B. NỘI DUNG
3.1. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị
Văn học là những tác phẩm nghệ thuật được xây dựng dựa trên chất liệu ngôn từ trong đó thơ ca chính là những công trình nghệ thuật được tạo nên nhờ sáng tạo ngôn từ một cách xuất sắc nhất. Đặc trưng của thơ đòi hỏi sự sáng tạo này phải đạt đến trình độ điêu luyện có như vậy người nghệ sĩ mới có thể truyền tải được một nội dung lớn, đằng sau những câu thơ ngắn gọn, súc tích đặc biệt trong thơ trung đại chủ yếu là ý tại ngôn ngoại thì việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ là hết sức quan trọng, do đó để nắm được một cách sâu sắc những thi phẩm viết về thiên nhiên bốn mùa của các thi nhân xưa, việc tìm hiểu về nghệ thuật ngôn ngữ trong tác phẩm là hết sức cần thiết.
Nếu nhà điêu khắc tư duy bằng khối lượng, mảng, đường nét; nhạc sĩ tư duy bằng giai điệu, âm nhạc của các nhạc cụ; tư duy của nhà viết kịch không thể thoát ly không gian (giới hạn của sân khấu) và thời gian diễn xuất thì nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng nghệ thuật của ngôn từ. Với
một tác phẩm đồ sộ như Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã ghi dấu ấn trong văn
học Việt Nam bởi một nghệ thuật ngôn từ trong sáng, giản dị.
Thực tế khảo sát cho thấy, ở Quốc âm thi tập chứa đựng một số lượng từ
vựng rất phong phú và đa dạng. Bao gồm một vạn, một ngàn lượt từ (11.067) với 2235 từ khác nhau. Trong đó hệ thống từ thuần Việt chiếm ưu thế hơn so với từ hán Việt, từ đơn âm và hư từ cũng được sử dụng rộng rãi. Với số lượng từ
phong phú, có giá trị nghệ thuật, tác giả Quốc âm thi tập không chỉ thành công
trong việc diễn tả những trạng huống tình cảm của bản thân mà còn góp phần thúc đẩy ngôn ngữ văn học phát triển.
Trong Quốc âm thi tập ngôn ngữ được lựa chọn một cách rất chính xác và
cân xứng. Vì vậy, mà hình ảnh trong thơ trở nên trong sáng, bóng bẩy, nàng thu trở nên bí ẩn, sâu sắc hơn.
Nếu Ức Trai thi tập Nguyễn Trãi sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán thì đến
tập thơ Quốc âm thi tập ông khẳng định ý thức dân tộc sâu sắc bằng cách sử
dụng chữ Nôm để làm chất liệu sáng tác, chủ yếu tạo nên nhưng vần thơ gần gũi với hiện thực đất nước và con người Việt Nam, đồng thời mở đường cho sự phát triển của thơ Nôm Đường luật. Ngôn ngữ trong thơ đã rũ bỏ được sự gò bó, công thức để tìm đường đến với hiện thực vốn rất bình dị, quen thuộc với cuộc sống của con người.
Với ý thức dân tộc sâu sắc: người nước ta không được bắt chước ngôn
ngữ và y phục của các nước Ngô, Xiêm. Nguyễn Trãi đã vận dụng một lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân, tạo nên bức tranh ngôn ngữ đậm đà tính dân tộc. Cụ thể là lớp từ vựng khẩu ngữ. Mặc dù sử dụng khẩu ngữ thế nhưng đọc
Quốc âm thi tập ta không hề thấy khô khan. Mặc dù sử dụng khẩu ngữ trong
Quốc âm thi tập chủ yếu là những từ để hỏi:
Được thua phú quý dầu thiên mệnh Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn.
(Mạn thuật - Bài 5)
Bên cạnh việc sử dụng các khẩu ngữ trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi
còn sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào trong thơ và đặc biệt trong miêu tả thiên nhiên bốn mùa, không chỉ vẽ lên bức tranh sinh động mà còn vẽ lên
được bức tranh tâm trạng. Trong tổng số 1908 câu thơ của Quốc âm thi tập có
37 câu thơ được sử dụng dưới hình thức lấy ý từ kho tàng vô giá đó. Các yếu tố thành ngữ, tục ngữ và ca dao ấy thể hiện nguyên dạng khi ông cải biến và sử dụng một cách biến hoá dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, khả năng biểu
hiện của thành ngữ và tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập dường như vốn
phong phú lại càng trở nên giàu có hơn, đa dạng hơn, góp phần bộc lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Trước hết, chúng ta bàn về việc sử dụng nguyên vẹn cả từ lẫn ý, so với tục ngữ và ca dao thì thành ngữ được sử dụng nguyên vẹn nhiều hơn cả. Trong bài
Mạn thuật, số 7 ông viết:
Chim kêu cá lội yên đòi phận
Câu quạnh cây nhà dưỡng mộ thân.
