1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình ảnh bốn mùa trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi

63 3,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 677,26 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ HUẾ HÌNH ẢNH BỐN MÙA TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC VŨ THỊ HUẾ HÌNH ẢNH BỐN MÙA TRONG QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng Quản lý Khoa học trường Đại học Tây Bắc, các thầy, các cô bộ môn Văn học Việt Nam - khoa Ngữ Văn. Thư viện trường Đại học Tây Bắc. Đặc biệt, em xin cảm ơn sự giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của Cô giáo - Tiến sĩ Ngô Thị Phượng đã giúp đỡ để em hoàn thành được khóa luận này. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn sinh viên trong lớp K51 Đại học Văn - GDCD đã giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 20 tháng 04 năm 2014 Vũ Thị Huế MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc khoá luận 7 B. NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1: NGUYỄN TRÃI VÀ QUỐC ÂM THI TẬP 8 1.1. Vài nét về thời đại và con người Nguyễn Trãi 8 1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao 8 1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi 9 1.2. Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 11 1.3. Thống kê phân loại 13 1.3.1. Tổng số bài thơ viết về bốn mùa của Nguyễn Trãi 13 1.3.2. Những nhận xét rút ra từ số liệu thống kê 15 Tiểu kết chương 1 16 CHƢƠNG 2: BỐN MÙA - NHỮNG GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT 17 2.1. Nhắc nhở quy luật tuần hoàn 17 2.2. Tình yêu thiên nhiên 23 2.3. Tâm sự cá nhân và thời đại 30 Tiểu kết chương 2 36 CHƢƠNG 3: MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN TRONG HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT 37 3.1. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị 38 3.2. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường 42 3.3. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ 46 C. PHẦN KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng như lịch sử phát triển của dân tộc đó, để tồn tại cho đến ngày nay nó đều phải dựa trên cơ sở của cái cũ và phát triển thêm cái mới. Nền văn học của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Ra đời sau văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam có điều kiện tiếp thu những ánh sáng và tinh hoa từ nền văn học truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng và để lại. Do đó, văn học trung đại Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, sớm trở thành một bộ phận lớn của nền văn học nước nhà. Có thể nói, văn học trung đại Việt Nam đã trở thành mảnh đất tốt tươi, sản sinh, nuôi dưỡng biết bao nhà thơ, nhà văn ưu tú và mỗi người có một phong cách sáng tác riêng. Nếu đọc thơ Nguyễn Du ta bâng khuâng trước những giọt lệ cao cả, chảy mãi ngàn đời giống như Chế Lan Viên đã đúc kết: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” thì đến với Nguyễn Trãi ta bắt gặp một nhà quân sự làm thơ hết sức tài tình: “Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu. Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng” (Tố Hữu). Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà Nho học, thuở nhỏ ông đã phải chịu nhiều mất mát đau thương nhưng ông lại học rất giỏi, từng đỗ thái học sinh và ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Đồng thời, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà sử học, địa lí học và một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi đã hội tụ tất cả “khí phách” “tinh hoa” nghĩa là những gì tốt đẹp nhất của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên vào thời buổi lịch sử có nhiều biến động, cuộc đời Nguyễn Trãi cũng nhiều biến động và thăng trầm. Tuy nhiên, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng là một tấm gương sáng, hết sức mẫu mực cho con cháu ngày sau noi theo và học tập. Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trãi đã để lại một tác phẩm đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Trong đó, Quốc âm thi tập chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, là tập thơ Nôm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Với nội dung chủ yếu về thiên nhiên. Một đề tài quen thuộc trong văn học trung đại và đọc thơ ông ta dễ dàng nhận thấy 2 bức tranh thiên nhiên với đủ sắc màu, đủ cả về thời gian bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông thông qua các hình ảnh: tùng - cúc - trúc - mai. Đặc biệt bức tranh không chỉ nói về nét đẹp của các mùa mà còn là người bạn đáng tin cậy để trút bày tâm sự. Quá trình tìm hiểu nội dung đề tài: Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi sẽ góp phần giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện hơn về tài năng, phẩm giá và những đóng góp của Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam. Mặt khác, văn chương của Nguyễn Trãi từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học ở bậc Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông. Thực hiện khóa luận này sẽ góp phần phục vụ thiết thực và hiệu quả cho việc giảng dạy thơ Nguyễn Trãi nói chung, thơ Nôm của ông nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Trãi được xem như là nhà thơ lớn đầu tiên viết bằng chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ dân tộc. Từ lúc ông mất tới nay gần VI thế kỉ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được giới thiệu. Tuy nhiên, từ đó đến nay việc tìm hiểu nghiên cứu về thơ Nguyễn Trãi ngày càng được mở rộng ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, trong đó mảng thơ viết về thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn cả. Qua đây, thấy được bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi biểu hiện thật tinh tế và đặc sắc. Dù ở thời điểm nào, không gian nào, hình ảnh trong thơ ông đều gần gũi, quen thuộc tạo nên bức tranh tứ mùa. 2.1. Tình hình nghiên cứu về thiên nhiên trong văn học trung đại Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây, hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. Con người và thiên nhiên luôn có quan hệ biện chứng, qua lại tác động đến nhau với các tao nhân mặc khách, thiên nhiên là người bạn tri ân. Không ít người đã lánh đời phàm tục, hòa mình vào thiên nhiên. Sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên đã đi vào trong thơ văn với 3 những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam. Đối với mảng đề tài về thiên nhiên trong văn học trung đại không còn là vấn đề mới mẻ nữa nhưng nó luôn là mảnh đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là một dòng nước chưa bao giờ cạn đối với các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá của mình nhưng bằng cách này hay cách khác họ đều thống nhất với nhau ở một điểm chung. Vẻ đẹp thiên nhiên không bao giờ là đề tài cũ cả và có giá trị to lớn trong nền văn học nước nhà. Một số bài viết của các tác giả sau đây sẽ giúp chúng ta thấy những điều đó: Trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương của Lê Trí Viễn, nhà nghiên cứu Lê Hoài Nam đã nhận xét tình yêu thiên nhiên của bà chúa thơ Nôm: "Xuân Hương yêu thiên nhiên và sau Xuân Hương thiên nhiên trong cái độ phát triển sung sức của nó nhưng không cứ gì thiên nhiên, tất cả những cái gì dồi dào sức sống, biểu hiện được cuộc sống là Xuân Hương đều trìu mến". [18, tr.162]. Có thể nói tình yêu thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú và đa dạng. Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong bài viết: Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc cũng đã nhận định: "Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, cảnh vật được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12 tháng, bằng năm canh Và đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vòng quay tháng năm, tháng năm trở thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ". [1, tr70] Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, nhà nghiên cứu đã nhận định: "Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam". [1, tr25] Trong sáng tác của Nguyễn Trãi bức tranh thiên nhiên hiện lên một cách sinh động và đầy hấp dẫn. Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến những 4 hình ảnh thiên nhiên được sử dụng trong tác phẩm văn học thời kì trung đại. Nguyễn Thiên Thụ viết: "Thi nhân thường yêu cái đẹp mà cái đẹp phong phú, gần gũi nhất ta đó là thiên nhiên. Thi nhân thường để tâm hồn đi theo dòng nước chảy và lòng thi nhân vui tươi, rộn rã khi thấy mặt trời lên, khi nghe chim ca và nhìn thấy hoa nở thắm". [13, tr.668] Trong cuốn: Văn học Việt Nam (nửa cuối thể kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX) của Nguyễn Lộc, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự thành công của mảng sáng tác về thiên nhiên: "Đề tài về thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này và viết khá thành công, nó được nhận thức như là môi trường sống của con người, là bạn của con người, đem đến cho con người niềm vui và mĩ cảm" [4, tr.49] Ông cũng nói nhiều về ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong văn học: “Theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ và cái trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên, các nhà nho theo quan niệm xuất xứ của Nho giáo, gặp thời thịnh thì ra làm việc phò vua giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.” [4, tr.38] Nhìn chung ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá rất mới mẻ, sâu sắc. Đây chính là nguồn tư liệu phong phú; có tính chất gợi mở, định hướng về thiên nhiên trong văn học trung đại để chúng ta có thể tìm hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nhất về hình ảnh bốn mùa trong văn học trung đại. 2.2. Tình hình nghiên cứu về đề tài bốn mùa Vị trí địa lí quy định nước ta mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Từ thời trung đại người dân đã dựa vào đặc tính của khí hậu chia thời gian trong năm ra thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những đặc trưng riêng. Mùa xuân được xác định từ khoảng tháng 2 đến tháng 4; mùa hạ từ khoảng tháng 5 đến tháng 7; mùa thu từ khoảng tháng 8 đến tháng 10; còn mùa đông khoảng từ tháng 11 đến tháng 1. Bốn mùa trong Quốc âm thi tập hiện lên rõ nét và đầy sinh động khác với bộ phận thơ chữ Hán. Quốc âm thi tập là thơ Nôm, thơ tiếng Việt những lời thơ uyển chuyển, dung dị, gần gũi đời thường và gắn với nếp cảm, nếp nghĩ dân tộc. Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ cao. Thời gian trong thơ bị phong bế chặt chẽ bởi đối tượng miêu tả. Trong tập 5 "Hồng Đức quốc âm thi tập" xét về phương diện hình thức thì cảnh ở đây cũng biểu hiện thời gian theo mùa: xuân, hạ, thu, đông bằng "mười hai tháng" bằng "năm canh" Cứ như vậy, đọc hết bài này, bài khác người đọc sẽ bắt gặp các hình ảnh đặc trưng các mùa của thiên nhiên. Tính ước lệ bởi các đối tượng sẵn có, là đối tượng chính để tác giả thơ sáng tạo nghệ thuật. Công thức ước lệ này được biểu hiện qua việc sử dụng các đối tượng miêu tả khi các tác giả trung đại muốn diễn đạt về thời gian trong năm hay theo mùa Mùa xuân phải có lan, mai, chim oanh, ong bướm và có cả tấm lòng người quân tử Mùa hè phải có hoa sen, lựu, chim cuốc, tiếng ve kêu Mùa thu phải có hoa cúc vàng, lá ngô đồng, tiếng thu xào xạc Và mùa đông nhất thiết phải có tùng, trúc, gió heo may, tiếng chim nhạn kêu, Và trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi nói riêng hình ảnh bốn mùa được xuất hiện lần lượt, khoác trên mình những nét đặc trưng riêng, và nét đặc trưng đó được chứng minh bằng các ý kiến, nhận xét sau đây: Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn ở phần thiên nhiên và thời gian, tác giả Nguyễn Thiên Thụ đã đề cập trực tiếp đến bốn mùa trong văn học trung đại: "Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian: cỏ, cây, hoa, lá, núi rừng, sông, hồ, bầu trời, đã thay đổi theo từng mùa, từng tháng. Những thay đổi đó làm lòng người đổi thay và lòng thi nhân thêm cảm xúc". [13, tr.675]. Nguyễn Hữu Sơn với bài nghiên cứu Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cho rằng: "Trong thơ Nguyễn Trãi mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp toàn mĩ, hoàn chỉnh, phổ biến". [13, tr.535]. Cùng trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm với bài nghiên cứu cảnh tình mùa hè Lê Trí Viễn đã khẳng định rõ: “Ông vẫn vui với hè cũng là một thứ lạ. Xưa, thơ thích xuân, mến thu chứ mấy ai đoái hoài tới hè”. [13, tr.541]. Và thơ thu trong thơ Nguyễn Trãi được nêu rõ trong bài viết thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên Thụ: “Mùa thu làm cho cảnh sông thêm tình tứ vì nước thêm trong, trăng sáng, trời xanh cao”. [13, tr.676] 6 Đặc biệt, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn, Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: "Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gợi mỗi thi nhân thưởng thức". [13, tr.668] Trần Thanh Mai khi nghiên cứu về Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi đã khẳng định: "Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và cũng là thành công nhất trong di sản của thơ Nguyễn Trãi". [5, tr.171] Trong chuyên luận thơ Nôm Đường Luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận xét về thời gian trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: "Những bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi phong phú và nhiều tới mức phòng tranh thiên nhiên không đủ chỗ trưng bày và nhà thơ phải treo sang cả những phòng dành cho mảng đề tài khác" [14, tr.57] Trên đây là những công trình nghiên cứu và những ý kiến tiêu biểu nhất của một số nhà nghiên cứu về đề tài thiên nhiên nói chung và hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập nói riêng. Nhưng xem xét một cách toàn diện chưa có một công trình nghiên cứu một cách riêng biệt chuyên sâu về đề tài: “Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã nêu sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý báu để chúng ta tìm hiểu đề tài một cách hợp lí và thấu đáo. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Triển khai đề tài: “Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” tôi xác định hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập là đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tập thơ Quốc âm thi tập Tập thơ Quốc âm thi tập do nhà xuất bản Giáo dục - 1994, gồm 174 trang. 4.2. Nhiệm vụ Tiến hành khảo sát nhằm tìm ra cách thể hiện hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập và ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh bốn mùa trong việc biểu hiện giá trị nghệ thuật. [...]