Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp và khó khăn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không
nhỏ đến nền kinh tế nói chung và các hoạt động của NHTM nói riếng. Năm 2008, 2009 NHTM đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cơ bản ở mức 7% và 8%/ năm để ổn định về lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường vàng, dollar, bất động sản tăng đột biến khiến lượng tiền gửi dân cư giảm mạnh, mặt khác trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH mạnh, để đảm bảo thanh toán cũng như hoạt động thì các ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất huy động để thu hút và mở rộng hoạt động chiếm lĩnh khách hàng.
Kết quả tài chính của Chi nhánh trong những năm qua:
Từ 2008 – 2011 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều có lãi( năm 2008 lãi trên 15 tỷ, 2009 lãi 23 tỷ, 2010 lãi 31 tỷ và 2011 lãi 37 tỷ). Điều này đảm bảo cho ngân hàng hoạt động và chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong Chi
nhánh. Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Tỷ đồng %) Số tiền Tỷ đồng % Số tiền Tỷ đồn g % Tổng thu nội bảng 82,18 135,85 53,67 65,3 156 20,15 14,83 217 61 39,1 Tổng chi nội bảng 66,8 112,6 45,8 68,6 125 12,4 11 180 55 44 CL thu chi nội bảng 15,38 23,25 7,87 5,12 31 7,75 33,3 37 6 19,35 CL thu chi ngoại bảng -22,5 -10,7 11,8 52,4 -25,6 -14,8 -138 -16 9,6 37,5 Quỹ thu nhập -7,12 12,55 19,67 276 5,4 -7,05 56,2 21 15,6 289
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thủ Đô 2008 - 2011
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tín dụng qua các năm)
2.2. Thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2008 - 2012
RRTD là vấn đề mà bất cứ Ngân hàng nào cũng quan tâm bởi nó tiềm ẩn trong hầu hết các khoản tín dụng và có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng
như sự tồn tại của ngân hàng. Để đánh giá thực trạng của RRTD tại các ngân hàng ta xét đến một số chỉ tiêu sau:
2.2.1. Tình hình nợ quá hạn
Trong những năm qua, kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu phát sinh RRTD đó là việc khi bên vay không thực hiện đúng các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ 539 818 1184 1212
Nợ quá hạn 38,9 44,3 70,9 129,4
Tỷ lệ nợ quá
hạn/ Tổng dư nợ 7,22% 5,41% 5,99% 10,7%
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Thủ Đô( 2008 – 2011)
NQH luôn là vấn đề quan tâm của mọi ngân hàng. NQH phản ánh chất lượng của những khoản cho vay của ngân hàng. Căn cứ vào bảng 2.5 và đồ thị 2.8 ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng về giá trị, tăng mạnh nhất là năm 2010, và tăng chậm lại vào 2011 nhưng đều > 5%.
Đồ thị 2.7: Đồ thị thể hiện giá trị NQH của NHNo & PTNT Thủ Đô ( 2008 – 2011)
Khi mới thành lập Chi nhánh không có nợ quá hạn vì các khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ. Cuối năm 2008, NQH là 38,9 tỷ chiếm 7,22%. Có thể giải thích điều này là do các hợp đồng tín dụng ký kết từ 2007 bắt đầu đến hạn, có một số khoản bị quá hạn, mặt khác tình hình kinh tế 2008 khá phức tạp, đầu năm lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, không chỉ nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp khác có quan hệ cũng bị điêu đứng, không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Sang năm 2009, tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ đã giảm xuống 5,42 nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng lên tới 44,3 tỷ. Việc tăng lên này một phần là do quy mô tín dụng mở rộng, nhưng nhìn chung so với quy mô đó thì nợ quá hạn đã được kiểm soát và chú ý hơn. Để có được điều đó một phàn là do ngân hàng đã giám sát chặt chẽ hơn, đánh giá lại các khoản vay theo quyê định 636/ HĐ – HĐQT/XLRR do Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ban hành thay cho quyết định 165 trước đây.
Đến năm 2010, tỷ lệ NQH/ Tổng dư nợ vẫn tăng, tăng lên 5,99%. Đến năm 2011, tỷ lệ này đã tăng lên đột biến 10,7% lớn hơn mức chung của của các ngân hàng( chỉ khoảng từ 2 – 4%). Một phần là do các khoản nợ quá hạn tồn đọng từ những năm trước vẫn chưa được trả nợ, mặt khác thêm các khoản vay mới đến hạn mà chưa trả nợ. Các khoản nợ này chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng các khoản vay này lại chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng cho vay.
Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn
Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn
Chỉ tiêu
2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch Số tiền Số tiền Tỷ đồng % Số tiền Tỷ đồng % Số tiền Tỷ đồng % Tổng NQH 38,9 44,3 5,4 13,9 70,9 26,6 60 129,4 1,8 2,54 NQH ngắn hạn 32,1 37,2 5,1 15,9 58,9 21,7 58,3 60,5 1,6 2,7 NQH dài hạn 6,8 7,1 0,3 4,4 12 4,9 69 123,4 0,2 1.67
Từ bảng 2.6, ta có thể thấy từ 200 8 – 2010, nợ quá hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Đến 2011, tỷ lệ tăng của NQH chậm lại. Điều này có thể giải thích là do ;sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2010, 2011 nền kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn nên tích cực trả nợ. Trong khi đó, tỷ trọng NQH chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng 2011 các có tăng lên bât ngời. Nguồn dư nợ này chủ yếu tập trung vào một số khách hàng nhất định, khi chúng không có khả năng trả nợ thì sẽ dẫn đến RRTD.
2.2.2. Tình hình nợ xấu
Nợ xấu là khoản vay của khách hàng vay ngân hàng, mà doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản dẫn đến việc khó thu hồi được nợ.
Năm 2008, nợ xấu là một vấn đề nóng đối với các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân là do lãi suất huy động tăng cao dẫn đến lãi suất cho vay tăng theo. Do vậy những doanh nghiệp có khả năng huy động vốn sẽ không chấp nhận vay với mức lãi suất cao, còn những doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng trang trải các khoản chi phí, thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, mức độ tín nhiệm thấp nên khó tiếp cận với các ngân hàng khác và phải chấp nhận vay ngân hàng với lãi suất cao. Trước tình hình kinh tế khó khăn, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm các doanh nghiệp này lại càng khó khăn trong việc cạnh tranh và tiêu thu sản phẩm. Do đó, nguy cơ nợ xấu tăng lên phần lớn là do các đối tượng doanh nghiệp này.
Bảng 2.7: Nợ xấu của NHNo & PTNT Thủ Đô 2008 – 2011 Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch 2010 Chênh lệch 2011 Chênh lệch Tỷ vnđ % Tỷ vnd % Tỷ vnđ % Tổng dư nợ 539 818 279 51,7 1184 366 44,74 1212 28 2,36 Nợ xấu 9,6 12,3 2,7 28,1% 41,4 29,1 236% 89,3 47,9 115,7% Tỷ lệ nợ xấu 1,8% 1,5% 3,5% 7,3%
Đến năm 2009, nợ xấu đã tăng lên 12,3 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại giảm xuống. nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức trên 1%, Ngân hàng đã không thực hiện theo chỉ tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên đột biến là 41,4 tỷ đồng, tăng 236% so với 2009. Nợ xấu này một phần là do các khoản vay là của các khách hàng doanh nghiệp có tỷ trọng vay lớn phá sản, một phần là do nhảy nhóm nợ. Đến cuối 2011, nợ xấu của Agribank có thể coi là cao
nhất trong hệ thống ngân hàng khi nợ xấu lên tới 89,3 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 7,3%. Như vậy việc thực thi chính sách cần được xem xét lại, xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp…
2.2.3. Tình hình rủi ro mất vốnChỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 539 818 1184 1212 Dư nợ mất vốn 0,8 1,3 1,6 2 Tỷ lệ mất vốn (%) 0,15% 0,16% 0,14% 0,17%
Bảng 2.8: Tình hình rủi ro mất vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đô
Từ bảng trên, dư nợ mất vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ 2008 đến 2011 tăng từ 0,8 lên 2. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mặt khác do công tác quản lý thu hồi nợ của NH chưa phát huy được hết hiệu quả.
2.2.4. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
DPRR là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Với mỗi khoản tín dụng thì tương ứng với nó là một mức rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng nào cũng xác định là có thể gặp rủi ro. Để chủ động trong việc hạn chế hậu quả do RRTD có thể gây ra, một trong những biện pháp hiện nay các ngân hàng sử dụng là thực hiện trích lập dự phòng RRTD.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số tiền trích lập dự phòng 14,96 16,1 20,3 28,1 Tổng dư nợ 539 818 1184 1212 Tỷ lệ trích lập DPRR( %) 2,78% 1,9% 1,7% 2,31%
Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng của Agribank Thủ Đô
Số tiền trích lập dự phòng có xu hướng tăng qua các năm. Từ 14,96 tỷ đồng năm 2008, đến 2011 là 28,1 tỷ đồng. Điều này tương ứng với chất lượng tín dụng
đang báo động của Ngân hàng. Mặt khác, sự tăng lên quỹ dự phòng cũng thể hiện khả năng tài chính của Ngân hàng là khá vững chắc.
2.2.5. Đánh giá về công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHNo&
PTNT Thủ Đô 2008 -2011
2.2.5.1. Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại chi nhánh
Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô là đơn vị thành lập được 4 năm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nơi RRTD có hình thức thể hiện đặc thù ít được nghiên cứu. Mặc dù vậy, thời gian qua, công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD đã được Ngân hàng bước đầu triển khai toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo và cán bộ trong Chi nhánh về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD thích hợp. Nhờ nhận thức đó, Chi nhánh Thủ Đô vừa mạnh dạn triển khai mạnh mẽ công tác huy động vốn và cho vay, vừa chủ động phòng ngừa và hạn chế RRTD cở mức thấp hơn mức chung của NHNo & PTNT Việt Nam quy định.
