấc chiêm bao thấy con gấu để nói điềm sinh con trai Điển cố dẫn

người đọc vào một thế giới cổ xưa để họ liên tưởng, khái quát cho nhiều ý

nghĩa về hình ảnh mà điển cố đã nêu ra

Không chỉ có vậy, điển cỗ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, khái quát cho nhiều tính chất rất khác nhau Chẳng hạn câu chuyện họ Hoà dâng ngọc cho vua nước Sở trở thành điển cố mang rất nhiều ý nghĩa được

các nhà văn nhà thơ vận dụng rất linh hoạt: nói về cái đẹp, ca ngợi phẩm

chất thuần phác, chân thành của con người, ca ngợi kẻ sĩ có tài, chỉ lòng trung thành mà bị nghi ngờ phải chịu tội oan Về cái đẹp, Tào Thực đời Tam Quốc trong Hiến bích biểu có câu: Phục tri sở tiến chỉ Hoà thị chỉ phác (Được biết vật dâng lên không phải là ngọc họ Hoà); hay chỉ tắm lòng trung thành mà bị tội oan: Lý Bạch đời Đường trong Cổ phong có câu: Bão ngọc nhập Sở quốc, kiến nghỉ cổ sở văn Lương bảo chung kiến khí, đồ bao tam hiến quân (Ôm ngọc vào nước Sở bị nghi ngờ Ngọc quí cuối cùng bị vứt bỏ, mà cực khổ ba lần dâng vua) Bão ngọc nhập Sở quốc chỉ họ Hoà tim duoc ngoc ở trong núi đem dâng vua Sở, dù không được vua xem trọng

và bị oan, phải bị tội chặt chân đến hai lần, vẫn tiếp tục đến dâng ngọc qui

giống như kẻ bề tôi một lòng kiên định, hết lòng hiến dâng tình cảm ấy cho

vua [6, 36] Như vậy, câu chuyện họ Hoà dâng ngọc cho vua đã trở thành

điển cố nỗi tiếng trong văn học cô

Trang 14

biệt, điển có vừa mang chúc năng nhận thức, vừa mang chức năng biểu cảm, tạo sự liên tưởng hấp dẫn, biểu hiện tâm hỗn tác giả, gợi cảm, nâng

cao nhận thức cho người đọc [6, 38] Có được sự hấp dẫn đó là do điển cố

không chỉ mang tính khái quát mà còn được bổ sung bằng nhiều tính chất khác

1.1.3.2.Tính hình tượng

Bằng lối so sánh có hình ảnh vừa xa lại vừa gần, vừa sinh động lại

vừa khái quát điển cô giúp người đọc có nhận thức sâu sắc hơn vấn đề bằng cách nói tế nhị Có thể nhận rõ tính hình tượng của điển có qua hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Dập dùu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh

Lá gió cành chim được mượn ý từ câu thơ của nàng Tiết Đào đời Đường:

Chỉ nghênh nam bắc điều, Diệp tống vãng lai phong (Cành đón chim nam bắc,

Lá đây gió lại qua.)

Qua điển này, người đọc có thể hình dung cảnh người đi đứng, lại

qua dập dìu, đông đúc Câu thơ diễn tả cảnh Kiều phải tiếp khách làng chơi

ở chốn lầu xanh nhưng không hề có một từ ngữ nào nhắc đến cảnh chơi

bời, cười cợt ở chốn ăn chơi nhơ nhớp ấy Bên cạnh đó, nhà thơ còn tỏ lòng

cảm thông với số phận của Kiều

Tính chất này của điển cố tác động trực tiếp đến người đọc, giúp người đọc nhanh chóng nhận ra điều tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ và lập tức liên tưởng đến cuộc đời, số phận nhân vật

Trang 15

Điển cố có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và liên tưởng của con người Đằng sau lớp vỏ ngôn từ có vẻ khô cứng là một thế giới sinh động Khi điển cố được đặt vào một ngữ cảnh nhất định thì tự nhiên nó sẽ có biểu hiện ý nghĩa phong phú, hình ảnh cụ thể được nó gợi ra sẽ nhanh chóng

hình thành trong óc người đọc Chẳng hạn câu nói của Thuý Kiều khi chàng

Kim “Xem trong âu yếm có chiều lả lơi ”: Trong khi chắp cánh lién cành, Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên

Truyện Kiểu - Nguyễn Du

Cụm từ chắp cánh liễn cành là điền lẫy trong bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị đời Đường nói về việc vua Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi nguyện ước với nhau Cụm từ này gợi cảnh ái ân của trai gái Đây là lời của Thuý Kiều, một cô gái có học thức, con nhà gia giáo nên rất phù hợp Không cần phải nói trắng ra nhưng người đọc ai cũng hiểu Ngay khi sự liên tưởng diễn ra trong óc người đọc thì điển cố lập tức được lĩnh hội với tư cách là những hình ảnh sinh động, cụ thể, gợi cảm và hấp dẫn Như câu:

Muôn hông nghìn tia dua tươi, Chúa xuân nhìn hái một hai hoa gần

(Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiêu)

Muôn hỗng nghìn tía đua tươi là câu thơ mượn từ câu thơ Đường Van tử thiên hông tổng thị xuân (Muôn hồng nghìn tia thay là xuân) chỉ vô số bông hoa tươi đẹp Từ hình ảnh này người đọc sẽ liên tưởng đến các cung nữ xinh tươi trong chốn cung cấm đẹp rạng ngời như ngàn hoa khoe sắc thắm Thế nhưng chứa xuân ở đây là vua chỉ chọn ra một vài bông hoa

trong số cả vườn hoa đẹp ấy Điển cố làm nỗi bật cái bẽ bàng của đời người

Trang 16

Như vậy, bằng tinh liên tưởng, điển cố kích thích sự tưởng tượng và liên tưởng của người đọc Đằng sau lớp vỏ từ ngữ là cả một cuộc sống sinh

động mà khi đọc đến nó, toàn bộ những hình ảnh về cuộc sống ấy được

khơi dậy [6, 38]

1.1.3.4 Tính cô đọng và hàm súc

Đây là tính chất dễ nhận thấy của điển cố Điển cố hàm chứa nội

dung và ý nghĩa sâu sắc trong một hình thức tiết kiệm lời đến mức thấp nhất.Ví dụ để nói về tình cảnh trôi nỗi, thân phận lênh đênh của Thuý Kiều

khi rơi vào tay Hoạn Thư, Nguyễn Du chỉ cần dùng điển chiếc bách: Nàng rằng chiếc bách sóng đào,

Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may Truyện Kiều- Nguyễn Du

Chiếc bách là chiếc thuyền bằng gỗ bách Trong Kinh thi của Trung Quốc có bài Bách chu (Chiếc thuyền gỗ bách) nói về thân phận lênh đênh không nơi nương tựa của người đàn bà bị chồng ruồng rẫy Nguyễn Du dùng điển này rất hợp với hoàn cảnh của Thuý Kiều khi bị Hoạn Thư bắt về làm gia nô mà Thúc Sinh khong dám hé răng bênh vực Chỉ với hai từ chiếc bách người đọc có thể hình dung ra đầy đủ hồn cảnh cơ đơn, thân phận nổi trôi của Thuý Kiều lúc này

Như vậy, điển cố giúp cho việc thể hiện nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhưng trong một hình thức tiết kiệm lời nhất

1.1.3.5 Tính đa dạng và linh động

Trang 17

Điển cố và việc sử dụng điển cố cũng dựa trên chức năng biểu trưng so

sánh nhưng nó được biểu hiện ở nhiều dạng thức với nhiều ý nghĩa rất khác

nhau Chính tính chất này của điển cố đã tạo nên sức mạnh của câu thơ, câu văn cả về diễn đạt cũng như biểu cảm Vì vậy, hình thức thể hiện đa đạng và linh hoạt của điển cố là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện khả năng liên tưởng, tưởng tượng

Sự thể hiện đa dạng của điển cố có nhiều màu vẻ nhưng thể hiện rõ

nhất ở hai điểm lớn: Một là, điển có có cùng ý nghĩa được nhiều người dùng với nhiều hình thức khác nhau; hai là, điển cố có cùng ý nghĩa nhưng

được biểu hiện bằng cách thay đổi một số yếu to tir vung [6, 40]

Cũng nhờ vào tính đa dạng và linh động, điển cố có thể biểu hiện

một cách phong phú, sinh động mọi mặt của đời sống từ cụ thê đến trừu tượng, từ vật chất đến tinh thần Một điền có có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa từ khăng định đến phủ định, từ so sánh, phê phán đến ngợi ca Có thế thấy rõ điều này khi xem xét điển cố về việc họ Hoà dâng ngọc cho vua

nước Sở: Tào Thực đời Tam Quốc trong Hiến bích biếu có câu Phục tri sở

tiến phi Hoà thị chỉ phác( Được biết vật đâng lên không phải ngọc họ Hoà) nhằm chê vật được dâng lên không đẹp; nhưng Dữu Bao đời Đường trong Ngoạ a hí tễ khai phi vọng nguyệt giản cung nội trì hữu có câu Hốt đối Kinh sơn bích, uy chiếu việt ngâm nhân (Bỗng đối trước hạt ngọc Kinh Sơn, chiếu sáng cả người ngâm thơ) nhằm chỉ mặt trăng, so sánh ánh sáng của vằng trăng sáng trong đẹp đẽ như viên ngọc Ngoài ra chỉ với điển này người ta còn dùng để nói về vẻ đẹp của tài năng, của sự trung trinh báo quốc, để ca ngợi kẻ sĩ có tài hay nói lên nỗi oan ức của con người một lòng

trung thành mà bị nghi ngờ Vì vậy, điển cố có khả năng hoạt động mạnh,

Trang 18

Với các tính chất như trên, điển cố có sức mạnh to lớn khi được vận dụng vào văn chương trong những hoàn cảnh khác nhau Việc vận dụng linh hoạt các điển tích, điển cố tạo nên tính hấp dẫn mạnh mẽ cho các tác phẩm văn chương

1.2 Nguồn gốc của điển tích, điển cố 1.2.1 Từ kinh, sử, truyện

Ngay từ thời xa xưa, những điển tích, điển cố ra từ kinh, sử, truyện

đã được coi là mẫu mực, là những lời răn dạy được ghi lại về cách xử thế, về trí tuệ của các bậc thánh hiền Đây là những lời lẽ giáo huấn người đời về cách xử thế, về đạo làm người, thường được truyền dạy từ đời trước đến đời sau trong gia đình, trường học, dần dần trở thành nội dung thi cử để tuyến chọn hiền nhân của các triều đại phong kiến

Sự truyền đạy lâu dài và việc nó trở hành nội dung thi cử để chọn người tài đã làm cho các từ ngữ lời lẽ này trở nên quen thuộc, được dùng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác văn học Cứ sáng tác thơ văn là người ta dùng điến cố Thậm chí, các tác giá trung đại cho rằng việc sử dụng điền tích, điển cố nhiều hay ít là đo tài năng của tác giả và điều đó làm nên giá trị tac pham: thoi trung cé, su lap lai ÿ kiến của những uy quyền cổ xưa được xem như là phẩm giá còn việc phát biểu những tư tưởng mới lại bị lên án; ăn cắp văn thì không sao cả nhưng

sáng tạo độc đáo thì bị coi là tà giáo [17, 11] Chỉ cái gì có tính chat dién hình lặp lại thì mới được đánh giá tích cực [L7, 335]

Trang 19

gũi với cuộc sống của họ; bên cạnh đó, việc sử dụng các tích chuyện của

điển cố sẽ giúp cho việc cảm nhận câu văn câu thơ thêm phần sâu sắc Dién có có nguồn góc từ kinh, sử, truyện chủ yếu được dùng để nói về tài năng, sắc dep, thân thế, tình yêu, hôn nhân của con người

Nói sắc đẹp của người phụ nữ, người xưa thường dùng các tích: nghiêng nước, nghiêng thành; chỉm sa, cá lặn (cá nhảy) Ví dụ trong

Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thuý Kiều bằng câu thơ Mộ hai nghiêng nước nghiêng thành; trong Sơ kính tân trang vẻ đẹp của nàng Quỳnh Thư được Phạm Thái miêu tả là nét đẹp: Chiếu cá nhảy, vẻ nhạn sa

Hoặc khi nói về đạo làm con đối với cha mẹ người xưa thường dùng

các điển như: #ử phẩn, xuân huyên, sân Lai, gốc tử, ả Lý, nàng Oanh Chăng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Dang thu da then nang Oanh, Lai thua a Ly bán mình hay sao? Sân Lai cách mẫy nắng mưa,

