B. NỘI DUNG
2.3. Tâm sự cá nhân và thời đại
Văn chương xưa, hình ảnh thiên nhiên đặc biệt hình ảnh bốn mùa là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm ý chí của con người và thái độ đối với thời đại.
Trong khi nhiều nhà thơ trung đại nhìn mùa xuân, thời gian trôi đi như
một dòng chảy “vô tâm” luân hồi thì Nguyễn Trãi với sự nhạy cảm, đam mê
nhập cuộc với mùa xuân, Nguyễn Trãi càng thấu hiểu hơn cái giá của ngày hôm nay, của thời gian hiện tại. Qua lời ca loài hoa đào, nhà thơ đã nhận ra cả quá trình biến chuyển của sự sống:
Khí dương hoá há có tư ai
Năng một hoa này, nhẫn mọi loài Tính kể chỉn còn ba tháng nữa Kịp xuân mựa để má đào phai.
(Hoa đào - Bài 4)
Ở đây nhà thơ cho thấy hoa đào biết mùa xuân chỉ có ba tháng nên đã kịp đến và không để sắc màu của mình phôi pha trong những ngày đẹp đẽ ấy. Ở đó có nỗi suy tư về thời gian, niềm lo âu về hạnh phúc, tương phản với thái độ sống đơn điệu, thờ ơ trôi theo dòng chảy đời người cho nên qua thơ xuân, nhà thơ đã đặt câu hỏi về thái độ của con người trước thời gian, cái đẹp của mùa xuân là khách quan, tự thân nhưng cái đẹp có ý nghĩa sâu sắc hơn khi con người có khả năng cảm nhận và chiếm hữu nó.
Khi mùa xuân đến trong Nguyễn Trãi dạt dào tâm sự, ông muốn gửi tới mọi người tất cả những gì đẹp nhất của mùa xuân. Ông ca ngợi vẻ đẹp và sự trân trọng của con người khi cảm nhận mùa. Nhưng đồng thời, ông cũng chê trách và
thương thay cho ai kia dửng dưng không biết nối tiếc, trân trọng cái đẹp của mùa xuân - biểu tượng của sự sống - đã một đi không trở lại.
Ba xuân thì được chín mươi ngày ……… Thế tình chớ tiếc, dửng dưng thay!
(Thơ tiếc cảnh - Bài 11)
Xuân đến, xuân đi, xuân lại về thời gian trôi đi theo vòng tuần hoàn. Mỗi mùa xuân đến, xuân đi trong Nguyễn Trãi có bao niềm tâm sự, trân trọng thời gian và đồng thời cũng luyến tiếc thời gian, luyến tiếc tuổi trẻ, điều đó được thể hiện sâu trong bài thơ:
Hỡi kẻ biên xanh chớ phụ người Thức xuân kể được mấy phen tươi ? Vì thu cho nhẫn đầu nên bạc,
Chưa dễ ai đã ba bảy mươi.
(Thơ tiếc cảnh - Bài 5)
Hay: Ba bảy mươi nào hống nhọc thân
Được thua đã biết sự vân vân.
(Thơ tiếc cảnh - Bài 6)
Cùng với dòng chảy của thời gian, mùa xuân rồi cũng qua đi, những cơn mưa bụi, những làn mưa xuân chấm dứt, nhường chỗ cho cái nắng chói chang của mùa hè.
Hè rộn ràng hơn với khúc nhạc làng quê, đó là những tiếng “lao xao” rất
đời thường:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ (Cảnh ngày hè)
Tiếng lao xao chính là âm hưởng của cuộc sống, gợi ra một cuộc sống no đủ, thanh bình của người dân, qua đó cũng thể hiện ước mong chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi cuộc sống thanh bình, no ấm, đồng thời tác giả thể hiện tình cảm đẹp đẽ và tư tưởng lớn lao, nguyện hi sinh, phấn đấu cho hoà bình, hạnh phúc của dân tộc.
Dễ có ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương
(Cảnh ngày hè)
Mỗi một mùa thể hiện một tâm sự khác nhau theo đúng đặc trưng của từng mùa. Hè nóng bức trong ánh nắng ban trưa, tiếng ve kêu râm ran trong không gian rộng lớn… điều đó thể hiện lòng rạo rực ở nhà thơ Nguyễn Trãi nhưng đồng thời thể hiện một nỗi buồn trước cảnh vật:
Vì ai cho cái đỗ quên kêu
………. Thức xuân một điểm não lòng nhau.
