Trong những năm qua, kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu phát sinh RRTD đó là việc khi bên vay không thực hiện đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ 539 818 1184 1212
Nợ quá hạn 38,9 44,3 70,9 129,4
Tỷ lệ nợ quá
hạn/ Tổng dư nợ 7,22% 5,41% 5,99% 10,7%
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Thủ Đô( 2008 – 2011)
NQH luôn là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. NQH phản ánh chất lượng của những khoản cho vay của ngân hàng. Căn cứ vào bảng 2.5 và đồ thị 2.8 ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng về giá trị, tăng mạnh nhất là năm 2010, và tăng chậm lại vào 2011 nhưng đều > 5%.
Đồ thị 2.7: Đồ thị thể hiện giá trị NQH của NHNo & PTNT Thủ Đô ( 2008 – 2011)
Khi mới thành lập Chi nhánh không có nợ quá hạn vì các khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ. Cuối năm 2008, NQH là 38,9 tỷ chiếm 7,22%. Có thể giải thích điều này là do các hợp đồng tín dụng ký kết từ 2007 bắt đầu đến hạn, có một số khoản bị quá hạn, mặt khác tình hình kinh tế 2008 khá phức tạp, đầu năm lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, không chỉ nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp khác có quan hệ cũng bị điêu đứng, không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Sang năm 2009, tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ đã giảm xuống 5,42 nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng lên tới 44,3 tỷ. Việc tăng lên này một phần là do quy mô tín dụng mở rộng, nhưng nhìn chung so với quy mô đó thì nợ quá hạn đã được kiểm soát và chú ý hơn. Để có được điều đó một phàn là do ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn, đánh giá lại các khoản vay theo quyê định 636/ HĐ – HĐQT/XLRR do Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ban hành thay cho quyết định 165 trước đây.
Đến năm 2010, tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ vẫn tăng, tăng lên 5,99%. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã tăng lên đột biến 10,7% lớn hơn mức chung của của các ngân hàng( chỉ khoảng từ 2 – 4%). Một phần là do các khoản nợ quá hạn tồn đọng từ những năm trước vẫn chưa được trả nợ, mặt khác thêm các khoản vay mới đến hạn mà chưa trả nợ. Các khoản nợ này chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng các khoản vay này lại chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng cho vay.
Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn
Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch Số tiền Số tiền Tỷ đồng % Số tiền Tỷ đồng % Số tiền Tỷ đồng % Tổng NQH 38,9 44,3 5,4 13,9 70,9 26,6 60 129,4 1,8 2,54 NQH ngắn hạn 32,1 37,2 5,1 15,9 58,9 21,7 58,3 60,5 1,6 2,7 NQH dài hạn 6,8 7,1 0,3 4,4 12 4,9 69 123,4 0,2 1.67
Từ bảng 2.6, ta có thể thấy từ 200 8 – 2010, nợ quá hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Đến 2011, tỷ lệ tăng của NQH chậm lại. Điều này có thể giải thích là do ;sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2010, 2011 nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn nên tích cực trả nợ. Trong khi đó, tỷ trọng NQH chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng 2011 các có tăng lên bât ngời. Nguồn dư nợ này chủ yếu tập trung vào một số khách hàng nhất định, khi chúng không có khả năng trả nợ thì sẽ dẫn đến RRTD.