Có khi gốc / đã vừa người ôm

nhằm chỉ tắm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ trong những hoàn cảnh khác nhau

Như vậy, điển cố xuất hiện khá nhiều trong kinh, sử, truyện và trở thành nguồn tư liệu quí giá cho các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình

1.2.2 Từ thơ ca

Theo các nhà nghiên cứu, vì những lí do khác nhau, điển cố xuất hiện trong thơ ca ít hơn so với kinh, sử, truyện Tuy nhiên không phải

Trang 20

tượng sáng tác, nội dung sáng tác ở mỗi thời kì Điển cố được rút ra từ thơ ca cũng khá phong phú, da dạng Chúng được dùng phô biến và rất đễ hiểu

Điển có lấy từ thơ ca là những điển có rút ra từ những tác giá, tác phẩm lớn như Ly fzø của Khuất Nguyên, như các tác giả thơ Đường ở

Trung Quốc Khi các tác giả mượn điển cố từ thơ ca, người đọc có thể dễ

dàng hiểu được chúng mà không cần đến việc truy tìm nguồn gốc Chẳng hạn câu thơ:

Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Truyện Kiều- Nguyễn Du

Nói về tâm trạng của Kim Trọng khi trở lại vườn Thuý Khi đọc lên người đọc nhận ra ngay đây là câu thơ lấy từ ý thơ của Thôi Hộ đời Đường:

Nhân diện bất trí hà xứ khứ?

Đào hoa y cựu tiếu đơng phong

(Mặt người năm ngối không biết đi đằng nào? Hoa đảo năm trước vẫn cười với gió đông.)

Hay Nguyễn Trãi trong bài Đề Từ Trọng Phú canh ấn đường có Ta dự cửu bị nho quan ngộ;

Bản thị canh nhàn điều tịch nhân

(Thân ta bị cái mũ nhà nho đánh lừa đã lâu;

Vốn ta là người cày (trong) thanh nhàn, câu (trong) hưu quạnh.) là lấy ý từ câu thơ Nho quan đa ngộ thân (Mũ nhà nho lầm mình nhiều) của Đỗ Phủ trong bài Phụng tặng Vĩ tả thừa

Việc tìm hiểu nguồn gốc của điển tích, điển có là điều cần thiết, song việc sử dụng điễn tích, điển cố một cách sáng tạo của tác gia là điều quan

Trang 21

tác giá, không nên chỉ chú ý đến nguồn gốc của điển cố mà cần đánh giá xem việc dùng các điển tích, điển cố có phù hợp không? có sáng tạo gì đặc sắc không? Đây cũng là mục đích chúng tôi đặt ra khi nghiên cứu đề tài này Khi các tác giả sử dụng hợp lí, sáng tạo các điển tích, điển cố sẽ tạo

nên hình ảnh đẹp đẽ, tính hấp dẫn cho lời văn câu thơ Điều này cũng góp

phần làm nên giá trị cho tác phẩm Dùng điển như hoà muối vào trong nước làm sao chỉ thấy vị muối mà không thấy chất muối (Viên Mai - Trung Quốc)

1.3 Việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn học trung đại

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của điển cố phụ thuộc vào rất

nhiều yếu tố từ hoàn cảnh lịch sử, triết học đến các yếu tố về tâm lí, thâm

mỹ của mỗi quốc gia, dân tộc Điển có là một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc thù tạo ra tính phong phú, đa dạng của lời nói Nó còn là một dạng thức độc đáo để biểu thị tư tưởng, tình cảm và xây dựng hình tượng trong nghệ thuật Tính phong phú, linh động về hình thức, nội đung và ý nghĩa của điền tích, điển cố đã tạo thêm sức mạnh diễn đạt cho câu thơ, lời văn Vì vậy, điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng không chỉ được ưa dùng ở phương Đông mà cả ở phương Tây

1.3.1 ở phương Tây, Hy Lạp được coi là mảnh đất sản sinh ra nhiều loại hình văn hoá phát triển rực rỡ từ hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc cho đến văn học Những thành tựu văn hoá đặc sắc về văn học nghệ thuật chính

là nguồn gốc nảy sinh của điển cố, điển tích Thần thoại Hy Lạp, bản anh

Trang 22

Hệ thống các vị thần, các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh, lòng quả cảm của con người Không cần phải nhắc lại toàn bộ câu chuyện, chỉ cần nói đến một chỉ tiết nhỏ, người đọc có thể hình dung ngay ra toàn bộ câu chuyện với sức mạnh

ý chí của con ngườivà liên hệ với các nhân vật khác bằng sự hiểu biết về ý

chí, về tính cách của các nhân vật ấy Chắng hạn, khi nhắc đến Prômêtê là

để nói đến tinh thần sáng tạo, ý chí bất khuất, hay nói rộng ra là văn minh

tiến bộ, tự do Còn khi nói về điểm yếu, khuyết điểm của con người người ta sử dụng điển cố gót chân Asin Khi nhắc đến điển quả táo bất hoà là người ta nói đến nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, bất hoà giữa con người VỚI COn nBƯỜI

ở phương Tây, ngoài điển cố lấy từ Thần thoại Hy Lạp và hai bản

anh hùng ca của Hôme còn có các điền có lấy từ Kinh thánh của đạo Thiên Chúa Kinh thánh được coi là một phần không thế thiếu trong tư tưởng, tâm hồn người châu Âu Các điển cố lấy từ Kinh thánh là hình ảnh các Thánh, Chúa Trời, A đam và Eva Chăng hạn khi nhắc đến trái cắm là người ta nói đến sự cám đỗ ngọt ngào, hay nói đến sự đam mê, hấp dẫn của tình yêu

Có thé thay rằng, Thần thoại Hy Lạp, anh hùng ca Iiat, Ôđixê, Kinh thánh là nguồn cung ấp điển cố rất phong phú của người xưa ở phương Tây Đối với các tác giả phương Tây, việc am hiểu văn học cổ Hy Lạp - La Mã và Kinh thánh là hành trang vững chắc cho công việc sáng tác của họ, giúp họ tìm hiểu mục đích cũng như ý nghĩa cuối cùng của điển cố

1.3.2 Nếu ở phương Tây, Hy Lạp là cái nôi của sự hình thành, phát triển của điển cố văn học, thì ở phương Đông Trung Hoa cũng là mảnh đất màu mỡ nơi các mầm mống điển cố được nảy nở, phát triển phong phú Trung Hoa được coi là nơi điển cố được đùng sớm nhất và phong phú nhất

