1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1

68 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 770,34 KB

Nội dung

Thị trường rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? Người tiêu dùng trên địa bàn Quận 1 và các khu vực khác ở TP.HCM đã có thói quen mua rau an toàn chưa? Những yếu tố nào tác động đến thói quen mua rau an toàn của người tiêu dùng? Mong muốn của người tiêu dùng về rau an toàn?

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nội dung nhận xét:

Phần đánh giá: Ý thức thực hiện:

Nội dung thực hiện:

Hình thức trình bày:

Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:

Điểm bằng chữ:

TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Tên đề tài:Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người tiêu dùng trên địa

bàn Quận 1.

GVHD:.

Hoàng Thị Tú 3005100867

Nội dung nhận xét:

Phần đánh giá: Ý thức thực hiện:

Nội dung thực hiện:

Hình thức trình bày:

Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:

Điểm bằng chữ:

TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2014

Giáo viên phản biện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chânthành và sâu sắc nhất tới thầy, cô giáo hướng dẫn: đã tận tình hướng dẫn em trongsuốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy côgiáo trong khoa Công Nghệ Thực Phẩm, trong Thư Viện, các thầy cô giáo trongtrường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM, đã trang bị cho em những kiếnthức, kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ

em thực hiện đề tài này Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn,trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn bài đồ án tốtnghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Em kính mong nhậnđược những lời nhận xét quý giá từ phía thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Contents

Trang 6

GAP Thực hành Nông nghiệp tốt

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

QĐ-BNN-KHCN Quyết định- Bộ Nông Nghiêp- Khoa Học Công Nghệ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 12 Bảng 2 Bảng Thống Kê về Rau ở TP.HCM Từ Năm 2006 – 2013 16

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Tỉ lệ giới tính 22

Hình 4.2 Độ tuổi 22

Hình 4.3 Nghề nghiệp 23

Hình 4.4 Mức thu nhập 24

Hình 4.5: Sự hiểu biết về rau an toàn 25

Hình 4.6 Kênh thông tin về rau an toàn 26

Hình 4.7 Tỉ lệ sử dụng rau an toàn 28

Hình 4.8 Mối liên hệ giữa nhận thức và thói quen mua rau an toàn 29

Hình 4.9 Lý do chọn mua rau an toàn 31

Hình 4.10 Mức độ sử dụng rau an toàn 32

Hình 4.11 Chủng loại rau an toàn hay sử dụng 33

Hình 4.12 Tiêu chí lựa chọn rau an toàn 34

Hình 4.13 Khó khăn khi lựa chọn rau an toàn 35

Hình 4.14 Mức độ quan tâm về rau an toàn 36

Hình 4.15 Biểu đồ mối liên hệ giữa cách xử lý rau an toàn và mức độ tin tưởng vào chứng nhận về rau an toàn 37

Hình 4.16 : Nhận định về giá bán rau an toàn hiện nay 39

Hình 4.17 Sự chênh lệch giá giữa rau an toàn so với rau thường 40

Hình 4.18 Mong muốn mở rộng hệ thống rau an toàn 41

Trang 9

4, quận 5, quận 9, Quận 10, Quận 12) 57

PHỤ LỤC 3 QUY ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT KIM LOẠI NẶNG, VI SINH VẬT CÓ TRONG RAU TƯƠI

Phụ lục 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một sốsản phẩm rau tươi (mg/ kg) 62Phụ lục 2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại năng và độc tố trongsản phẩm rau tươi 63Phụ lục 3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm rautươi 63Phụ lục 4: Mức giới hạn ti đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ thực vậttrên rau tươi (≤ mg/ kg) 63Phụ lục 5: Mức giới hạn tối đa cho phép của hóa chất Bảo vệ thực vật trong đất

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống của mỗi giađình Việc lựa chọn rau để mua cho gia đình không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu cơbản là ăn uống mà còn phải bao gồm nhu cầu an toàn Bởi độc tố trong sản phẩmnông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùngngày càng không thể xem nhẹ Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng về rau antoàn là rất lớn, nhất là khi mức sống ngày càng gia tăng, người dân ngày càng quantâm nhiều hơn đến sức khỏe của người thân và của chính mình Đặc biệt là đối vớingười dân trên địa bàn Quận 1 và người dân ở các khu vực khác trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh

Thị trường rau an toàn ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?Người tiêu dùng trên địa bàn Quận 1 và các khu vực khác ở TP.HCM đã có thóiquen mua rau an toàn chưa? Những yếu tố nào tác động đến thói quen mua rau antoàn của người tiêu dùng? Mong muốn của người tiêu dùng về rau an toàn? Để tìmlời giải đáp cho vấn đề này, được sự cho phép của khoa Công Nghệ Thực Phẩm và

được sự hướng dẫn của thầy cô, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn Quận 1”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn Quận 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

▪ Tìm hiểu thói quen của người tiêu dùng trong trong việc mua rau an toàn

▪ Ảnh hưởng của yếu tố: thu nhập, tuổi, trình độ học vấn, mức độ tin tưởng vào chấtlượng rau an toàn, giá chênh lệch giữa rau an toàn so với rau thường, mức sử dụngrau an toàn của người dân

▪ Đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường RAT

1.3 Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

▪ Nếu người tiêu dùng có thông tin hoàn hảo về chất lượng rau và những ảnh hưởngxấu của rau không an toàn thì người tiêu dùng sẽ chọn mua RAT nhiều hơn

Trang 11

▪ Nếu người sản xuất và nhà phân phối có những nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng củangười tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua RAT nhiều hơn.

