Tác giả Vân Thanh trong bài viết “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhỉ” đã đánh giá: “Trong tư cách người phụ nữ, người yêu và người vợ, Xuân Quỳnh đã để lại một đi sản thơ tình yêu đằm thắm đa
Trang 1MO DAU
1 Ly do chon dé tai
1.1 Thời gian và cuộc đời đó luôn là những thử thách khắc nghiệt cho những người cầm bút Có những tác phẩm được viết ra, đến với người đọc và bị lãng quên ngay sau đó Cũng có những tác phẩm đã vượt qua sức băng hoại của thời gian, đến với người đọc và làm rung động biết bao tâm hồn:
Dữ dội và địu êm
Ôn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
(Sóng)
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Biết ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Biết yêu anh cả khi chết đi rồi
(Tu hat) Những dòng thơ trên đã quá quen thuộc với người đọc yêu thơ Xuân Quỳnh
Dòng thời gian vẫn không ngừng chảy miết, chuyến đò thời gian vẫn miệt mài
chuyên trở những dòng thơ có sức lay động lòng người đến với lớp lớp các thế hệ bạn đọc Để rồi, mỗi lần âm hưởng của những vần thơ ấy vang lên người đọc lại không khỏi bồi hồi xúc động
Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ Việt Nam trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và là một nhà thơ nữ có vị trí quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại Sống trong những năm tháng chiến tranh rồi hòa bình-xây dựng, chị đã từng có mặt ở những điểm nóng của cuộc chiến (vùng gió lào
Trang 2
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt anghiép Pai hoe
cat trang Vinh Linh, Quang Tri; chét Lạng Sơn năm 1979) Chị đã có những tứ thơ
về đạn bom, khói lửa nhưng nhiều hơn là cảm hứng từ cuộc sông đời thường
Xuân Quỳnh có nhiều bài thơ, câu thơ được bạn đọc ghi nhớ Chị đến với thơ một cách tự nhiên như để tự trang trải, ca hát về cuộc đời mình Ở chị có sự kết hợp sâu sắc giữa vốn sống, sự trải nghiệm và một năng lực thơ với sức sáng tạo, học hỏi
không ngừng Thơ Xuân Quỳnh giàu nữ tính, được phụ nữ yêu thích vì họ được
chia sẻ nhiều tâm sự: Tiếng nói của một người thiếu nữ, một người yêu trong mơ
ước, khát khao một tình yêu lý tưởng, một người vợ tân tụy, chu đáo, yêu thương
chồng hết mực, một người mẹ trong sự lo lắng, chở che, dịu dàng, nhân hậu Song song với những cuốn hút bởi những ngọt ngào, tha thiết ấy Xuân Quỳnh còn lưu lại trong lòng bạn đọc bởi một giọng thơ, một cách nói chân thành, táo bạo, chủ động trong tình yêu, khao khát tìm kiếm và vun đắp hạnh phúc
Nếu như Xuân Quỳnh đã dành tặng cho người đời, cho những đôi lứa yêu
nhau một di sản thơ tinh yéu dam thắn với những vần thơ nồng nàn, da diết thì với thơ thiếu nhi, ngòi bút của Xuân Quỳnh cũng dồi dào và tài hoa không kém
Tác giả Vân Thanh trong bài viết “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhỉ” đã đánh giá: “Trong tư cách người phụ nữ, người yêu và người vợ, Xuân Quỳnh đã để lại một đi sản thơ tình yêu đằm thắm đa diết đến khắc khoải Trong tư cách một người
mẹ, Xuân Quỳnh cũng để lại một gia tài thơ viết cho con, cũng là viết cho các thế
hệ trẻ thơ thật dồi dào và trong trẻo, ngộ nghĩnh và dễ thương ”
Xuân Quỳnh đã dành sự yêu mến, ưu ái của mình cho các thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi bằng những dòng thơ có giá trị Nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi đã được các
em đón nhận và yêu thích, trong đó tiêu biểu là tập thơ Bầu trời trong quả trứng
Tập thơ đã được nhận giải thưởng Văn hoc 1982-1983 của Hội nhà văn
@ (Vân Thanh (1999) “Xuân quỳnh với thơ thiếu nhỉ”, tạp chí văn học số 3)
Trang 3Điều gi đã làm nên thành công của tập thơ Bẩu trời trong quả trứng? Bên cạnh một nội dung phản ánh phong phú, sinh động phải kể đến một nghệ thuật thể
hiện vô cùng đặc sắc, khôn khéo và thông minh
Có ai đó đã từng so sánh: Nếu ví nội dung của một tác phẩm văn học giống
như một cánh diều thì ta có thể coi nghệ thuật của tác phẩm như làn gió Khi những làn gió càng thổi mạnh thì cánh điều càng được bay cao và bay xa
Quả là một ví von thật ấn tượng và giàu hình ảnh Tìm hiểu bất kì một tác phẩm văn học nào đặc biệt là thơ chúng ta có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Nhưng tiếp cận về phương diện nghệ thuật là một hướng đi đúng.Vì lẽ đó chúng tôi quyết định tìm hiểu tập thơ Bẩu trời trong quả trứng ở phương diện nghệ
thuật
1.2 Thêm vào đó, tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học thiếu nhỉ Văn học thiếu nhỉ có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thưở ấu thơ, là hành
trang cho mỗi người trên suốt chặng đường đời, bởi lẽ cái gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ Văn học không chỉ góp phần làm giàu có
tâm hỗn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, mở
rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái
Cùng với rất nhiều các nhà thơ, nhà văn đã dành tình yêu thương và tâm
huyết của mình đề viết cho các em như: Võ Quảng, Định Hải, Phạm Hồ, Trần Đăng
Khoa Xuân Quỳnh cũng có những đóng góp không nhỏ trong những trang viết
cho các em Thơ Xuân Quỳnh trong sáng, nhẹ nhàng và thấm đượm chat trữ tình
như một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp thêm cho tâm hồn các em Những vần
thơ của chị luôn mở ra cho các em một chân trời nhận thức về thế giới xung quanh,
khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em
1.3 Là một bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh, cảm phục trước tài năng của chị
đặc biệt trong tương lai sẽ trở thành một giáo viên mầm non, tôi muốn đi tìm hiểu
về tập thơ Đâu trời trong quả trứng của chị nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thơ
của bản thân và có thêm hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh Điều này không chỉ giúp
Trang 4
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
tôi có thêm kinh nghiệm dé tiếp cận nhiều tập thơ của các nhà thơ khác mà còn giúp tôi có thêm phương tiện để giáo dục các em - đối tượng mà tôi trực tiếp tham gia giảng dạy Và cũng với một hi vọng nho nhỏ rằng: Sau khi đã giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những vần thơ từ đó sẽ hình thành ở các em tình yêu
đối với văn học đặc biệt là tình yêu thơ ngay từ khi còn nhỏ
Xuân Quỳnh là tắm gương về sự nhẫn nại, đức hi sinh, lòng tự tin, học hỏi và
sáng tạo Trong thơ chị có sự phân thân Đó là lời của yêu thương, gắn bó Đọc-tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, người viết muốn từ chị khơi dậy ở mình sự trong sáng, thánh
thiện và cả những khao khát dâng hiến cho đời từng ngày, từng giờ hạnh phúc Với tất cả những lí đo trên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về một khía cạnh của tập thơ Bầu trời trong quả trứng Và đó là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi qua tập thơ Bẩu trời trong quả trứng
2 Lịch sứ vấn đề
Xuân Quỳnh đến với thơ khá sớm Từ những năm 1960 chị đã ra mắt bạn
đọc tập thơ đầu tay “Chồi biéc” (in chung với “Tơ tằm” của Cẩm Lai) và sau đó liên tiếp cho ra đời các tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968), “Gió lào cát trắng” (1973),
“Lời ru trên mặt đất” (1978), “Tự hát” và “Sân ga chiều em đi” (1984) Khép lại
chặng đường thơ không ngừng nghỉ ấy là “ Hoa cỏ may” (giải thưởng Hội nhà văn
(1990))
Xuân Quỳnh là một cây bút sớm được phát hiện Ngay từ những tập thơ đầu
chị đã khăng định là một cây bút trẻ có nhiều triển vọng Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh nói chung và nghệ thuật tập thơ Bẩu trời trong quả trứng nói riêng
Trang 5Khi bàn về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh trong bài: “Nhớ Xuân Quỳnh-nhớ một giọng thơ”, tác giả Mã Giang Lân có viết: “lúc thủ thi, lúc tâm tình, khi dat dao
mạnh mẽ nhưng cái chính là chân thành, dịu nhẹ và điệu hát ru thường trở về”), Cũng có chung suy nghĩ về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh trong bài “Cảm nhận
về thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ đã có nhận xét: “Điểm đặc sắc hơn trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ Thơ chị có một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà cảm xúc, là giọng điệu của tâm hồn Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng, mà luôn tự nhiên,
phóng khoáng Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng từ lời ru làm giọng
điệu cho bài thơ của mình (Ru, Lời ru, Hát ru, Lời ru trên mặt đất, Lời ru của mẹ,
Hát ru chồng những đêm khó ngủ v.v ) Với những lời ru, Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị
Như vậy cả Lưu Khánh Thơ và Mã Giang Lân đã có những cảm nhận chung
về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh Giọng điệu nổi bật, đặc sắc trong thơ chị đó là giọng điệu hát ru Thơ chị là lời của một tâm hồn có nhu cầu được bộc lộ, là tiếng
nói của một con tim đầy ấp yêu thương, gắn bó Vì vậy tiếng ru là một hình thức, một phương tiện thơ ca thích hợp để biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn
thơ Xuân Quỳnh
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh, qua bài viết “Nhớ chị”, Lê Minh
Khuê viết: “Vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của xung quanh và nói bằng ngôn
ngữ thơ lạ lùng chỉ riêng chị có được, thứ ngôn ngữ cuốn hút, thấm đượm chat dan gian mới mẻ ”
Hơi thở dân gian đã đi vào thơ ca Xuân Quỳnh với sự trong trẻo, tươi mát,
ngọt lành Chất dân gian trong thơ Xuân Quỳnh bộc lộ từ cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, màu sắc Dù kế thừa mạch nguồn dân gian ấy nhưng thơ chị vẫn mới mẻ và mang phong cách hiện đại
®T ưu Khánh Thơ-Đông Mai (tuyển chọn) (2003), “Xuân Quỳnh cuộc đời và tác phẩm”, NXB phụ nữ, Hà
Trang 6Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
