B. NỘI DUNG
3.3. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ
Trong quá trình sáng tác thơ của mình, Nguyễn Trãi đã vận dụng thi pháp thơ Đường một cách sáng tạo. Thi sĩ đã thử nghiệm ngòi bút của mình theo hai thứ tiếng Hán và tiếng Nôm. Ở thứ tiếng nào, Nguyễn Trãi cũng thu được thành công nhất định. Đặc biệt, thơ Nôm của Nguyễn Trãi có sự cách tân sáng tạo mới mẻ.
Qua khảo sát toàn bộ 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập chúng tôi thấy có tới 186 bài thơ được sáng tác theo hình thức thất ngôn xen lục ngôn (chiếm 73,2%). Trong đó thế tứ tuyệt có 25 bài (chiếm 13,44%) và thể thất ngôn bát cú 161 bài (chiếm 86,56%). Nhìn chung câu lục ngôn trong các bài thơ cũng không nhất định. Phần lớn các bài chỉ có một đến hai câu sáu tiếng nhưng cũng có một số ít bài chừng tới 7 câu 6 tiếng xen một câu 7 tiếng, vị trí câu sáu tiếng cũng có sự khác nhau. Có khi ở dòng đầu:
Giữ bao nhiêu bụi, bụi lầm Giơ tay áo, đến tùng lâm.
(Ngôn chí - Bài 4) Vầu làm chèo, trúc làm nhà
Được thú vui ngày tháng qua.
(Trần tình - Bài 3)
Việc sử dụng thể thơ sáu chữ xen bảy chữ với tần số cao cùng với số câu và vị trí câu sáu chữ không ổn định thể hiện sự thử nghệm, tìm tòi của Nguyễn Trãi trong việc sáng tác thơ Nôm của mình. Rõ ràng Nguyễn Trãi đã có ý thức vận dụng thể thơ này với mong muốn tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, giải toả những gò bó của thể thơ ngoại lai Trung Quốc.
Song song với việc phá cách thể thơ, Nguyễn Trãi có những cách tản độc đáo trong việc gieo vần. Như đã biết, vần được xem là một trong những đặc trưng nghệ thuật rất quan trọng. Vần giúp cho các phần trong câu, các câu trong bài gắn kết với nhau, làm cho tổ chức tác phẩm thêm vững chắc, dễ nhớ, dễ thuộc. Vần còn
là yếu tố tạo nên tính nhạc trong thơ. Đọc Quốc âm thi tập chúng tôi nhận thấy có
sự ảnh hưởng qua lại từ văn học dân gian về mặt vần trong những câu thơ sáu chữ và bảy chữ. Tục ngữ có cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau. Đây được gọi là cách bắt vần theo kiểu vần liền (vần lưng sát) thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi, có rất nhiều bài có cách bắt vần theo kiểu vần liền:
Của thết người là của còn
Khó khăn phải đạo, cháo càng ngon.
Làm quan đã dại, tài chưa đủ Về ở thanh nhàn, hạn đã hồng.
(Thuật hứng - Bài 16) Chí cũ ta liều, nhiều sự hoà
Người xưa sử chép thấy ai còn.
(Thuật hứng - Bài 4)
Đó là câu thơ bảy chữ. Những câu thơ sáu chữ cũng được phối hợp nhịp
nhàng theo kiểu vần liền. Trong bài Điệp trản, Nguyễn Trãi viết:
Thục Đế, để thành leo lét.
Ngoài cách bắt vần theo kiểu vần lưng sát, Quốc âm thi tập cũng có rât
nhiều bài bắt vần theo kiểu lưng cách. Câu thơ sáu chữ và bảy chữ đều có cách bắt vần như vậy. Đây là cách bắt vần chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau.
Thơ Nguyễn Trãi viết.