Trong câu thành ngữ “chim kêu cá lội” nói về hiện tượng tự nhiên. Nguyễn
Trãi đã trích nguyên vẹn để đưa vào nửa vế câu đầu trong phần thực. Qua đó, ông muốn gửi gắm những suy nghĩ, mong muốn thoát khỏi áng phong trần của cuộc đời bình dị như quy luật của tạo hoá: con cá thì lội, con chim thì kêu.
Thiên nhiên trong thơ ông rất thi vị và trữ tình đặc biệt trong hình ảnh bốn mùa. Câu thơ phảng phất hương vị Đường thi. Non nước Việt Nam thơ mộng là thế, dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi càng thơ mộng và đẹp đẽ hơn. Và dù phảng phất phong vị Đường thi nhưng nó không lấn át đi bản sắc dân tộc đậm đà. Làm nên được sự kì diệu ấy, chính là nhờ vào việc sử dụng thành ngữ tài tình, đúng lúc, đúng chỗ của Nguyễn Trãi.
Trong thời đại ông sống lúc bấy giờ, cuộc sống của những người dân vô cùng cực khổ, ông cảm thấy đau đớn nhận ra bản chất của con người, giữa giàu và nghèo, giữa người dân và quan lại triều đình. Ngôn ngữ của ông không chỉ vẽ lên bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuyệt mĩ mà ông còn sử dụng những hình ảnh đặc trưng của từng mùa để nói lên thái độ của mình. Như ông nói người đời lắm kẻ ưa công danh, phú quý, ưa nịnh nọt, mong có địa vị cao trong xã hội nhưng Nguyễn Trãi lại khác muốn có cuộc sống đời thường và bình dị. Lấy từ những câu thành
ngữ “công danh phú quý”, Nguyễn Trãi đã tách ra làm hai vế câu thơ thất ngôn:
Phú quý treo sương ngọn cỏ Công danh gửi kiến cành hoè.
(Tự thán - Bài 3)
“Phú quý” là để chỉ cảnh giàu sang của một con người, còn công danh nói tới danh tước, chức vụ của một con người. Đây là điều có thể nói trong cuộc sống ai cũng muốn. Nhưng để có công danh, phú quý một cách chân chính không phải là dễ. Theo Nguyễn Trãi, cảnh giàu sang như giọt sương treo trên
ngọn cỏ, phút chốc là tan biến. Còn công danh nó giống như một giấc mộng mà trong giấc mộng ấy, Nguyễn Trãi xuất hiện là một vị quan tài ba nhưng lại bị
nghĩ là gian thần. Hai từ “công danh” và “phú quý” đi kèm với hai động từ
“treo”, “gửi” lại đặt bên cạnh “ngọn cỏ”, “cành hoè” đã bộc lộ thái độ rõ ràng,
dứt khoát và quan niệm của Nguyễn Trãi đối với “danh” và “của” trong cuộc
đời - thái độ coi khinh không bén mảng tới tâm hồn thanh hùm Nguyễn Trãi.
Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập
mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về thời cuộc. Nguyễn Trãi còn cho ta thấy được việc lựa chọn từ ngữ đó còn có khả năng tạo hình, tạo nhạc làm cho câu thơ trở nên sinh động:
Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh Hương lụi cờ tàn tiệc khách thôi.
(Ngôn chí - Bài 1)
Nguyễn Trãi - một cây bút tài ba, cùng với sự sáng tạo, nhạy cảm với những cảnh vật xung quanh cùng với cách sử dụng ngôn ngữ giản di, phong phú đã đưa ông đến thành công của nghệ thuật. Ngôn ngữ ngày thường được sử dụng rất nhiều trong thơ ông:
Rỗi, hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn tán rợp giương.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 43)
Với các hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đời thường của con người như: “hoè lục”, “thạch lựu” đã vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè sinh động, có hình ảnh lẫn mùi hương. Điều đó càng thể hiện rõ trong việc sự thành công trong việc sử dụng ngôn từ vốn có của mình và cách dùng từ như vậy đã tạo nên một nhịp thơ mạnh mẽ, tạo nên thế giới của sự sống.
Bốn mùa đầy hấp dẫn, các nhà thơ trung đại đã sáng tạo nên nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, trong đó nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng có cách sử dụng từ ngữ trong thơ hết sức độc đáo:
Một khóm thuỷ tiên dăm bảy cánh Xanh xanh như sắp thập thò ra.