(Hạ cảnh tuyệt cú)
Tiếng cuốc kêu, chim ca vui nhộn, muôn hoa đua nở trong cảnh ngày hè đang dần dần ẩn mình nhường chỗ cho mùa thu. Mùa thu hoa cúc vàng nở rộ tạo nên một bức tranh mang nhiều tâm trạng nhất của các thi nhân trong văn học trung đại nói chung và trong thơ Nguyễn Trãi nói riêng.
Nếu trong thơ Nguyễn Phi Khanh lấy mùa thu để thể hiện thời cuộc, nỗi băn khoăn trăn trở muốn ra tay cứu đời, cứu dân nhưng lại lực bất tòng tâm:
Vạn sự bội nhân tiêu tiệm mình Trữ sầu khi ngoá số tàn canh. (Thu trung bệnh)
Thi sự bí ẩn của mùa thu đất trời cũng được ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Trãi khai thác ở nhiều bài thơ. Ông tìm đến cảnh trí mùa thu như một nơi gửi gắm tâm tình, trút bầu tâm sự. Đưa hình ảnh mùa thu vào trong thơ, Nguyễn Trãi không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong mùa thu mà qua đó nhà thơ còn thể hiện tâm tư tình cảm của con người và niềm tiếc nuối của bản thân:
Hầu nên khôn lại tiếc khuâng khuâng Thu đến đêm qua cảm vả mừng
Một tiếng chầy đảo đâm cối nguyệt Khoan khoan những lệ ác tan vừng.
Ở đây nhà thơ lại thể hiện sự tiếc nuối thời gian, một nỗi lo khi mùa thu tới. Thu sang hoa cúc nở rộ, cũng là loài hoa tượng trưng cho thú ẩn dật của Nguyễn Trãi, yêu cảnh nhàn.
Người đua nhan sắc thuở xuân dương Nghỉ chờ thu, cực lạ thường
Hoa nhắn rằng đeo danh ẩn dật (Cúc)
Mùa thu đến làm cho cảnh sông thêm tình tứ vì nước thêm trong, trăng thêm sáng, trời thêm xanh cao:
Nguyệt trong đáy nước, nguyệt trên không ………. Vục lạnh, châu mừng thoát miệng rồng.
(Thuỷ trung nguyệt)
Ở đây, Nguyễn Trãi nói về thời gian, thiên nhiên đã gieo bao vui tươi, cảm xúc trong lòng người. Với thời gian, thiên nhiên đã gợi trong lòng Nguyễn Trãi bao niềm sầu khổ, buồn phiền.
Hoa nở thì cũng có hoa tàn, mùa xuân vui tươi thì cũng có mùa đông lạnh giá. Mỗi thời gian trôi qua chỉ làm cho Nguyễn Trãi thêm xót xa vì tiếc thời gian, tiếc cảnh đẹp, tiếc cuộc đời xuân xanh.
Nguyễn Trãi khi viết lên những bài thơ về mùa đông tuyệt tác thì trong ông chất chứa bao tâm sự, sự lo âu của con người đứng trước buổi chiều xế bóng Nguyễn Trãi thực sự tiếc những ngày tươi đẹp của tuổi hoa niên khi đứng trước cảnh huy hoàng của mùa xuân, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ thái độ im lặng chứ không vội vàng hưởng thụ như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Nguyễn Trãi giữ thái độ thung dung, không kêu gọi nhưng cũng không trỉ trích:
Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm Những lệ xuân qua tuổi tác thêm Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ Một phen liễu rủ, một phen mềm
Bức tranh “tứ mùa” trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tâm sự cá nhân và thời đại theo thời gian, theo vòng tuần hoàn qua sự đặc trưng của từng mùa. Tuy nhiên, với cây bút tài hoa của Nguyễn Trãi chưa dừng lại ở đó mà ông còn mượn các hình ảnh tượng trưng cho từng mùa như: tùng - cúc - trúc - mai để nói lên tâm trạng cá nhân và thời đại của mình.