Lưu Khánh Thơ cũng đã từng có nhận xét: “Hình như Xuân Quỳnh ít phải bận tâm về việc đi tìm hình thức biểu hiện Chị cũng không mắt công nhiều lắm
trong việc lựa chọn hình ảnh, chải chuốt ngôn ngữ”.®
Thơ Xuân Quỳnh luôn là điểm căng nhất của cảm xúc Và khi cảm xúc tràn đầy trào dâng trên đầu ngọn bút thì chị chỉ việc cầm bút mà viết cho nhanh, cho kịp dòng cảm xúc ấy Khi đó từ ngữ như gọi nhau, như biến hóa mà tạo nên những câu
thơ có hồn Có lần chị cũng đã từng phát biểu: “Đừng lo đi tìm ngôn ngữ Cảm xúc
sẽ tự chọn được ngôn ngữ của mình” Trong khi các thể loại văn học đang có xu thế
tim tòi sự đổi mới, Xuân Quỳnh có một quan điểm rất giản đơn cái hay bao giờ cũng mới Xuân Quỳnh không có ý định trau chuốt nghệ thuật thơ mình Chị đến với những bài thơ một cách tự nhiên Nhưng khi tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh, sẽ nhận thấy chị là nhà thơ có nghệ thuật và kỹ thuật biểu hiện tương đối vững vàng, có bản
lĩnh
Khi nói về cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh, Lưu Khánh Thơ đã có nhận định:
“Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại chắc chắn, gọn ghẽ, sắc sảo Cá bài thơ với những hình ảnh và cảm xúc tự nhiên đến dễ dàng, người
đọc không hề nhận thấy một sự gò bó nào trong cấu tứ Cho đến đoạn cuối với cái
kết thúc bất ngờ, nhiều khi táo bạo, chủ đề của bài thơ mới vụt sáng lên, đạt hiệu
quả mạnh Chúng ta không dễ dàng nhận thấy bài thơ đã được dẫn dắt đi như thế nào bởi những mạch trong cấu tứ thơ uyền chuyền và tỉnh te
Xuân Quỳnh rất thích dồn cái bât ngờ vào phần kết của bài thơ Và như vậy phần đầu của bài thơ tựa như một khúc nhạc nền vừa đủ cho một nốt nhạc “sáng”
nhất trong bài được vút lên, ngân vang và chạm tới miền sâu lắng nhất của tâm hồn
người nghe Những vần thơ của Xuân Quỳnh dù nhẹ nhàng, giản đơn nhưng không
kém phần sâu sắc, thấm thía và có sức lay động mạnh tới tiềm thức người đọc
Trong tạp chí văn học số 1 năm 1973, Chu Nga đã gọi chị là “Một chồi thơ sắc biéc’’ Ở đó, tác giả nhắn mạnh chất tươi trẻ, hồn nhiên trong thơ Xuân Quỳnh
® Vận Long (tuyên chọn), Xuân Quỳnh thơ và đời, sđd, tr 299
© Van Long (tuyển chọn), Xuân Quỳnh tho va doi, sdd, tr 300
Trang 7Viết về Xuân Quỳnh, Tiến Sĩ Đoàn Thị Đặng Hương cũng có nhận xét: Xuân
Quynh đã đưa vào thơ chính mình, đem cuộc đời mình đề đánh đổi, để trả giá cho
nghệ thuật Tác giả phát triển sâu hơn nhận định của Nguyễn Xuân Nam (từ những
năm 1974) cho rằng thơ Xuân Quỳnh có một giọng điệu riêng, một sắc thái táo bạo
và dữ dội khác với các nhà thơ nữ đương thời
Những ý kiến tương tự như thế - khen thơ Xuân Quỳnh dễ đọc, khen thơ làm
tự nhiên mà thuyết phục - khá nhiều Tuy nhiên trong khuân khổ của một bài khóa luận, tôi không có tham vọng đưa ra hết những ý kiến bàn về sáng tác của Xuân Quỳnh cũng như những đóng góp của nhà thơ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại Đã có rất nhiều bài viết của các tác gid đề cập tới một só khía cạnh về thi pháp,
về thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh Đó là nguồn tư liệu quí giá dé chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về thơ chị Các bài viết đó cũng khơi nguồn cho chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi qua tap tho Bau trai
trong quả trứng
3 Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi đi nghiên cứu đề tài nhằm mục đích là thấy được nét độc đáo, mới
lạ trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi Qua đó, nâng cao năng lực cảm thụ thơ của bản thân
Bên cạnh đó nhằm chỉ ra được ý nghĩa giáo dục to lớn của thơ Xuân Quỳnh đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi qua tập thơ Bẩu trời trong quả trứng
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của bài khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tap thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh-Nxb Kim Đồng-1996
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 8
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
- Phương pháp đọc sách, đọc tài liệu
- Phương pháp phân tích, tong hop
- Phương pháp so sánh van hoc
- Phương pháp khảo sát, thống kê
NOI DUNG Chuong 1 NGHE THUAT THO XUAN QUYNH VIET CHO THIEU NHI
QUA TAP THO B4U TROI TRONG QUA TRUNG
1.1 Nữ sĩ Xuân Quỳnh trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
1.1.1 Xuân Quỳnh - thơ và đời
Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6-10-1942 tại xã
La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây trong một gia đình công chức Xuân Quỳnh
mồ côi mẹ từ rất sớm, cha lại tục huyền nên ở với bà nội và chị gái Đông Mai
Tháng 2 năm 1955, khi mới 13 tuổi, Xuân Quỳnh được tuyến chọn vào đoàn Văn Công nhân dân Trung ương và được đảo tạo thành diễn viên múa Xuân Quỳnh đã đi
biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới và dự Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới tại Viên (Áo) Tập làm thơ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1962 - 1963, Xuân Quỳnh
học ở trường Bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ (khoá I) của Hội nhà văn Ngày 5
tháng 8 năm 1963, sau khi từ đảo Cô Tô trở về, Xuân Quỳnh quyết tâm theo đuổi
con đường văn học Từ năm 1964 trở đi, Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên báo
Văn Nghệ, Nxb Tác phẩm mới Tại Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ ba, Xuân
Quỳnh được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam Một số tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh đã được dịch và ¡n tại Liên Xô, CHDC Đức, Pháp
Xuân Quỳnh - một cô gái nghèo khổ, lớn lên giữa thời kỳ đất nước phải
đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, chiến tranh nhưng Xuân Quỳnh khác
nào một cây xương rồng kiên cường và kỳ diệu trên sa mạc, vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa quí giá cho đời Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm- Chồi biếc”,
Trang 9Xuân Quỳnh đã được chú ý vì phong cách thơ mới mẻ, dễ mến Trong đủ 25 năm cầm bút, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một hồn thơ vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa
chân thành, đằm thắm, sôi nổi mãnh liệt, có khi cảm tính bồng bột mà không kém
phần ý nhị sâu sa
Cũng như các nữ sĩ khác, Xuân Quỳnh làm thơ cốt đề diễn tá cuộc sống xung
quanh mình ở mọi phương diện Những khao khát, những rung động yêu thương,
những suy nghĩ, những trăn trở của người phụ nữ Vì lẽ đó, hầu hết thơ Xuân
Quỳnh đều là thơ trữ tình Hiện thực sôi động, phong phú thấm sâu vào hồn thơ Xuân Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh tươi rói sự sống, thấm đượm tình người và chan
chứa một tình yêu lớn: Yêu cuộc đời, yêu đất nước, yêu con người, yêu gia đình, bạn bè
Con đường thơ ca của Xuân Quỳnh khá thuận lợi, thành công của Xuân Quỳnh tăng lên theo thời gian và nhờ vào sự nỗ lực hết mình của nhà thơ: “Cứ đều
đều vài ba năm lại có một tập thơ ra đời Trong khi nhiều người già đi, cũ đi, tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được cái duyên riêng, và có
được cái hơi thở trẻ trung, tươi tắn”
Ngòi bút Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau Trong đó có những bài thơ tình yêu đạt đến đỉnh cao Tình yêu trong thơ
Xuân Quỳnh thật nồng nàn, sâu lắng và cũng nói được nỗi tháng thốt, lo âu Tắt cả đều được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hầu như không cách điệu
Đó là thứ thơ đạt đến tầm cao của nghệ thuật, nhưng dễ hiểu với đông đảo quần
chúng, vẫn có thể gây được những xúc động khác thường Thơ tình của Xuân Quỳnh được đánh giá rất cao: “ Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình yêu và cuộc săn đuôi hạnh phúc của chính mình thành một nhà thơ viết về tình
yêu vào loại phong phú nhất trong số những nhà thơ cùng thế hệ”? Trong mảng thơ
'® Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới), Nxb Văn hóa Hà Nội, tr.317-318
# Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới), sđd
Lớp: K32SP Mầm non - GDTH 9 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 10Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
ca thời chống Mỹ, cái tên Xuân Quỳnh được biết đến qua hai tập thơ “ Hoa dọc chiến hào” và “Gió lào cát trắng” có những bài thơ mang cảm hứng công dân có tầm khái quát rộng lớn có thể sẽ tồn tại mãi mãi như bằng chứng về sự phấn đấu của lớp người trẻ tuổi những năm chống Mỹ
Trong đời thơ không dài, nếu không nói là ngắn ngủi, Xuân Quỳnh vẫn đề lại
một gia tài thơ cho thiếu nhi như là một sự kết tinh, trái nghiệm của đời mình Nếu mảng thơ về tình yêu là lời nói của trái tim biết yêu: “Em trở về đúng nghĩa trái tìm em”, thì những bài thơ viết cho thiếu nhi cũng là những lời “tự hát” của trái tim
người mẹ Xuân Quỳnh Chị đã một lần nữa từ tuổi thơ của mình mà đến với tuổi thơ của các em Những mẫu chuyện nhỏ gọn, ngắn và xinh xắn đời thường, hiện đại
mà đẹp như cổ tích đầy những hứng thú và bất ngờ, cũng là những món quà thơm
thảo mà chị dành cho trẻ em
Trong đời thơ của mình, số lượng tác phâm để lại không nhiều song Xuân Quỳnh cũng có những đóng góp đáng kê vào nền Văn học Việt Nam hiện đại “Thơ
Xuân Quỳnh tiêu biểu cho phong cách của những lớp nhà thơ trưởng thành từ thời
kì chống Mỹ Nó vẫn giữ được nét đẹp cô điền trong thơ ca dân tộc, đồng thời lại có
những khám phá sáng tạo hết sức mới lạ và độc đáo”),
Phạm Tiến Duật đã nhận xét: “Kể từ năm 1945 trở lại đây, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ được coi là một trong những tài năng nổi bật, mới mẻ và phong phú nhất trong những cây bút nữ làm thơ”
Nguyễn Duy thì cho rằng: “Xuân Quỳnh - một trang tài sắc hiếm hoi của