▪ Nếu các công ty về rau an toàn có kênh phân phối thích hợp thì nhu cầu rau an toàn

sẽ được mở rộng

▪ Nếu giá RAT phù hợp thì người tiêu dùng sẽ mua RAT với tỷ lệ nhiều hơn

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 04/05/2014 đến 10/07/2014

 Phạm vi không gian: Thị trường rau an toàn hiện nay khá rộng nhất là trong giaiđoạn hiện nay khi mà điều kiện kinh tế tốt hơn, nhu cầu an toàn của con người ngàycàng cao, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứungắn và kinh phí hạn chế nên đề tài không có điều kiện nghiên cứu thị trường mộtcách quy mô mà chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu Quận 1 Quận 1 là khu vực tậptrung đông dân cư, mức sống của người dân ở mức cao và là một trong những nơitiêu thụ chính của RAT hiện nay

 Phạm vi của nội dung thực hiện:

▪ Làm sáng tỏ nội dung đã nêu trong phần mục tiêu cụ thể, sau khi làm sáng tỏ vấn đề

có thể cung cấp một số thông tin cũng như kiến nghị cho người sản xuất, nhà phânphối cũng như chính quyền để đề ra các biện pháp khả thi nhằm phát triển thịtrường rau an toàn cũng như phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng

▪ Trong khuôn khổ đề tài, đối tượng nghiên cứu là những người sử dụng rau an toàntrên địa bàn Quận 1

1.5 Cấu trúc của đề tài

Chương 1 Giới thiệu: Đưa ra những luận điểm nhằm nêu bật ý nghĩa và sự

cần thiết của đề tài.Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài.Giới hạnphạm vi nghiên cứu về nội dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiêncứu.Giới thiệu sơ lược cấu trúc đồ án

Chương 2 Tổng quan: Chương này giới thiệu tổng quan về Quận 1, trình

bày những khái niệm, thuật ngữ về rau an toàn, đưa ra thực trạng sản xuất và tiêuthụ rau an toàn ở Việt Nam, TP.HCM và những nội dung có tính lý thuyết liên quanđến vấn đề nghiên cứu

Trang 12

Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Chương này đưa ra thời

gian, địa điểm nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu và cáchthức tiến hành các phương pháp đó như: phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứcấp, phương pháp xử lý số liệu, các phương pháp phân tích…

Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày nội dung nghiên cứu

chủ yếu của đồ án Đó là các kết quả về nhận thức, thói quen và mong muốn củangười dân mua rau an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn Quận 1 và của ngườidân TP.HCM, sau khi đã phân tích bằng những hiểu biết khi thâm nhập khảo sátthực tế và việc phân tích các số liệu đã thu thập từ đó đưa ra đánh giá nhận định cácvấn đề nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và kiến nghị: Kết luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra

các kiến nghị đối với người sản xuất, người tiêu dùng và nhà phân phối Ở chươngnày cũng nêu ra những hạn chế của đồ án

Trang 13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan về địa điểm khảo sát

2.1.1 Đặc điểm về địa lý tự nhiên.

Quận 1 là một quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa sáuquận nội thành: phía Bắc tiếp giáp với quận Bình Thạnh - quận Phú Nhuận có ranhgiới tự nhiên là rạch Thị Nghè và quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đườngNguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới Phía Đông giáp quận 2 có ranh giới tự nhiên

là sông Sài Gòn Phía Tây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.Phía Nam giáp quận 4 có ranh giới tự nhiên là rạch Bến Nghé

Quận 1 có diện tích 7,71km2, bằng 0,35% diện tích thành phố, trong đó diệntích sông rạch chiếm 8,1% và diện tích xây dựng hơn 20%

Quận 1 là một quận nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố, có vị trí địa lý rấtquan trọng của Thành phố Nơi đây có hệ thống giao thông thủy bộ khá quan trọng

và lâu đời của Thành phố Sài gòn nói riêng và cả nước nói chung Là nơi tập trungcác hệ thống sông ngòi kênh rạch, là nơi có các hệ thống bến cảng khá quan trọngtrong quá trình phát tirển hiện nay cũng như trong tương lai của quận

Thổ nhưỡng, khí hậu của Quận 1 rất thuận lợi cho việc phát triển vùng đấtnày thành nơi trù phù, sầm uất Với địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m, Quận

1 là vùng đất tương đối thấp của một móng đất nén dẽ, giàu đá ong, gọi là phù sa cổĐồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi Dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghéđược hình thành một nền đê tự nhiên do phù sa mới, màu mỡ bồi đắp suốt mấymươi thế kỷ qua Vì thế đất đai của Quận 1 dùng cho xây dựng và trồng trọt đều rấttốt Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về.Với độ nóng trung bình hàng năm 26OC và lượng mưa trung bình 1.800 milimét,đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mátquanh năm Quận 1 ẩn chứa một số tài nguyên Kết quả thăm dò địa chất cho thấyvùng đất khô ráo này đã có một lịch sử tạo thành rất đáng quan tâm Mặt đất củaQuận 1 có độ phì khá, còn mang nhiều dấu vết của rừng già, giàu cây dầu, sao, bằnglăng Hình ảnh còn sót lại, tuy không được tự nhiên của thảm rừng mưa nhiệt đới

Trang 14

này là ở Thảo cầm viên, Tao Đàn và một vài nơi khác Bên dưới lớp đất rừng này làmột chiều dày hơn 200m phù sa cổ do hệ thống sông Đồng Nai bồi đắp suốt nửatriệu năm dư Kẹp giữa những lớp cát sụn là những mạch nước ngầm phong phú, có

độ sâu từ 30m đến 200m Bên dưới phù sa cổ là móng đá phiến sét không thấm, nóngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồnnước ngầm ở Quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phụchồi như cũ,

có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao Đây là nguồn tài nguyên quý giá đối với quátrình xây dựng, phát triển của bất kỳ đô thị nào

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế.

Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt cácngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu Cùng vớinhững thế mạnh là việc định hướng phát triển phù hợp và đầu tư hợp lý của các cấpcác ngành Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận là rấtđáng kể

Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giaolưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Nằm bên bờ sông Sài Gòn, Quận 1 tiếp cậncác đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội Hệthống kinh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyểnhàng hóa, hành khách từ trung tâm Thành phố đi các nơi và ngược lại Dọc bờ sông,kinh, rạch của Quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ Mạng lưới đường bộ củaQuận 1 khá hoàn chỉnh, không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nộithị mà còn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõcủa thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế là mức thu nhập của người lao động ngàycàng tăng Ngày nay, Quận 1 là một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tưnước ngoài, đặc biệt là đầu tư trên các ngành Thương Mại – Dịch Vụ Năm 1996,không tính các công trình liên doanh của các đơn vị thuộc khối kinh tế của TrungƯơng và Thành phố, Quận 1 đã được Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) cấp 17

