dự báo và phòng ngừa RRTD
Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của các văn bản pháp lý thấp nên các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều thiếu chính xác, thậm chí còn giả tạo. Do vậy, yều cầu trước mắt đối với NHNo & PTNT Thủ Đô là nỗ lực đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến quyết định cho vay. Muốn vậy, phải áp dụng các giải pháp sau:
Khai thác từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiện nay các cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng( CIC) của NHNN. Những thông tin này tuy còn ít và chưa thật kịp thời nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, cán bộ tín dụng cần phải biết cách tra cứu, tìm tòi để tận dụng triệt để nguồn thông tin này. Đồng thời, ngân hàng cũng nên quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong việc phải tự mình đi thu thập thông tin từ khách hàng đến vay vốn, thông tin ngoài thị trường, thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thống. Thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động tín dụng của cán bộ và Ngân
hàng để thành lập các bộ hồ sơ tư liệu về khách hàng qua nhiều năm. Những bộ hồ sơ này là cơ sở để Ngân hàng xếp loại khách hàng cà có chính sách phân biệt đối xử đúng đắn nhằm hạn chế RRTD.
Sau khi đã thu thập được thông tin cần thiết, NHNo & PTNT Thủ Đô cần tổ chức tốt hơn khâu lưu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin hiệu quả. Các hướng hoàn thiện trong lĩnh vực này là :
Phân loại thông tin có hệ thống và lưu giữ khoa học: Hệ thống thông tin của Ngân hàng phải được phân loại hợp lý thành: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Thông tin tài chính gồm: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp…; thông tin phi tài chính gồm: tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế… của người vay, cung cầu, giá cả thị trường… của đối tượng được cấp tín dụng.
Yêu cầu phân loại thông tin là phải đảm bảo cung cấp thông tin thuận tiện, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cần phân tích cẩn thận để có thể liên kết chúng theo hệ thống logic, có chia sẻ lẫn nhau giữa các Ngân hàng nhằm giúp người sử dụng tin có thể ra quyết định chính xác, tránh được các rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều Ngân hàng khác nhau.
Thông tin tín dụng phải được lưu trữ và sử dụng theo chế độ bảo mật. Chỉ có cán bộ, bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh mới được truy cập, khai thác và sử dụng. Công tác lưu trữ phải có khả năng cập nhật thông tin mới và loại bỏ thông tin lạc hậu nhằm mục đích giúp Ngân hàng có lượng thông tin đầy đủ, kịp thời, đồng thời giảm chi phí trong công tác thu thập và xử lý thông tin.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và giám sát khách hàng 3.2.4.1. Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một hình thức quản lý tín dụng theo chiều sâu, hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng góp phần ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bộ phận kiểm tra, kiểm toán chuyên trách thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán định kỳ theo chương trình kế hoạch tháng,quý, năm. Đảm bảo ít nhất trong năm mỗi ngân hàng cơ sở phải được kiểm tra 1 lần về công tác tín dụng, ngoài những đợtkiểm tra đột xuất hay kiểm tra vụ việc.
Bộ phận kiểm tra chuyên đề của phòng tín dụng, hàng tháng đều phải kiểm tra lại việc làm của cán bộ mình một cách thường xuyên, liên tục. Kết quả kiểm tra hàng tháng, quý gửi cho bộ phận kiểm tra, kiểm toán chuyên trách tổng hợp.
Kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai, sau mỗi lần kiểm tra, tự kiểm tra phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, quy định rõ thời gian phải sửa sai, con người cụ thể có trách nhiệm sửa sai. Đơn vị nào đã được kiểm tra phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những cán bộ có liên quan và lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm kể cả xử lý hình thức kỷ luật.
Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát.
Để giảm thiểu RRTD từ phía khách hàng. NHNNo & PTNT Thủ Đô cần áp dụng các giải pháp giám sát khách hàng hiệu quả. Cụ thể là:
Quy định chặt chẽ yêu cầu cán bộ tín dụng phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra trước, trong và đặc biệt là sau khi cho vay, nhất là các khoản vay có khả năng xảy ra rủi ro. Đặc biệt, Ngân hàng phải chú trọng giám sát hoạt động của khách hàng sau khi cho vay, đảm bảo yêu cầu khách hàng sử dụng vốn trên thực tế đúng mục đích như phương án, dự án đã đưa ra.
Ngân hàng cần quản lý đầy đủ các nguồn thu từ đầu tư mang lại cho doanh nghiệp để đảm bảo nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải theo dõi sát sao việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng của khách hàng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Tăng cường việc viếng thăm và kiểm soát điạ điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những thông tin bổ ích về thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ kho, chất lượng tài sản bảo đảm cũng như sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư bằng vốn vay
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, NHNo & PTNT Thủ Đô phải có đội ngũ cán bộ thẩm định tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, nhất là nắm vững những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc cho vay như Luật kế toán năm 2003; Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, luật doanh nghiệp Nhà nước 2005; Luật đất đai 2003; Luật dân sự năm 2005; Luật các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và các văn bản pháp luật khác có liên quan . Vì các văn bản luật liên tục được thay đổi, bổ sung theo từng thời điểm nhất ịnh nên ngân hàng phải có kế hoạch tập huấn cho cán bộ thẩm định để họ khi tiến hành thẩm định nắm vững các văn bản có liên quan.