làng văn Việt Nam hiện đại - đã đề lại cho đời ngót nghét 10 tập thơ với giọng điệu rất riêng, bóng dáng rất riêng trong rừng văn rậm rạp Nếu lập bảng danh sách
những nhà thơ tiêu biểu nhất của thời nay theo tôi Xuân Quỳnh là một trong vài ba cái tên được xếp ở hàng đầu”
® Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình (qua một số nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ
mới, sđd)
Trang 11Anh Ngoc lai viét: “Tho Xuan Quynh da khang định một tài năng phong
phú, sắc sảo, với những đóng góp có vị trí đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và theo tôi là xuất sắc nhất trong giới thơ nữ nói riêng”
Hà Minh Đức trong một bài viết về lực lượng thơ trẻ ở Tác phẩm mới số 31
năm 1973 cũng nhận xét: “Nghĩ đến ưu điểm của lực lượng thơ trẻ, tôi muốn nói
đến Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh ( ) Xuân Quỳnh đã đến với thơ từ phần riêng tâm tinh, ki niệm tuổi thơ, tình yêu tha thiết của tuổi trẻ, lòng gắn bó với nghề nghiệp ( ) Xuân Quỳnh tiếp tục vượt qua ranh giới khó khăn nhất với những cây bút trẻ: Từ cái riêng đi vào cái chung ( ) Xuân Quỳnh dần trở nên phong phú
và có bản sắc hơn Xuân Quỳnh luôn chân thật và mềm mại trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản một chiều ”
Không phải một bài nghiên cứu chuyên sâu về tác giả song những nhận xét
của Hà Minh Đức về thơ Xuân Quỳnh đã nói đúng và nói “trúng” về nhà thơ trong thời điểm ấy Tác giả khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong thế hệ các nhà thơ trẻ
và đặc biệt đã phát hiện ra bản sắc thơ Xuân Quỳnh chân thực cảm xúc và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống
Ngày 29 tháng 8 năm 1988, định mệnh khắc nghiệt đã cướp đi người nữ sĩ tài hoa của chúng ta Xuân Quỳnh đã ra đi vĩnh viễn ở tuổi 46 - cái tuổi mà tài năng
văn học đang ở độ chín, trong một tai nạn giao thông tại cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương, cùng chồng là nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con
trai út là Lưu Quỳnh Thơ (13 tuôi) Điều đau đớn ấy đã gây bàng hoàng, xót xa
trong biết bao người Gia đình chị vĩnh biệt chúng ta vào mùa thu Những bông cúc
vàng mà chị từng yêu, từng nói đến trong các bài thơ phủ kín đầy khu mộ, những bông hoa phúng viếng, tưởng niệm rồi sẽ tàn nhưng ở thế giới bên kia chị hãy tin rằng trên cuộc đời này vẫn cần đến: “Bàn tay em vun đắp cuộc đời thường” Và
trong di san thơ của chị chắc chắn có những bài thơ sẽ đi vào vĩnh cửu
1.1.2 Cái nhìn chung về thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ
Có thể nói, Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
ngày càng phát triển, phong phú về đề tài, thể loại, đa dạng về phong cách và trở
Trang 12
Fa Thi Biétn “Xhoá luận tot aghiétp Pai hoe
thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học dân tộc Nhìn lại từng chặng
đường đã đi qua, đặc biệt là từ khi Nxb Kim Đồng được thành lập (1957) ta thấy thơ thiếu nhi đã có những bước phát triển vững chắc và đang tiếp tục đi lên cùng với sự
phát triển chung của văn học Việt Nam Phải nói rằng trong những năm gần đây,
thơ viết cho thiếu nhi có nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp to lớn vào việc nuôi dưỡng tâm hồn các em Ngày càng có nhiều tập thơ, bài thơ có nội dung sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao, có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc
Sau khi đất nước giải phóng, xuất hiện khá nhiều cây bút nữ đem đến cho các
em những tác phẩm ấm áp tình mẹ con, bà cháu trong đó cái tên đầu tiên phải kể đến là Xuân Quỳnh Có thể nói, Xuân Quỳnh đến với văn học thiếu nhỉ là từ lòng
mẹ yêu con tha thiết Trong mang dé tai van học viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh thì thơ trữ tình là thành công hơn cả Xuân Quỳnh viết trước hết là cho con và sau là
cho các trẻ em khác Chị không viết những gì ngoài kinh nghiệm sống của mình như có lần chính nhà thơ đã nói: Thơ - đó là “món quà của một bạn nhỏ ngày xưa
tặng các bạn nhỏ bây giờ”
Là cô bé mồ côi từ nhỏ, Xuân Quỳnh sớm phải chịu sự thiếu thốn tình yêu thương và bàn tay chăm sóc của mẹ, còn cha, thì xa cách ngay từ bé Đứa trẻ thiếu tình thương trong suốt thời thơ ấu ấy là Xuân Quỳnh, khi làm mẹ đã đồn biết bao
nồng nàn của tình yêu thương cho những đứa con, tựa như thể bù đắp cho những thiếu hụt và trống trải của chính đời mình Trong thơ Xuân Quỳnh, đứa con là thiên
thần, là đối tượng chở che và cũng là điểm tựa tinh thần cho người mẹ
Đi vào một tình cảm vốn quen thuộc trong đời sống và thơ ca - tình mẹ con,
Xuân Quỳnh vẫn mang lại cho người đọc những điều mới mẻ và xúc động Nhà thơ
có gắng đi đến tận cùng yêu thương trong lòng người mẹ và hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ Là người mẹ, ngoài sự giàu có nhất là tình yêu thương như những bà mẹ
khác, Xuân Quỳnh còn có tắm lòng độ lượng bao dung và trí tuệ thông minh của
riêng mình Chính đó là chiếc chìa khóa giúp nhà thơ đến được, nhìn thấu được và phát hiện được nhiều điều mới lạ ở thế giới vốn đẹp, lung linh và rất sống động
Trang 13trong tam hồn trẻ tho Từ đó, tạo nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng trong những bài thơ
Xuân Quỳnh viết cho con, cũng là cho các thế hệ trẻ thơ nói chung
Xuân Quỳnh là một con người am hiểu sâu sắc về tâm lí trẻ thơ Chị luôn
nhìn nhận các em với một cái nhìn cảm thông và tràn đầy yêu thương Bởi vậy, chị
luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của con trẻ và lí giải cho con về mọi điều trong cuộc sống Và sự lí giải ấy bao giờ cũng mang đậm tính chất tình cảm, cảm
XÚC:
Con làm bằng yêu thương
Của cha và của mẹ Của bà và của ông
Của má nữa-biết không
Con làm bằng tắt cả
(Cắt nghĩa)
Chị khẳng định với con một điều: Con được làm từ tình yêu thương của tắt
cả mọi người Con là trung tâm, là đối tượng của mọi niềm thương yêu Cả tình yêu thương vô ngân của má cũng dành cho con Đôi với chị, đứa con bao giờ cũng là trung tâm, là tài sản vô giá, là niềm hạnh phúc của người mẹ Ta cũng hiểu hơn vì
sao trong mảng thơ viết cho thiếu nhi chi lai viết nhiều về tình cảm mẹ con đến vậy Xuân Quỳnh mạnh về hướng trong sáng, trữ tình Đó là ấn tượng đậm nét
nhất khi đọc thơ viết cho thiếu nhi của chị Giọng điệu tự nhiên, dí dỏm, ngộ nghĩnh, tâm tình trò chuyện là một đặc điểm nổi bật trong lời nói nghệ thuật thơ
Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ:
Thế mà nắng cũng sợ rét Nắng chui vào chăn cùng em
(Mùa đông nắng ở đâu?)
Chúng ta còn gặp trong thơ Xuân Quỳnh lối nói quen thuộc, những so sánh ngộ nghĩnh dễ thương của các em Bằng xét đoán thông minh và trí tưởng tượng phong phú những dòng thơ của Xuân Quỳnh luôn đáng yêu và khó quên như thế này:
Trang 14
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
-A me oi cé con dé
Luôn trong bao diém con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dễ
(Cái ngoan của Mi)
Cứ bằng những lời thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc như vậy, Xuân Quỳnh đã nói
được với các em những lời khuyên bổ ích một cách gian di, dễ nhớ và thấm sâu Bản năng của người mẹ, những cảm xúc tỉnh tế và cái nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ ở các bài thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh Trong khi đi thật sâu vào những trải nghiệm của bản thân qua một lối
cảm, lối nghĩ và nhận xét tinh tế, thông minh, Xuân Quỳnh đã gặp tất cả các bậc
làm cha, làm mẹ, đã biểu đạt hộ họ những chân lý thông thường mà không dễ ai cũng nói được tỏ tường với biết bao rung động và xúc động
Chúng ta có thé dé dàng nhận thấy hình ảnh em bé đã xuất hiện xuyên suốt trong toàn bộ mảng thơ viết cho thiếu nhi Thơ Xuân Quỳnh viết cho trẻ thơ thé
hiện sự nâng nu, trân trọng và những tình cảm yêu mến vô ngần mà chị dành cho các em Chị luôn hết lòng vì con trẻ và mong muốn đành tất cả những gì tốt đẹp
nhất cho trẻ thơ Xuân Quỳnh xứng đáng là nhà thơ của trẻ em trong mọi thời đại 1.2 Nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ qua tập thơ Bằu đrời trong
quả trứng
Tập thơ Bầu trời trong quả trứng với một số lượng các bài thơ không quá đồ
sộ, chỉ với 22 bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn được các em yêu thích nhưng cũng đủ để khắc họa nên một phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
1.2.1.Thé tho
Trang 15Đối tượng tiép nhan Bau troi trong quả trứng chủ yêu là thiéu nhi Vì vậy
việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ dé thể hiện tình cảm, cảm xúc của các em sao cho
phù hợp với từng độ tuổi được nhà thơ đặc biệt quan tâm Một đặc điểm chung nồi
bật trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi là câu thơ ngắn gọn, xúc tích phù hợp với tâm sinh lý và khả năng ngôn ngữ còn hạn chế của trẻ em Thơ
Xuân Quỳnh viết cho các em luôn trong sáng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ
cảm
Thơ chị không gò bó, không theo khuôn mẫu, thường được viết bằng những
thể thơ truyền thống nhưng lại được vận dụng một cách linh hoạt, mới lạ vì thế nó cũng mang cả phong cách hiện đại
Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ được các em đón nhận và ưa thích
Những bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn và những câu thơ ngắn chỉ là bốn chữ, năm chữ,
sáu chữ, bảy chữ hay thê thơ lục bát Những lời thơ giản đị và hoàn toàn không có
ấn ý nhưng ở đó có sự chọn lọc ngôn từ và chứa đựng thông tin vừa đủ, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em về thế giới xung quanh
Bài thơ Cây bàng được xuân Quỳnh sử dụng thể thơ bốn chữ:
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cải nong
Em ngôi vào trong
Mat oi la mat!