Trang 15

giấy phép liên doanh với tổng số vốn đầu tư trên 1,219 tỷ USD, trong đó chủ yếu làđầu tư trên lĩnh vực khách sạn và văn phòng cho thuê Ngoài việc đẩy mạnh liêndoanh đầu tư với nước ngoài, thì các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng chú trọnghợp tác liên doanh với các công ty trong nước Cùng với việc đầu tư phát triển cácdoanh nghiệp thuộc Nhà nước, Quận 1 cũng chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để cácngành kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tếchung trên địa bàn quận, với trên 17080 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với trên

14000 hộ kinh doanh, sản xuất cá thể

Có thể thấy thương mại và dịch vụ là những ngành được sự quan tâm chú ýđặc biệt trên địa bàn quận Theo chỉ tiêu, tốc độ phát triển bình quân của ngànhthương mại và dịch vụ thời kỳ 1996 – 2010 dự kiến tăng 25% với các ngành kinhdoanh chủ yếu như kim khí điện máy, thực phẩm, vải sợi, hàng may sẵn, đồ dùnggia đình, phương tiện đi lại, thiết bị máy móc, các loại hình khách sạn, du lịch, ănuống, văn phòng cho thuê… Theo chủ trương thì trong tương lại quận vẫn là trungtâm của Thành phố, là khu trung tâm tài chính, dịch vụ, ngoại giao của Thành phố

và Trung ương, là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm văn hóa, giải trí lớn củaThành phố

2.1.3 Đặc điểm về dân cư, dân số.

Cơ cấu dân cư của Quận 1 chuyển dịch theo hướng phù hợp với đặc điểmcủa một Quận trung tâm thành phố Bên cạnh trên 20.000 cán bộ công chức (tạichức và hưu trí) của quận, thành phố và các cơ quan Trung ương trú đóng trên địabàn, phần lớn dân cư là công nhân - lao động tập trung trong hơn 1.450 doanhnghiệp Nhà nước và tư nhân, bộ phận dân cư còn lại là tiểu thương trong 11.560 hộkinh doanh cá thể, học sinh - sinh viên Gần 10% dân số có trình độ đại học và sauđại học Toàn dân đã có trình độ trung học cơ sở và có 3 phường thực hiện xongphổ cập phổ thông trung học Tính theo tuổi đời, Quận 1 là một địa phương khá trẻvới hơn 85% dân số có độ tuổi từ 50 trở xuống, trong đó có 143.412 người trong độtuổi lao động, chiếm 62,3% dân số

Trang 16

Theo thống kê vào năm 2010, dân số toàn quận là 187.435 người với mật độdân số là 24.248 người/ km2, diện tích là 8 km2, có 10 phường bao gồm: phườngTân Định,phường Đa Kao, phường Cầu Kho, phường Bến Nghé, phường BếnThành,phường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, phường Nguyễn Thái,phườngPhạm Ngũ, phường Nguyễn Cư Trinh.

Trên địa bàn Quận 1 có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh chiếmtuyệt đại đa số với hơn 88,4% dân số, người Hoa có 23.465 người, chiếm 10,3%dân số, các dân tộc khác gồm người Chăm, Khơme, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao,Gia-rai tổng cộng có 294 người, chiếm 2,3% dân số

2.2.4 Đặc điểm về văn hóa – giáo dục – xã hội.

Trong sự đa dạng của nền văn hóa của Thành phố Sài Gòn, thì văn hóa Quận

1 đóng một vai trò quan trọng, với những di sản văn hóa là điểm nổi bật nhất Đó lànhững công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộngđồng dân cư tích hợp lại nơi đây Địa bàn Quận 1 là nơi giao lưu gặp gỡ, sinh sốngcủa nhiều cộng đồng dân cư Nên từ lâu đã hình thành cho Quận 1 một sắc thái vănhóa rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác Trình độ chuyên môn và văn hóacủa quận được xem là chiếm tỷ lệ cao so với các quận khác của Thành phố

2.2 Tổng quan về Rau an toàn

2.2.1 Khái niệm Rau an tòan

2.2.1.1 Rau an toàn là gì?

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc vàmức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo antoàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm, gọi tắt là RAT (Theo quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày28/4/1998 của bộ NN & PTNT)

Theo viện nghiên cứu rau quả TP.HCM năm 1994 thì RAT là rau khôngchứa thuốc BVTV ở mức độ có thể gây ra bất kỳ một tác động có hại nào cho sức

Trang 17

khoẻ của con người và động vật Hay nói cách khác là dư lượng thuốc BVTV chứatrong rau không được vượt quá “mức dư lượng tối đa”.

2.2.1.2 Các điều kiện sản xuất RAT

Đất trồng: Đất cao, thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của

rau.Thích hợp cho sản xuất rau nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ hoặc đất thịt trungbình có tầng canh tác dày 20-30 cm.Vùng trồng rau cách ly khu vực có chất thảicông nghiệp, bệnh viện ít nhất 2 km và chất thải thành phố ít nhất 200 m Đất trồngrau không được có hoá chất độc hại

Nước tưới : Cần dùng nước sạch để tưới rau Nếu có điều kiện nên sử dụng

nước giếng khoan nhất là đối với sản xuất các loại rau ăn sống như: xà lách, rauthơm, rau gia vị v.v… Có thể dùng nước sông hoặc ao hồ trong, không ô nhiễm đểtưới rau Đối với cây ăn quả có thể sử dụng nước bơm từ ao mương để tưới rãnhtrong giai đoạn đầu

Giống :Nếu tự để giống: cần chọn những hạt giống tốt không có mầm bệnh.