... nhà thơ của thi n nhiên 29 Nguyễn Trãi, con người của thi n nhiên, yêu thi n nhiên, cảm nhận thi n nhiên ở mọi góc độ, mọi khía cạnh khác nhau Trong Quốc âm thi tập hình ảnh bốn mùa lần lượt nối tiếp nhau xuất hiện, thứ nhất nó nhắc nhở quy luật tuần hoàn, thứ hai các hình ảnh đó thể hiện cho tình yêu thi n nhiên của Nguyễn Trãi Và trong các hình ảnh tươi vui và đặc trưng của từng mùa ấy Nguyễn Trãi còn... chuyển của cảnh vật nhanh nhạy đến như vậy Như vậy, thông qua hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, nhà thơ không chỉ khẳng định quy luật vận động của tự nhiên mà còn nói về quy luật của đời người Bốn mùa có thể tuần hoàn với thời gian nhưng không có nghĩa là cảnh vật không có sự biến đổi, đời người cũng vậy sinh ra và mất đi là quy luật tất yếu Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập. .. lượng bài thơ viết về bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi xuất hiện với tần số cao 16,9% Hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập rất phong phú và đa dạng Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, ở mùa nào Nguyễn Trãi cũng đều có thơ, đặc biệt là những bài thơ viết về mùa xuân chiếm 10,6% và mùa thu 3,16% đó là một số lượng lớn Tuy nhiên, thơ viết về mùa hạ chiếm 1,6% và mùa đông 1,18% một con... số các nhà thơ trung đại, Nguyễn Trãi là người thể hiện rõ nhất quy luật của thời gian trong năm thông qua các hình ảnh tượng trưng của từng mùa Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, 13 thu, đông Ở mùa nào cũng vậy, Nguyễn Trãi đều có thơ Điều này có thể thấy qua bảng thống kê sau: Bài thơ viết về hình ảnh bốn mùa STT Mùa Tổng số Tên bài thơ bài Số câu thơ xuất hiện hình ảnh bốn mùa trong bài 1 Ngôn chí – Bài... (Thu trung bệnh) Thi sự bí ẩn của mùa thu đất trời cũng được ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Trãi khai thác ở nhiều bài thơ Ông tìm đến cảnh trí mùa thu như một nơi gửi gắm tâm tình, trút bầu tâm sự Đưa hình ảnh mùa thu vào trong thơ, Nguyễn Trãi không chỉ miêu tả cảnh sắc thi n nhiên trong mùa thu mà qua đó nhà thơ còn thể hiện tâm tư tình cảm của con người và niềm tiếc nuối của bản thân: Hầu nên khôn... rã của sự sống Đến mùa thu, Nguyễn Trãi có một mảng thơ dành riêng cho mùa thu, đó là bức tranh thu đẹp thanh sơ và giản dị với hình ảnh hoa cúc, điển hình cho mùa thu ở nông thôn Việt Nam Còn về đông, dường như mọi cảnh vật đều trở nên tiêu điều, xơ xác, qua đó gửi gắm một nỗi buồn sâu sắc Tiểu kết chƣơng 1 Có thể nói, bức tranh thi n nhiên bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi rất đa dạng và... nước nhà Những tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lại đến ngày nay là tài sản vô giá của văn học dân tộc, là niềm tự hào chính đáng của các thế hệ người Việt Nam xưa nay 1.2 Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Thi nhân thường yêu cái đẹp, mà cái đẹp phong phú, gần gũi ta nhất đó là thi n nhiên Thi nhân thường để tâm hồn đi theo đám mây bay, theo dòng nước chảy, và lòng thi nhân vui tươi rộn rã... tuổi của ông Nguyễn Trãi khi viết về hình ảnh bốn mùa không đơn thuần chỉ miêu tả vẻ đẹp của thi n nhiên mà qua đó nó còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ 15 Mỗi mùa thể hiện một tâm trạng khác nhau Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ với sắc xuân đầm ấm, tươi vui Mùa hạ với cái nắng vàng gay gắt cùng với tiếng ve, tiếng cuốc kêu… mang đến âm thanh rộn rã của sự... thắm Nguyễn Trãi là một thi nhân cho nên Nguyễn Trãi đã yêu thi n nhiên, ca tụng thi n nhiên Thời lệnh môn, hoa mộc môn, cầm thủ môn là những bài thơ ca tụng thi n nhiên đậm đà nhất, thi t tha nhất của Nguyễn Trãi Thi n nhiên ở đây bao gồm: cỏ cây, hoa lá, núi rừng, sông hồ, chim muông Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thi n nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi. .. hết Nguyễn Trãi rất khéo léo trong việc sử dụng các hình ảnh thi n nhiên bốn mùa để nhắc nhở quy luật tuần hoàn Nếu như con người và cảnh vật dường như đều muốn thu mình vào cái vỏ bọc của chăn ấm, mọi hoạt động ngừng trệ hơn, không có vẻ tươi tắn của mùa xuân, vẻ náo nhiệt của mùa hè và vẻ man mác dễ chịu của mùa thu thì các mùa khác trong năm đều mang đầy sức sống và hấp dẫn, muốn khoe mình trong . bài thơ viết về hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi chúng tôi rút ra những nhận xét sau: Số lượng bài thơ viết về bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi xuất hiện. đáo. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Triển khai đề tài: Bốn mùa trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tôi xác định hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi tập là đối tượng nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên. tập thơ Quốc âm thi tập Tập thơ Quốc âm thi tập do nhà xuất bản Giáo dục - 1994, gồm 174 trang. 4.2. Nhiệm vụ Tiến hành khảo sát nhằm tìm ra cách thể hiện hình ảnh bốn mùa trong Quốc âm thi

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w