A bang tot lam Bang che cho em Nhung ai che bang Cho bàng khỏi nắng!
(Cây bàng)
Tứ thơ bộc lộ những day dứt, những quan niệm nhân sinh của Xuân Quỳnh
Ý nghĩa của sự sông chính là sự gắn bó, nương tựa, biết cop nhặt những điều có ích trong gạn đục khơi trong Sức mạnh của cuộc sống chính là ở tắm lòng nhân hậu
Trang 16
Fa Thi Biétn “Xhoá luận tot aghiétp Pai hoe
của con người, sự cho đi mà không đòi hỏi nhận lại Từ hình ảnh cây bàng, nhà tho
cũng bộc lộ một triết lý:Con đường gần nhất đề đến với giá trị cuộc sống chính là ở
ân?
sự trân trọng hạnh phúc giữa “Cho” và “Nhận” Lời thơ rất tự nhiên, ngây thơ, gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày Câu thơ ngắn, dễ đọc, đễ hiểu điều này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em
Bên cạnh thể thơ bốn chữ, Xuân Quỳnh còn thành công 6 thé thơ năm chữ Trong tất cả các thê thơ được chị sử dụng, thể thơ năm chữ chiếm số lượng lớn hơn
cả
Trong số 22 bài thơ có đến 15 bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ mặc dù nhạc
điệu không có gì mới lạ Ở Xuân Quỳnh cái cổ điển, cái lãng mạn hài hòa vào trong
kết cấu kể chuyện, đổi vai của nhân vật Lời thơ rất sinh động trở nên gần gũi và mộc mạc, không sáo Trong cái mạch kể, tả ấy câu, ý lại không tả, kế nên đọc xong
nhớ lâu
Ta không ngạc nhiên khi Xuân Quỳnh đến với trẻ em, trở thành nhà văn, nhà
thơ viết cho thiếu nh với các tác phẩm đáng ghi nhớ 7ruyện cổ tích về loài người
là một câu chuyện dài mà nhà thơ sáng tạo nên đề giải thích về thế giới trẻ thơ Nó
có phần phi lý so với cách nghĩ của người lớn nhưng lại vô cùng phù hợp với cách
hiểu non nớt của trẻ thơ:
Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con Trên trái dat trui tran Không dáng cây ngọn co
Mặt trời cũng chưa có Chỉ toàn là bóng đêm Không khí chỉ màu đen
Trang 17điều đó, chị vẫn trả lời rất nhiều câu hỏi “hóc búa” của các em nhưng vẫn làm cho
các em thích thú, thỏa mãn Đặc tính của con trẻ thường rất thích “vơ vào” Trả lời
thế nào mà mọi cái cuối cùng đều quy về chúng, cho chúng là các bạn nhỏ ta thích lắm Tác giả Truyện cổ tích về loài người đã có cách lý giải hiện tượng đời sống
một cách thực sự “Tất cả vì trẻ em”
Các bạn đọc nhỏ tuổi thân yêu! Các em có thấy không “Trái đất này là của các em” Ngay từ buổi đầu tiên trên trái đất, trời sinh ra trước nhất -“Chi toàn là trẻ con” Bấy giờ “Không khí chỉ màu đen - Chưa có màu sắc khác” Rồi thì mặt trời
^~*
nhô cao “Cho trẻ con nhìn rõ” Trẻ con nhìn thấy gì trước nhất: Thấy màu xanh của
cỏ cây Mà cỏ cây gần gũi làm sao: “Cây cao bằng gang tay - Lá cỏ bằng sợi tóc - Cái hoa bằng cái cúc” Mọi thứ đều nhỏ nhỏ, xinh xinh như đỗ chơi của các em vậy Rồi nữa “Chim bay giờ sinh ra - Cho trẻ nghe tiếng hót” “Muốn trẻ con được tắm -
Sóng bắt đầu làm sông” Đã có sông thì ắt có biển Lại có thêm những con đường
cho trẻ con khi trẻ con tập đi nữa
Tất cả mọi thứ: từ ánh sáng mặt trời, màu xanh cây cỏ, tiếng hót chim
muông, tôm cá của sông biển, đường đi trên mặt đất, v.v đều sinh ra để phục vụ, làm vui cho trẻ con
Nhưng dù vậy, vẫn chưa đủ đâu trẻ con làm sao sống được nếu thiếu mẹ, thiếu sự chăm sóc, ru mớm, bế bồng Những lời ru mang về cái bống, cái bang, về
“cái hoa rất thơm”, về “cánh cò rất trắng” Làm sao thiếu được bà với những câu
chuyện cô tích li kì, chuyện về người hiền, kẻ ác Làm sao thiếu được bố: “Bồ bảo
cho biết ngoan - Bồ dạy cho biết nghĩ” về bao điều sâu xa của cuộc sóng Bởi lẽ ấy
mà mẹ, rồi bà, đến bố lần lượt xuất hiện cùng tham gia vào cuộc chơi mà học của trẻ con
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã rất thông minh khi chị lý giải nguồn gốc của các loài theo kiểu “tình cảm sinh ra vật chất” Và chăng cứ cái lối giải nghĩa “màu đỏ
làm ra hoa” thì tác giả có thể trả lời nhiều câu hỏi “hóc búa” khác của trẻ em
Và đến kết bài, tác giả cũng vẫn dùng cách thức như vậy: chữ có trước rồi mới có ghế bàn Rồi mới có trường lớp và từ lớp, từ trường mới bắt đầu sinh ra thầy
Trang 18
Fa Shi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
giáo Chỉ có các nhà thơ mới có cách suy luận kiểu ấy Nhưng điều thú vị chính là ở chỗ đó
Cũng vẫn thể thơ năm chữ mà “Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ” được người đọc ưa thích Là người mẹ điều giàu có nhất ở Xuân Quỳnh là tình thương Chính
tình thương ấy đã làm nên vẻ đẹp của các bài Mùa xuân mừng con thêm một tuổi,
Cắt nghĩa, Con chả biết được đâu Phải là một người mẹ yêu con bằng cả tắm lòng, Xuân Quỳnh mới có thể hiểu được những đặc điểm, tính cách của từng đứa con đến
vay:
Thang em thi hay hoi
Không kế chuyện như anh
Tuy con, má chẳng sinh
Con vẫn quen gọi má
(Cắt nghĩa)
Dưới con mắt của chị, một cái lá cây cũng có hồn và trở thành những câu thơ
không dễ quên được:
Có bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
Kìa bãi ngô bãi dâu Thoáng tiếng cười đâu đó
(Con chả biết được đâu)
Chị vui với niềm vui của người mẹ trẻ khi nhìn thấy con mình lớn thêm một
tuổi Niềm vui ấy cộng với tình yêu thương dành cho con đã làm nên một món quà tỉnh thần có ý nghĩa lớn lao mà chị dành tặng cho con, đó là bài thơ ÄMfùa xuân mừng con thêm một tuổi:
Lại tới mùa xuân rồi Mừng con thêm một tuổi
Chiếc khăn đỏ trên vai
Mới quàng tươi roi rói
(Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)
Trang 19Tình yêu thương con vô tận ấy có thể nào lẫn lộn trong muôn vàn tình cảm khác Xuân Quỳnh còn muốn mang cả tình mẫu tử của mình vào cõi vô biên Một
tình yêu con sâu xa, không phai nhạt, một tình yêu con trở thành bắt tận Chùm thơ này đã nâng bản năng làm mẹ lên nghệ thuật làm mẹ Có tình thương, có nghệ thuật, người phụ nữ mới thấy được hết hạnh phúc của mình
Khi nói về Xuân Quỳnh, chị Đông Mai — Chị ruột của nhà thơ đã dành cho
Xuân Quỳnh những lời như sau: “Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Quỳnh Và vì vậy, ta cũng hiểu vì sao thơ văn Quỳnh viết cho thiếu nhi,
viết về thiếu nhi lại di dom, nồng ấm tình thương như vậy”
Xuân Quỳnh có một tuổi thơ đau thương Ngay từ nhỏ chị đã sớm phải chịu
sự thiếu thốn tình cảm của mẹ Vì vậy, hơn ai hết chị hiểu được tình mẫu tử thiêng
liêng, cao quí đến nhường nào Hơn ai hết chị hiểu những đứa con bé bỏng cần sự
chở che, nương tựa ở người mẹ đến nhường nào Bởi vậy mà chị luôn mang đến cho những đứa con tình yêu thương sâu sắc, vô bờ Và với chị, những đứa con ra đời cũng tựa như sự bù dap cho những tình cảm thiếu hụt thuở xưa Nó như một dòng nước mát gột rửa nỗi bất hạnh của một thời thơ ấu đau thương, tủi cực mà chị đã
trải qua
Và phải chăng, với những đứa con người mẹ luôn là chỗ dựa, là nơi được yêu thương, chở che nên trong tiềm thức của con trẻ dẫu có cách xa về mặt địa lý,
dẫu cách núi, cách rừng, cách sông, cách bề thì con cũng sẽ luôn tìm về với mẹ:
Tuổi con là tuổi ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dâu cách núi cách rừng Dâu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường
(Tuổi ngựa) Với tình thương con, Xuân Quỳnh luôn nhìn ra được những điều kì thú trong
lối suy nghĩ, lối nói của con và cũng là một mảng của tâm hồn mình Những điều
Lớp: K32SP Mầm non - GDTH 19 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 20Fa Thi Biétn “Xhoá luận tot aghiétp Pai hoe
thắc mắc đáng yêu của Mí và lời giải đáp cho Mí rất gọn đúng cũng được thẻ hiện qua thể thơ năm chữ:
Cái ngoan mà đem cho
Lại càng ngoan hơn nữa
(Cái ngoan cua Mi)
Bên cạnh sự thành công về thể thơ bốn chữ, năm chữ ta không thể không nói
tới thể thơ sáu chữ trong tập thơ này của chị Những bài thơ sáu chữ trong tập thơ
gồm có: “Mùa đông nắng ở đâu?”; Cô giáo của em; “Con yêu mẹ”; “Cái địa bàn của chú Điền”
Trong thê thơ sáu chữ ta bắt gặp hình ảnh làn nắng tinh nghịch, đáng yêu:
Nẵng ở xung quanh bình tích
Ủ nước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi: ” kha!”