Ở đây, nhà thơ không sử dụng cụm từ “sắp nở ra”, hay “đang hé nở” mà
lại một động từ “sắp thập thò ra”. Nhà thơ cũng rất tinh tế, theo dõi, quan sát rất
tỉ mỉ sự chuyển động của thời gian mới phát hiện được sự cựa quậy, trỗi dậy của bông hoa đang tách mình ra khỏi vỏ bọc của nụ. Điều này khẳng định tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc sống. Nguyễn Khuyến đã kết hợp hài hoà khả năng quan sát hiện thực với biện pháp miêu tả trực tiếp cụ thể mang đến cho thơ giá trị đích thực của cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ là rất điển hình, ngôn ngữ giản dị, đời thường phù hợp với người dân Việt Nam lúc bấy giờ và cho tới ngày nay cách sử dụng theo lối ngôn ngữ đó được các nhà thơ hiện đại rất ưa chuộng. Tuy nhiên ở mỗi tác giả, mỗi thời kì văn học khác nhau, sắc thái biểu hiện và cách sử dụng ngôn ngữ cũng có phần thay đổi cách tân đi để phù hợp với thời đại.
Đúng như M. Gorki nói: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”, ngôn
ngữ là chất liệu làm lên thơ ca. Một tác phẩm thành công trước hết cần đến sự thành công về mặt ngôn ngữ, điều này đòi hỏi sự sáng tạo rất lớn của các thi nhân trong quá trình sáng tác, không nhất thiết phải tuân theo một nguyên tắc có sẵn nào, không cần phải đánh bóng, mà thơ ca đòi hỏi ngôn ngữ phải có sự sáng tạo độc đáo, biết lấy những vật liệu thông thường nhưng đặt đúng chỗ, thơ là cảm xúc nên cái làm nên sức sống của thơ phải xuất phát từ cảm xúc chứ không phải là kĩ thuật. Nhà thơ là người dùng tâm hồn để truyền sức sống cho ngôn ngữ.
Như vậy, thông qua nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Trãi đã góp vào kho tàng văn học dân tộc bức tranh tứ thời đầy màu sắc mới lạ và hấp dẫn. Chiêm ngưỡng những bức tranh này ta sẽ thấy sự điêu luyện nghệ sỹ Nguyễn Trãi trong việc dùng từ.
3.2. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thƣờng
Trong thơ ca, ngoài cái đẹp của tự thân đề tài, ngôn ngữ còn có cái đẹp của những hình ảnh mà tác giả tạo nên trong trí tưởng tượng của người đọc. Thông qua ngôn ngữ, những hình ảnh tưởng tượng được xác nhận rất hiện thực, rất cụ thể vào trong thơ. Tất nhiên không thể thiếu hình ảnh của phong, hoa,
tuyết, nguyệt; của tùng, trúc, cúc, mai là những biểu tượng muôn đời của thơ ca
cổ điển. Nhưng đến với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thì không chỉ có thế.
Hình ảnh thiên nhiên đất nước con người hiện lên trong những bài thơ được miêu tả với cái nhìn thực hơn, đời hơn.
Với niềm tự hào “Quê cũ nhà ta thiếu của nào” (Mạn thuật - Bài 13),
Nguyễn Trãi đã miêu tả phong vị quê hương bằng những hình ảnh đậm đà tính dân tộc. Đó là hình ảnh rau muống, dọc mùng:
Ao quan thả gửi hai bè muống, Đất bụt ương nhờ một luống mùng.
(Thuật hứng - Bài 23)
Hình ảnh rau muống trong hai câu thơ trên của Nguyễn Trãi gợi nhắc tới hai câu ca dao quen thuộc:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Chỉ là những thứ rau cỏ hằng ngày thôi, ấy vậy mà bước vào thơ ca, nó trở nên thi vị, ý nghĩa biết nhường nào. Phải là một con người thực sự yêu cuộc sống, gắn bó với cuộc sống, với những người lao động cần lao, Nguyễn Trãi mới nhận ra giá trị của vật nhỏ bé, bình dị đến như vậy.
Tiếp thu hệ thống hình ảnh ca dao, đồng thời trên cơ sở của ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động của bản thân và của mọi người, nhằm tôn vinh những sản vật hàng ngày đó, Nguyễn Trãi cũng đã hơn một lần nhắc tới từ
“rau”: “Rau trong nội, cá trong ao”. Chúng ta thấy xuất hiện trong Quốc âm thi tập, bên cạnh rau muống, dọc mùng, còn có mồng tơi, kê khoai, núc nác… là những sản vật dân dã hằng ngày, gần gũi với đời sống của người dân Việt, đặc biệt là ở vùng nông thôn Việt Nam.
