Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 93)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Thủ Đô

- Ban giám đốc: có trách nhiệm quản lý, tổ chức, điều hành và quyết định mọi

hoạt động của chi nhánh theo phương hướng hoạt động kinh doanh của Hội Đồng Quản Trị cũng như Ban Giám Đốc của NHNo & PTNT đề ra.

- Phòng hành chính và nhân sự: thực hiện công tác tổ chức cán bộ văn phòng,

công tác quản lý hành chính, văn thư, quán triệt, phổ biến các văn bản quy định hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ liên quan;

- Phòng kế hoạch và kinh doanh: tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển, kế

hoạch kinh doanh; triển khai kế hoạch kinh doanh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Phòng kế hoạch và ngân quỹ: chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên

quan đến công tác tài chính, giao dịch thanh toán với khách hàng; quản lý và thực hiện hạch toán kế toán; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh.

- Phòng kiểm tra và giám soát nội bộ: tham gia nghiên cứu, soạn thảo hoặc

chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng; kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn bộ hệ thống chi nhánh; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và các báo cáo tài chính của Chi nhánh;

- Phòng dịch vụ và Marketing: tham mưu đề xuất với Ban Giám Đốc chi

nhánh xây dựng chính sách phát triển khách hàng, hạn mức giao dịch với từng khách hàng; thực hiện các hoạt động Marketing cho Chi nhánh.

- Các phòng giao dịch: có 4 phòng, đại diện theo ủy quyền của Chi nhánh để

thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng; trực tiếp giao dịch với khách hàng; huy động vốn.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Thủ

Đô giai đoạn 2008 – 2011

2.1.3.1. Về tình hình huy động vốn

Bản chất NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ và hàng hóa mà ngân hàng kinh doanh cũng rất đặc biệt đó là tiền tệ. Hoạtốnộng chính của ngân hàng là “ đi vay để cho vay”. Do đó, nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được coi là cơ sở tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM phát triển.

Chính vì vậy, NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Thủ Đô đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm và nâng cao giải pháp huy động vốn theo kế hoạch đặt ra, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng cũng như các hoạt động thanh toán, kinh doanh khác của Chi nhánh và bổ sung nguồn vốn của bản thân NHNo& PTNT Việt Nam để điều hòa toàn hệ thống.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng(% ) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) Số tiền Tỷ trọng(% ) Tổng nguồn vốn 890 100 1216 100 1363 100 1466 100

1. Phân loại theo tiền

Nội tệ 799 89.78 858 70.56 1211 88.85 131

1

89.43

Ngoại tệ 91 10.22 358 29.44 152 11.15 155 10.57

2. Phân loại theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân cư 278 31.24 426 35.03 634 46.52 670 45.70 Tiền gửi TCKT 562 63.15 718 59.05 696 51.06 741 50.55 Tiền gửi TCTD 50 5.62 73 6.00 33 2.42 55 3.75 3. Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 11 1.24 149 12.25 108 7.92 173 11.80 Tiền gửi có kỳ hạn <12T 106 11.91 306 25.16 200 14.67 459 31.31 Tiền gửi có kỳ hạn >12T 773 86.85 761 62.58 1055 77.40 834 56.89

Bảng 2.1: Tình hình huy HĐV của NHNo& PTNT Thủ Đô ( 2008 – 2011)

Đồ thị 2.1: Tình hình tăng trưởng tổng NVHĐ của Agribank Thủ Đô 2008 - 2011

( Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm của NHNo & PTNT Thủ Đô)

Căn cứ vào bảng 2.1và đồ thị 2.1, ta thấy nguồn vốn của Agribank Thủ Đô có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối từ 2008 – 2011. Cụ thể, tổng vốn huy động năm 2008 là 890 tỷ đồng, năm 2009 là 1216 tỷ đồng, năm 2010 là 1363 tỷ đồng, năm 2011 là 1466 tỷ đồng. Như vậy, NVHĐ của Agribank Thủ Đô đều tăng qua các năm. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, sự biến động phức tạp của thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung, thị trường ngân hàng nói riêng, tuy nhiên Agribank Thủ Đô vẫn thu hút được lượng vốn huy động cao và tăng lên trong giai đoạn 2008 -2011.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng NVHĐ 2008 - 2011

Căn cứ biểu đồ 2.2: Đồ thị có dốc lên, nhưng độ dốc giảm dần điều này chứng tỏ NVHĐ tăng chậm lại. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu không tốt bởi vì sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt do sự ra đời của nhiều ngân hàng, dân cư chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực khác chình vì vậy huy động vốn trỏ nên khó khăn hơn nhưng NVHĐ của Agribank Thủ Đô vẫn tăng về giá trị tuyệt đối. Điều này chứng tỏ, sự tin tưởng của khách hàng vào Agribank Thủ Đô, đây vẫn là địa chỉ tin cậy để gửi tiền của công chúng.