Nắng trong nước chè chan chát
Nắng vào quả cam, nắng ngọt Trong suốt mùa đông vườn em
Nắng lặn vào trong mùi thơm
Cả trăm ngàn bông hoa cúc
(Mùa đông nắng ở đâu?)
Làn nắng trong thơ Xuân Quỳnh thật ấm áp làm nên sự thi vị của cuộc đời:
Đó là làn nắng của sự quan tâm đến người thân, là làn nắng “Ủ nước chè tươi cho bà”, làn nắng làm nên hương thơm cho bông hoa cúc, nắng sưởi ấm bàn tay em, nắng trong lòng mẹ Nắng vô hình nhưng cũng rất thân thuộc Tác giả đã dệt nên thé giới của những yêu mến, thân tình mà sự vô tình hờ hững không thê gắn kết được
Cũng với thé thơ sáu chữ, người đọc được lắng nghe một em nhỏ say sưa kể chuyện về cô giáo của em:
Trông cô cũng giống mọi người
Mà cô biết nhiều lắm đấy
Trang 21Tat ca chi la to giấy C6 gap thanh hoa thanh chim Những tiếng nói thường của em
Cô hát thành ra bài hát
Cô múa mềm như là nước Chỉ bằng bước chân bàn tay
(Cô giáo của em)
Dù không trực tiếp nói ra nhưng sau mỗi câu thơ ta đều cảm nhận được sự ngỡ ngàng, cảm phục và tình cảm yêu mến mà em nhỏ trong bài thơ dành cho cô giáo của mình Tắt cả những công việc mà cô giáo làm hàng ngày tưởng chừng như chẳng có gì vậy mà trong con mắt của những “thiên thần nhỏ” thì cô quả là một người tài giỏi, dường như cô biết về mọi điều trên thế gian này và cô có thể làm nên
bao điều thú vị trong cuộc sống
Dù chiếm một số lượng không nhiều (2/22 bài) nhưng thê thơ lục bát truyền thống của dân tộc cũng đã góp phan làm nên thành công về mặt thể thơ trong nghệ
thuật thơ Xuân Quỳnh
Lấy nguồn cảm hứng chính từ vùng đất lửa Vĩnh Linh - Quảng Bình, bài thơ Tuổi thơ của con của Xuân Quỳnh đã ra đời Miền đất gió lào cát trắng đầy di tích
lịch sử và cũng đầy chiến công Là một người phụ nữ làm thơ Xuân Quỳnh viết về tình mẹ con, bà cháu Tình mẹ con của nhà thơ được đặt trong sự tương quan với
chiến tranh Người mẹ ấy thương con, xót xa khi nhìn thấy tuôi thơ của con phải đi
qua trong những thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh:
Tuổi thơ con có những gì
Có con cười với mat tre trong ham
Có làn gió sớm vào thăm
Có ông trăng rằm sơ tán cùng con Sông dài, biển rộng, ao tròn Khói bom đạn giặc, sao hôm cuối trời
(Tuổi thơ của con)
Trang 22
Fa Thi Bitn Khoé luda té6t nghiétp Pai hoe
Qua khe gạch nứt, một mam séng đang lên mãnh liệt Trong hằm sâu tránh
máy bay giặc, những đứa trẻ con vẫn: “Cười với mắt tre trong hầm” Sự sống đó bắt diệt ngay trong sự huỷ diệt “Ba tháng lẫy, bẩy tháng ngôi" rồi đầy tuôi chập chững biết đi, những đứa trẻ Vĩnh Linh vẫn lớn lên trong lòng dia dao bat chấp mọi thiếu
thốn, bom đạn Xuân Quỳnh cho ta thấy có một sức mạnh còn lớn hơn sức mạnh của sức lực con người, thật phi thường Với Xuân Quỳnh đó là sự hiện diện của sự
sống trường tồn bát chấp sự tàn phá, là một thách thức lớn với kẻ thù
Thể thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ và thé thơ lục bát mà Xuân Quỳnh lựa chọn đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả qua mỗi trang thơ Ngoài ra, chị còn rất tài tình trong việc vận dụng linh hoạt, kết hợp một cách tự nhiên các thể thơ
Tiếng gà trưa là một minh chứng cho sự tài tình, khéo léo ấy của Xuân
Quỳnh Bài thơ được làm bằng thể thơ năm chữ song ở đầu một số khổ thơ vẫn
được xen vào một câu thơ ba chữ: “Tiếng gà trưa” là điểm nhấn tô đậm thêm cảm
xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình Thơ Xuân Quỳnh giàu tâm trạng, cái tâm trạng
nhức nhối bức thiết Tiếng gà trưa đã được diễn tả thông qua cảm xúc tràn đầy của tâm trạng nhà thơ Chỉ nghe tiếng gà gáy nhà ai buổi trưa mà tác giả cảm thấy:
Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm chắu về nằm mơ Giác ngủ hông sắc trứng
(Tiếng gà trưa)
Xuân Quỳnh đau đớn trước những mắt mát của hạnh phúc nhỏ nhoi thường nhật trong chiến tranh bao nhiêu thì chị càng khao khát những phút giây hạnh phúc đời thường bấy nhiêu Trong chiến tranh “đời thường” chỉ loé lên trong chốc lát,
hay cũng chỉ hiện ra trong kỉ niệm đối với Xuân Quỳnh cũng quý lắm rồi
Tóm lại, dù không phải là điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật thơ Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi nhưng sự thành công trong việc sử dụng các thê thơ bốn
chữ, năm chữ, sáu chữ và thể thơ lục bát của chị cũng đã góp phần giúp cho tập thơ
Trang 23Bầu trời trong quả trứng có sức sông bền lâu trong lòng người đọc Ở mỗi thể tho,
ta đều nhận thay được sự thông minh tài tình, khéo léo của tác giả Và chính sự vận
dụng linh hoạt các thể thơ này đã giúp mang lại hiệu quả to lớn trong việc chuyên
tải nội dung tư tưởng, tình cảm của tác giả đến với người đọc một cách sinh động và sâu sắc Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ đều mang một vẻ đẹp riêng, luôn có sức hấp dẫn,
cuốn hút kì lạ đối với người đọc
Trong bài viết: “Ý thức về thời gian - cảm nhận về hạnh phúc" của Vương
Trí Nhàn đã có những dòng về thơ Xuân Quỳnh như sau:
“Mỗi bài thơ được viết ra như là bài thơ cuối cùng của cuộc đời mình, bao nhiêu vốn liếng sẵn có cho vào được cái gì cho bằng hết, bài thơ bao giờ cũng ở điểm căng nhất của sự sáng tạo”
Quả thật, nhận xét đó không hề quá so với sự sáng tạo của Xuân Quỳnh Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ, ta luôn thấy được sự sáng tạo của chị trong đó Xuân Quỳnh cũng đã có những sáng tạo về nhịp thơ để tạo thành những câu thơ chứa đựng khả năng diễn đạt sự phong phú về cảm xúc
Chị viết về tuôi thơ của con với những dòng thơ thật xúc động, nghẹn ngào
Tiếp thu thể thơ của văn học dân gian, chị đã sử dụng thể thơ lục bát đề viết lên những dòng tâm sự của người mẹ trẻ trên tuyến lửa Vĩnh Linh những năm chống
Mỹ với đứa con bé bỏng Bài thơ vẫn được viết với nhịp chẵn của thê thơ lục bát nhưng bỗng xen vào một câu thơ có sự thay đổi của nhịp:
Ba thang lay,/ bay tháng ngôi Con chơi với đất, con chơi với hầm
(Tuổi thơ của con)
Trang 24
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
Dấu phẩy ở giữa hai câu thơ trùng với nhịp hai câu thơ đã tách nhịp câu lục thành nhịp 3/3 cùng với câu bát nhịp 4/4 tạo thành hai về cân xứng, nhịp nhàng đồng thời tăng khả năng biểu đạt cảm xúc của người mẹ
Bai tho Cho răng cũng là một trường hợp tương tự Bài thơ được viết bằng
thể thơ lục bát với nhịp thơ chẵn 2/2; 2/2/2 thể hiện tình cảm mong mỏi chờ đợi của các em với ông trăng rằm Nhưng đến hai câu lục bát cuối bỗng có sự chuyển sang
nhịp lẻ 3/3 và 3/3/2/ tự nhiên như tiếng reo vui của trẻ khi thấy ông trăng xuất hiện
và cách nói cũng thật trẻ thơ “Tròn ơi là tròn!” Đó chính là sự sáng tạo về nhịp thơ
Tiéng 6n/ sinh tàu điện
(Cat nghia)
Với cách cắt nghĩa như vậy hắn Xuân Quỳnh sẽ làm cho con trẻ bất ngờ,
thích thú không chỉ bởi tu duy “phi lôgíc” ấy mà còn bởi nhịp thơ 2/3 vui tươi, sôi nồi Cái độc đáo, bất ngờ của bài thơ được mở ra ở kết thúc của bài thơ:
Con/ làm bằng yêu thương
Của cha/ và của mẹ
Của bà/ và của ông Của má nữa -/ biết không
Con/ lam bang tat ca
(Cat nghia)
Trang 25Nhịp thơ đã có sự biến đổi bởi lẽ ở đây đã có thêm tiếng nói tình cảm Một tình yêu thương mãnh liệt Hai câu thơ nhịp 1⁄4 ở đầu và cuối khổ thơ làm điểm