Nếu là giống mua: phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống Hạt giống trước khigieo cần xử lý hoá chất hoặc nhiệt Cần xử lý sạch sâu bệnh trên cây con trước khi

ra khỏi vườn ươm

Phân bón: Phân hữu cơ: trung bình sử dụng 15 tấn phân chuồng đã ủ oai mục

và 300 kg phân lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha: Toàn bộ dùng để bón lót Phân hóa học:Tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý của từng loại cây mà có lượng phân thích hợp Bónlót 30% N và 50% K Số đạm và Kali còn lại dùng bón thúc Tuyệt đối không dùngphân chuồng chưa oai để loại trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây.Những loại rau có thời gian sinh trưởng ngắn (ít hơn 60 ngày) bón thúc 2 lần Kếtthúc bón trước khi thu hoạch 7-10 ngày Các loại rau có thời gian sinh trưởng dài,

có thể bón thúc 3-4 lần, kết thúc bón phân hóa học trước khi thu hoạch 10-12 ngày.Tuyệt đối không dùng phân tươi hoặc nước phân pha loãng tưới cho rau

Bảo vệ thực vật : Hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhóm I và II Khi thật cần

thiết có thể sử dụng thuốc nhóm III và IV Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ítđộc hại với ký sinh thiên địch Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để

Trang 18

tránh sâu kháng thuốc Kết thúc phun thuốc hoá học trước thu hoạch đúng theohướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc sử dụng Ưu tiên sử dụng các chế phẩmsinh học, các chế phẩm thảo mộc, thiên địch để phòng trừ bệnh Áp dụng nghiêmngặt các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): vệ sinh đồng ruộng, luân canh câytrồng hợp lý, sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầusinh lý, bắt sâu bằng tay, dùng bẫy để trừ bướm, sử dụng các chế phẩm sinh học,thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện sâu bệnh kịp thời, tậptrung phòng trừ sớm.

2.2.1.3 Yêu cầu chất lượng của RAT

Về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng với yêu cầu từng

loại rau (đúng độ già, kỹ thuật hay thương phẩm) không dập nát, hư thối, không lẫntạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp

Về chỉ tiêu nội chất: Chỉ tiêu nội chất được qui định cho RAT như sau: Dư

lượng thuốc hoá học (trừ sâu, diệt cỏ) Số lượng vi sinh vật gây bệnh (E.Coli,Samonella v.v…) và ký sinh trùng (trứng giun đũa ascaris v.v…); Dư lượng đạm tự

do (NO3); Dư lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, As v.v… Tất cả cácchỉ tiêu trên trong sản phẩm RAT phải đảm bảo đạt dưới mức cho phép theo tiêuchuẩn của tổ chức FAO hay WHO

2.2.2 Vai trò của việc sản xuất rau an toàn

Sản xuất rau an toàn có vai trò và ý nghĩa to lớn trong nhiều mặt của đờisống cụ thể là:

- Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng rau an toàn có tác dụng tốt đến sứckhỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin hay dưỡng chất trongrau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh hưởng lâudài đến sức khỏe Hơn nữa, sản xuất rau an toàn còn góp phần bảo vệ sức khỏe củangười sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại

- Về môi trường: bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rauhấp thu tốt chất dinh dưỡng, nước mà không tồn dư trong sản phẩm, sản xuất rau antoàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thật sự trở nên thân thiện với môitrường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững

Trang 19

- Về kinh tế, thực tế nhiều vùng trồng rau an toàn đã khẳng định trồng rau an toàncho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2 lần so với trồng rau theophương pháp cũ.

- Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viêntrong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an toàn nói riêng.Điều này có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn Mặt khác do hiệuquả kinh tế cao, trồng rau an toàn làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộcsống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội

2.2.3 Tiêu chuẩn về Rau an toàn (GAP)

Khái niệm

Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là nhữngnguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học(vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loạinặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồngđến khi sử dụng

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đấtđai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồngruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững vớimục đích đảm bảo:

- An toàn cho thực phẩm

- An toàn cho người sản xuất

- Bảo vệ môi trường

- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm

 Phân loại

Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc

tế

1. GAP toàn cầu(Global Gap): Quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn toàn

đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng VSATTP Hàng hóa rau quả đạt tiêu chuẩn Global GAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả những nước đòi hỏi

tiêu chuẩn cao nhất như Mỹ, Nhật, Canada

Trang 20

2. GAP Châu Âu (Euro GAP): Sản xuất theo quy trình GAP của các nước Châu Âu

(Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sỹ…) Hàng hóa rau quả được phép nhập khẩu vàoChâu Âu phải có chứng nhận Euro GAP

quy trình này thì rau quả được phép nhập vào các nước thành viên ASEAN

4. VietGAP:Là thực hành nông nghiệp tốt áp dụng cho rau quả Việt Nam nói riêng và

nông sản nói chung, quy định những nguyên tắc trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức

cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm đảm bảophúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường vàtruy nguyên nguồn gốc sản phẩm

VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUROGAP/GLOBAL GAP và FRESH CARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quảViệt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nôngnghiệp bền vững

 Lợi ích khi áp dụng GAP

- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàmlượng nitrat) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻcho người tiêu dùng

- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấpnhận

- Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo

vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc

2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam

2.3.1 Tình hình sản xuất Rau an toàn

Sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hướng của sản xuất rau

cả nước Rau an toàn được hiểu với nhiều khái niệm, nhiều hạng bậc khác nhau,trong phạm vi bài viết này, rau an toàn được hiểu là rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh antoàn thực phẩm

Theo số liệu từ Sở NN & PTNT năm 2012 diện tích trồng rau cả nước ước đạtkhoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt 170 tạ/ha(tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106% so với

Trang 21

năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha, năng suất ước đạt

160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích ước đạt 466,2nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 8,3 triệu tấn

Bảng 1: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012

Qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT đến hết tháng 9/2012

- Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiệnsản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/ 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau,quả và chè an toàn là 6.310,9 ha

- Số diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sảnxuất an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha

- Số diện tích đã được 20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha

- Cũng qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT và 12 tổ chức chứngnhận VietGAP đến hết tháng 9/2012 số diện tích rau được cấp Giấy chứng nhậnVietGAP và các GAP khác (GlobalGAP, MetroGAP) là 491,19ha

Trong năm 2012, Cục Trồng trọt thành lập 3 Đoàn kiểm tra điều kiện sản xuất rauđảm bảo an toàn thực phẩm tại 22 tỉnh, thành phố (An Giang, Sóc Trăng, BìnhĐịnh, Gia Lai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Hà Tĩnh, QuảngNinh, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang)

Đoàn kiểm tra đã lấy 142 mẫu rau phân tích: dư lượng thuốc BVTV, nitrate, kimloại nặng (Pb, Cd) Hiện nay, Cục đang tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra

Trang 22

2.3.2 Tình hình tiêu thụ Rau an toàn

Về hình thức tiêu thụ

Sản xuất rau nói chung, rau an toàn nói riêng được tiêu thụ theo một số hình thứcchính như sau:

- Người sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ

- Bán buôn cả ruộng: tư thương chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ tại cácchợ đầu mối Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp hơn giá bán lẻtại chợ 20 - 30%

- Bán buôn cho người thu gom: một số chủ đại lý trong vùng đứng ra thu gom sảnphẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phương và các tỉnh lân cận

- Ngoài ra một số tỉnh còn có hình thức tiêu thụ như:

- Tiêu thụ rau thông qua ký kết hợp đồng: Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ liên kết

… ký hợp đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng

- Tiêu thụ thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà trẻ,trường học

Về công tác quản lý rau an toàn tại chợ đầu mối

Hiện nay theo báo cáo có 10/32 tỉnh có chợ đầu mối tiêu thụ rau, rau an toàn(Quảng Trị, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Hồ ChíMinh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bạc Liêu)

Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành (Hồ Chí Minh, Hà Nội,…)hàng năm phối hợp với Ban quản lý các chợ đầu mối tổ chức các đợt kiểm tra, lấymẫu rau để kiểm tra chất luợng Nếu phát hiện mẫu có dư lượng thuốc BVTV hoặchàm lượng Nitrat vượt ngưỡng theo quy định sẽ ra văn bản thông báo để Ban quản

lý chợ có biện pháp quản lý tốt hơn nguồn gốc rau

Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng rau tại các chợ được triển khai nhưngchưa phổ biến, chưa được chú trọng trên cả nước, chủ yếu là các tư thương tự tìmnguồn hàng, thu mua ở các nơi khác về tiêu thụ Bên cạnh đó, việc sản xuất rau antoàn cũng mới bắt đầu bằng việc chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sản lượng rauđược sản xuất từ các vùng này chưa tạo thành khối lượng hàng hoá lớn

Trang 23

Một số nơi rau an toàn có giá cao hơn giá rau thông thường từ 10-20% nênđem lại thu nhập cao cho người dân và cao hơn nhiều lần sản xuất lúa, ngô và một

số cây ngắn ngày khác (một số vùng sản xuất rau an toàn tập trung, tổng thu trungbình từ 400-500 triệu đồng/ha/năm, cao đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm )

Phần lớn giá bán các sản phẩm rau an toàn và rau thông thường chưa có sựkhác biệt nhiều và thường không ổn định, giá thường cao vào đầu và cuối vụ sảnxuất (cao gấp 1,5 - 2 lần) so với giá bán giữa vụ

2.3Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM

2.3.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn

Diện tích, năng suất, sản lượng rau, rau an toàn từ giai đoạn 2006 - 2013

Bảng 2 Bảng Thống Kê về Rau ở TP.HCM Từ Năm 2006 - 2013

188.039 284.33

6

307.811

324.270

335.497

Nguồn tin: Sở NN & PTNNT TP.HCM được tổng hợp qua các kết quả thực hiện

chương trình rau an toàn qua các năm.

Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh có 91 xã, phường có sản xuất rau vớidiện tích canh tác là 3.024 ha, diện tích gieo trồng là 14.714 ha, tăng 1,8% so vớicùng kỳ; năng suất trung bình 22,8 tấn/ha; sản lượng 335.479 tấn, tăng 3,4% so vớicùng kỳ

Trang 24

So với năm 2011, Thành phố Hồ Chí Minh có 102 xã, phường có sản xuấtrau với diện tích canh tác là 3.024 ha, diện tích gieo trồng là 14.456 ha tăng 3,9%.Trong đó vụ Đông Xuân 5.977 ha, vụ Hè thu là 3.979 ha, vụ Mùa 4.500 ha; sảnlượng 324.270 tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Đến cuối năm 2011, thành phố có 102 xã, phường sản xuất rau với diện tíchcanh tác 3.024 ha, diện tích gieo trồng rau các loại là 13.915 ha, sản lượng đạt307.811 tấn/năm; diện tích canh tác rau đủ điều kiện an toàn 2.892 ha và diện tíchgieo trồng rau an toàn là 13.637 ha

So với năm 2010: Diện tích canh tác tăng 150 ha tương đương 5,2%, diệntích gieo trồng tăng 915 ha tương đương 7%, sản lượng rau tăng 23.475 tấn/nămtương đương 8,25%; Diện tích canh tác rau an toàn tăng 157 ha tương đương 5,7%;Diện tích gieo trồng rau an toàn tăng 897 ha tương đương 7%

So với năm 2006: Diện tích canh tác tăng 999 ha tương đương 49,33%, diệntích gieo trồng tăng 4.680 ha tương đương 50,68%, sản lượng rau tăng 131.423tấn/năm tương đương 74,51%; Diện tích canh tác rau an toàn tăng 1.180 ha tươngđương 68,93%, diện tích gieo trồng rau an toàn tăng 4.864 ha tương đương55,44%

2.3.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn

TP Hồ Chí Minh là một trong những nơi tiêu thụ rau lớn nhất cả nước, ướctính tiêu thụ 1.500 -1.600 tấn/ngày Tuy nhiên, việc sản xuất rau tại chỗ của thànhphố chỉ đáp ứng được 25 - 30% nhu cầu, số còn lại nhập từ các tỉnh như Lâm Đồng,Đồng Nai và các tỉnh miền Tây

Theo khảo sát của Sở Công thương, hiện nay, kênh phân phối chủ lực củasản phẩm rau VietGAP tại TP Hồ Chí Minh vẫn là hệ thống siêu thị và cửa hàngtiện lợi Tính trung bình sản lượng tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiệnlợi trên thành phố (Saigon Co.op, Metro, BigC, Satra, Lotte Mart ) khoảng 217,53tấn/ngày thì mới có 98,63 tấn/ngày là rau VietGAP Trong khi đó, riêng các loại rauVietGAP, các đơn vị cung ứng của thành phố hiện mới đáp ứng được 29%, phầncòn lại do các đơn vị từ các tỉnh miền Tây và miền Đông nhập về Nhu cầu tiêu thụ

Trang 25

rau VietGAP tại hệ thống Co.opMart đã tăng 50%, từ 60 tấn/ngày lên 90 tấn/ngàychỉ sau 1 năm Saigon Co.op thực hiện việc ký kết với 16 DN, HTX sản xuất rau củquả được công nhận VietGAP để đưa vào bán trong siêu thị (từ tháng 5-2013 đếntháng 5-2014) Theo đó, lượng rau VietGAP hiện chiếm 80% tổng lượng rau củ quảbán tại hệ thống Co.opMart, 20% còn lại là rau an toàn.

Bà Lê Ngọc Đào – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, theokhảo sát của sở, hiện nay mỗi ngày hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địabàn thành phố tiêu thụ bình quân 217 tấn rau, trong đó rau VietGAP là hơn 98 tấn.Trong năm 2014, dự báo tổng sản lượng tiêu thụ rau VietGAP ở TPHCM sẽ tăng39% so với nhu cầu hiện tại và đạt mức bình quân 137 tấn/ngày Đến năm 2020,lượng rau VietGAP tiêu thụ mỗi ngày của thành phố có thể đạt tới 962 tấn

2.3.3 Chứng nhận Rau an toàn

Sản xuất rau an toàn (RAT) đã được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo thựchiện ở rất nhiều địa phương Các mô hình trồng RAT đạt chứng nhận quốc tế nhưGlobalGap, VietGap… hiện đang được triển khai Tuy nhiên tỷ lệ sản xuất RATđược chứng nhận chỉ chiếm 1-2%, và RAT chỉ chiếm 7-8% trong tổng số rau sản

xuất “Rau an toàn chỉ chiếm dưới 10% thị phần”, Theo báo Dân Trí.

Về chứng nhận VietGAP:

Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2012, tổng số đơn vị sản xuất rau trên địabàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 182 tổ chức sản xuất, cá nhân (baogồm xã viên của 4 Hợp tác xã: Hợp tác xã Phước An, Hợp tác xã Nhuận Đức, Hợptác xã Ngã 3 Giồng, Hợp tác xã Thỏ Việt; Liên tổ rau Tân Phú Trung; 4 công ty vàcác nông hộ) với tổng diện tích 90,16 ha, sản lượng rau khoảng 11.450 tấn/năm

Từ đầu năm 2013 đến nay đã chứng nhận cho 62 tổ chức cá nhân với tổngdiện tích 82,97 ha; tương đương 370 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến1.957 tấn/năm Lũy tiến đến nay, tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh đã được chứng nhận VietGAP là 329 tổ chức cá nhân (bao gồm

xã viên 4 HTX và 2 Tổ hợp tác: HTX Ngã 3 Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước

An, HTX Nhuận Đức, Liên tổ Tân Trung và Tổ cây ăn trái Trung An; 7 công ty và

Trang 26

các nông hộ), với tổng diện tích 145,6 ha; tương đương 649,7 ha diện tích gieotrồng; sản lượng dự kiến 15.637 tấn/năm

Năm 2013, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã chứng nhận cho 84

tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 89,1 ha; tương đương 397,6 ha diện tích gieotrồng; sản lượng dự kiến 2.522 tấn/năm

 Về cấp Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất, sơ chế rau: Lũy kế đến nay đãcấp 5.684 Giấy chứng nhận chuyên môn về sản xuất rau (5.000 hộ trồng rau) và 455giấy chứng nhận chuyên môn về sơ chế rau, quả

 Về số hộ trồng rau trên địa bàn ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định củaPháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật: đến nay đã có 4.129 hộ/5.000 hộ trồng rau(đạt tỷ lệ 82,5%) ký Bản cam kết chấp hành đúng các quy định của Pháp lệnh Bảo

vệ và Kiểm dịch thực vật

 Tổ chức chứng nhận Rau an toàn quốc gia trên địa bàn TP.HCM

1) Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN

Địa chỉ: 172/3 Nguyễn Tất Thành, P.13, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh

Tel: 08 2588652

Email: ttnnbv@gmail.com

2) Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3)

Địa chỉ: 9 Pasteur, P Nguyễn Thái Bình, Q.1, Tp Hồ Chí Minh

Tel: 08 38294274

Email:qt-phapche@quatest3.com.vn

2.3.4 Chất lượng rau an toàn hiện nay

Tổng số mẫu kiểm tra phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 10 tháng đầu năm

2013 là: 7.095 mẫu (phân tích nhanh: 6.833 mẫu, phân tích định lượng: 262 mẫu)

cụ thể tại từng khu vực như sau:

Khu vực xuất:

- Lấy mẫu phân tích test nhanh 849 mẫu rau đang thu hoạch, kết quả phân tích849/849 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng chophép

Trang 27

- Phân tích định lượng 83 mẫu rau thuộc nhóm nguy cơ cao (rau muống, cải cácloại) đang thu hoạch, kết quả 83/83 mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTVvượt ngưỡng cho phép.

Khu vực sơ chế - kinh doanh:

Kiểm tra 13 đơn vị sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau, quả (02 siêu thị và 11 doanhnghiệp) và lấy 28 mẫu rau, trái cây đang kinh doanh phân tích định lượng dư lượngthuốc BVTV (rau nội địa: 22 mẫu, trái cây ngoại nhập: 03 mẫu và sản phẩm nhậpkhẩu khác: 03 mẫu) Kết quả 28/28 (tỷ lệ 100%) không phát hiện dư lượng thuốcBVTV vượt ngưỡng cho phép

Tại 3 chợ đầu mối:

Kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau quả nhập vào chợ hàng đêm:

- Kiểm tra phân tích nhanh rau, quả nhập vào 3 chợ: tổng số mẫu lấy phân tích nhanh

là 5.984 mẫu (rau nội địa: 5.476 mẫu; rau ngoại nhập: 194 mẫu ; trái cây nội địa:

275 mẫu; trái cây ngoại nhập: 39 mẫu), kết quả có 100% mẫu không phát hiện dưlượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép

- Kiểm tra định lượng dư lượng thuốc BVTV: 143 mẫu (rau nội địa: 114 mẫu, raungoại nhập: 02 mẫu), kết quả 100% số mẫu không phát hiện dư lượng thuốcBVTV

2.3.5 Cơ sở kinh doanh rau an toàn trên địa bàn TP HCM

- Những nơi có giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn của cơ quan quản lý:

- Cửa hàng Vườn Xanh – 2A, Phạm Viết Chánh, Q.1

- Cửa hàng Vgfood – 176 Hai Bà Trưng, P Đa Kao, Q.1

- Cửa hàng Organica – 30 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3

- cửa hàng 3 Sạch – 246 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3

- Cửa hàng Dalat Gap Store – 86 An Dương Vương, P.9, Q.5; chợ Bến Thành, P BếnThành, Q.1

- Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn – 14 Nguyễn Thị Sóc, xã Xuân ThớiĐông

- Cửa hàng online: Xanhshop.com…

Trang 28

CHƯƠNG 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Thời gian

Đề tài được thực hiện từ 04/05/2014 đến 10/07/2014

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Khảo sát thực tế tại các cửa hàng bán rau an toàn, chợ, siêu thị và nhà người dân cácphường trên địa bàn nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu thói quen mua RATcủa người tiêu dùng Hình thức thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp, chọnmẫu ngẫu nhiên những người tiêu dùng đang mua rau tại các chợ, siêu thị, cửa hàngRAT và của người dân để phỏng vấn theo phiếu thăm dò (tham khảo phụ lục 1) Sốmẫu dự kiến là >30 mẫu

Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê về rau xanh nói chung và RATnói riêng được thu thập từ phòng Thống Kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển NôngThôn TP.HCM, cửa hàng RAT Quận 1, siêu thị v.v…; Thu thập số liệu thứ cấp từniên giám thống kê, mạng Internet, các đề tài nghiên cứu trước có liên quan v.v…

3.2.2 Phương pháp phân tích

a) Phương pháp thống kê mô tả

Từ những số liệu đã thu thập, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng của cácyếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa RAT của người tiêu dùng

b) Sử dụng phần mềm Excel

Đây là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu nhằm đánh giá tổng quátđặc trưng về một tổng thể cần nghiên cứu Dùng công cụ phần mềm xử lý số liệuExcel 2013 để tính toán, xử lý và tổng hợp các số liệu cần thiết

Trong phạm vi đồ án này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thựctrạng thị trường RAT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là khu vực Quận

1 Tính toán tổng hợp các số liệu thu thập được để làm rõ một số nội dung như: thói

Trang 29

quen mua RAT, tình hình tiêu thụ RAT, các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen RAT,đánh giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng về RAT.

Trang 30

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả thành phần mẫu nghiên cứu

Trang 31

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 4.1 cho thấy độ tuổi khảo sát từ 26 – 35 tuổi chiếm tỉ

lệ cao nhất với 33.33% và ở các độ tuổi khác có sự chênh lệch không cao lắm daođộng từ 20.01% đến 23.33% Ở mỗi độ tuổi nhất định thì người tiêu dùng đạt đượcmột trình độ học vấn nhất định, bên cạnh đó là những kinh nghiệm về xã hội, vốnsống nên nhận thức của người tiêu dùng có tuổi càng cao thì sẽ chọn mua RATnhiều hơn so với người tiêu dùng có tuổi trẻ hơn

Nhìn chung, nghề nghiệp của khảo sát thực tế được phân bố đều, không tậptrung ở một đối tượng cụ thể nào vì vậy sẽ mang tính chính xác hơn cho kết quảđiều khảo sát

Điều kiện kinh tế

Hình 4.4 Mức thu nhập

Thu nhập là một yếu tố quan trọng tác động đến nhu cầu mua rau an toàn

Theo kết quả hình 4.4, mức thu nhập của người tiêu dùng Quận 1 và ngườitiêu dùng TP.HCM từ 5 – 10 triệu chiếm đa số với tỉ lệ dao động từ 40.7% đến56.7%

Trang 32

Có thể thấy rằng mức thu nhập của người dân quận 1 ở mức từ 5 -10 triệuchênh lệch 16% và thu nhập hơn 10 triệu chênh lệch 7.3% so với TP.HCM Thunhập người dân Quận 1 ở mức <3 triệu thì thấp hơn 10.7% và từ 3 – 5 triệu thì thấphơn 12.7% so với mức thu nhập của người tiêu dùng ở TP.HCM.

Sỡ dĩ mức thu nhập của người dân Quận 1 chênh lệch cao hơn so với ởTP.HCM là do Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm của TP.HCM nên người dân chủ yếu

là kinh doanh, buôn bán nên mức thu nhập của họ sẽ cao hơn TP.HCM

Với những người có thu nhập cao hơn so với TP.HCM thì họ có nhu cầu muanhững sản phẩm ngon và có chất lượng cao hơn Người tiêu dùng có thu nhập càngcao thì họ sẽ sẵn lòng trả để mua sản phẩm RAT nhằm bảo vệ cho sức khỏe của bảnthân cũng như sức khỏe của người thân trong gia đình

Dựa trên bảng câu hỏi khảo sát (18 câu) ta phân lập bảng câu hỏi thành các nhóm với nhau để xử lý số liệu:

4.2 Kết quả nhận thức về rau an toàn

Việc nhận thức của người tiêu dùng được đánh giá qua câu hỏi khái niệm về rau antoàn và kênh thông tin về rau an toàn

Hiểu biết của người tiêu dùng về rau an toàn

Hình4.5: Sự hiểu biết về rau an toàn

Sự hiểu biết về rau an toàn giữ một vai trò rất quan trọng mà thông qua đó cóthể đánh giá được nhận thức của người tiêu dùng

Kết quả khảo sát cho thấy, có 26.9% người tiêu dùng Quận 1 và 56% ngườitiêu dùng ở TP.HCM trả lời Rau an toàn là rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,kim loại nặng và ký sinh trùng dưới mức cho phép Điều này đánh giá được phầnlớn người tiêu dùng đã hiểu được tầm quan trọng cũng như nhận thức đúng về rau

an toàn Nhưng với sự chênh lệch 29.1% so với TP.HCM cho thấy sự hiểu biết vềrau an toàn của người dân Quận 1 vẫn còn chiếm tỉ lệ chưa cao

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng nhận thức về rau an toàn còn chưa đầy đủđặc biệt là người tiêu dùng ở địa bàn Quận 1 Có 34.1% người tiêu dùng Quận 1 và

Trang 33

18% người tiêu dùng cho rằng rau an toàn là rau không dập nát, héo úa Đây là cáchhiểu không có cơ sở, còn thiếu thông tin về RAT để xác định, nhiều người tiêudùng ở Quận 1 vẫn bị nhầm lẫn giữa RAT với rau sạch hơn là người tiêu dùng ởTP.HCM Đa phần người tiêu dùng vẫn dựa vào cảm tính và đánh giá ngoại quancủa bản thân khi mua rau và họ quay lưng lại với các loại rau có mẫu mã xấu, cóbiểu hiện sâu bệnh.