Trang 23

nôi của văn học cỗ phương Đông với sự ra đời của triết học cùng nhiều

ngành nghệ thuật khác, có nhiều tư tưởng, kinh nghiệm sống phong phú

Những tác phẩm đầu tiên cung cap dién cé cho đời sau có thể kể đến

là Kinh Thị, Kinh Dịch Các hình ảnh, tiêu đề của các bài ca trong Kinh

Thi, các quẻ trong Kinh Dịch đã trở thành hình ảnh, từ ngữ quen thuộc để người đời sau sử đụng khi nói đến các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày Đào yêu, Bách chu hay Càn khôn là những từ ngữ, hình ảnh rất hay được nhắc tới trong văn thơ đời sau Người Trung Hoa rất coi trọng việc sử dụng

điển cố Trong một thời gian dài, họ coi việc sử dụng điển nhiều hay ít là

một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả Quan niệm đánh giá này xuất phát từ quan niệm sùng cổ của người phương Đông Không Tử nói: Thuật nhỉ bất tác, tín nhỉ hiểu cổ (thuật lại chứ không sáng tạo, tin tưởng và ưa chuộng cái cũ) [6, 47]

Chúng ta cũng nhận thấy rằng kho điển cố của Trung Quốc vô cùng phong phú và đa dạng Nói đến tình yêu nam nữ, nhân duyên vợ chồng có các điển: nguyệt lão, xích thằng, to hong, chỉ đỏ Nói đến việc kén rễ có: bình phong bắn sẻ, mat sẻ, bắn sẻ Nói đến tình cảm bạn bè tâm giao, tri

kỉ có Bá Nha- Tử Kì Nói đến sự trung thành của kẻ bề tôi đối với đắng

quân vương có 7 Mỹ, Y Doãn Nói đến lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ có ả Ƒÿ, nàng Oanh, Sân Lai, gốc tử v.v Mọi mặt của đời sống, muôn hình, muôn vẻ của tài năng, cá tính con người đều có thể lấy

điển cố để so sánh

Nghệ thuật sử dụng điển cố ở Trung Quốc đã xuất hiện từ rất lâu đời

và rất được coi trọng Ngay từ thời Nam Bắc Triều, Lưu Hiệp trong Văn

tâm điêu long, chương Sự loại cho rằng: Cho nên sự là quan trọng, fuy kết

quả không nhiều, nhưng ví như cái chốt xe một tắc mà không chế cả bảnh

Trang 24

đây chính là điển có và việc sử dụng điển cố trong văn thơ Hay Viên Mai trong Twỳ viên thi thoại thì nói: Người ta có điển má không dùng giống nhự có quyên thế mà không sính vậy Thậm chí, việc dùng điễn cỗ ở Trung Quốc được xem trọng đến mức hình thành cả những trường phái, những môn phái sáng tác theo quan niệm Không có từ nào không có xuất xứ |6, 18] Không chỉ được coi trọng trong sáng tác, ở khâu tiếp nhận điển cố cũng rất được coi trọng Đào Hoàng Cảnh cho rằng: Đọc sách vạn quyển,

một điển không biết thì thật là xấu hồ [6, 59]

Điển cố và việc sử dụng điển cố được tất cả các triều đại phong kiến

Trung Quốc ưa dùng Đặc biệt, thời nhà Đường được coi là thời đại đỉnh

điểm của nghệ thuật sử dụng điển cố Điển được vận dụng tới mức thuần

thục, uyên thâm Việc sử dụng điển cố linh hoạt, nhuần nhã, biến hoá tự

nhiên đã tạo nên thành công to lớn của thơ Đường, tạo nên một thời đại đỉnh cao trong thơ ca Trung Quốc

1.3.4 Việt Nam là một nước phát triển muộn, nền văn học nước ta là một nền văn học trẻ, ảnh hưởng sâu sắc nền văn học Trung Hoa trong đó có cả việc sử đụng điền tích, điển cố Các điền tích, điển cố và thi liệu Hán học

được sử dụng trong văn học Việt Nam dã trở nên rất phổ biến, đặc biệt

trong văn học trung đại Có điều này là do ảnh hưởng của quan niệm thời trung đại - quan niệm tập cố, lẫy quá khứ làm chuẩn mực Sử đụng điển cô đối với người sáng tác cũng như tầng lớp thưởng thức gần như là một điều

đương nhiên, một lẽ tất yếu Việc dùng điển cô đối với các cụ ta xưa là một

diều hết sức bình thường nếu không muốn nói là bắt buộc

Các nhà thơ, nhà văn của ta xưa không những tiếp thu vốn điển cố từ

Trung Hoa để sáng tác thơ văn Họ còn tiếp thu có sáng tạo nhằm cải tạo

Trang 25

công và sáng tao điển tích, điển cố của văn học Trung Quốc vào văn học

Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du

Điều quan trọng ở đây là việc đi tìm đáp án cho câu hỏi tại sao điển tích, điển cé lai được sử dụng phong phú trong văn học ta đến vậy? Điển cố nếu không phù hợp với tư duy và phong cách sáng tác của người Việt ta xua kia thì chắc chắn đã không còn tôn tại trong các tác phẩm văn học quá khứ [6, 64] Với tính khái quát, tính hình tượng, tính liên tưởng, tính cô đọng - hàm súc, tính đa dạng và linh hoạt, điển cố tạo ra một thế gidi v6 cùng phong phú, đa dạng trong trí tưởng tượng của người đọc, người nghe Tiếng Việt của ta lại có khả năng diễn đạt khái quát cao do cầu trúc đa dạng về ngữ pháp, phong phú về thanh điệu, giàu nhạc điệu nên điển cỗ khi vào nước ta đã được các tác giả khai thác, biến hoá cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt Nước ta là một quốc gia phương Đông, tiếp nhận tư tưởng của phương Đông truyền tới, đặc biệt là tư tưởng Nho gia vốn gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của người Trung Quốc vì nó ra đời, phát triển sâu rộng ở Trung Quốc Việt Nam cũng ảnh hưởng của quan niệm sùng cổ mà Khổng Tử đã đặt ra trong tư tưởng của mình Bên cạnh đó, dùng điển cố thể hiện được sự uyên bác của người sáng tác cũng như tính chất trang trọng, bác học của tác phẩm Điển cố còn có nét đẹp của sự giản ước: cả

một câu chuyện trong đời sống văn hoá, tư tưởng, lịch sử, cả một sự kiện có

ý nghĩa bài học kinh nghiệm được thâu tóm trong một vài từ, một câu thơ tạo nên vẻ đẹp y /@i ngôn ngoại — lời ít mà ý mênh mông cho câu văn, lời thơ