nhắn đề người mẹ mở ra và khẳng định một điều: Con được làm từ tình yếu tương của tắt cả mọi người Con là trung tâm, là đối tượng của mọi niềm thương yêu Cuộc sống dẫu khô căn, ác liệt nhưng cũng còn biết bao điều thi vị Một tiếng gà vang lên giữa trưa hè cũng đủ đánh thức cả một miễn sâu lắng nhất của tâm
hồn người lính trẻ:
Trên đường hành quân xa Dùng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ỗ Cục / Cục tác/ cục ta
(Tiếng gà trưa) Tiếng gà trưa vang lên như gọi cho những kỉ niệm tuổi thơ trở về Vì vậy
nhịp thơ trùng xuống, kéo dài hơn đặc biệt ở câu thơ nói về tiếng gà: Cực / Cực
tac/ cuc ta
Qua tat cả những dẫn chứng và những phân tích trên, chúng ta có thê thay
được sự sáng tạo của Xuân Quỳnh về nhịp thơ Nhịp thơ rất đa dạng, biến hoá, cách ngắt nhịp rất phù hợp Nhịp thơ trở nên tươi vui, sôi động khi diễn tả tâm lí, tình
cảm, tính cách trẻ thơ Đôi khi lại trở nên đằm thắm, lắng sâu khi diễn tả tình cảm,
cảm xúc và những kỉ niệm của nhân vật trữ tình Điều nay da khang định được tài
năng của Xuân Quỳnh
1.2.3 Cấu tứ
Cấu tứ hay kết cấu là sự sắp xếp, phân bổ các thành phần hình thức nghệ
thuật Tức là sự cấu tạo tác phẩm tuỳ theo nội dung và thể tài Kết cấu gắn kết với
các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tỉnh thần Kết cấu khiến tác phẩm
trở nên mạch lạc, có "vẻ duyên dáng của sự trật tự" (Horacius)
Hình thức kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những mối
liên hệ bề sâu của tâm trạng và trí tuệ Nói cho dễ hiểu kết cấu là bộ khung và là cái
áo bọc ngoài của bài thơ
Trang 26
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
Mỗi bài thơ thích hợp với một cấu tứ riêng Mỗi nhà nhơ cũng lại ưa thích
một hình thức kết cầu riêng
Trong bài viết "Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh" - tác giả Lưu Khánh Thơ đã
từng nhận xét: "Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại chắc
chan gon ghé, sac sao Ca bài thơ với những hình ảnh và cảm xúc tự nhiên đến dễ
dàng, người đọc không hề nhận thấy một sự gò bó nào trong cấu tứ; cho đến đoạn
cuối với cái kết thúc bất ngờ nhiều khi táo bạo, chủ đề của bài thơ mới vụt sáng lên, đạt hiệu quả mạnh Chúng ta không dễ dàng nhận thấy bài thơ đã được dẫn dắt đi như thế nào bởi những mạch trong cấu tứ thơ uyên chuyền và tỉnh tế"
Đó là những cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh nói chung Vậy còn tập thơ Bầu
trời trong quả trứng của chị thì sao? Đọc - tìm hiểu tập thơ chúng ta sẽ nhận thấy những bài thơ viết cho thiếu nhỉ của chị cũng có chung cấu tứ như vậy Dường như
mọi bất ngờ đều được Xuân Quỳnh dồn vào phần kết của bài thơ để rồi khi người đọc gấp sách lại mà vẫn ngỡ ngàng, thích thú
Xuân Quỳnh đã biết cách đi về những chiều thời gian khác nhau mà không
hề huyễn tưởng, từ những sự vật bình dị, gần gũi nhà thơ bat ngo cho ta thay những
điều kì diệu, những điều thiêng liêng Với cội nguồn như vậy, Xuân Quỳnh viết về
cái địa bàn của người chiến sĩ trinh sát chỉ hướng cho anh đi qua những vùng núi non xa lạ, qua đêm tối tìm nơi có giặc, tìm về đơn vị và bài thơ thi vị nhất là ở phần
Trang 27Trong bài thơ Mẹ và con khi cái gì mẹ cũng bảo là của con tất cả, con thốt
lên: "Của con sao nhiều thế" thì được mẹ giải thích bất ngờ:
-Ù của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiễu hơn
Vì tắt cả của con
Mà con là của mẹ
(Mẹ và con) Cách lí giải vừa đậm tính chất tình cảm vừa hợp với tâm lí trẻ thơ Những điều lí giải của mẹ thật sự là một bất ngờ lớn: Ä⁄ẹ còn có nhiều hơn con vì con là
của mẹ, là tài sản qui giá nhất của mẹ, là hạnh phúc của mẹ
Chủ đề của bài thơ, ý tưởng của tác giả cũng được vụt sáng lên và tác động
mạnh mẽ vào người đọc bởi khổ thơ cuối trong bài thơ Cây bàng:
Á bàng tốt lắm Bang che cho em
Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng
(Cây bàng) Toàn bộ phần đầu của bài thơ không có gì nổi bật, mười ba câu thơ giản đơn
ấy dễ trôi vào quên lãng bởi sự tẻ nhạt, nhưng đến khổ cuối ý thơ bất ngờ được bật
ra Ai chẳng đã từng nhìn thấy cây bàng quen thuộc cả mùa đông cũng như mùa hè,
ai chăng đã từng ngồi dưới gốc bàng tránh nắng Nhưng đã bao giờ bạn tự đặt ra
cho mình câu hỏi:
Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng
(Cây bàng) Triết lí về cuộc sống đến với mỗi người theo một cách riêng và những triết lí
sống được Xuân Quỳnh đưa đến cho người đọc một cách nhẹ nhàng nhưng sâu xa, thấm thía Nó buộc cho người ta phải trăn trở, nghĩ suy: 72 đã thực sự nhận ra và
Trang 28
Fa Thi Biétn “Xhoá luận tot aghiétp Pai hoe
biết hàm ơn những sự giúp đỡ ân tình mà âm thâm, lặng lẽ hay chưa? Và cũng đã biết giúp đỡ người mà không đòi hỏi được trả ơn?
Triết lí "Cho" và "Nhận" cũng được Xuân Quỳnh đưa đến cho người đọc một
cách nhẹ nhàng mà sâu sắc chỉ với hai câu thơ cuối trong bài thơ Cái ngoan của
Mi:
Cai ngoan ma dem cho
Lai cang ngoan hon nita
(Cai ngoan cua Mi) Đối với con, mẹ vẫn là điểm tựa, là bến đỗ bình yên cho cuộc đời con Mỗi
khi gặp khổ đau, vấp ngã trên đường đời con lại tìm về với mẹ để được chở che, yên
ủi Đó là hạnh phúc lớn lao của những người làm con Không ai có thể hiểu con,
không ai có thể yêu con và có thể hi sinh vì con như mẹ Bởi vậy mà dù có đi xa đến nơi đâu con vẫn sẽ tìm về với mẹ:
Tuổi con là tuổi ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buôn Dấu cách núi cách rừng Dâu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường
(Tuổi ngựa)
Tác động tình cảm luôn đi theo hai chiều Mẹ luôn dang rộng vòng tay ôm
lấy con mà xoa dịu những bất hạnh, khổ đau mà chở che cho con Đó là niềm hạnh
phúc của những người làm con Nhưng đối với mẹ, con cũng là tài sản vô giá, là
niềm hạnh phúc của cuộc đời mẹ Còn có nỗi đau nào hơn khi con rời khỏi vòng tay của mẹ và rời xa mãi mãi? Còn có hạnh phúc nào hơn khi mẹ được dang rộng vòng tay đón con trở về? Bởi vậy cậu bé trong bài thơ cũng đã làm yên lòng mẹ theo cách
Ấy
Với kiểu cấu tứ này ta có thé thấy những bài thơ của Xuân Quỳnh viết cho
thiếu nhi hầu như đều chia làm hai phần lớn: Những khổ thơ đầu và khổ thơ cuối
Trang 29Nghe qua có vẻ kết cầu này không cân đối về mặt hình thức nhưng lại cân xứng kì
lạ về nội dung Bởi riêng khổ thơ cuối với sự kết hợp nhuan nhị giữa tình cảm và lí trí cũng đủ hàm chứa sức nặng của một nửa bài thơ Với cách kết cấu cân xứng như
vậy, những tình cảm lớn lao giữa con người và con người, những triết lí sâu xa về cuộc sống được Xuân Quỳnh đưa đến cho người đọc một cách nhẹ nhàng mà thắm thía Nó có sức tác động mạnh mẽ tới phần sâu thăm trong tâm hồn người đọc, nó buộc người ta phải trăn trở, nghĩ suy, nhìn nhận lại về mình Xuân Quỳnh đã làm
được điều tưởng chừng như vô cùng khó khăn ấy Đó chính là một trong những thành công lớn trong nghiệp thơ của chị
1.2.4 Giọng điệu
Hiện ra như một yếu tố cơ bản thuộc phong cách nghệ thuật, giọng điệu văn chương cho phép người đọc nhận ra vẻ đẹp riêng của người nghệ sĩ Bởi vậy tìm
hiểu cái tôi trữ tình trong thơ không thể không nói đến giọng điệu
Cac tac gia Từ dién thuat ngit van hoc quan niém: Giong diéu Ia biéu hién cua "thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện thực
được miêu ta, thé hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gân, thân sơ, thành kính hay suống sã, ngợi ca hay châm biếm Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giá "09,