Nguyễn Trãi là nhà thơ của những phức điệu trữ tình, những trạng huống
cảm xúc đối nghịch. Ông có quan phương nhưng cũng “ly tâm” “bung toả” đến
tận cùng gam độ; ông như chiếc lá mỏng, chỉ một thoáng gió nhẹ của đời cũng run rẩy reo lên, rung lên tiếng xào xạc của điệu tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, giàu cảm thông ân nghĩa. Do đó, có không ít những bài thơ của ông
đồng thời còn tồn tại nhiều cảm xúc đối nghịch. Có thể coi bài Tự thán, số 38 là
tiêu biểu của tiếng nói hướng nội, tiếng nói trữ tình trong thể đối nghịch và trong tính thống nhất, cũng là lời tâm nguyện, lời tuyên ngôn về một cách sống:
Non tây bóng ác đã mằng tằng Nhìn đỉnh tùng thu vắng chừng Thư nhạn lạc lài khi gió
Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng. (Tự thán - Bài 38)
Ở đây, Nguyễn Trãi diễn tả tâm trạng không qua sự tàn lụi của thời gian, vẻ hiu hắt của không gian, cái đơn lẻ đến nao lòng của cả thể xác, cảnh vật, tình đời, song trên hết cả là một lời thề, một lời nguyện ước: xin sống! Quả là thái độ
sống dấn thân đến hết mình, một lời thề “chém đá chặt đanh!”
Nguyễn Trãi chưa dừng lại ở đó mà qua hình ảnh thiên nhiên ông còn ao
ước được sống an nhàn trong một thế giới vô kỷ, vô công, vô danh “tề thị phi”,
“tề vạn vật” như trang tử:
Am trúc hiên mai ngày tháng qua Thị thi nào đến cõi yên hà?
(Ngôn chí - Bài 3)
Không chỉ ao ước được sống trong một thế giới vô kỷ, vô công, vô danh
Tuyết đượm chè mai câu dễ động Trì in bóng nguyệt hứng đêm dài
(Tự thán - Bài 14)
Ở đây, nhà thơ muốn nói lên rằng, hãy sống với cuộc sống thực tại những gì mình đang có, chớ nên kham khổ với bản thân mình. Cuộc sống được an phận, an lòng sẽ làm cho tâm trí được thoải mái, thấy yêu cuộc sống này hơn.
Nguyễn Trãi một anh hùng trong lịch sử, một người rất có tài. Và trong ông mâu thuẫn luôn thường trực đó là mâu thuẫn giữa xuất và xứ, lách trần hay
nhập thể. Một mặt ông muốn “cởi tục, tim thanh”, nhưng mặt khác lại vẫn đeo
đẳng: “Bui có một niềm trăng nỡ trễ. Đạo làm con với đạo làm tôi”. Đây là vấn
đề đặt ra cho nhà nho xưa nay. Nhưng đối với Nguyễn Trãi thì vấn đề trở thành day dứt, đau đớn. Ông biết quá rõ: thế thái nhân tình ở đời rất hiểm độc nhưng
ông vẫn muốn được “đại dụng”, được đem sức tàn giúp việc đời, vẫn không
muốn nhàn, không thể nhàn.
Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
(Thuật hứng - Bài 23)
Không chỉ ao ước một cuộc sống an phận và trước thời đại mà Nguyễn Trãi còn là một con người rất nhạy cảm với quy luật của tuổi tác và thời gian đang vùn vụt qua đi, đối sánh sự tàn lụi với vẻ đẹp hiện hữu giữa cõi đời:
Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm Những lệ xuân qua tuổi tác thêm
(Thơ tiếc cảnh - Bài 7)
Cũng nhờ nhạy cảm, ông bộc lộ được những xúc cảm riêng tư không dĩ thành lời. Dường như ông chạnh lòng xót xa - một chút thương thân trách phận,
một chút “nói mát”, giận hờn.
Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng.