Ngoài ra, việc điển cố tồn tại và được sử dụng phong phú còn dựa vào yếu tố kĩ thuật Xưa kia, kĩ thuật in chưa phát triển, khi con người chưa

sáng chế ra giấy mực, chưa biết dùng lụa để viết thì việc khắc chữ lên thẻ

Trang 26

thôi thúc con người phải nghĩ ra cách làm thế nào đó để chỉ bằng một hình

thức tiết kiệm lời nhất mà vẫn biểu đạt được một nội dung phong phú, đầy

đủ nhất Sử dụng điển cố chính là cách giải quyết tối ưu nhất Lau dan, việc str dung dién cé trở thành nguyên tắc sáng tác của người xưa

Những lí do trên đây đã lí giải được phần nào sự phát triển đa dạng, phong phú của điển cố trong văn học nước ta từ xưa, đặc biệt là trong văn

thơ của các bậc túc nho thời trung đại

Như vậy, việc sử dụng điển cố trong văn học Việt Nam gắn bó mật

thiết với cách dùng điển cố của các tác giả Trung Quốc Tuy nhiên, không phải chúng ta tiếp thu, vận dụng một cách dập khuôn, máy móc mà các điển cố của Trung Quốc khi đi vào các tác phâm văn học nước ta đã được

chuyển hoá cho phù hợp với đời sống tâm hồn con người Việt Nam, van thé

hiện cá tính tác giả Hiểu được điển cố trong tác phẩm văn học là ta đã nắm trong tay chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa của thơ văn nhằm tìm hiểu thé giới nội tâm sâu thăm trong lòng tác giả

1.4 Ưu- nhược điểm của việc sử dụng điển tích, điển cố

1.4.1 Ưu điểm

Điển tích, điển cố là những giá trị quí báu trong kho tàng văn hoá dân tộc Việc sử đụng điển tích, điển có phong phú, đa dạng trong thơ văn,

đặc biệt là văn học trung đại không chỉ dựa trên quan điểm sung cổ, quan

niệm đánh giá về cái đẹp của người xưa mà còn phụ thuộc rất lớn vào ưu điểm do bản thân điển tích, điển cố và việc dùng chúng đem lại

Cách nói của điển tích, điển cố là cách nói ngắn gọn nhưng đấy đủ, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời Với một hình thức cô đọng, linh động điển cố

chứa đựng một thé gidi bao la về hình tượng, sự tích, lịch sử, ý tưởng sinh

Trang 27

truyên, sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc sẽ làm cho nội dung diễn đạt của tác giả thêm phần phong phú Cách nói của điển cổ là cách nói có vẻ thu hẹp, nhưng đằng sau cải bề mặt ấy là cả thế giới hình tượng sinh động, phong phú về ý tưởng, sâu sắc về ý nghĩa |6, 45]

Với vẻ đẹp của sự tranh trọng, uyên bác, trang nhã thích hợp với tính

chất bác học, điển cố giúp cho câu văn, lời thơ tránh khỏi bệnh quê mùa,

bệnh thô lỗ, kém cỏi bởi bên cạnh vẻ đẹp trang nhã, điển cỗ còn thể hiện sự

tỉnh tế, tế nhị, kín đáo của người sử dụng Mỗi một điển cố có xuất xứ, quá trình phát sinh, phát triển riêng, mang ý nghĩa khác nhau Muốn vận dụng điển cố, nhà thơ, nhà văn phải có vốn hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa lịch sử, triết lí, tư tưởng tình cảm do điển có đó tạo nên Câu thơ, bài thơ có điển cố như được điểm thêm một vài nét son quý phái giúp nó thêm phần trang nhã

Việc tác giả đưa ra các điển tích, điển cố trong câu thơ, câu văn của

mình sẽ giúp câu nói chặt chẽ, lời lẽ thuyết phục đối với người đọc, người nghe Điển tích, điển cố là những tích chuyện, những câu văn, lời thơ được đúc kết lại, được mọi người thừa nhận và sử dụng rộng rãi Do đó nếu

người nghệ sĩ vận dụng dược nó một cách linh hoạt trong việc thể hiện

nhũng suy nghĩ, tình cảm của mình thì dễ được mọi người đồng tình hơn Những ưu điểm trên giúp điển cố tồn tại, phát triển hết sức phong phú, mạnh mẽ, được sử dụng nhiều trong văn học cô thậm chí cả trong văn

học hiện đại khi quan niệm sáng tác đã có phần thay đối Hiện nay, một số

điển cố vẫn tồn tại và được vận dụng vào văn chương cũng như các lĩnh

vực khác của đời sống hằng ngày Kho điển có vẫn được bổ sung bang

những tích mới Tuy nhiên, bản thân điển cố, việc sử đụng điển cố vẫn tồn

tại một số hạn chế riêng

Trang 28

Hạn chế lớn nhất của điển tích, điển có là do chúng là những tích cũ, chuyện xưa đã lâu đời nhiều khi trở nên khó hiểu đối với độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi ngày nay Để hiểu được điển cố một cách cặn kẽ đòi hỏi người đọc phải có một vốn kiến thức về văn hoá, lịch sử, triết lí hết sức phong phú, uyên thâm Cho nên với những người trẻ tuổi, vốn văn hoá tích luỹ được còn ít, nhũng kiến thức về đời sống chưa nhiều thì việc hiểu điển

cố là một đòi hỏi tương đối cao Đây cũng là điều lí giải cho một phần câu

hỏi tại sao điển cố ngày càng được dùng ít đi

Nếu như việc sử dụng một cách chắt lọc, vừa phải các điển tích, điển cố sẽ đem lại vẻ đẹp trang nhã cho câu văn, câu thơ thì việc sử dụng quá nhiều dẫn đến lạm dụng các điển cố sẽ dẫn câu văn, câu thơ đến chỗ rối

rắm, khó hiểu, gây ức chế đối với người đọc, người nghe Bên cạnh đó, việc

đưa quá nhiều lời của người khác vào trong văn chương của mình sẽ làm mờ đi yếu tố cá nhân của tác giả