NHNo & PTNT Thủ Đô cần nâng cao công tác thẩm định bằng cách đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu kế toán doanh nghiệp, nắm chắc kết cấu và nội dung báo cáo tài chính của doanh nghiệp và biết cách phân tích sâu sắc thực trạng tài chính
của đơn vị thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo, yêu cầu cán bộ thẩm định phải nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng như: sử dụng các hàm công thức Excell; Mô phỏng Monte – Carlo để phân tích RRTD bằng phần mềm Crystallball; Phần mềm Spss về xử lý dữ liệu thống kê dự báo; phần mềm vẽ đồ thị matcad. Thông qua các phần mềm này cán bộ thẩm định có thể tính được rất nhiều các chỉ tiêu tài chính dự án trong khoảng thời gian ngắn để giúp cho việc thẩm định có hiệu quả cao nhất.
Đối với các dự án trung dài hạn, NHNo & PTNT Thủ Đô càng phải chú trọng nhiều hơn công tác thẩm định, bởi vì chúng có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa RRTD. Vì công tác thẩm định đòi hỏi phải có cán bộ thẩm định chuyên trách, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà dự án đầu tư, mà hiện nay, cán bộ thẩm định của NHNo & PTNT Thủ Đô đa phần là những cán bộ trưởng thành từ công tác tín dụng, nên để đảm bảo chất lượng thẩm định, Ngân hàng cần được thuê tổ chức tư vấn thẩm định. Tránh hiện tượng khi thẩm định chủ yếu căn cứ vào luận chứng kinh tế được duyệt, Ngân hàng không có khả năng kiểm chứng. Khi hoạt động kinh doanh phát triển đến mức cần thiết, phải tuyển dụng cán bộ thẩm định chuyên trách, có đủ trình độ phân tích, đánh giá chuyên ngành và am hiểu các kiến thức kinh tế, xã hội liên quan.
Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định nắm bắt thông tin về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của thủ đô trong từng thời kỳ, các thông tin dự báo, thông tin công nghệ, thị trường… để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về việc cho vay hay không cho vay, giúp lãnh đạo trong việc quyết định cho vay.
Ngân hàng cần phát huy vai trò của hội đồng tư vấn tín dụng để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước khi giải quyết cho vay vầ để đề ra các biện pháp trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề.
Cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều kiện tín dụng. Tuyệt đối không được hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng như lãi suất( lãi suất phải phù hợp để bù đắp rủi ro), tỷ
lệ vốn tự có tham gia dự án ( đảm bảo tính trách nhiệm của khách hàng vào phương án/ dự án kinh doanh), các yêu cầu về tài sản bảo đảm… Dựa vào hệ thống đánh giá, xếp hạng khách hàng mà ngân hàng điều chỉnh điều kiện tín dụng cho phù hợp.
3.2.6. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro
Để hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời đạt được mục tiêu đã định trước, trong thời gian tới, NHNo & PTNT Thủ Đô cần tích cực phân tán rủi ro, thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh tài chính: “ không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ”, Ngân hàng nên chú trọng các giải pháp phân tán RRTD sau:
3.2.6.1. Đa dạng hóa phương thức cho vay nhằm san sẻ rủi ro
Để phù hợp với sự đa dạng về nhu cầu vốn của khách hàng, quy mô cho vay, đối tượng vay vốn và khả năng kiểm soát của Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho việc quản lý rủi ro, chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô cần áp dụng nhiều phương thức cho vay. Cụ thể là:
Tiếp tục duy trì phương tức cho vay từng lần: cho vay từng lần là phương thức áp dụng cho khách hàng vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết, lập giấy nhận nợ. phương thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh NHNNo & PTNT Thủ Đô trong thời gian qua và đối tượng khách hàng chính là cá nhân và kinh tế hộ. Thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục duy trì quy mô cho vay từng lần đã đạt được vì các khoản vay này có độ an toàn cao và số lượng vay trên địa bàn Hà Nội khá lớn.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức này nên áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có uy tín trong quan hệ với Ngân hàng. Ngân hàng cần căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định hạn mức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng nên tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức và các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: Đây là hình thức cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian hoạt động của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Nguồn vốn cho vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Hình thức này dễ kiếm soát việc sử dụng vốn nên có thể hạn chế rủi ro.
Phương thức cho vay theo dòng tiền: phương thức này xác dịnh dòng tiền ra và dòng tiền vào theo đúng chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, xác định rõ hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Đây là một phương thức mới giúp cho cán bộ tín dụng có cách nhìn mới với những thông tin rõ ràng, cụ thể, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, có căn cứ để xác định cho vay đúng thời điểm nảy sinh nhu cầu, đúng mục đích, đúng mức cho vay, thẩm định chính xác hiệu quả đầu tư, xác định được khả năng trả nợ, từ đó có những đánh giá rõ ràng, cụ thể và quản lý được rủi ro.
Cho vay đồng tài trợ: việc cho vay các dự án lớn thường khó khăn do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, NHNo & PTNT Thủ Đô nên phối hợp với các Ngân hàng khác để cùng nhau liên kết trong thẩm định dự án, hợp vốn cho vay, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro
3.2.6.2. Đa dạng hóa đối tượng đầu tư
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Ngân hàng phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đa dạng hóa đối tượng đầu tư, chiến lược kinh doanh của NHNo & PTNT Thủ Đô cần xây dựng theo hướng:
Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất đinh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu.
Tránh cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau bảo đảm sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh được RRTD do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
3.2.6.3. Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng được hiểu là bảo hiểm của các khoản vay theo đó tổ chức bảo