Sê khốp đã từng nhận xét: "Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả" Cái mà nhà văn gọi là lối nói riêng" ấy
chính là giọng điệu Như vậy: Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng của nhà văn đối với hiện tượng được mô tả Mỗi tác giả có giọng điệu riêng tạo nên đặc sắc trong lời văn nghệ thuật của mình
Ai đã từng đọc thơ Xuân Quỳnh đều có chung nhận định thơ của chị truyền cảm, có một lối nói riêng không pha trộn được với các nhà thơ nữ khác
© Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb ĐHQG
Hà Nội
Lớp: K32SP Mầm non - GDTH 29 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 30Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
1.2.4.1 Giong diéu tu nhién, di dom, tam tinh tro chuyén
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả viết: Giọng điệu trong các tác phẩm gắn với cái giọng "trời phú" của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện
Ta có thể gọi cái giọng "trời phú" đó là duyên của mỗi nhà thơ, có lẽ "cái
duyên" của Xuân Quỳnh chính là giọng điệu tự nhiên, dí đỏm, trẻ trung khi viết những vần thơ cho thiếu nhi
Xuân Quỳnh thường hay bắt đầu bằng những câu thơ tự nhiên, nhiều khi
như một lời nói thường:
Bây giò sắp tết rồi
Con viết thư gửi bố
vì chân thật, nó diễn tả độ chín trong cảm xúc của nhà thơ Vì thế giọng điệu thơ
của chị có khi lại ân cần đằm thắm, có khi lại dịu dàng, duyên dáng, ý nhị Thơ
Xuân Quỳnh có chất điệu hồn nhiên trẻ trung, nhìn đâu cũng thấy mới lạ và thú vị
Xuân Quỳnh là một hiện tượng giọng điệu trữ tình đặc biệt với nhiều cung
bậc tình cảm, với nhiều biểu hiện nhất là khi phong cách tác giả đạt tới sự ồn định,
ta có thể thay điệu thơ Xuân Quỳnh thật là tự nhiên, trong sáng qua bài Chờ trăng:
Mông năm em thấy ông cười
Chỉ còn cái miệng gây ơi là gay
Mười một ông đã hơi đầy
Có khi ông vắng máy ngày vì mưa
Trời mưa ông có tán che
Trang 31Sao còn sợ rót chẳng về ông ơi
(Chờ trăng)
Ta không ngạc nhiên khi Xuân Quỳnh đến với trẻ thơ, trở thành nhà văn, nhà
thơ viết cho thiếu nhi với các tác phẩm đáng ghi nhớ: 7ruyện cổ tích về loài người;
Chờ trăng, Thơ viết cho thiếu nhi của chị có chất giọng ngộ nghĩnh, trẻ thơ:
“Con yêu mẹ bằng ông trời ”
“Con yêu mẹ bằng Hà Nội”
“Con yêu mẹ bằng trường học”
“Con yêu mẹ bằng con dễ”
(Con yêu mẹ)
Trong vai trò của người dẫn chuyện, Xuân Quỳnh đã đưa người đọc trở về thế giới huyền thoại Cách tư duy và thể hiện thật cụ thể sinh động để lý giải về
nguồn gốc của loài người, của sự vật:
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc Cái hoa bằng cái cúc Màu đỏ làm ra hoa
(Truyện cổ tích về loài người)
Ở một bài thơ khác của chị, ta cũng có thể bắt gặp những cách nói ay cua Xuan Quynh:
Khi con vừa tinh giác Thi loi ru di choi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bo ao rau muéng Những cách nói của Xuân Quỳnh như một sự hóa thân, nó gần gũi với kiểu
tư duy của con trẻ: Cụ thể, ngộ nghĩnh, cảm tính và cũng thật hài hòa, hóm hinh
Có khi giọng điệu thơ Xuân Quỳnh lại là một lời tâm tình, là một dòng tâm
Trang 32Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt anghiép Pai hoe
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà Cháu được quân áo mới
Ôi cái quân chéo go
Ông rộng dài quét đất Cải áo cảnh chúc bâu
Đi qua nghe rột soại
(Tiếng gà trưa)
Hình ảnh người bà tần tảo phúc hậu cứ hiện về rõ nét với những lo toan đời
thường Tôi có cảm giác không phải Xuân Quỳnh đang nhớ mà chị đang chạm tay vào những kỉ niệm tuổi thơ
Xuân Quỳnh viết cho con, viết về con, viết về những suy nghĩ của con bằng giọng điệu ngộ nghĩnh, tự nhiên, hóm hỉnh Và có khi chị viết thơ trong vai trò của
một người mẹ nói với con thì giọng thơ lại mang giọng điệu thủ thi tam tinh:
Mẹ đan tấm áo nhỏ Bây giờ đang mùa xuân
Mẹ thêu vào chiếc khăn Cai hoa va cai la
Co bo dé rat la Xanh như là chiêm bao Kìa bãi ngô bãi dâu Thoáng tiếng cười đâu đó
(Con chả biết được đâu)
Câu thơ hay từ cái tâm trạng phấp phỏng chờ đợi, từ niềm vui của người mẹ chờ đứa con - hạnh phúc của mình ra đời Đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy chị có thật
Trang 33nhiều gửi gắm: Tâm sự của một người mẹ, một nhà thơ vì thế có sức sống bền vững
Như vậy, giọng điệu tự nhiên dí dỏm, ngộ nghĩnh, tâm tình trò chuyện là một
đặc điểm nỗi bật trong lời nói nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi Giọng điệu đó bắt nguồn từ một sự am hiểu sâu sắc về tâm lý trẻ thơ Từ giọng điệu đó Xuân Quỳnh cũng tạo cho mình cách nói hồn nhiên, di dom, chan that
1.2.4.2 Tiếng hát ru trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ
Tiếng hát ru con bên vành nôi của những người mẹ trẻ trong những đêm trăng thanh gió mát, tiếng bà ru cháu những buổi trưa hè sau luy tre lang tit bao đời
nay đã đi vào thơ ca và có sức lay động to lớn Những lời ru mang theo hình ảnh cái
cò, cái vạc, cái nông và những cánh đồng lúa xanh tốt mượt mà thắng cánh cò bay
đã nuôi dưỡng tâm hồn con người và đi theo ta trong suốt cuộc đời Có bao người
đã ca ngợi sự kì diệu của những bài hát ru Một trong những người viết nhiều về lời
hát ru là cô thi sĩ Xuân Quỳnh Chị đã gửi gắm lòng mình qua tiếng hát ru của người mẹ ru con, ru cuộc đời và cả lời ru của những người yêu nhau Có thê nói cảm hứng tiếng ru không bao giờ thiếu vắng trong các tập thơ của chị, là hình thức, phương tiện thơ ca thích hợp đề biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn thơ
Xuân Quỳnh
Ta có thể thấy rằng giọng điệu cũng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ biểu hiện Nếu giọng điệu trong mỗi tác phâm gắn với cái giọng thiên bâm của mỗi
tác giả thì ngôn ngữ biểu hiện là phương tiện để chuyên tải những cảm xúc, những
quan niệm Ấy Đề làm nên một giọng điệu nhà văn thường có sở trường ngôn ngữ
riêng, thế giới hình tượng riêng Ngôn ngữ phá cách, vận động đa nghĩa trong thơ
Hồ Xuân Hương gắn với giọng đanh đá, ngoa ngoắt, có khi trịch thượng, xem thường Ngôn ngữ cô kính, trang nghiêm trong thơ bà Huyện Thanh Quan gắn với chất giọng nuối tiếc, hoài cổ Với Xuân Quỳnh chất liệu dân gian, ngôn ngữ đời
thường, các cách ví von đã tạo cho chị giọng điệu vừa tự nhiên tâm tình trò chuyện, vừa dịu dàng, đằm thắm mang dáng dấp của tiếng hát ru
Trang 34
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
Chuyện kế về những dòng nước có cái chất đồng dao thường thấy trong những bài thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ nhưng ta cảm thấy những đoạn thơ mang một giọng điệu rất thắm thiết, nồng say như ở mảng thơ viết về đề tài tình yêu
của chị:
Nguôn nghe lời của giỏ
Kế chuyện về biển khơi:
Những khao khát khôn nguôi Những nhỏ mong không dứt Những đại dương bão táp
Những quân đảo cô đơn
Ngôi sao biển chiều hôm
Trên bãi hà hoang vắng
Ham sdu gid quý hơn nhà
Sung là tình nghĩa đạn là lương tâm
(Tuổi thơ của con)
Hơi thở dân gian vừa xác thực, vừa hư ảo cũng đã từng xuất hiện trong nhiều bài thơ khác của Xuân Quỳnh Lời ru thấm đượm tỉnh thần hoà bình xây dựng mà
không quên truyền thống đấu tranh:
À ơi ngọn lửa ngày xưa
Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu ?