Đìa cỏ, được câu ngâm gió
(Mạn thuật - Bài 1) Chứa thủa khô khao có thủa đào
(Thuật hứng - Bài 21)
Điều đặc biệt khi so sánh vần trong câu thơ thất ngôn hay lục ngôn của
Nguyễn Trãi với câu thơ lục bát và song thất lục bát, chúng tôi thấy ở Quốc
âm thi tập, tác giả đã sử dụng rất nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau. Vần được gieo vào hầu hết các chữ của câu dưới từ chữ thứ hai đến chữ thứ sáu; chữ thứ hai, thứ ba là ít; chữ thứ sáu nhiều hơn một chút. Chiếm ưu thế hơn vẫn là trường hợp vần được gieo ở chữ thứ tư hoặc chữ thứ năm. Có nghĩa là vần ở cuối câu thơ trên hợp với vần ở chữ thứ tư hoặc chữ thứ năm trong hai câu thơ dưới:
Lận đận nhà giàu no bữa cốm
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn
Trường hợp vần lưng gieo ở chữ thứ năm:
Ai hay đều có hai con mắt
Xanh ngọc dầu chủng mặt chúng người (Tự thuật - Bài 19)
Cách gieo vần ở chữ cuối của câu thơ trên với chữ thứ hai, ba, bốn, năm, sáu ở câu dưới như vậy đã thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tác Đường luật Nôm của Nguyễn Trãi. Dường như với Nguyễn Trãi, xu hướng dân tộc hoá trước hết biểu hiện ở chỗ tìm cho mình một cái riêng, cố gắng khác nước ngoài mà cuộc vận động tạo vần lưng là một đặc sắc.
Cùng với vần thì nhịp điệu là một trong những yếu tố thứ nhất tạo nên chất thơ, tạo nên âm vang, điều tiết cảm nhận của người đọc và tạo nghĩa. Dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, ông đã có những kiến tạo độc đáo trong nhịp điệu thơ của mình. Bằng cách thêm những câu thơ sáu chữ xen vào những câu bảy chữ, tiết điệu của bài thơ trở nên phong phú hơn. Câu lục ngôn trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi có rất nhiều cách ngắt nhịp.
Nhịp 3/3:
Bẻ cài trúc / hòng phân suối Quét con am / để chứa mây.
Nhịp 1/2/3:
Nẻo / xưa nay / cũng một đường Đây xoé xoé / nẻo tam cương.
(Tự thán - Bài 23)
Nhịp 2/2/2:
Thân nhàn / dầu tới / dầu lui.
(Ngôn chí - Bài 12)
Sự đa dạng trong nhịp điệu của câu thơ lục ngôn cũng tác động rất lớn, làm thay đổi nhịp trong câu thơ thất ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Trãi không còn giữ nguyên vẹn nhịp 4/3 mà có sự chuyển biến rõ rệt.
Đọc Quốc âm thi tập, tôi thấy hiện tượng hai câu bảy chữ đi liền nhau theo kiểu ngắt nhịp của câu thơ song thất lục bát là khá phổ biến:
Miệng thế nhọn / hơn chông mác nhọn Lòng người quanh / nửa nước non quanh.
(Bảo kính cảnh giới - Bài 29) Thơ đài tục / hiền câu đài tục
Chủ vô tâm ý khách vô tâm.
(Ngôn chí - Bài 4)
Nhịp điệu không những tạo nên tính nhạc trong thơ mà còn có khả năng tạo nghĩa rất lớn. Chỉ cần ngắt nhịp chệch đi một chữ, câu thơ đó sẽ mang lại
những cách hiểu nghĩa khác nhau. Ở Quốc âm thi tập việc sử dụng cách ngắt
nhịp theo kiểu song thất lục bát khác với kiểu ngắt nhịp trong thơ Đường đã góp phần tâm trạng hoà tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong việc ý thức xây dựng ngôn ngữ dân tộc, thể thơ dân tộc, Nguyễn Trãi cũng chú ý đến nhịp điệu, điều này thể hiện sự quan tâm tỉ mỉ của Ức Trai tới những bước đi đầu tiên của nền văn học thành văn nước ta.
Như vậy, với việc sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, cách gieo vần lưng ở những vị trí không cố định, kết hợp với lối kiến tạo nhịp điệu thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã thể hiện khát khao đổi mới thơ ca theo hướng dân tộc hoá. Trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành tựu đặc sắc của Trung Hoa, Nguyễn Trãi đã phá vỡ những quy định nghiêm ngặt của thơ Đường Luật, làm cho câu thơ, bài thơ trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc. Đồng thời, nó cũng góp phần chuyển tải tiếng nói yêu nước thương dân, niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi với công chúng bạn đọc sau này. Có thể
nói, với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã khẳng định được vị thế của thơ Nôm
của ông nói riêng, thơ Nôm của dân tộc nói chung trong tiến trình phát triển của văn học nước nhà.