Trang 29

Chương 2:

Nghệ thuật sử dụng điến tích, điễn cố trong ức trai thi tập của

nguyễn trãi

2.1 Sử dụng đa dạng, linh hoạt lượng điển tích, điển có 2.1.1 Sử dụng đa dạng các điến tích, điển có

Tác giá Trương Chính trong bài ức Trai thi tập - những vẫn thơ chất nặng suy tư cho răng: thơ chữ Hán Nguyễn Trãi cũng có điển cô nhưng

không nhiễu [10, 401] Theo chúng tôi, nhận định trên là chưa thoả đáng

Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Trãi đã sử dụng các điển tích, điển cố rất đa dạng, phong phú Đa dạng, phong phú cả

về số lượng lẫn đề tài 2.1.1.1 Về số lượng

Với 99 bài thơ, tập thơ có tới 71 bài có sử dụng điển tích, điển cố, chiếm 71,7% Số bài không sử dụng điển tích, điển cố là 28/99, chiếm

28,3% Như vậy, số bài không sử dụng điển tích, điển cố chưa đến 1/3 tập

thơ

Trang 30

sử dụng gần 2 điển tích, điển cố Có những bài vận dụng tới 4 điển tích, điển cố như: Mạn hứng IT (bai 55):

Mạn hứng II

Ô thỏ thông thông vẫn bắt lưu; Hồi đầu vạn sự tông nghỉ hưu Không hoa ảo nhãn miên tiêu lộc; Tục cảnh kinh tâm suyễn nguyệt ngư Nụy ốc thê thân kham độ lão;

Thương sinh tại niệm độc //ên u

Bành thương 7ang Cốc đô hưu luận;

Cổ vãng kim lai lạc nhất khâu Nghĩa là:

Thắm thoắt quang tâm kéo chắn lùi; Quay đầu muôn việc thảy nên thôi Mắt hoa hươu lá ngờ mơ thấy: Cảnh tục trâu phào sợ nguyệt oi Qua buổi nương già nhà lọ hẹp; Vì dân lo trước dạ khôn nguôi Cốc Tang thọ yêu đừng bàn nữa; Xưa trước nay sau cũng một bài

Có bài vận dụng tới 6 điển như:

Mạn thành I (bai 64): Nhãn trung pha thé tong phi van;

Oa déc kinh khan nhat Tan Tan Thiên hoặc táng tư tri hữu mệnh;

Bang như hữu đạo diệc tu ban

Trang 31

Đổ Phú thuỳ lân di ngộ than

Thể sự bắt tri hà nhật liễu;

Biển chu quy điều øgữ hồ xuân Lam choi I

Xem ra cuộc thế thảy mây bèo; Tần Tắn sừng sên chuyện chán phèo

Trời nếu bỏ văn là bởi mệnh;

Nước khi có đạo cũng hiểm nghèo

Trần Bình tự biết làm to được; Đỗ Phủ ai thương bị lẫn nhiều

Thế sự bao giờ xong hết day?

Năm hồ thuyền lá thú bao nhiêu!

Thậm chí ở bài Dé hoàng ngự sử Mai tuyết hiên Nguyễn Trãi sử

dụng tới 8 điển tích, điển có:

Trãi quan nga nga diện tự thiết,

Bắt độc ái liên kiêm ái tuyết

ái mai ái tuyết ái duyên hà?

ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kỳ; Cánh thiêm đài bách chân tam tuyệt La Phù tiên tử băng vi hồn;

Khoảnh khắc năng linh quỳnh tác tiết Dạ thâm kì thụ toái linh lung

Nguyệt hộ phong song hàn lẫm liệt Nhược phi phong đệ ám lương lai; Phân phân nhất sắc hà do biệt?

Trang 32

Ngân hải dao quang cánh thanh triệt Cửu trùng chẵn niệm cập hà manh; Van lí cảm y dao trú tiết

Sương phong quyền địa khí hoành thu;

Thân tại Viêm bang tâm Nguy Khuyết

Giao nam thập nguyệt noãn như xuân; Mộng trung chỉ hữu hoa kham chiết Tương tâm thác vật cô hữu chỉ;

Cao trục thâm kì đạo tiên chiết Đồng Pha vị trúc bất khả vô; Liêm Khê ái liên diệc hữu thuyết Càn khôn vạn cỗ nhất thanh trí; Ba Kiéu thi tử Tây hồ nguyệt Dịch thơ là:

Hiên ngang mũ trãi mặt tựa sắt; Không những yêu mai lại yêu tuyết Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu? Vì tuyết trắng mà mai thanh khiết Thiên nhiên mai tuyết hai giống kỳ; Lại thêm bách đài đủ tam tuyệt Tiên nữ La Phù giá làm hồn;

Khoảnh khắc ngọc quỳnh ra nát bét; Đêm khuya cây ngọc tan long lanh; Trăng ngõ gió song lạnh ráo riết

Nếu không hương ngầm gió thoảng đưa; Một sắc lan man sao phân biệt?

Trang 33

Biển bạc ánh lay trong thấu triệt Gío sương cuốn đất khí thu hăng

Thân ở phương Nam lòng Nguy Khuyét Giao nam tháng mười ấm như xuân; Trong mộng chỉ hoa này đáng chiết Đem lòng gửi vật người thuở xưa;

Cao bước dốc mong theo tiền triết

Đông Pha bảo trúc không thể thiếu Liên Khê yêu sen có thuyết hay Càn khôn muôn thuở niềm trongtrắng Tứ thơ cầu Bá trăng hồ Tây

Như vậy, với ức Trai thi tập Nguyễn Trãi đã sử dụng một số lượng điển tích, điện cố vô cùng phong phú Điều đó thể hiện rõ nét ảnh hưởng của phương pháp sáng tác văn học trung đại đối với các tác phẩm của Nguyễn Trãi song cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi là người đọc rộng hiểu nhiều, thông kim bác cổ, và tài năng nghệ thuật của tá giả trong việc vận dụng các yếu tố văn học nước ngoài nhằm thê hiện tình cảm cảm xúc của bản thân

2.1.1.2 Về đề tài

Bên cạnh việc sử dụng phong phú về số lượng, Nguyễn Trãi còn sử dụng hết sức đa dạng đề tài trong các điển tích, điển cố Đề tài được Nguyễn Trãi sử đụng điển tích, điển cố để phản ánh rất đa dạng: từ tình yêu thiên nhiên đến tình cảm cha con, anh em, bạn bè; từ niềm vui của người yêu nước được thấy non sông đổi mới đến nỗi đau của kẻ cô thần, của người trung thần bị vua chối bỏ

Trang 34

người trước thiên nhiên mùa xuân trong bài Mộ xuân tức sự:

Nhàn trung tận nhật bế thư trai;

Mơn ngoại tồn vơ tục khách lai Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão; Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai

(Trọn ngày thong thả khép phòng văn; Khách tục bên ngoài chẳng bến chân Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn; Hoa xoan mưa nhẹ nở đây sân.)