Ngày tháng kê, khoai những sản hằng Tường đào ngõ mận ngại thung thăng.
(Mạn thuật - Bài 1) Cây rậm chồi cành chim kết tổ
Ao quang mấu ấu cá nên bầy.
Và với mỗi mùa, Nguyễn Trãi lại đưa vào bức tranh thiên nhiên của mình một hình ảnh riêng tượng trưng cho mùa đó.
- Mùa hè đó là:
Rỗi, hóng mát thuở ngày thường ……… Hồng liên, trì đã tịn mùi hương.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 43)
- Mùa thu:
Nào hoa chẳng bén, khí đầm hâm ………... Cho hay thu muộn tiết càng thơm.
(Cúc)
- Mùa xuân:
Một đoá đào hoa khéo tốt tươi
Cành xuân mơn mởn thấy xuân cười. (Đào hoa - Bài 1)
- Mùa đông:
Tà dương bóng ngả áp giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu.
(Ngôn chí - Bài 13)
Khắc hoạ cuộc sống đạm bạc, bình dị, cực khổ của mình, Nguyễn Trãi đã
sử dụng rất nhiều hình ảnh “bát dưa muối”, “bát cơm xá”.
Cơm ăn chẳng quản dưa muối Áo mặc nài chi gầm thêu
(Thuật hứng - Bài 22) Cơm ăn miễn có dầu xoa bạc
Áo mặc âu chi quản cũ đen.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 13)
Nhắc đến cuộc sống thiếu thốn của mình, không phải là nhằm than vãn, Nguyễn Trãi muốn nói lên dù gian khổ khó khăn mấycũng phải giữu được đạo
làm người. Và dù như thế nào nữa, cơm canh có không ngon, cũng phải nhớ đến công ơn những người làm ra nó.
Bát cơm xoa nhờ ơn xã tắc
Gian lều cỏ, đội đức Đường, Ngu. (Ngôn chí - Bài 14)
Với Nguyễn Trãi, công việc cày cấy cũng được nhắc vào thơ với một niềm hăng say lao động. Gần gũi với nhân dân, hiểu được giá trị đích thực của những sản vật trên, Nguyễn Trãi nhắc tới:
Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt, Đất cày ngỏ ải, lảnh ương hoa
(Ngôn chí - Bài 3)
Đi vào khảo sát những hình ảnh trong Quốc âm thi tập, chúng tôi đặc
biệt chú ý tới hình ảnh “cây chuối”. Chuối là một cây rất quen thuộc, trồng
gần nhà, hình như bất cứ lúc nào từ nhà trông ra cũng thấy, nhưng ít ai để ý tới nó, người ta chỉ chú ý kĩ tới nó nhiều nhất có lẽ vào lúc có tâm trạng buồn đau. Ca dao xưa có nói:
Trông ra bụi chuối là tre
Em nghe ai dụ, đánh què chuyên anh.
Bây giờ “bụi chuối” theo “là tre” khẽ rung động chuyển mình theo chiều
gió với vẻ thoả thích, hoặc nếu là đêm tối, chúng luôn biến dạng tạo nên những hình thù thiếu minh chính của chúng.
Cũng bắt nguồn từ câu chuyện tình trong cao dao xưa, nhưng đến Nguyễn Trãi, hình ảnh cây chuối được xây dựng với nhiều sáng tạo mới. Cây
chuối trở thành “một bức tình thư” cuộn tròn, e ấp. Nhưng cũng không kém
phần rạo rực sôi nổi:
Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem…
(Ba tiêu)
Có người nói các loại cây khác vào mùa xuân đều tươi tốt thêm riêng cây chuối thì ngược lại, chuối lụi tàn vào mùa xuân và tươi tốt vào mùa hè. Tuy
nhiên Nguyễn Trãi lại viết: “Tự bén hơi xuân lại tốt thêm”. Ở Nguyễn Trãi, hình ảnh cây chuối được mùa xuân bồi đắp cho tình xuân, sức xuân. Do đó khi
bắt gặp hơi hướng tốt lành đó, chuối đã tốt “lại tốt thêm”. Từ hệ quả đó nảy sinh
ra “buồng lạ” - “lạ” là lạ lùng và thú vị, chứ không phải lạ hiểu theo cách thông thường. Cùng với sự thú vị ấy, chuối đã toả ra những hương thơm ngào ngạt suốt đêm. Điều đặc biệt ở đây là Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh cây chuối để