(2) Về cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế từ 2008 - 2011

- Nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong NVHĐ của Agribank Thủ Đô là TG của TCKT, chiếm trên 50% tổng NVHĐ. Tỷ trọng nguồn vốn này có giảm đi nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn có xu hướng tăng lên. Năm 2009 TG của TCKT tăng mạnh nhất, tăng 156 tỷ đồng (tăng 22,9%) là do trong năm này ngân hàng đã thu hút được một số công ty lớn gửi tiền, thanh toán tiền lương cho nhân viên ngân hàng. Những

năm sau, TG của TCKT vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn, tuy nhiên vẫn là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng.

- TG của dân cư có tỷ trọng đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng này có xu hướng tăng lên từ 2008 – 2010, năm 2011 tỷ trọng có giảm nhưng không đáng kể, nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng. Đặc biệt năm 2010, TG tỷ trọng của dân cư tăng từ 35, 03% lên 46,52% ( tăng 11,49%), tăng 208 tỷ đồng, trong khi 2009 tăng 148 tỷ đồng, 2011 tăng 36 tỷ đồng.

- TG của TCTD chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng NVHĐ. Tiền gửi này chủ yếu để đảm bảo thanh toán, thực hiện các giao dịch ngân hàng cần thiết.

Nguồn vốn huy động theo loại tiền:

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu NVHĐ theo loại tiền 2008 – 2011

Có thể thấy TG nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NVHĐ. Năm 2009 tỷ trọng này có xu hướng giảm từ 89,78% xuống 70,56%, nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng nhưng tăng ít hơn năm 2010, 2011. Có thể giải thích điều này là năm 2009 có 1 đợt thay đổi lãi suất 1/2/ 2009 lãi suất cơ bản giảm từ 8,5% xuống 7% và kéo dài đến 1/ 12/ 2009 LSCB tăng lên 8%, lãi suất ngoại tệ hấp dẫn hơn lãi suất tiền gửi nội tê chính vì vậy không ít người dân chuyển sang gửi tiền bằng ngoại tệ hoặc có hướng đầu tư khác( thị trường chứng khoán…)

Đến 2010, lãi suất tăng lên 8%, cuối 2010 lãi suất tăng lên 9%, đây cũng là năm mà thị trường chứng khoáng sụt giảm mạnh, chính vì thế gửi tiền vào ngân hàng là nơi an toàn, đem lợi ích cho người dân, TG nội tệ tăng lên.

Nguồn vốn theo thời hạn huy động

Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ qua các năm nhưng tăng trưởng không ổn định. TG có KH < 12 tháng có tỷ trọng đứng thứ hai, có xu hướng tăng trưởng khá ổn định. Còn TG KKH chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng NVHĐ của ngân hàng.

Đồ thị 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn từ 2008 – 2011

Năm 2009, TG có kỳ hạn> 12 tháng giảm xuống 12 tỷ đồng, giảm 1,55% so với 2008, TG có KH < 12 tháng tăng từ 106 tỷ lên 306 tỷ, tăng 200 tỷ( tăng

188,67% so với 2008) làm tỷ trọng TG có KH > 12 tháng giảm từ 86% xuống 62% . Có thể giải thích rằng, năm 2009 NHNN hạ LSCB từ 8,5% xuống 7% vì thế người dân có thể sử dụng tiền chuyển sang hướng đầu tư khác, hoặc gửi tiền có kỳ hạn ngắn với kỳ vọng lãi suất sẽ tăng lên và không phải chịu thiệt lãi suất thấp.

Đến năm 2010, lãi suất được điều chỉnh lên 8% , 9%/ năm , nguồn tiền gửi này tiếp tục tăng bất ngờ từ 761 tỷ đồng lên 1055 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng tăng 38,63% so với 2009. TG có KH < 12 tháng giảm mạnh từ 306 tỷ đồng xuống 200 tỷ đồng giảm 106 tỷ ( giảm 35,3%). Với tâm lý sợ lãi suất lại giảm như 2009 chính vì vậy người dân đã gửi tiền với kỳ hạn dài để phòng trừ lãi suất lại giảm xuống.

Đến 2011, TG có KH > 12 tháng giảm mạnh xuống 834 tỷ đồng, giảm 221 tỷ đồng, giảm 20,95% so với 2010. TG có KH < 12 tháng tăng từ 200 lên 459 tỷ tăng 129,5%. Và tỷ trọng TG có KH < 12 tháng tăng từ 14% lên 31% trong tổng NV. 5/ 11/2010 LSCB tăng lên 9%, đây là lần đầu tiên sau 11 tháng giữ nguyên lãi suất 8% của NHNN. Mặt khác năm 2011 là một năm giá vàng biến động mạnh mẽ, và tăng cao, thị trường bất động sản xuống dốc, giá rẻ, chính vì vậy người dân chọn gửi tiền có KH ngắn với hy vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng, và có thể lưu động vốn hơn trong việc đầu tư lĩnh vực khác.

Tóm lại, việc phân tích tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Thủ Đô cho thấy sự linh hoạt trong điều hành hoạt động của chi nhánh. Mặc dù việc thu hút vốn trong những năm đó vô cùng khó khăn nhưng chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá tốt. Đây là cơ sở vững chắc để ngân hàng đầu tư tín dụng và khai thác nguồn vốn rẻ một cách hợp lý để kiếm lợi nhuận cao nhất.

2.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản và chủ yếu của NHTM. Hoạt động này đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Như vậy, cùng với hoạt động huy động vốn thì hiệu quả của hoạt động huy động vốn là cơ sở để đánh giá sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bằng phương thức như thế nào thì mục tiêu hướng tới là lợi nhuận và mục tiêu này phụ thuộc không những vào phương thức huy động vốn mà còn phụ thuộc vào việc sử dụng đồng vốn huy động đó có hiệu quả hay không.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh Thủ Đô từ năm 2008 – 2011

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tín dụng qua các năm của Agribank chi nhánh Thủ Đô

Căn cứ vào bảng 2.2 và đồ thị 2.7 ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh nhất là giai đoạn 2009, 2010. Năm 2009, dư nợ tín dụng tăng 279 tỷ đồng, tăng 51,76% so với 2008; năm 2010 dư nợ tín dụng tăng 366 tỷ đồng, tăng 44,74% so với 2009. Năm 2011, dư nợ tín dụng vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn so với 2 năm trước, chỉ tăng có 28 tỷ đồng, tăng 2,36% so với 2010. Như vậy, quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng tương ứng với tốc độ tăng của NVHĐ.

Những năm đầu, việc mở rộng quy mô tín dụng là do Ngân hàng đã thực hiện đúng chủ trương chính sách: mở rộng cả về hình thức cho vay, đối tượng cho vay, các thủ tục cho vay được thực hiện nhanh gọn hơn. Năm 2001, tăng trưởng tín dụng chậm lại, một phần là do NVHĐ ngày càng khó khăn, mặt khác, nợ xấu từ tín dụng bất động sản chiếm tỉ lệ cao của các dự án đầu tư từ 2008,2009 chính vì vậy mà việc cho vay năm 2011 trở nên thắt chặt, hạn chế hơn, tăng trưởng tín dụng chậm lại.

Đồ thị 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank Thủ Đô 2008 – 2011

(Nguồn: Phòng kế hoạch và tổng hợp chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô)

Dư nợ theo loại tiền:

Chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ ( %) 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 100 100 100 100 Dư nợ nội tệ 85,53 89,85 89,86 87,62 Dư nợ ngoại tệ 14,47 10,15 10,14 12,38 Dư nợ ngắn hạn 72,17 79,34 86,91 88,86

Dư nợ trung và dài hạn27,83 20,66 13,09 11,14

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ theo loại tiền và kỳ hạn của Agribank Thủ Đô

Dư nợ cho vay bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định trong tổng dư nợ ( từ 85% trở lên qua các năm). Trong khi đó dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Điều này một phần là do chính sách của ngân hàng và một

phần là do lãi suất cho vay ngoại tệ cao khiến cho ít người tiếp cận với nguồn vốn này hơn.

Dư nợ theo kỳ hạn

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ vẫn chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 là 72, 17% thì đến năm 2011 đã là 88, 86%. Dư nợ ngắn hạn nhìn chung tăng trưởng tốt. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng 260 tỷ đồng, tăng 66,84% so với 2008. Năm 2010 tăng 380 tỷ đồng, tăng 58,55% so với 2009. Năm 2011 tăng 48 tỷ đồng, tăng 4, 66 % so với 2010. Như vậy dư nợ ngắn hạn vẫn tăng trưởng, nhưng tăng chậm hơn. Điều này một phần là do tỷ lệ nợ xấu trong nhưng năm gần đây cao, vì thế điều kiện cũng như chính sách cho vay thắt chặt và hạn chế hơn.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm. Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn chiếm 20,66% tổng dư nợ, tăng 19 tỷ( tăng 12,7% so với 2008). Năm 2010 và 2011 dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm( 2010: giảm 14 tỷ, 2011: giảm 20 tỷ). Có thể giải thích là: năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, vì thế Chính Phủ đã ban hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất. Cùng với lãi suất cơ bản điều chỉnh giảm xuống 7% từ 1/02/2009, các NHTM, TCTD bắt đầu cho vay hỗ trợ lãi suất 4% theo các quyết định 131, 443, 497 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ huy động không quá 8 tháng; cho vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất; cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn. Năm 2010, 2011 cho vay chủ yếu dưới dạng cho vay bất động sản, lĩnh vực này chiếm tỷ lệ nợ xấu khá cao chính vì thế trong 2 năm gần đây NHNNo đã hạn chế cho vay trên lĩnh vực này, và cho vay trung dài hạn cũng chiếm tỷ lệ rủi ro cao hơn chính vì vậy mà lĩnh vực cho vay này có xu hướng giảm đi.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp và khó khăn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng không

nhỏ đến nền kinh tế nói chung và các hoạt động của NHTM nói riếng. Năm 2008, 2009 NHTM đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cơ bản ở mức 7% và 8%/ năm để ổn định về lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường vàng, dollar, bất động sản tăng đột biến khiến lượng tiền gửi dân cư giảm mạnh, mặt khác trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH mạnh, để đảm bảo thanh toán cũng như hoạt động thì các ngân hàng đồng loạt nâng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thủ đô (Trang 48 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w