Trong những năm qua, chi nhánh đã đạt được những kết quả trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD, cụ thể:
- Thành công trước hết của NHNo & PTNT Thủ Đô trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD là đã đưa ra công tác này quán triệt vào toàn bộ hoạt động của quy trình cho vay khách hàng. Ngay từ khâu huy động vốn, Ngân hàng đã chủ động theo sát giá thị trường, không mạo hiểm nâng cao lãi suất để huy động nên đã hạn chế được rủi ro chênh lệch lãi suất. Trong khâu cho vay, NH đã tiến hành thẩm định khách hàng theo phương thức chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm, thẩm định dự án đầu tư theo tiêu chí của NHNo & PTNT Việt Nam. Công tác kiểm tra nội bộ cũng được tăng cường để phòng ngừa các sai sót của cán bộ có thể dẫn đến RRTD. Nhờ đó, RRTD của chi nhánh trong phạm vi quản lý của ngân hàng, vẫn đảm bảo chỉ tiêu cam kế với NH cấp trên.
- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đều đã được triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đô đã thiết lập được hoạt động dự báo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài ra, chi nhánh đã tích cực thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng, qua tiếp cận khách hàng và đã bước đầu thực hiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng thông
qua phương pháp chấm điểm. NHNo & PTNT Thủ Đô đã bước đầu thực hiện phòng ngừa RRTD theo quy định chung của NHNN và NHNo & PTNT Thủ Đô đã độc lập hoàn toàn trong quá trình thẩm định liên quan đến việc cho khách hàng vay.
- Công tác xử lý RRTD đã được NH chỉ đạo tích cực. Qua quá trình hoạt động của Ngân hàng cho thấy, rủi ro từ đối tượng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất. Ngoài ra, NH đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế RRTD như phân loại nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn trả nợ cho Ngân hàng, đốc thúc cán bộ tín dụng tìm cách thu hồi nợ, xử lý nợ bằng tài sản thế chấp hoặc quỹ dự phòng rủi ro… Chính các nỗ lực đó đã giúp NHNo & PTNT Thủ Đô vượt qua được các khó khăn do thiên tai, do đạo đức của khách hàng và do chế độ chính sách của Nhà nước tại địa bàn.
- NHNo & PTNT Thủ Đô nhận thức rõ mức độ thiệt hại từ RRTD đối với Ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ quản lý và trách nhiệm của người tham gia vào quy trình tín dụng. Vì thế, Ngân hàng đã quán triệt để cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD trong hoạt động thường ngày của họ. Nhờ đó, các cán bộ của Ngân hàng không còn lạ lẫm, bỡ ngỡ với RRTD và biện pháp phòng ngừa RRTD như khi mới đi vào hoạt động. Ngân hàng cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNo & PTNT Việt Nam và Trung tâm đào tạo NHNo & PTNT Việt Nam tổ chức. Ngoài việc quy định nghĩa vụ phòng ngừa và hạn chế RRTD của từng bộ phận, từng cán bộ nghiệp vụ, Ngân hàng còn thành lập tổ thu hồi nợ do cán bộ có cương vị cao phụ trách. Nhờ tạo ra cơ chế chuyên trách như vậy nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả hơn.
2.2.5.2. Những hạn chế trong công tác phòng ngừa RRTD của Chi nhánh
- Nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thủ Đô có xu hướng chuyển dịch không an toàn từ các nhóm nợ có nguy cơ rủi ro xuống các nhóm nợ có nguy cơ rủi ro cao hơn, chứng tỏ thực trạng RRTD của Ngân hàng có dấu hiệu chuyển biến xấu.
- Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, ở mức cao so với mức chung của các ngân hàng.
- Chất lượng công tác thông tin phòng ngừa RRTD chưa cao. Hiện tại, NH vẫn dựa chủ yếu vào thông tin chính thống từ NHNN và trung tâm phòng ngừa RR của NHNo & PTNT Việt Nam, trong khi các nguồn tin này không đầy đủ và sơ lược.
Mặc dù chi nhánh đã có tổ chức tự thu thập thông tin riêng nhưng hoạt động này còn mang lại hiệu quả hạn chế do thông tin thu thập được chưa hệ thống, chưa được qua thẩm định, xác minh, chưa phản ánh đúng trang thái của doanh nghiệp, chưa được sắp xếp khoa học có thể dẫn đến NH không dám cho vay vốn.
- Chất lượng công tác dự báo RRTD chưa tốt. Cho đến nay, Ngân hàng chưa đảm bảo