Nhìn lên rực rỡ trên đầu
Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay
(Lời ru trén mat dat)
Trang 35Những thành ngữ, ca dao, dân ca quan họ dường như đã khắc sâu vào cảm thức của Xuân Quỳnh và trở thành một thứ “vốn liếng” cho thơ chị Chất dân gian
đã làm cho thơ Xuân Quỳnh mềm mại, duyên dáng và chất đân gian ngọt ngào, êm
ả không gì phù hợp hơn lời ru Xuân Quỳnh đã chọn được hình thức tiếng ru như
Từ cái bồng cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ vị gừng rất đắng
(Truyện cổ tích về loài người)
Vẻ đẹp những bài hát ru của Xuân Quỳnh là đo chị đã biết tiếp thu một cách
sáng tạo vốn ca dao, dân ca của dân tộc Cũng từ nhiều bài hát ru của Xuân Quỳnh,
chúng ta nhận ra một giọng điệu rất riêng trong thơ của chị Một giọng điệu không kiểu cách mà khiêm nhường, luôn tự nhiên phóng khoáng mà đậm đà bản sắc dân
gian tạo nên sức hấp dẫn của những bài hát ru Đó cũng là một điểm đặc sắc trong
nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh nói chung và trong thơ của chị viết cho thiếu nhỉ nói riêng Bằng hình thức lời ru, Xuân Quỳnh đã tạo cho mình một giọng ân tình, dung
dị, đậm chất đân gian, đượm cái duyên dáng, ngọt ngào trong lòng người, tình người
1.2.5 Ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhỉ
Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu, phương tiện cơ bản và đặc thù của tác phẩm văn học Dựa vào vai trò đó, M Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là yếu tố cơ bản nhất
của văn học” Ngôn ngữ văn học phải xuất phát từ ngôn ngữ toàn dân đồng thời phải “cao hơn, chính xác hơn, điêu luyện hơn”
Mỗi nhà thơ khi cầm bút rất chú ý sao cho ngôn ngữ có khả năng diễn tả
trung thành những cảm xúc, tình cảm, những trạng thái tâm hồn tỉnh vi nhất của
Trang 36
Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
mình Nhà thơ phản ánh cuộc sống, tâm tư tình cảm nhờ vào hệ thống từ ngữ được chọn lọc, mang bản sắc riêng Một trong những yếu tố làm nên bản sắc Xuân
Quỳnh, khiến cho thơ chị có sức sống bên lâu với bạn đọc không thể không nói đến
cách lựa chọn ngôn ngữ trong thơ của chị
1.2.5.1 Lớp từ ngữ giản dị, gắn bó với sinh hoạt hàng ngày
Tâm hồn nhà thơ Xuân Quỳnh rất dễ rung cảm trước những điều tưởng như
thừa thãi Cái mà ở người khác chỉ là chuyện thoáng qua thì ở chị nó là lắng sâu và dường như dừng lại trở thành nỗi ám ảnh không nguôi Chính điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong thơ chị Chị thường có xu
hướng lựa chọn ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, những từ ngữ gắn với sinh hoạt hàng
ngày
Khi viết về tổ ấm gia đình, thơ Xuân Quỳnh thường trở đi trở lại với những
từ ngữ bình thường, quen thuộc, thậm chí rất mộc mạc, khó có chất thơ Đó là: bình
tích, cái chắn, ổ rơm, 6 trứng, ngọn lửa, con ga, tau chuối, cái hoa chanh trong VIỜI, V.V
Nói ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh tự nhiên, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày
cũng vì người ta thấy ở đó lối xưng hô rất tự nhiên mà thân thiết Những đại từ nhân
xưng như: mẹ - con, bố - con, bà - chắu, chú - chắu, tôi - các bạn xuất hiện dày
39, k7 XI các đặc trong thơ Những tiếng gọi thân thương đi kèm những từ “à”, “oi”: “i a”, “me ơi”, “bố ơi” “bố mày”, “con bảo”, “chau a”, chi oi”, v.v ye , , ,
Thơ Xuân Quỳnh còn chứa đựng cả một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ
gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày không hề có sự đẽo gọt, trau chuốt: 7ì, /d, mà,
quá, lắm, nay, kia, V.V Và nhiễu lắm, mong lắm, tốt lắm, tài là thế, thế mà, xanh
đến thế, v.v Hay: gay oi là gây; tròn ơi là tròn; mát ơi là mat; dm ơi là ấm, v.v Chị đưa những ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gần với lời ăn tiếng nói hàng
ngày vào thơ và làm nên thơ hay
Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh giản dị, mộc mạc còn bởi ta thấy trong đó hình ảnh của thiên nhiên, của cuộc sông ngày thường Thơ Xuân Quỳnh tràn ngập hình ảnh, ở các hình ảnh thiên nhiên, đời sông xuât hiện với tân số cao
Trang 37Trong tập thơ của chi ta thay that nhiều: bàn chân, con đường, cây bàng, con
dé, con cua, dòng sông, ngọn núi, biển khơi, cỏ cây hoa lá, cánh rừng, ánh trăng, rong rêu, hạt phù sa, hòn đá cuội, v.v Những hình ảnh dễ gặp, dễ thấy của thiên nhiên, đời sống lại trở thành thi liệu trong thơ Xuân Quynh dé nha thơ diễn đạt cảm
xúc riêng:
Đề con cũng biết đào hầm
Con cua chả ngủ, cạnh phòng dan bom
(Tuổi thơ của con)
1.2.5.2 Xuân Quỳnh có xu hướng lựa chọn hệ thống ngôn ngữ mang đậm chất dân gian
Thơ Xuân Quỳnh đã bắt được vào mạch nguồn dân gian trong trẻo, tươi mát, ngọt lành Ta lại gặp trong thơ chị cái bóng, cái bang, trăng, sao, hoa lá, rau,
cỏ,v.v thứ gì cũng thân thương, như gợi về nguồn cội chất phác hồn nhiên của một
thuở dân tộc, đất nước Chị học ở thơ ca truyền thống không chỉ cách chắt lọc đối tượng, chất liệu miêu tả từ cuộc sống mà quan trọng hơn cả là lời ăn tiếng nói, cách cảm, cách nghĩ rất quen thuộc của ông cha xưa từ cách gọi “cái”, “con” Tất cả những hình ảnh quen thuộc hiện lên trong thơ chị một cách nhuan nhụy tự nhiên Ngay từ cách lựa chọn đối tượng miêu tả của chị đã cho thấy xu hướng dân gian trong ngôn ngữ thiên nhiên của chị Thậm chí chị còn nói đến cả những sự vật
Lớp: K32SP Mầm non - GDTH 37 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 38Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
như: vị gừng, vét lắm, cdi bong, cdi bang, v.v Chị đã biết làm giàu cho mình bằng kho tàng ngôn ngữ văn học dân gian, cũng có nghĩa chị đã làm giàu cho tâm hồn
mình bằng cách trở về với mạch nguồn dân tộc
Chị có lối viết dường như thoái mái, đễ dang:
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bóng cái bang
Từ cái hoa rất thơm
(Truyện cổ tích về loài người)
Tù ngữ như gọi nhau, như say như tỉnh, biến hoá thông minh, như bản chất những đồng dao xưa cổ nhất Quả thật ngôn ngữ của Xuân Quỳnh trở nên mềm mai,
duyên dáng hắn khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao dân ca:
Mẹ lại hát ru con bài ca đất nước
Vợ cáy chông cày đông cạn đồng sâu
Và yêu nhau cởi áo cho nhau
Chất dân gian trong thơ Xuân Quỳnh bộc lộ từ cách lựa chọn hình ảnh, màu SẮC, ngôn từ, nhịp điệu vừa ngọt ngào, vừa ngộ nghĩnh, lắng sâu
1.2.5.3 Hệ thống ngôn ngữ khác
Ngôn ngữ tình cảm có cách diễn đạt riêng Mỗi hoàn cảnh ngôn ngữ ấy lại tìm thấy hình thức cho nó không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình Điều này làm nên tính đa dạng phong phú của ngôn ngữ nghệ thuật Kiêu lựa chọn
ngôn ngữ, cách thức vận dụng ngôn ngữ trong hoạt động sáng tạo ngôn ngữ của chủ thé nghệ sĩ tạo nên nét riêng biệt trong su thể hiện, một phẩm chất tình cảm, một
cách nghĩ luôn thuộc về một con người Phong cách nghệ thuật là gì nếu không phải là những điều đó?
Trang 39Ngôn ngữ thơ trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh là ngôn ngữ của những cảm
giác trực tiếp Nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh có thể “ghe”, “nhìn”, có
thể cảm nhận qua xúc giác, vị giác, v.v không thể ké hết những từ ngữ cho thấy trực giác nhạy bén của Xuân Quỳnh trước các sự kiện của đời sống tình cảm
Không phải là tiếng gà sớm làm khuấy động không gian như ở bài thơ “Ò ó
0” của Trần Đăng Khoa:
0 6.0 0 6.00
Tiéng ga Tiéng ga Giuc qua na
Mo mat
Tron xoe Giuc hang tre
Đâm mang Nhon hodt
Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có một cái gì đó lắng đọng khiến người ta bồi hồi, xao xuyến:
Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi v tuổi thơ:
(Tiếng gà trưa)
Có một sự chuyên đổi cảm giác khó diễn đạt thành lời Không phải cảm thấy
mà là “nghe” thấy.Tưởng như tiếng gà ngưng lại giữa không gian, lòng người xốn
xang Tiếng gà làm tan đi bao mệt nhọc Một khoảnh khắc hiếm hoi đó, những ki niệm êm đềm của tuôi thơ lại ùa về trong tâm trí của tác giả Chỉ với một từ “nghe”
thôi nhưng nó cũng đủ đề nói lên bao điều Nó cho người đọc thấy được sự tỉnh tế
trong cảm nhận, sự khéo léo trong diễn đạt cảm xúc và sự tài tình trong cách sử
dụng từ ngữ của tác giả
Lớp: K32SP Mầm non - GDTH 39 Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 40Fa Thi Bien “Xhoá luận tốt aghiétp Pai hoe
Đọc thơ Xuân Quỳnh lại khiến tôi nhớ đến những câu thơ của Trần Đăng Khoa Những câu thơ cũng được sử dụng ấn dụ chuyên đối cảm giác và cho ta thấy
sự cảm nhận tỉnh tế trong tâm hồn thi si:
Ngoài thêm rơi chiếc lá da Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Côn Sơn)
Màu sắc là nhân tố tạo hình khách thể rất quan trong trong câu thơ Thế giới
thơ Xuân Quỳnh dỗi dào về màu sắc và sắc màu, có sức mời gọi thiết tha đối với
hồn thơ Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh thường sử dụng ngôn ngữ để miêu tả độ đậm nhạt, độ tươi sáng, độ sáng tối, độ sâu của những màu sắc Đó không phải là những sắc màu trung tính mà là những sắc màu có sức gợi mãnh liệt Những sắc màu phản
chiếu cảm nhận của nhà thơ thật đậm nét, nó cho thấy đó là hiện thực có sức ám ảnh
lớn đối với nhà thơ Qua bao năm tháng rồi mà cái màu cỏ của bờ đê tuổi thơ không
hề phai nhạt trong kí ức của Xuân Quỳnh:
Có bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
(Con chả biết được đâu)
Hình ảnh “Bờ đê cỏ ưót”, “Có bờ đê rất lạ - Xanh như là chiêm bao” hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh với sự gắn bó máu thịt, rất thân thiết, rất gần gũi, không
thể mất, không thể nguôi quên Màu sắc trong ngôn ngữ thơ trữ tình của Xuân
Quỳnh được sử dụng nhằm thiết lập những so sánh, ân dụ Những hình ảnh này tạo
nên trong thơ Xuân Quỳnh tiếng nói của tình cảm thiêng liêng có sức vang vọng
qua năm tháng đời người
Trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới xung quanh đã được chị cảm nhận bằng cả trai tim yêu thương, bằng đôi mắt xanh đầy niềm tin yêu tha thiết đối với cuộc đời
Bởi vậy mà chỉ có chị mới nói được “Xanh như là chiêm bao ” Đó là một màu xanh đặc biệt lắm “Xønh như là chiêm bao” là cảm nhận rất riêng của Xuân Quỳnh, hình ảnh cỏ bờ đê xanh đã được chắt lọc qua thế giới cảm xúc của chị Từ chỉ màu
sắc "Xanh" làm chủ ngữ trong câu không chỉ miêu tả màu xanh của cây cỏ mà là