Chung quy, con người cá nhân hiện diện trong thơ văn Nguyễn Trãi thuộc một mẫu hình riêng. Thông qua sự tuần hoàn của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và
các hình ảnh tượng trưng cho từng mùa đã vẽ lên một bức tranh “tứ mùa” đầy sinh
động, trong đó thể hiện một tâm sự cá nhân, và thời đại rất là khéo léo, tinh tế.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có một bức tranh bốn mùa với đủ
những gam màu, âm thanh khác nhau, đặc trưng cho từng mùa của thiên nhiên Việt Nam. Đó không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng được tái hiện trong thơ, thông qua hình ảnh bốn mùa. Dòng chảy thời gian trong bốn mùa ấy là dòng chảy của những tâm sự chất chứa trong lòng nhà thơ. Đó là âm hưởng chung của thời đại, khi hiểu rõ được bản chất của hiện thực xã hội thì thường tìm đến thiên nhiên là nơi trú ngụ của tâm hồn, vì chỉ có sự bao la rộng lớn của thiên nhiên mới chứa đựng hết cái vô cùng trong tâm hồn nhà thơ. Trong đó, vẻ đẹp của hình ảnh bốn mùa chính là nguồn cảm hứng làm rung động trái tim người thi sĩ.
Những thi phẩm đặc sắc về hình ảnh bốn mùa là những đóng góp quý giá cho kho tàng văn học dân tộc, nó không chỉ có giá trị tư tưởng sâu sắc mà qua đó còn khẳng định tài năng nghệ thuật uyên bác, tài hoa của các thi nhân xưa.
CHƢƠNG 3
MỘT VÀI PHƢƠNG DIỆN TRONG HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT
Quốc âm thi tập được đánh giá là đã tạo nên sự bức phá của dòng thơ
Nôm Việt Nam: “đến Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là một sự bứt lên thành
một tiếng Việt văn chương với chiều sáng tạo: Vừa sử dụng, nâng cao tiếng nói của nhân dân thường ngày vừa sử dụng trực tiếp chữ Hán, hoặc dịch ra tiếng Việt một cách mạnh dạn, đồng thời cũng tiếp nối hoặc sáng tạo cho một âm điệu mới cho thể thơ, 8 câu 7 chữ là âm điệu câu thơ 6 chữ xen vào từng lúc”.[3,
tr.19]. Như vậy, khác với tập thơ chữ Hán, Ức Trai thi tập thì tập thơ Nôm Quốc
âm thi tập đại thành này nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Nguyễn Trãi có thể vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bốn mùa đầy sức sống, bên cạnh đó Nguyễn Trãi có thể bộc lộ được tâm tư, tình cảm, các sắc thái trữ tình một cách sâu sắc hơn, linh động, uyển chuyển hơn. Vì lẽ đó mà lời thơ dung dị, gần gũi, với nếp nghĩ, với lời ăn tiếng nói hàng ngày của mỗi người dân Việt. Song không dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi còn có sự trau chuốt, gọt giũa, cách tân theo những hướng tiến bộ cả mặt ngôn ngữ lẫn thể thơ. Nguyễn Trãi đồng thời cũng hạn chế đến mức tối đa việc vận dụng chữ Hán, thay vào đó là ông dịch ra tiếng Việt một cách dễ nhớ dễ thuộc.
Nguyễn Trãi là người có ý thức dân tộc sâu sắc, có tinh thần yêu nước
nồng nàn. Ta thấy trong Quốc âm thi tập, tác giả đã sử dụng một nguồn thi liệu
dân tộc phong phú, từ hệ thống đề tài đến thể thơ hình ảnh thơ và hệ thống vần thơ, nhịp thơ. Đặc biệt biết đem đến thành công cho tập thơ là tuy sử dụng chất liệu dân gian nhưng không thụ động, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng
tạo. Chính vì vậy, Quốc âm thi tập là nhịp cầu, làm cho thơ ca dân gian và thơ
ca bác học xích lại gần nhau, giúp thơ ca tiếng Việt khắc phục được khuynh hướng ngoại lai, phát triển mạnh mẽ và gần gũi với con người.
Với tình yêu thiên nhiên và cách cảm nhận thiên nhiên ở nhiều góc độ đã
giúp ông vẽ lên bức tranh “tứ mùa” hết sức lung linh. Và thời gian trôi đi không
những thời điểm khác nhau, điều này càng làm cho bức tranh bốn mùa thêm sinh động và phong phú. Để làm nên được thành công đó là nhờ sự sử dụng nhuần nhuyễn và khéo léo các giá trị nghệ thuật trong thơ. Các giá trị nghệ thuật đó là: ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị; hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường; sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ.