Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tàisản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Thủ Đô” của
em được hoàn thành với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Học Viện Ngân Hàng, đặcbiệt là TS Trần Mạnh Dũng và toàn thể các cô chú, anh chị tại NHNo & PTNT Chinhánh Thủ Đô
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Mạnh Dũng đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Ngân hàng đã cung cấpcho em những kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu tại trường Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anhchị công tác tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô; đặc biệt là các cán bộ Phònggiao dịch Hai Bà Trưng đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ emhoàn thành khóa luận
Vì kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận của emkhông tránh nhiều sai sót, em rất mong muốn thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bàikhóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
Trang 2Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu đưa ra là chính xác, trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của NHNo &PTNT Chi nhánh Thủ Đô trong giai đoạn 2008 – 2011
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Nga
Trang 3STT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô 41
BẢNG
Trang 4Bảng 2.1 Tình hình HĐV của NHNo & PTNT chi nhánh Thủ
Biểu đồ 2.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNo & PTNT Chi
Biểu đồ 2.7 Giá trị NQH của NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô 54
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 4
1.1.1. Khái niệm về RRTD 4
1.1.2. Đặc điểm của RRTD 5
1.1.3. Các hình thức RRTD 6
1.1.4. Các mô hình phân tích và đánh giá RRTD 6
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá RRTD 13
1.1.6. Nguyên nhân gây ra RRTD 18
1.1.7. Những hậu quả của RRTD 25
1.1.8. Các dấu hiệu nhận biết RRTD 27
1.1.9. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD 39
Kết luận chương 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THỦ ĐÔ 40
2.1 Khái quát về hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 41
Trang 6đoạn 2008 – 2011 42
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn 42
2.1.3.2.Tình hình sử dụng vốn 48
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 52
2.2 Thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHN0 & PTNT Thủ Đô giai đoạn 2008 – 2011 53
2.2.1 Tình hình nợ quá hạn 53
2.2.2 Tình hình nợ xấu 55
2.2.3 Tình hình rủi ro mất vốn 57
2.2.4 Tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng RRTD 57
2.2.5 Đánh giá công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô giai đoạn 2008 – 2011 58
2.2.5.1 Kết quả đạt được 58
2.2.5.2 Những hạn chế trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD 59
2.2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD 61
Kết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THỦ ĐÔ 66
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô năm 2012 66
3.1.1 Mục tiêu hoạt động 66
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô năm 2012 67
3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHNo & PTN Thủ Đô 68
3.2.1 Xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp với lợi thế của NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô 68
Trang 7RRTD trong điều kiện mới 70
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa RRTD 72
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát nội bộ 73
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án bằng vốn vay 75
3.2.6 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro 77
3.2.7 Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay 80
3.2.8 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và chấm điểm khách hàng 80
3.2.9 Thiết lập giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản vay có vấn đề và biện pháp xử lý nợ khó đòi 81
3.2.10 Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế RRTD 82
3.2.11 Phát triển hệ thống CNTT, hiện đại hóa công nghệ NH 83
3.2.12 Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 84
3.3 Một số kiến nghị 84
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 85
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 87
3.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 88
Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN 89
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Ngân hàng thương mại là nơi nhận tiền gửi, thu hút tiền gửi từ khách hàng
dư thừa vốn để cho vay những người thiếu vốn Vì thế, hoạt động mang lại thunhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng luôn tiềm ẩn đầy rẫy những rủi ro Hoạtđộng này còn tạo cho quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế được diễn ranhanh chóng, thuận lợi hơn Tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăngtrưởng Vì vậy, rủi ro trong hoạt động ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến lợinhuận, thu nhập, mục tiêu hoạt động lâu dài của ngành ngân hàng mà nó còn ảnhhưởng đến toàn bộ nền kinh tế, giảm sản xuất và chỉ tiêu, ảnh hưởng tới tăng trưởngkinh tế và công bằng xã hội
Rủi ro được hiểu là những sự kiện xảy ra ngoài y muốn và ảnh hưởng xấuđến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng Rủi ro tín dụng là một phạmtrù luôn gắn liền với đời sống xã hội ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của ngânhàng và nền kinh tế Rủi ro xảy ra lúc nào và hậu quả của nó không thể lường trướcđược.Đối với các ngân hàng rủi ro tín dụng luôn có hậu quả nghiêm trọng nhất, cóảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và nghiêm trọng hơn có thể gây ra phản ứng dâychuyền ảnh hưởng xấu đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Trong nền kinh tế thịtrường, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt nên nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng càng dễ phát sinh Với tư cách là hoạt động kinh doanh tronglĩnh vực tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất nhạy cảm, mọi biến độngtrong nền kinh tế đều nhanh chóng gây ra những xáo trộn bất ngờ và làm cho hiệuquả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút nhanh chóng Trong quá trình kinh doanhtất cả các doanh nghiệp đều có thể gặp phải những rủi ro Tuy vậy, trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và hậu quả luôn nghiêmtrọng nhất Do đó, việc nhận thức và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa
và hạn chế rủi ro luôn là vấn đề cấp bach của các ngân hàng Có rất nhiều tài liệu,sách báo, hội thảo, các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng.Tất cả không nằm ngoài mục đích tìm ra giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạnchế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
Trang 11Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề phức tạp mà các nhà quản lý ngân hàng phảiquan tâm Vì vậy, thông qua những kiến thức đã học ở trường, tham khảo cũng nhưthông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình thực tập tại ngân hàng tôi
quyết định làm đề tài: “ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo &
PTNT chi nhánh Thủ Đô” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng, công tácphòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô để đề xuất ragiải pháp, kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo & PTNT Chinhánh Thủ Đô
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Khóa luận nghiên cứu cơ chế, biện pháp phòng ngừa RRTD đốivới các khoản tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô với khách hàng
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong các khoản tín dụng tại NHNo & PTNTChi nhánh Thủ Đô đối với khách hàng
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp:
- Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạngthái vận động biến đổi không ngừng và thường xuyên có mối quan hệ tác động qualại lẫn nhau
- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thực tế, vận dụng lý luận vào thực tiễn đểgiải thích nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp thích hợp
5. Kết cấu của kháo luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô.
Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô.
Do thời gian thực tập cũng như kiến thức nghiên cứu còn hạn chế nên kếtquả nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều sai sót, em rất mong nhận được ý kiến
Trang 12đóng góp của thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn và có chất lượng tốthơn Em xin trân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1
Trang 13NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Rủi ro là những biến cố không mong đợi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tàisản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chiphí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đốivới hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù Trong quá trình hoạtđộng, ngân hàng thường phải đối mặt với các rủi ro chủ yếu sau: rủi ro lãi suất, rủi
ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi rocông nghệ và hoạt động rủi ro quốc gia và rủi ro khác
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đem lại thu nhậplớn cho các ngân hàng đồng thời, đó cũng là hoạt động đối mặt với nhiều rủi ronhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trong các loại rủi ro thì theo nghiêncứu của Mekinsey RRTD chiếm khoảng 60% và là rủi ro chính đối với các ngânhàng Châu Á
Theo khoản 1 điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ( Ban hành
theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005): RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Trang 14Sơ đồ 1.1: Các biểu hiện của RRTD
Trang 16- RRTD mang tính chất gián tiếp: Xuất phát từ quan hệ tín dụng là ngân hàng chuyểnquyền sử dụng vốn cho khách hàng trong thời gian nhất định, chính vì vậy nguy cơRRTD trước hết là những thiệt hại, thất thoát về vốn trong quá trình sử dụng vốncủa khách hàng.
- RRTD có tính chất đa dạng và phức tạp: Đây là đặc điểm có tính chất tất yếu dongân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ Đặc điểm này cũng là hệ quảcủa đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp nên sự đa dạng và phức tạp củaRRTD đối với ngân hàng ngày càng được thể hiện rõ
- RRTD có tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM:Thông tin không cân xứng là lý do khiến các nhà kinh tế và các nhà ngân hàng chorằng kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro ở mức phù hợp và đạt đượclợi nhuận ở mức tương ứng Do không thể có thông tin cân xứng về việc sử dụngvốn vay cho hoạt động kinh doanh của khách hàng đi vay, bất cứ khoản vay nàocũng tiềm ẩn những nguy cơ RR đối với ngân hàng
Trang 17Trong đó, rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến thẩm định và phân tích tíndụng Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo và mức an toàn của nó Rủi ronghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây dựng và thựchiện chính sách tín dụng và định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soátdanh mục cho vay, xem xét và giám sát danh mục cho vay.
Rủi ro nội tại là rủi ro xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗichủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồncho một số khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc mộtkhu vực địa lý
(1) Phân tích độ tín nhiệm của người vay
Tư cách người vay: Người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợkhi đến hạn
Năng lực pháp lý của người vay: Người vay phải có đủ năng lực hành vi và nănglực pháp lý để ký kết hợp đồng Cá nhân phải trên 18 tuổi và có tư duy phát triểnbình thường, nếu doanh nghiệp thì phải có giấy phép đăng ký kinh doanh
Thu nhập của người vay: Thu nhập hàng tháng của người vay đảm bảo khảng trả nợcho ngân hàng
Tính khả thi dự án: Dự án phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Bảo đảm tiền vay: Tài sản bảo đảm phải đảm bảo cho khả năng ngân hàng có thểthu hồi đầy đủ khoản vay trong tương lai nếu khoản tín dụng có vấn đề và tài sản đóđúng theo quy định của pháp luật
(2) Đánh giá hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng phải đảm bảo đúng pháp luật, tạo mọi điều kiện cho hoạtđộng kinh doanh của khách hàng sao cho có lợi nhất và bảo vệ quyền lợi của ngânhàng bằng cách quy định những điều khoản giới hạn người vay
(3) Đánh giá khả năng thu hồi nợ bằng tài sản đảm bảo
Trong trường hợp những công ty lớn và khách hàng có hệ số tín nhiệm caokhông cần có bảo đảm tín dụng Những khách hàng còn lại thường được yêu cầuphải có bảo đảm tín dụng như cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh tài trợ của bênthứ ba Khi RRTD xảy ra, ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và
có lợi thế về tâm lý so với người vay
Trang 18Các loại bảo đảm tín dụng:
- Khoản phải thu: thường nhận bảo đảm tỷ lệ từ 40% - 90%
- Tài sản cố định: thường nhận bảo đảm tỷ lệ 70%
- Bảo lãnh của bên thứ ba: Bên thứ ba có thể bảo lãnh bằng tài sản hoặc uytín, và cam kết trả nợ cho ngân hàng nếu người vay không trả nợ khi đếnhạn
(4) Kiểm tra tín dụng
Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đếnđiều kiện tài chính của người vay làm cho khả năng hoàn trả nợ vay của khách hànggiảm, cho nên cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra các khoản tíndụng khi đến hạn để có biện pháp xử lý thích hợp khi có vấn đề xảy ra
(5) Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Chỉ tiêu thanh toán tức thời =
Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn =
Vốn lưu động ròng = tài sản lưu động – nợ ngắn hạn
Khả năng trả lãi tiền vay =
Nhóm chỉ tiêu sinh lời:
Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu =
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ ROE =
Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ROA =
Ngân hàng xem xét, đánh giá những chỉ tiêu này của khách hàng vay vốn đểquyết định cho vay
a. Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số Z do E I Altman hình thành, đại lượng Z là thước đo tổnghợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
1) Trị số các chỉ tiêu tài chính của người vay ( Xj )
2) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ
Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Trang 19X3 = Tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản”
X4 = Tỷ số “ thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5 = Tỷ số “ doanh thu/ tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy
cơ vỡ nợ Bất cứ công ty nào có điểm số Z < 1,81 phải xếp vào nhóm có nguy cơ rủi
ro tín dụng cao, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho công ty có Z nhỏ hơn 1,81
Bên cạnh đó, mô hình cũng có những nhược điểm:
- Mô hình chỉ phân biệt khách hàng thành hai nhóm “ vỡ nợ và không vỡ nợ” trongthực tế vỡ nợ phân thành nhiều nhóm, từ không trả hay chậm trả lãi vay, đến khôngtrả nợ gốc và lãi
- Mô hình không tính tới một số nhân tố quan trọng khó lượng hóa nhưng lại ảnhhưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng như: Danh tiếng, mốiquan hệ truyền thống giữa khách hàng với ngân hàng hay yếu tố vĩ mô khác…
b. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểmtín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụthuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, một số tài sản cá nhân…
Mô hình thường sử dụng 7 tới 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểmtín từ 1 tới 10 điểm
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình 8 hạng mục( bảng 1.1) là 43điểm, thấp nhất là 9 điểm Nếu thấp hơn 28 điểm thì ngân hàng sẽ không cho vay
Mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình chovay và giảm được thời ra quyết định tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, mô hìnhcũng có nhược điểm như không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thíchứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống giađình
c. Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng
Đây là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá rủi ro tíndụng và phân tích mức thưởng chấp nhận rủi ro gắn liền với các khoản nợ công tyhay khoản tín dụng ngân hàng đối với những người vay có cùng mức độ rủi ro
Bảng 1.1 Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
1 Nghề nghiệp của người cho vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10
Trang 20 Công nhân tay nghề cao 8
Công nhân không có kinh nghiệm 4
2 Trạng thái nhà ở
Sống cùng bạn bè hay người thân 2
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
8 Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc 4
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đã xếp hạng các công ty phát hành tráiphiếu thành 7 nhóm chính Và so sánh lãi suất trái phiếu thuộc nhóm đó và mức lãisuất trái phiếu kho bạc( trái phiếu không có rủi ro)
(1) Phân tích xác suất vỡ nợ của công cụ nợ kỳ hạn 1 năm:
Giả sử, một ngân hàng yêu cầu mức thu nhập dự tính của trái phiếu công tythời hạn 1 năm ít nhất là bằng mức thu nhập của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm
Trang 21Gọi P là xác suất hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đối với trái phiếu công ty, như vậy( 1– P) sẽ là xác suất vỡ nợ Nếu người vay vỡ nợ theo giả định ngân hàng sẽ khôngthu được gì Gọi mức thu nhập của trái phiếu công ty kỳ hạn một năm là ( 1+k) vàcủa trái phiếu kho bạc là ( 1+ i), nhà quản trị đạt được kết quả như nhau khi đầu tưvào trái phiếu công ty và trái phiếu kho bạc khi:
P(1 + k) = ( 1+ i)
P= (1+i)/(1+k)
Mức thưởng chấp nhận rủi ro tương ứng là:
∆= k – iTrong đó: k là lãi suất của trái phiếu công ty
i là lãi suất của trái phiếu kho bạc
Rõ ràng khi xác suất hoàn trả P giảm thì xác suất vỡ nợ ( 1 – P) tăng, đòi hỏimức thưởng chấp nhận rủi ro tăng lên Trên thực tế ngay cả khi khách hàng phá sảnthì ngân hàng cũng có thể thu được một phần gốc và lãi dựa trên tài sản đảm bảo,thế chấp hoặc thanh lý tài sản…Do đó, nếu gọi C là tỷ lệ thu hồi được gốc và lãitrong trường hợp vỡ nợ Thì nhà quản trị ngân hàng đạt được kết quả như nhau khiđầu tư vào 2 loại trái phiếu khi:
C( 1+k)( 1- P) + P( 1+k) = ( 1+ i) ∆= k – i= (1+i)/( C + P – P C) – ( 1+i)
Ta thấy P và C có thể thay thế hoàn hảo lẫn nhau điều này hàm ý một sựtăng bảo đảm tín dụng ( C tăng) được thay thế trực tiếp bằng xác suất vỡ nợ tăng( Pgiảm) nhưng có cùng mức thưởng chấp nhận rủi ro
(2) Xác suất vỡ nợ của công cụ dài hạn:
Đối với trái phiếu chính phủ điều kiện để không xảy ra kinh doanh chênhlệch lãi suất là thu nhập từ trái phiếu kỳ hạn 2 năm phải bằng thu nhập dự tính đầu
tư liên tiếp vào trái phiếu kỳ hạn 1 năm trong vòng 2 năm Từ đó ta tính được lãisuất dự tính áp dụng cho năm thứ hai:
Trang 221 – p1
0 1 2 3 Năm
Biểu đồ 1.1: Cấu trúc kỳ hạn của xác suất vỡ nợ đối với trái phiếu công ty
Phương pháp này cho phép nhà đầu tư biết được mức độ rủi ro dự tính mộtcách rõ ràng dựa trên các yếu tố thị trường Hơn nữa nếu thị trường trái phiếu chínhphủ và công ty là thanh khoản thì có thể dễ dàng dự tính được rủi ro vỡ nợ trongtương lai Tuy nhiên trong thực tế thị trường chiết khấu trái phiếu công ty rất nhỏ
bé, cho nên phương pháp này tỏ ra chưa thật hiệu quả trong việc quản lý RRTD
1.1.5.1 Tình hình nợ quá hạn
Chỉ tiêu tình hình NQH được sử dụng phổ biến để đánh giá RRTD của ngânhàng Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/ hoặc lãi đã quáhạn Để đánh giá tình hình nợ quá hạn, ta sử dụng hai chỉ tiêu:
Tỷ lệ NQH=
Tỷ lệ KH có NQH=
Tỷ lệ NQH phản ánh số dư NQH chiếm bao nhiêu phần trong tổng dư nợ củangân hàng tại một thời điểm nhất định Tỷ lệ NQH càng cao thì mức độ RRTD củangân hàng càng lớn Tỷ lệ khách hàng có NQH phản ánh số khách hàng quá hạn nợchiếm bao nhiêu phần trong tổng số khách hàng có dư nợ của ngân hàng Tỷ lệ nàycũng là môt trong những yếu tố đánh giá RRTD của ngân hàng Nhưng nếu số NQHtập trung vào một số lượng khách nhất định thì tỷ số này cũng chưa phản ánh chínhxác về tình hình RRTT
Tuy nhiên, tỷ lệ trên chỉ đánh giá mức độ RRTD của ngân hàng tại một thờiđiểm nhất định chứ không phải là toàn bộ quá trình hoạt động tín dụng của ngânhàng Tỷ lệ NQH chỉ tính đến các khoản nợ đã quá hạn chứ chưa tính đến các khoản
nợ chưa đến hạn nhưng đã có dấu hiệu của RRTD Do vậy, chỉ tiêu này phản ánhkhông đúng thực chất chất lượng tín dụng của ngân hàng
1.1.5.2 Tình hình rủi ro mất vốn
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo
Trang 23cam kết Do đó, quỹ dự phòng rủi ro được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phícủa ngân hàng Để đánh giá việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng, ta sử dụngchỉ tiêu:
Tỷ lệ dự phòng RRTD=
Số dự phòng RRTD được trích lập phụ thuộc vào số dư nợ theo từng nhóm
nợ nhất định của ngân hàng và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD theo yêu cầu củaNHNN Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng RRTD được trích lập chiếm tỷ lệcao trong tổng dư nợ, chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, nguy cơ rủi ro tiềmtàng của ngân hàng càng cao do trích lập dự phòng nhiều làm tăng chi phí của ngânhàng, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng đãchủ động đề phòng RRTD có thể xảy ra
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng tỷ lệ mất vốn để đánh giá tình hình rủi romất vốn của ngân hàng
Tỷ lệ mất vốn=
Tỷ lệ mất vốn là tỷ lệ rủi ro thực tế đã xảy ra, đó chính là phần ngân hàngphải dùng quỹ dự phòng và vốn của ngân hàng để bù đắp phần vốn bị mất trong kỳbáo cáo Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ RRTD đối với ngân hàng càng lớn
1.1.5.3 Khả năng bù đắp rủi ro
HS khả năng bù đắp khoản CV bị mất =
Hệ số này phản ánh khả năng bù đắp các khoản vay bị thất thoát từ nguồn dựphòng RRTD Nếu duy trì hệ số này cao thì ngân hàng đảm bảo được hoạt động củamình cho dù rủi ro xảy ra song chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽtăng lên Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần tính toán và duy trì hệ số này ởmức phù hợp nhằm đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời vẫn bù đắp đượccác khoản vay bị thất thoát
HS khả năng bù đắp RRTD=
Hệ số này nói lên mức độ chủ động phòng ngừa RRTD của ngân hàng Hệ sốnày càng cao, chứng tỏ theo đánh giá của bản thân ngân hàng thì rủi ro tiềm tànglớn, nhưng ngân hàng đã chủ động phòng ngừa rủi ro
Trang 24Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp của ngân hàng đối với các khoản nợrủi ro cao – mà ngân hàng đã xác định không có khả năng thu hồi, đây là chỉ tiêuquan trọng giúp ngân hàng nhận biết và duy trì khả năng chống đỡ của ngân hàng.Chỉ tiêu này đi liền với sự tồn tại của ngân hàng, do NQH khó đòi được coi nhưngân hàng không có khả năng thu hồi, buộc ngân hàng phải dùng số tiền dự phòng
để giải quyết, đảm bảo chi trả cho nguồn vốn mà ngân hàng đã sử dụng Một khingân hàng không đảm bảo được cho điều này thì ngân hàng đó sẽ đứng trước nguy
cơ phá sản
1.1.5.4 Mức độ tập trung tín dụng
Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng cấp tín dụng của ngân hàng theo đốitượng KH, nhóm KH, khu vực địa lý, ngành kinh tế… Mức độ tập trung TD phụthuộc chính sách tín dụng dựa trên quy định của NHNN trong từng thời kỳ cụ thể
Thông qua nghiên cứu mức độ tập trung tín dụng, ngân hàng xác định cơ cấu
dư nợ theo đối tượng KH, theo khu vực địa lý, theo ngành kinh tế… hiện tại của ngânhàng Qua đó ngân hàng có thể xác định mức độ tập trung theo nhóm KH cụ thể, dựđoán được RR có thể gặp phải… từ đó giúp ngân hàng có những điều chỉnh cơ cấu tíndụng nhằm giảm thiểu RR cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận
Tỷ trọng dư nợ theo nhóm khách hàng=
Chỉ tiêu này phản ánh đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng đồngthời mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng vào nhóm khách hàng cụ thể nào, kếthợp với việc xác định sự biến động của các nhóm khách hàng mà ngân hàng điềuchỉnh cơ cấu đối tượng khách hàng cho hợp lý
Trang 25lợi nhuận đem lại cho ngân hàng cao hơn việc duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cao.
Do đó, ngân hàng cần điều chỉnh phù hợp với các yếu tố của bản thân ngân hàng:đối tượng khách hàng, chất lượng các khoản cho vay, khả năng quản lý rủi ro…
Tỷ trọng dư nợ theo khu vực địa lý =
Tỷ trọng dư nợ theo khu vực địa lý phản ánh tỷ trọng tín dụng ở từng khuvực địa lý trên tổng dư nợ toàn ngân hàng, tỷ trọng dư nợ ở khu vực nào càng caothì ngân hàng càng phụ thuộc vào sự biến động tình hình kinh tế xã hội của khu vực
đó Ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này phù hợp với: tình hình kinh tế, xã hội, chínhsách phát triển của khu vực đó, số lượng khách hàng mục tiêu…
Thông qua các chỉ tiêu trên, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tập trung tíndụng vào ngành, khu vực, đối tượng khách hàng, kỳ hạn nào để từ đó có những điềuchỉnh phù hợp, nhằm giảm thiểu RRTD cho Ngân hàng
1.1.5.5 Vấn đề trích lập và sử dụng dự phòng
Các ngân hàng trích lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất của cáckhoản cho vay khi có rủi ro xảy ra, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng có thểdiễn ra liên tục Ngân hàng phải trích lập dự phòng theo quy định của NHNN vàđược dựa trên nguyên tắc: số tiền dùng để trích lập dự phòng RRTD càng lớn khi
RR của khoản vay càng cao, giá trị khấu trừ TSBĐ giảm, nhằm bù đắp thiệt hại khi
có rủi ro xảy ra một cách tốt nhất đảm bảo cho sự vận hành của ngân hàng
Các chỉ tiêu đánh giá công tác trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hànglà:
Tỷ lệ dự phòng RRTD=
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể xảy racủa ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì khả năng bù đắp thiệt hại của ngân hàng khirủi ro xảy ra càng tốt
Chỉ tiêu trên và các chỉ tiêu về khả năng bù đắp rủi ro đều phản ánh khả năng
bù đắp thiệt hại của ngân hàng trước những rủi ro đã gặp và có thể gặp phải Các chỉtiêu này càng cao chứng tỏ khả năng chống đỡ RRTD của ngân hàng càng tốt, đảmbảo sự vận hành liên tục của ngân hàng dù ngân hàng có bị thất thoát vốn Song nếu
số tiền để dự phòng cao thì chi phí cho hoạt động của ngân hàng lớn, lợi nhuận thu
Trang 26được sẽ giảm đi Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị là xác định dự phòngbao nhiêu là đủ để có thể bù đắp thiệt hại cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra, đồngthời chi phí cho việc trích lập dự phòng RRTD là thấp nhất.
1.1.5.6 Chỉ tiêu về đảm bảo tiền vay
Chỉ tiêu này liên quan đến RRTD Khi cấp tín dụng, nhằm rang buộc thêmtrách nhiệm trả nợ cho khách hàng và cũng để giảm tổn thất xảy ra, ngân hàngthường yêu cầu khách hàng phải có TSĐB tiền vay Vì vậy TSĐB vừa là yếu tốphản ánh RRTD vừa là biện pháp nhằm hạn chế RRTD
Tỷ lệ nợ có bảo đảm =
Tỷ lệ này càng cao cho thấy tính an toàn của khoản vay Tuy nhiên khi xemxét vấn đề về TSĐB cần xem xét thêm về chất lượng của tài sản này đồng thời xemxét cả tính phát mại của tài sản
Tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho các NHTM tuy nhiênđây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh củangân hàng Trong đó, RRTD là loại rủi ro thường gặp ở bất cứ ngân hàng nào Do
đó việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra RRTD là hoàn toàn cần thiết, điều này giúpcác nhà quản trị ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời, từ đó có thể phòng ngừa vàhạn chế RRTD RRTD xuất phát từ nhiều phía:
1.1.6.1 Nguyên nhân khách quan
Mục đích của các khoản tín dụng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội Màhoạt động của các chủ thể này chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các yếu tố môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, pháp luật… Chính vì vậy, các yếu tố trên cũngảnh hưởng nhiều đến chất lượng, hiệu quả của các khoản tín dụng
Thứ nhất, tín dụng chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế Môi trường kinh
tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường Có thể
kể ra các yếu tố kinh tế bao gồm chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế, mức lãisuất vay mượn, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ…
Sự biến động của các yếu tố trên có thể tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
Trang 27triển của các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc nhu cầu tiêu dùng trong
xã hội Cụ thể, ta phân tích tác động của một số yếu tố kinh tế là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến RRTD sau:
Chu kỳ kinh tế: chu kỳ kinh tế bao gồm 3 giai đoạn suy thoái, phục hội, hưngthịnh Khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, thu nhập dân cư giảm, tỷ lệ thấtnghiệp gia tăng do đó sức mua của thị trường giảm trong khi mức cung hàng hóachưa kịp thay đổi điều này gây khó khăn cho đầu ra của các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh, giảm lợi nhuận doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp không bán đượchàng , vốn bị ứ đọng trong khi doanh nghiệp vẫn phải chi trả cho các khoản chi phí:chi phí bảo quản hàng hóa, nhà kho, chi phí nhân công, chi phí sửa chữa máy móc,chi trả lãi ngân hàng… từ đó gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, và cóthể dẫn đến phá sản Như vậy, việc thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng khôngđảm bảo về thời gian và/ hoặc số lượng, hay nói cách khác, RRTD xuất hiện.Ngược lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh, người vay vốn kinh doanhthuận lợi, lợi nhuận ổn định, khả năng trả nợ được đảm bảo, rủi ro tín dụng giảm
Lạm phát: Lạm phát chính là sự tăng lên của mức giá chung trong nền kinh
tế Sự biến động bất thường của tỷ lệ lạm phát gây khó khăn cho việc xác định mứcsinh lời chính xác của các khoản đầu tư, gây ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng nhậnđịnh của nhà đầu tư Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của dự
án đầu tư từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, thời hạn trả nợ của người vay vốn.Không chỉ vậy, lạm phát còn ảnh hưởng đến tâm lý người lao động Trong thời kỳlạm phát, giá cả tất cả các mặt hàng đều tăng, việc sản xuất kinh doanh khó khăn,mức lương của người lao động tăng không đủ trang trải các nhu cầu hàng ngày, dẫnđến các cuộc đình công, sản xuất kinh doanh ngưng trệ ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh, lợi nhuận bị giảm đi, ảnh hưởng đến việc trả nợ của chủ doanhnghiệp
Ngoài ra, sự biến động của các yếu tố khác như lãi suất, tỷ giá … làm cho chiphí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng, thời hạn trả nợ củakhách hàng
Trang 28Thứ hai, môi trường chính trị cũng là nhân tố quan trọng tác động rủi ro tín
dụng
Một nền chính trị ổn định sẽ là môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanhnghiệp phát triển Doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất và phát triển kinh doanh,
do vậy doanh thu tăng, tăng lợi nhuận, có điều kiện hoàn trả nợ đầy đủ và đúng hạn.Ngược lại nền chính trị bất ổn tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, không có khả năngtrả nợ
Thứ ba, RRTD cũng chịu tác động bởi hệ thống pháp luật quốc gia.
Một hệ thống pháp luật rõ ràng, đồng bộ, thống nhất giúp các doanh nghiệphoạt động dễ dàng, hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngân hàng có thể dễ dàng kiểm traquá trình sử dụng vốn vay của khách hàng Sự chồng chéo, không rõ ràng, thay đổiliên tục của các văn bản luật, văn bản dưới luật khiến ngân hàng thụ động trong cácquyết định cho vay, làm giảm hiệu quả công việc, tốn kém chi phí, thời gian để cậpnhật, điều chỉnh theo luật
Ngoài ra, ta phải kể đến tính chặt chẽ và hiệu lực của hành lang pháp lý sẽlàm mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với ngân hàng chặt chẽ hơn Một hệ thốngpháp luật lỏng lẻo, có nhiều kẽ hở sẽ tạo điều kiện cho việc lừa đảo, chiếm đoạt vốnvay, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, thậm chí là chiếm đoạtvốn của ngân hàng
Thứ tư, môi trường văn hóa xã hội như dân số, phong tục tập quán, thói
quen tiêu dùng, trình độ văn hóa… Các yếu tố trên ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng các khoản tín dụng Dovậy, ngân hàng cần chú ý trong quá trình phân tích tín dụng để đưa ra sản phẩm tíndụng hợp lý, phù hợp với từng khu vực, vùng miền, đảm bảo sao cho khả năng thuhồi nợ là lớn nhất
Môi trường xã hội cũng tác động đến RRTD Môi trường xã hội liên quanđến các nhân tố như đạo đức xã hội, tâm lý xã hội đạo đức có liên quan đến rủi rotín dụng trong trường hợp lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt, lừa đảo, hoặc sự thay đổitâm lý xã hội làm cho thiện chí trả nợ của người vay thay đổi: cố tình không trả nợ,kéo dài khoản vay không trả đúng hạn trong hợp đồng
Trang 29RỦI
RO TÍN DỤ NG
Không thu được lãi đúng hạn
Phát sinh lãi treo
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phá
t sin
h NQ H
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh lãi treo
đóng băng
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh
nợ khó đòi
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Không thu được
vốn đúng hạn
Phát sinh lãi treo
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phá
t sin
h NQ H
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh lãi treo
đóng băng
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh
nợ khó đòi
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Khôn
g thu
đủ lãi
Phát sinh lãi treo
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phá
t sin
h NQ H
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh lãi treo
đóng băng
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh
nợ khó đòi
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Không thu được
vốn cho vay
Phát sinh lãi treo
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phá
t sin
h NQ H
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh lãi treo
đóng băng
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản Phát sinh
nợ khó đòi
Khả năng thanh toán giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, thất thoát vốn, phá sản
Thứ năm, môi trường quốc tế cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân
hàng
Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay có ảnh hưởng rấtlớn đến kinh doanh quốc tế Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệuquả kinh tế xã hội đất nước, mặt khác nó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt Nếu doanhnghiệp nào làm ăn kém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản làm ảnh hưởng đến hoạtđộng tín dụng của ngân hàng Quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước đã tạo ra sựràng buộc về kinh tế, tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống Một ví dụ điểnhình, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ Bắt đầu từ các ngân hàng của Mỹ, cuộc suythoái kinh tế đã lan sang tất cả các nước Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng khôngnhỏ đến một số ngành kinh tế khác của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước
có quan hệ kinh tế với Mỹ
Mặt khác, hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc hoạt động xuất nhập khẩungày càng phát triển Hoạt động thanh toán quốc tế mở rộng, các ngân hàng sẽ giữvai trò là các đại lý,tổ chưc thu tiền, thanh toán hộ khách hàng( thông qua cácphương tiện thanh toán quốc tế như L/C, hối phiếu, séc…), và rủi ro tín dụng có thểxảy ra bất cứ lúc nào
Thứ sáu, yếu tố công nghệ cũng là một trong các yếu tố tác động đến rủi ro
tín dụng của ngân hàng Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, gópphần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của ngân hàng Công nghệ giúp các NHTM
có thể thực hiện các giao dịch với khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn,công nghệ giúp ngân hàng đánh giá khách hàng chính xác, dễ dàng hơn, giám sátcác khoản nợ một cách có khoa học, phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu RRTD…,
từ đó giúp ngân hàng quản lý nợ tốt hơn Mặt khác, công nghệ cũng là một trongnhững yếu tố giúp các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn Như vậy, yếu tố côngnghệ ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng Nó cũng là một trong những yếu
tố quyết định đến rủi ro tín dụng của ngân hàng
Cuối cùng, yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM có thể kể đến là
môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởngnhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, cũng như quá trình sản xuất
Trang 30kinh kinh doanh của doanh nghiệp các yếu tố tự nhiên bao gồm: thời tiết khíhậu( hạn hán, lũ lụt, mưa bão…) nguồn tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng, và cácđiều kiện khai thác, vấn đề ô nhiễm môi trường… Những yếu tố này là những yếu
tố khách quan, ngoài sự kiểm soát của con người, chúng ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trước khi ra quyết định cho vay ngânhàng cần xem xét tới yếu tố này nhằm kiểm soát cho vay với dự án gây ô nhiễm môitrường hay phu thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
1.1.6.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Thứ nhất, khách hàng không trung thực, gian lận, lừa đảo ngân hàng:
Sử dụng vốn sai mục đích vay vốn
Để vay vốn ngân hàng, khách hàng phải đưa ra phương án, dự án kinh doanh
cụ thể, khả thi hoặc phương án sử dụng vốn hợp lý Khách hàng phải cho ngân hàngthấy được phương án của mình là hiệu quả, có khả năng thành công và trả nợ chongân hàng Tuy nhiên, trong thực tế có không ít những doanh nghiệp sử dụng vốnsai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm dụng vốn, làm cho dự án kinh doanhkhông được thực hiện như dự kiến( thiếu vốn, không đảm bảo chất lượng, khôngđúng tiến độ dự định…) Điều này ảnh hưởng không những đến uy tín của cán bộtín dụng, đến hoạt động của ngân hàng, và ảnh hưởng xấu đến cả các khách hàngkhác
Gian lận, lừa đảo khi lập hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hoạt động kinhdoanh
Một số thủ đoạn như cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực tài chính,năng lực kinh doanh của khách hàng vay vốn không chính xác, thiếu minh bạch làmcho cán bộ tín dụng đánh giá không chính xác khách hàng vay vốn dẫn đến một loạtnhững sai lầm như lựa chọn sai khách hàng vay vốn, khách hàng kinh doanh yếukém, không có khả năng trả nợ, từ đó gây ra RRTD cho ngân hàng
Sử dụng hồ sơ giấy tờ giả mạo
Khách hàng vay vốn làm gỉa các giấy tờ, số liệu của cơ quan nhà nước nhưgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký giao dịch đảm bảo, gian dối quamặt cơ quan công chứng,…để từ đó biến các giấy tờ giả thành hợp pháp để sử dụng
Trang 31vay vốn ngân hàng Ngoài ra, khách hàng có thể lập phương án kinh doanh giả mạo,vay vốn ngân hàng, giải ngân theo chứng từ giả mạo.
Khách hàng không có thiện chí trả nợ:
Mặc dù hoạt động có hiệu quả, nhưng việc khách hàng cố tình không trả nợngân hàng, hoặc gia hạn nợ để sử dụng vốn vào mục đích khác có thể ảnh hưởngđến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, hoặc làm cho ngân hàng gặp khó khăntạm thời trong hoạt động, là một trong những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng
Thứ hai, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD
Khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém, không hợp lý sẽquyết định hiệu quả sử dụng nguồn lực( vốn, nhân lực…) của bản thân doanhnghiệp Dù kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là rất khả thi, rất thuyết phục cán
bộ thẩm định nhưng trong quá trình sử dụng vốn không hợp lý, hay không linh hoạtảnh hưởng tới dòng tiền vào doanh nghiệp, hay nói cách khác ảnh hưởng tới khảnăng trả nợ cho ngân hàng
Ngoài ra, khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng một phầnđược quyết định bởi trình độ của cán bộ quản lý của doanh nghiệp Trình độ quản lýyếu kém, kiến thức không sâu rộng có thể dẫn tới việc họ không lường hết đượcnhững khó khăn, những vướng mắc bất ngờ mà họ có thể gặp phải, từ đó gây ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm tiến độ làm việc, kinhdoanh kém hiệu quả… ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng
Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới danh nghĩa một haynhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi đượcdòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dâychuyền
Thứ ba, tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ là đặc điểm chung của hầu hết các doanhnghiệp Việt Nam khiến họ không chịu nổi sức ép của cạnh tranh và những thay đổixấu từ nền kinh tế vĩ mô Mặc dù, dự án kinh doanh có nhiều điểm nổi bật, khả thi,tuy nhiên quy mô vốn nhỏ làm cho doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với
Trang 32RỦI RO TÍN DỤNG Rủi ro giao dịch
RR lựa chọn
RR bảo đảmRR nghiệp vụ
RR nội bộ RR bảo đảmRR nghiệp vụ RR tập trung RR lựa chọn Rủi ro danh mục
RR nội bộ RR tập trung
các doanh nghiệp lớn Ngoài ra, việc ghi chép đầy đủ, chính xác rõ ràng các sổ sách
kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực… khiếncung cấp số liệu sai lệch cho ngân hàng Cũng vì nguyên nhân này nên vấn đề tàisản bảo đảm cho món vay luôn là vấn đề quan trọng để ngân àng xem xét cấp tíndụng cho doanh nghiệp
1.1.6.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay
1. Danh mục cho vay hiện tại tiềm ẩn mức độ rủi ro cao
Tín dụng cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trong khi nguồnvốn các NH chủ yếu là ngắn hạn Mức rủi ro tăng cao do một số lý do sau:
Thứ nhất, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, tâm lý tiêu dùng và đầu tư
thông thường có phần mở rộng Tuy nhiên khả năng trả nợ, đặc biệt của các dự ántrung, dài hạn sẽ có thể thay đổi rất nhiều khi chu kỳ kinh tế đến giai đoạn chữnglại;
Thứ hai, tín dụng trung, dài hạn tăng trưởng rất nhanh, tập trung vào các dự
án với quy mô rất lớn, phức tạp mà việc thẩm định đòi hỏi trình độ chuyên môn cao,theo các tiêu chuẩn thị trường thực sự, vượt quá năng lực, kinh nghiệm, khả nănggiám sát của các cán bộ tín dụng;
Thứ ba, rất nhiều các khoản vay cho các dự án trung, dài hạn lại được thực
hiện bằng USD mà không xem xét đầy đủ đến rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hay tácđộng của việc phá bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan khi chúng ta gia nhậpAFTA, WTO khi nguyên liệu đầu vào của các dự án đó là phải nhập khẩu
Hay việc tín dụng cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh cũng tiềm ẩn mức rủi
ro cao, khi ngân hàng có biểu hiện khá dễ dãi trong cho vay, không chấp hành đầy
đủ quy trình, quy chế cho vay, gia hạn nợ sai quy định, che dấu nợ quá hạn Cáckhoản vay được cơ cấu không phù hợp với tính chất của phương án vay, kế hoạchtrả nợ không căn cứ dòng tiền của dự án, phương án sản xuất kinh doanh
2. Việc thiết kế sản phẩm tín dụng cho từng đối tượng khách hàng chưa hợp lý.
Việc xác định đúng số lượng, thời hạn giải ngân cho từng khoản vay là vôcùng quan trọng Nếu ngân hàng cấp tín dụng vượt quá nhu cầu thực tế của kháchhàng dẫn đến việc sử dụng vốn dư thừa không hiệu quả, gây rủi ro cao Và ngượclại, nếu ngân hàng cấp tín dụng quá ít, không đáp ứng nhu cầu, khiến khách hàng
Trang 33khó khăn trọng việc sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của khách hàng, từ
đó người vay không có nguồn trả nợ ngân hàng gây ra RRTD
3. Trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở nợ quá hạn chứ không phải trên mứ rủi ro tín dụng
Theo quy định hiện nay, các NH thương mại trích lập dự phòng rủi ro tíndụng trên cơ sở nợ quá hạn Điều này là không hợp lý vì có những khoản vay mặc
dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi
ro song lại không được trích lập
4. Lạm dụng tài sản thế chấp
Kinh tế tăng trưởng cao trong vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản
bị đẩy lên cao ở hầu hết các thành phố lớn đã làm nảy sinh tư tưởng dựa dẫm vào tàisản thế chấp Số lượng các khoản vay để mua bất động sản ( nhà , đất) cũng tăng.Tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu cán bộ tín dụng quên đi rằng khoản vay cần đượctrả bằng dòng tiền tạo ra bởi dự án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiềnbán tài sản thế chấp Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương ánkinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi Đây cũng là tâm lýthường thấy ở các ngân hàng các nước đang phát triển Kinh tế tăng trưởng nóng,lãi suất thấp, giá bất động sản thường bị đẩy lên quá cao do đầu cơ và vượt quá xagiá trị thực
5. Kỹ năng, đạo đức của cán bộ ngân hàng
Các kỹ năng cần thiết của cán bộ tín dụng như kỹ năng dự báo kinh tế, thịtrường, phân tích tình hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp, kỹ năng giaotiếp… Tuy nhiên, một cán bộ tín dụng thiếu các kỹ năng này sẽ khiến các nhận xét,phán quyết dựa trên cảm tính, không có căn cứ rõ ràng Do đó hệ lụy tất yếu của nó
là rủi ro tín dụng không được phản ánh chính xác
Đạo đức của cán bộ ngân hàng là yếu tố rất quan trọng một cán bộ tín dụngkhông khách quan, độc lập trong các nhận xét, phán quyết của mình sẽ khiến chochất lượng tín dụng không được đảm bảo
1.1.7.1 Đối với nền kinh tế
Trang 34Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có quan hệ tín dụng đối với ngânhàng Do vậy, khi doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn hoặc trả không đầy đủ gốchoặc/ và lãi, khả năng thanh toán của ngân hàng bị suy giảm, do đó ít nhiều ảnhhưởng đến khả năng cung ứng vốn của ngân hàng đối với nền kinh tế Các doanhnghiệp cần vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không được đápứng đúng nhu cầu nên quá trình hoạt động bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng và việc cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Một đặc trưng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng là hoạt động mangtính hệ thống Ngày nay, các ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ thông qua hoạtđộng cho vay lẫn nhau trên thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo nhu cầu vốn khả dụngtrong thời hạn ngắn, và hoạt động thanh toán với nhau theo yêu cầu của khách hàng
Do vậy, rủi ro trong hoạt động ngân hàng mang tính lan truyền, từ đó sẽ ảnh hưởngđến toàn bộ nền kinh tế Khi một ngân hàng gặp phải RRTD, khả năng thanh khoảncủa ngân hàng đó bị sụt giảm Để bù đắp, ngân hàng phải huy động tiền gửi, vaytrên thị trường tiền tệ hoặc thậm chí vay từ NHTW Việc đi vay NHTW rất nhạycảm, điều này sẽ tác động lớn đến tâm lý người gửi tiền không chỉ của ngân hàng đó
mà người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang, lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rúttiền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn Thêm vào đó, khi RRTDxảy ra, có thể gây chậm trễ trong việc thanh toán cho khách hàng làm cản trở quátrình chu chuyển vốn trong nền kinh tế
Trường hợp xấu nhất là ngân hàng có thể bị phá sản Hậu quả của sự phá sảnngân hàng không chỉ bản thân ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đếncác ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng Điều đó sẽ tạo ra một phản ứng dâychuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác, ảnh hưởng tiêu cực đếntoàn bộ nền kinh tế
Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, RRTDcũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia khác và nền kinh tế toàn cầu.Điển hình như vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers ( Mỹ) vào tháng 8/ 2008không những ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn làm chấn động kinh tế thế giớitrong thời gian vừa qua
Trang 351.1.7.2 Đối với ngân hàng
1) RRTD làm giảm thu nhập dự tính của ngân hàng
Khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng tin tưởng vào khảnăng và thiện chí trả nợ của khách hàng Nếu khách hàng trả nợ đầy đủ và đúnghẹn, ngân hàng sẽ thu được lãi cho vay đủ để bù đắp chi phí huy động và các chi phíkhác trong hoạt động tín dụng Tuy nhiên, nếu RRTD xảy ra, ngân hàng không thu
nợ được trong khi vẫn phải thanh toán lãi huy động vốn, bên cạnh đó còn nhiều chiphí phát sinh từ khoản nợ đó như chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí khác Chínhđiều này làm thu nhập dự tính của ngân hàng sụt giảm
2) RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng
Khi RRTD xảy ra, ngân hàng vẫn phải thanh toán lãi vốn huy động, thậmchí cả gốc của khoản huy động đến hạn hoặc khách hàng yêu cầu, điều này ảnhhưởng đến kế hoạch kinh doanh, đến việc dự tính dòng tiền vào, dòng tiền ra củangân hàng Vì vậy, ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh toán
3) RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng, có thể dẫn đến bị phá sản
RRTD xảy ra làm giảm lợi nhuận, giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.Điều này làm mất lòng tin của người gửi tiền và nhà đầu tư Do vậy, khả năng cạnhtranh của ngân hàng sẽ bị giảm sút Đặc biệt, khi niềm tin của công chúng vào khảnăng kinh doanh của ngân hàng sụt giảm mạnh, hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khảnăng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng để tìm kiếm cơ hộiđầu tư khác, ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh toán và thậm chí việc sụp
đổ của ngân hàng là khó tránh khỏi
Ngân hàng thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.Dựavào thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của khách hàng, ngân hàng tiến hànhphân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính từ đó phát hiện RRTD
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Dựa vào nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giákhả năng thanh toán, từ đó đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Thông qua phân tích nhóm chỉ tiêu này, ngân hàng đolường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp Từ đó, ngân
Trang 36hàng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời trườnghợp sử dụng vốn không hiệu quả - dấu hiệu RRTD
Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy: nhóm chỉ tiêu này phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phầncủa doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ củadoanh nghiệp trong dài hạn
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Qua việc đánh giá nhóm chỉ tiêu này, ngân hàngđánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ralợi nhuận của các cổ đông
1.1.8.2 Các dấu hiệu phi tài chính
1. Dấu hiệu từ phía khách hàng
Ngân hàng không nhận được ( do thất lạc, khách hàng chưa gửi) hoặc doanhnghiệp gửi báo cáo tài chính chậm, các khoản mục trong báo cáo tài chính có sựthay đổi bất thường( tài khoản phải thu, hàng tồn kho, hệ số đòn bẩy tài chínhtăng…)
Doanh nghiệp có sự thay đổi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh như máy móchoạt động kém, mất khách hàng và nhà cung cấp tốt…
Giao dịch với ngân hàng có nhiều điểm bất thường như tài khoản rút số tiền lớn, rútnhiều lần, nhiều địa điểm, khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn( trả nợkhông đúng hạn hoặc thất thường…), thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tíndụng, có hồ sơ đảo nợ( mỗi lần vay mới thì nợ gốc lại giảm xuống một ít)…
Công tác quản trị doanh nghiệp không tốt, thay đổi thói quen thái độ của nhữngngười lãnh đạo, nhân viên không tuân thủ tốt các quy định, chính sách…
Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp
2. Dấu hiệu chính sách tín dụng kém hiệu quả
Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lại
Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn
Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng
Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ ở ngoài lãnh địa hoạt động của ngânhàng
Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ
Tỷ lệ cho vay nội bộ cao( cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giámđốc, các cổ đông…)
Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh ( cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
1.1.9.1 Phân tích khách hàng
Trang 37Mục tiêu của việc phân tích khách hàng là nhằm lựa chọn được khách hàngtốt, cấp tín dụng đúng khả năng và phù hợp với nhu cầu khách hàng, phù hợp vớiphương án và khả năng trả nợ của khách hàng Để phân tích khách hàng có thể sửdụng một số các mô hình sau như mô hình SWOT, mô hình CAMPARI, mô hình6C… trong đó mô hình 6C giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách tốt nhất.
Mô hình này nghiên cứu khía cạnh của người đi vay về thiện chí và khả năng trả nợcho ngân hàng để từ đó ngân hàng cân đối giữa việc mở rộng tín dụng và chấp nhậnrủi ro để có quyết định cho vay phù hợp với mục tiêu và định hướng của ngân hàng
Mô hình 6C
- Character: Ngân hàng sẽ xem xét đến tính hợp pháp, nghiêm túc và rõ ràng của
mục đích vay vốn và kế hoạch trả nợ của ngân hàng Ngoài ra trình độ học vấn,phẩm chất cá nhân cũng có thể được ngân hàng lưu ý thêm Nếu khách hàng thểhiện sự trung thực và cho thấy tính khả thi của dự án thì tư cách vay vốn được xáclập và ngân hàng sẽ xét tới chính sách tín dụng của mình và các chữ C tiếp theo.Ngược lại, ngân hàng sẽ từ chối giao dịch với những đối tượng có dấu hiệu đángngờ: kém hợp tác ngân hàng, có liên quan đến các vụ kiện tụng, hoạt động thua lỗ…
- Capacity : cán bộ tín dụng phải chắc chắn là khách hàng có đủ năng lực vay vốn và
đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vay vốn
- Cashflow : thể hiện khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả
khoản vay của khách hàng Đây là nội dung quan trọng đối với một yêu cầu xin vaynhằm xác định khả năng tạo đủ tiền để đáp ứng yêu cầu hoàn trả khoản vay chongân hàng của khách hàng Khách hàng thường có 3 nguồn trả nợ là: dòng tiền từviệc bán hàng( hay thu nhập), dòng tiền từ việc bán tài sản, các nguồn vốn huy độngkhác như việc phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn Các ngân hàngthường quan tâm đến dòng tiền từ việc bán hàng( thu nhập) và coi đây là nguồnchính để trả nợ Việc đánh giá khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp trong quá khứ là bằng chứng quan trọng để đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng
- Collateral: sự bảo lãnh của bên thứ ba hoặc một tài sản nhằm đảm bảo cho khoản
vay TSĐB giống như một sự ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với ngân
Trang 38hàng trong trường hợp khách hàng vay không có khả năng hoàn trả nợ vay, thôngqua việc xử lý TSĐB ngân hàng có thể thu hồi nợ vay Do vậy, khi cho vay, ngânhàng cũng dựa trên TSĐB của khách hàng để xem xét giá trị khoản vay.
- Conditions: cán bộ tín dụng phải nắm rõ xu hướng tiến triển gần đây của khách
hàng đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến khoảnvay Thông thường, môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt động sản xuấtcủa khách hàng sẽ là cơ sở đánh giá
- Control: ngân hàng tập trung vào những vấn đề sự thay đổi quy chế, pháp luật ảnh
hưởng đến việc đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng
Xếp hạng tín dụng nội bộ:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại kháchhàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và phi tàichính để chấm điểm Hệ thống XHTD nội bộ giúp ngân hàng đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ và xây dựng quy định nội bộ về quản lýchất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng Hệ thốngXHTD nội bộ cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng của tổ chức tín dụng, cónhư vậy kết quả từ hệ thống XHTD nội bộ mới đảm bảo chính xác, làm cơ sở chocác quyết định cho vay, quản lý nợ của ngân hàng… với khách hàng
- Phải được xây dựng trên cơ sở hệ thông tin dữ liệu của từng khách hàng theo ngànhnghề kinh doanh, quy mô, tính chất sở hữu, tình hình hoạt động và kết quả kinhdoanh, năng lực quản trị điều hành
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đầy đủ khả năng trả nợ của khách hàng, kịp thờiđiều chỉnh chính xác kết quả phân loại nợ, có các biện pháp quản lý đối khoản nợxấu, để giúp ngân hàng trong việc giám sát thu hồi nợ đầy đủ , đảm bảo an toàn chohoạt động của ngân hàng
- Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy trình phân loại khách hàng, hệ thống chỉ tiêu
và trọng số của từng chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấmđiểm, xếp hạng khách hàng theo sự biến động của thị trường
Trang 39Sau khi xây dựng được một hệ thống XHTD nội bộ riêng cho từng ngânhàng, nhân viên tín dụng sau khi thu thập, kiểm tra các thông tin tài chính và phi tàichính của khách hàng sẽ nhập các dữ liệu đầu vào Trên cơ sở chấm điểm từngkhoản vay của hệ thống XHTD nội bộ, cán bộ tín dụng sẽ thu được dữ liệu đầu ra làkết quả xếp hạng kèm theo một số báo cáo cần thiết Hiện nay, hầu hết các ngânhàng đều xây dựng hệ thống XHTD nội bộ riêng nhằm đánh giá chính xác kháchhàng dựa vào các yếu tố mà ngân hàng cho là cần thiết, phù hợp.
Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng
Ngân hàng thường xuyên tổ chức thực hiện việc kiểm tra thẩm định để đánhgiá chính xác về khách hàng, từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn Việc đánhgiá khách hàng thông qua năm chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, đánh giá uy tín của khách hàng Ngân hàng cần xác định doanh
nghiệp có uy tín cao hay thấp để biết được sự sẵn long trả nợ của khách hàng Nhiềunhà phân tích cho thấy uy tín đưa lên hàng đầu vì có những người dù họ khó khănnhưng vẫn cố gắng trả nợ đúng hạn để giữ uy tín
Đánh giá uy tín thông qua qua quy tắc đức phẩm chất của người chủ, ngườiđiều hành,thông qua mối quan hệ của người chủ với người xung quanh, người thânbạn bè và đánh giá uy tín của kiểu kinh doanh vì có những doanh nghiệp kinhdoanh vào những lĩnh vực an toàn nhưng có những doanh nghiệp kinh doanh vàonhững lĩnh vực mạo hiểm
Thứ hai, phân tích đánh giá về tình hình của doanh nghiệp Trên cơ sở báo
cáo tài chính của doanh nghiệp lập tại thời điểm gần nhất, ngân hàng tiến hành phântích tình hình tài chính của khoản vay sau này Việc phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp được thực hiện thông qua nhóm các chỉ tiêu:
• Các tỷ lệ về khả năng thanh toán gồm hệ số thanh toán.Các chỉ tiêu này thể hiệnviệc thanh toán nợ gốc và lãi của khách hàng có đúng hạn không
• Các tỷ lệ về cơ cấu vốn gồm: hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Qua việcphân tích các chỉ tiêu này ngân hàng thực hiện hạn chế cấp tín dụng cho các doanhnghiệp có tỷ trọng vốn tự có thấp vay
Trang 40• Các chỉ tiêu hoạt động gồm: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phảithu, doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu này thể hiện hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
• Phân tích điểm hòa vốn: qua sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn để biết việc
sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có hiệu quả không
Thứ ba, đánh giá về năng lực pháp lý của người đại diện doanh nghiệp
thông qua các quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động Việcđánh giá này giúp cho ngân hàng biết được khả năng của người vay có phải chịutrách nhiệm về nghĩa vụ trả nợ không
Thứ tư, phân tích điều kiện kinh doanh của khách hàng Ngân hàng đánh giá
sự biến động của nền kinh tế: khi nền kinh tế đang tăng trưởng sẽ mở rộng cho vay
và ngược lại, khi nền kinh tế suy giảm sẽ thắt chặt cho vay.
Thứ năm, bảo đảm tín dụng Ngân hàng cần đánh giá tài sản đảm bảo của
khách hàng, nhưng chỉ coi đây là một phương tiện dự phòng trong trường hợpkhách hàng không trả được nợ Việc cấp tín dụng không chỉ dựa trên tài sản đảm
bảo Một bảo đảm tín dụng tốt khi thỏa mãn các điều kiện: dễ định giá, dễ cho ngân
hàng đặc thu nó và dễ phát mại
1.1.9.2 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Một chính sách tín dụng được coi là phù hợp khi ngân hàng lựa chọn hay xácđịnh các mục tiêu cho hoạt động kinh doanh tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lànhmạnh Sự lành mạnh thể hiện qua hiệu quả của ngân hàng và của khách hàng Ngânhàng thu được gốc và lãi từ kết quả kinh doanh của khách hàng chứ không phải từviệc phát mại tài sản
Chính sách tín dụng phải được xây dựng dựa trên thực trạng kinh doanh củangân hàng và vào tình hình thực tế trên thị trường
Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lý để giảm thiểurủi ro Đây là phương pháp dựa trên nguyên tắc không đặt quá nhiều trứng vào cùngmột giỏ Một nhóm đối tượng thì bao giờ cũng mang những đặc tính giống nhau, tácđộng xấu bao giờ cũng thường tác động vào cả hệ thống đó Khi cho vay tập trung