Cũng theo thống kê khảo sát ở trên, có 39% người tiêu dùng Quận 1 (chênhlệch 15,7% so với TP.HCM)cho rằng RAT là rau có hình thức bao bì rõ ràng Cóthể thấy đa số người tiêu dùng Quận 1 đã hiểu về RAT nhưng chưa đầy đủ, họ chỉtin tưởng và sử dụng rau an toàn khi có chứng nhận

Mặc dù người tiêu dùng đa số người tiêu dùng TP.HCM có sự nhận thứcđúng về rau an toàn nhiều hơn Quận 1 là 29.1% nhưng vẫn còn 2.7% người tiêudùng TP.HCM không biết về rau an toàn Điều này cho thấy rằng một số lượng nhỏngười tiêu dùng tại TP.HCM chưa có thói quen mua rau an toàn, có thể vì một sốnguyên nhân mà người tiêu dùng ở một số khu vực trên TP.HCM chưa thể sử dụngrau an toàn

Từ kết quả khảo sát và những phân tích trên, đánh giá rằng đa số người tiêudùng ở TP.HCM hiện nay vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về rau an toàn Vì vậy, cầnphải tăng cường phổ biến kiến thức về RAT để người tiêu dùng hiểu rõ hơn sự khácbiệt giữa RAT và rau thường, từ đó họ có nhận thức đầy đủ hơn Đó là cơ sở đểngười tiêu dùng chọn lựa RAT nhiều hơn

Sự hiểu của người tiêu dùng về rau an toàn qua kênh thông tin

Qua các kết quả phân tích trên cho thấy người tiêu dùng TP.HCM đã hiểubiết về rau an toàn Vậy nhờ đâu mà họ có những hiểu biết về rau an toàn? Để làm

rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu kênh thông tin về rau an toàn ở câu 3 của bảngkhảo sát (PHỤ LỤC 1)

Hình 4.6 Kênh thông tin về rau an toàn

Kênh thông tin về rau an toàn là phương tiện để tuyên truyền, quảng bá nhằmnâng cao hiểu biết,nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn

Trang 34

Theo kết quả khảo sát trên, Ti vi là một kênh thông tin chủ yếu để người tiêudùng biết đến rau an toàn khi mà có 32.6% người tiêu dùng Quận 1 và 40.2% ngườitiêu dùng TP.HCM trả lời Thực tế có thể dễ lý giải cho điều trên khi mà Ti vi làmột phương tiện thông tin không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Ngoài Ti vi, người tiêu dùng còn biết đến rau an toàn thông qua các kênhthông tin khác với tỉ lệ khá cao là báo chí, internet, bạn bè hoặc người thân giớithiệu

Từ hình 4.6, ta nhận thấy có sự chênh lệch tỉ lệ sự hiểu biết rau an toàn củangười tiêu dùng qua các kênh thông tin giữa Quận 1 và TP.HCM Điều này có thể

lý giải là do Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm TP.HCM, nhịp sống cao nên người tiêudùng bận rộn hơn các khu vực khác vì vậy mà tỉ lệ kênh thông tin ở Ti vi thấp hơnTP.HCM và báo chí, internet có tỉ lệ cao hơn

Những người đã sử dụng rau an toàn, cảm thấy tin tưởng và thấy được tầmquan trọng của rau an toàn, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân mình biết đến.Nhờ đó mà người tiêu dùng hiểu biết và sử dụng rau an toàn nhiều hơn khi mà có15.2% ở Quận 1 và 17% ở TP.HCM được bạn bè, người thân giới thiệu

Qua các kết quả khảo sát trên đánh giá được người tiêu dùng Quận 1 vàngười tiêu dùng TP.HCMđã nắm bắt kênh thông tin một cách đa dạng Điều nàyphản ánh người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của rau an toàn Tuynhiên cần phải phát huy vai trò của kênh thông tin trong việc tuyên truyền, phổbiến kiến thức RAT cho mọi người và vận động người dân tham gia tiêu dùng RAThơn nữa

Để đánh giá người tiêu dùng Quận 1 và TP.HCM có thói quen mua Rau antoàn hay không và thói quen mua rau an toàn đó như thế nào?Vậynhững yếu tố nàoảnh hưởng đến thói quen mua rau an toàn của người tiêu dùng Quận 1 và TP.HCM.Chúng ta tìm hiểu qua các câu: câu 2, câu 4, câu 5 và câu 10 trong bảng khảo sát

Ngày đăng: 01/10/2014, 17:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Bảng Thống Kê về Rau ở TP.HCM Từ Năm 2006 - 2013 - Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1
Bảng 2. Bảng Thống Kê về Rau ở TP.HCM Từ Năm 2006 - 2013 (Trang 23)
Hình 4.1 Tỉ lệ giới tính - Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1
Hình 4.1 Tỉ lệ giới tính (Trang 30)
Hình 4.7 Tỉ lệ sử dụng rau an toàn - Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1
Hình 4.7 Tỉ lệ sử dụng rau an toàn (Trang 35)
Hình 4.8 Mối liên hệ giữa nhận thức và thói quen mua rau an toàn - Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1
Hình 4.8 Mối liên hệ giữa nhận thức và thói quen mua rau an toàn (Trang 36)
Hình 4.18 Mong muốn mở rộng hệ thống rau an toàn - Khảo sát thói quen mua rau an toàn của người dân trên địa bàn quận 1
Hình 4.18 Mong muốn mở rộng hệ thống rau an toàn (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w