Bài thơ bộc lộ tâm hồn đa cảm của con người giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, yêu con người Đây quả là cuộc sống của một vị đạo

tiên nơi thư phòng u tịch, không hề bị quấy rầy bởi bước chân khách tục

Mùa xuân đã muộn, đã chín bởi ta đã nghe tiếng quyên kêu Chim quốc kêu là dấu hiệu đầu tiên cho ta thấy mùa hè sắp đến Và hình ảnh đẹp nhất có thể nói đến là cảnh Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai (Cả sân hoa xoan nở dưới mưa phùn) Hoa xoan là loài hoa nhỏ màu tím thường nở vào mùa xuân dưới trời mưa phùn, hương xoan rất thơm Chính trong nguyên bản chữ Hán ức Trai thỉ tập cũng có ghi lời chú rằng: Sách Nhĩ Nhã nói cây xoan tháng ba nở hoa thơm phức cả xuân Hình ảnh hoa xoan nở trong mưa nhẹ rụng đây sân là xuất phát từ một điển cô rất xưa và rất phù hợp với tiết xuân ở ta: cuối tháng ba là khi xuân đã muộn Cái nhẹ nhàng của hoa nở rụng cùng hoà quyện trong cái nhẹ nhàng của hạt mưa lất phat bay cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và những quan sát vô cùng tỉnh tế của nghệ sĩ Lời thơ vui vẻ gắn với cuộc sông tươi đẹp

Trang 35

Càn khôn kim cô vô cùng ý;

Khước tại thương lang viễn thụ yên Dịch nghĩa là:

Lẽ của trời đất và xưa nay thật là vô cùng; Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát cây khói xa vời

Khi nói đến thiên nhiên dường như thơ ông thương gắn với những cảnh hùng vĩ, nơi con người có thể thoả sức tung hoành Đứng trước cảnh biến nước mênh mông, tâm hồn Nguyễn Trãi như mở rộng đón nhận làn gió mát, cảnh sóng lớn

Nói về tâm sự yêu nước lại càng nhiều cung bậc Trước hết, có thể thấy tắm lòng của Y Doãn, Tử Mạnh đối với sự nghiệp phò vua giúp nước:

Y thân phụ chính tưởng Chu công: Xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng Ngọc kỉ di ngôn thường tại niệm; Kim đẳng cỗ sự cảm ngôn công An nguy tự niệm phò vương thất; Tả hữu vô phi bảo thánh cung

Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất;

ủng Chiêu cân khả ấp dư phong

(Chu công phụ Thành vương đồ)

Người thân phụ chính nhớ Chu công: Y Doãn quyền nghi cũng một dòng Ghế ngọc trối lời thường để đạ;

Trang 36

ung Chiéu cting chi vai du phong

(Tranh Chu cong giup Thanh vuong)

Thử so sánh sự nghiệp Nguyễn Trãi đã làm cho đất nước, nhân dân cũng có thê thấy nó không hề thua kém sự nghiệp của Chu công đối với

nhà Chu, Y Doãn đối với nhà Thương

Bên cạnh đó là niềm vui của con người chứng kiến cảnh thắng lợi của khởi nghĩa, của đức minh quân khi thống nhất các miền đất nước Trong bài Ha tiép I (Mung thang trận I) Nguyễn Trãi viết:

Sơn thú di van thu Nguy Bac,

Than khué hyu kién khắc Yên Nhiên

Tòng kim tứ hai xa thư nhất, Thịnh đức phong công vạn cổ tiền ( Đồn núi đã nghe thu Nguy Bác, Chữ vàng lại thấy khắc Yên Nhiên

Từ nay bốn biển xa thư một,

Công đức còn hơn cổ thánh hiền.)

Năm 1432, Lê Thái Tổ đích thân dẫn quân đi đánh một tủ trưởng người Thái là Đèo Cát Hãn ở miền Lai Châu Lê Thái Tổ đánh bại được Đèo Cát Hãn, lấy đất đặt châu Phục Lễ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó là nhằm ca ngợi công lao của vua Lê trong quá trình thống nhất đất nước Việc Lê Thái Tổ đánh thắng Đèo Cát Hãn được ví với việc nhà Đường thu phục trấn Nguy Bác Trấn Nguy Bác do nhà Đường đặt ở khoảng huyện Đại Danh tỉnh Trực Lệ ngày nay, đặt chức Tiết độ sứ, sau Tiết độ sứ là Điền Duyệt phản, bị đánh bại Nhà Lê đánh đuổi Đèo Cát Hãn, nhà Đường

đánh đuôi Điền Duyệt là hai sự kiện cách nhau hàng thế kỉ, nhưng việc lấy

Trang 37

Đèo Cát Hãn, vua Lê còn làm một bài thơ khắc vào đá ở thượng lưu sông

Đà tại Lai Châu để ghi công Sự việc này lại được so sánh với việc Đậu

Hiến nhà Hậu Hán đánh đuổi Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên ở phía bắc

tỉnh Ninh Hạ - Trung Quốc, lên núi khắc đá ghi công rồi trở về

Tuy nhiên có thể xét các điển tích, điển cố theo ba đề tài lớn là: điển

tích, điển có thé hiện lí tưởng trung quân ái quốc; điển tích, điển có thé hiện

tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Trãi và điển tích, điển có thé hiện nỗi đau bi lich

trong con người ấy

Cũng phải nói thêm rằng có những điển tích, điển cỗ ở bài này thì

Nguyễn Trãi dùng với đề tài này, nhưng ở bài khác nó lại có ý nghĩa nói lên

đề tài khác, tâm sự khác trong tâm hồn tác giả - con người đa tài nhưng có số phận đau khổ, bi kịch Đó là khả năng sử dụng linh hoạt của Nguyễn

Trãi đối với các điền tích, điển có

2.1.2 Sử dụng linh hoạt các điển tích, điển cố

Khi sử dụng điền tích, điển cố, Nguyễn Trãi rất linh hoạt trong cả tần suất sử dụng và cách dẫn điển

2.1.2.1 Sử dụng linh hoạt tần suất điễn tích, dién cé

Việc sử dụng linh hoạt tần suất điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi

thể hiện ở chỗ: có những điển tích, điển cố chỉ sử dụng một lần như: Wgi; Bác, Yên Nhiên, Kê trùng đắc thất Cũng có những điển được vận dụng nhiều lần như : điển cố về giấc Nam Kha (4 lần), về Tô Đông Pha (4 lần),

về lòng trung của Đỗ Phủ (6 lần), về Càn khôn - lẽ của trời đất (6 lần)

Ngoài ra, các điển như: Chu Cơng, Y Dỗn, Quản Ninh, Vương Thức, Bá Nhân cũng được sử đụng rất nhiều lần

Tuy số lần sử dụng của các điển cố không giống nhau nhưng tất cả

Trang 38

2.1.2.2 Sử dụng linh hoạt trong việc dẫn điển

Bên cạnh sự linh hoạt về tần suất sử dụng, các điển tích, điển cố còn

được sử dụng linh hoạt trong cách dẫn điển Cùng một điển cố nhưng cách tác giả dẫn ra khác nhau đã nói lên tính chất linh hoạt của nó và phù hợp với hoàn cảnh cũng như mục đích sử dụng của bản thân

Chang hạn câu nói: Tiên thiên hạ chi wu nhỉ ưu, hậu thiên ha chi lac

nhỉ lạc (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) của Phạm Trọng Yêm- một danh sĩ đời Tống ở Trung Quốc được Nguyễn Trãi dẫn ra

3 lần, nhưng khi thì nói là Tiên wu:

Bình sinh độc bão //ên 1w chí;

Tạ ủng hàn khâm dạ bất miên

(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)

Nghĩa là:

Bình sinh một mình ôm cái chí lo trước thiên hạ;

Ngồi ôm chăn lạnh không ngủ suốt đêm

(Đêm đậu thuyền ở cửa biển)

Hoặc:

Nuy ốc thê thân kham độ lão;

Thương sinh tại niệm độc //ên wu (Mạn hứng II) tức:

Nhà nhỏ nương mình có thể qua được tuôi già; Vì dân đen thường để dạ, một mình ta lo trước

(Hung choi ID Cũng có khi tác giả dùng Hiệu lạc:

Trang 39

(Thứ vận Trần thượng thư đề Nguyễn bố chánh thảo

đường)

Vui sau tưởng cũng biết rút cuộc là có ý; Hãy đem sự nghiệp trọn đời mà xem

(Hoạ vần Trần thượng thư đề thảo đường của Nguyễn bố

chánh)

ưu là nói đến sự ưu ái, nỗi lo lắng, còn /gc là nói đến sự hưởng thụ Tiên ưu — nỗi lo lắng, ưu ái trước tiên, hiện hữu trước tat cả Còn hậu lạc

chỉ sự hưởng thụ bao giờ cũng đi sau Điều này thể hiện Nguyễn Trãi là con người hành động, không bao giờ thoả mãn với những gì mình làm được Có lẽ suốt đời ông, chưa khi nào hoàn toàn mãn nguyện với những điều đã làm cho đất nước

Hay điển cố nói về giấc mộng đưới gốc cây hoè của Thuần Vu Phần: Theo Di van luc, Thuan Vu Phần nằm ngủ dưới gốc cây hoè, mộng thấy mình bay lên không trung, vào một nơi có đề chữ Đại Hoè An quốc, được quốc vương nơi ấy cho làm chức quận thú đất Nam Kha Tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hoè, dưới cành phía nam; bên cạnh chỗ nằm chỉ có một con kiến chúa Lúc bấy giờ mới hiểu rằng Hoè An quốc là một cây hoè, đất Nam Kha là cành cây phía nam, quốc vương là con kiến chúa Với điển

cố này khi thì Nguyễn Trãi dẫn là giấc Nam Kha:

Táp tải hư danh an dụng xứ;

Hồi đầu vạn sự phó Nam Kha

(Ký cữu Dịch trai Trần công) Ba chục năm hư danh có dùng làm gì?

Quay đầu muôn việc cũ đều phó cho giấc Nam Kha

Trang 40

gắng làm cho đất nước cho nhân dân Nhưng nay, những việc ấy đã trở nên vô nghĩa như giác Nam Kha

Và ngay trong bài thơ này, Nguyễn Trãi lại có lúc dẫn là #!oè quốc mộng:

Vãng cự không thành oè quốc mộng; Biét hoai thuy ta Vi Duong tinh

(Việc cũ xưa đã thành giấc mộng Hoè quốc;

Nhớ xa nhau ai tả được mối tình Vị Dương.)

ở đây, khi dẫn /!oè quốc mộng, Nguyễn Trãi thể hiện tâm trạng tuyệt vọng đến độ coi mọi thứ trở nên vô nghĩa Tất cả chỉ là ảo ảnh Điều đó thể hiện nỗi buồn của vị công thần khai quốc phải bất lực khi đứng trước cảnh đời ngang trái

Như vậy, cùng một điển nhưng khi dẫn bằng các tên gọi khác nhau lại thể hiện những cung bậc khác nhau trong tình cảm, tâm trạng của tác giả

Bên cạnh việc dẫn cùng một điển nhưng với cách gọi tên khác nhau như trên, Nguyễn Trãi còn rất linh hoạt trong cách trích dẫn các điển tích,

điển cố Cùng một điển tích, điển cố có lúc tác giả đùng để nói về để tài này, có khi lại phản ánh đề tài khác Cùng là điển Càn khôn xuất phát từ hai

qué trong Ninh Dịch Càn tượng trưng cho đức tính kiên cường; trời, vua, cha, chồng, con trai là tượng của quẻ càn Khôn tượng trưng cho đức tính

nhu thuận; đất, bầy tôi, mẹ, vợ, con gái là tượng của quẻ khôn Văn học cỗ

thường dùng càn khôn đề chỉ trời đất, vũ trụ ở đây, Nguyễn Trãi dùng càn

khôn để bày tỏ tình yêu thiên nhiên:

Thiên lãi ngữ thu kinh thảo mộc;

Ngọc thằng đê bán chuyên càn khôn

Ngày đăng: 08/10/2014, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w