RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIBANK- CHI NHÁNH HOÀN KIẾM THEO GÓC NHÌN KINH TẾ VĨ MÔ LỜI NÓI ĐẦU 1. Ly do nghiên cứu đề tài Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các Ngân hàng. Thông qua hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Chi nhánh giao dịch Hoàn Kiếm -Ngân hàng Quốc tế VIBank , bài viết muốn nói lên được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Từ đó có những phân tích theo quan điểm kinh tế học và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò rất quan trọng. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Trong hơn 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng có thể nói năm 2008 và trong thời điểm những tháng đầu năm 2009 các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của mình bởi môi trường kinh doanh có nhiều diễn biến bất ngờ và đổi chiều nhanh chóng. Suy giảm kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong thực tế, Chính phủ Việt Nam đã điều hành các chính sách vĩ mô thời gian qua khá linh hoạt trong những thời điểm nhạy cảm, góp phần duy trì một môi trường vĩ mô phù hợp. Sau giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008, chính sách tiền tệ đã có sự điều chỉnh mạnh theo hướng mở rộng nhằm hạn chế sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Chính vì những sự thay đổi trái chiều này mà các NHTM phải đứng trước những thách thức rất lớn trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn, giữ vững sự ổn định và an toàn. Và ngân hàng Quốc tế VIBank cũng không phải trường hợp ngoại lệ, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh, biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho VIBank tìm được thị phần riêng, vượt qua khó khăn và trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại nói chung và VIBank nói riêng là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Bài viết đã sử dụng những lý thuyết và mô hình trong kinh tế học để làm cơ sở thẩm định phân tích, nghiên cứu những tác động của chính sách tiền tệ thời gian qua tới hoạt động của NHTM, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong quản lý ngân hàng để làm căn cứ trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng qua đề tài: “ Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIBank- Chi nhánh Hoàn Kiếm theo góc nhìn kinh tế vĩ mô”. 2. Nội dung nghiên cứu. Bố cục đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Chương I : Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Chương II : Thực trạng rủi ro tại NH Quốc tế VIBank-Chi nhánh Hoàn Kiếm Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NH Quốc tế VIBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Trang 1RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIBANK- CHI NHÁNH HOÀN
KIẾM THEO GÓC NHÌN
KINH TẾ VĨ MÔ
LỜI NÓI ĐẦU
1 Ly do nghiên cứu đề tài
Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhấtcho các Ngân hàng Thông qua hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Chi nhánh giao dịch Hoàn Kiếm -Ngân hàng Quốc tế VIBank , bài viết muốn nói lên được thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Từ đócó những phân tích theo quan điểm kinh tế học và đưa ra những giải phápnhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò rất quan trọng Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định vàcó hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và
ngược lại
Trong hơn 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng có thể nói năm 2008 và trong thời điểm những tháng đầu năm 2009 các Ngân hàng thương mại
Trang 2phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất trong hoạt động kinh doanh của mình bởi môi trường kinh doanh có nhiều diễn biến bất ngờ và đổi chiều nhanh chóng Suy giảm kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Trong thực tế, Chính phủ Việt Nam đã điều hành các chính sách
vĩ mô thời gian qua khá linh hoạt trong những thời điểm nhạy cảm, góp phần duy trì một môi trường vĩ mô phù hợp Sau giai đoạn thắt chặt chínhsách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát từ nửa cuối 2007 đến nửa đầu 2008,chính sách tiền tệ đã có sự điều chỉnh mạnh theo hướng mở rộng nhằm hạn chế sự suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu Chính vì những sự thay đổi trái chiều này mà các NHTM phải đứng trước những thách thức rất lớn trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn, giữ vững sự
ổn định và an toàn Và ngân hàng Quốc tế VIBank cũng không phải trường hợp ngoại lệ, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh, biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho VIBank tìm được thị phần riêng, vượt qua khó khăn và trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại nói chung và VIBank nói riêng là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Bài viết đã
sử dụng những lý thuyết và mô hình trong kinh tế học để làm cơ sở thẩm định phân tích, nghiên cứu những tác động của chính sách tiền tệ thời gian qua tới hoạt động của NHTM, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong quản lý ngân hàng để làm căn cứ trình bày một
số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng qua đề tài: “ Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế VIBank- Chi nhánh Hoàn Kiếm theo góc nhìn kinh tế
vĩ mô”.
2 Nội dung nghiên cứu.
Bố cục đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Chương I : Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Chương II : Thực trạng rủi ro tại NH Quốc tế VIBank-Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của NH Quốc tếVIBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 3CHƯƠNG I RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN THEO CÁCH NHÌN KINH TẾ HỌC
1 Ngân hàng Trung ương
1.1.Ngân hàng Trung ương và các công cụ điều tiết
Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và có chức năng điều chỉnh chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là một ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương có hai nhiệm vụ chính Nhiệm vụ thứ nhất là điều tiết các hoạt động Ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thốngngân hàng Ngân hàng trung ương thường xuyên giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng bằng thanh toán liên ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi các ngân hàng này có nhu cầu Khi các ngân hàng gặp khó khăn về mặt tài chính như thiếu hụt tiền mặt, thì ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để duy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Nhiệm vụ thứ hai và quan trọng hơn của ngân hàng trung ương là kiểm soát lượng tiền cung ứng Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tê Thông qua nghiệp vụ nghiệp vụ thị trường mở, các qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu( lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay), ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia
Nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng trung ương thực hiệm nghiệp
vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng Khi mua trái phiếu chính phủ, ngân hàng trung ương phải trả cho
Trang 4những người bán trái phiếu một lượng tiền đúng bằng giá trị các trái phiếu chính phủ mua vào Kết quả là cơ sở tiền tệ tăng lên một lượng tương ứng Do cơ sở tiền tệ tăng, cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ, những người mua trái phiếu sẽ trả một khoản tiền tương ứng cho ngân hàng trung ương Kết quả là một lượng tiền tương ứng bị “rút khỏi lưu thông”, tức là cơ sở tiền tệ giảm Do cơ sở tiền tệ giảm, lượng cung tiền trong nềnkinh tế giảm
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động
tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dữ trữ, làm giảm số nhântiền và làm giảm cung tiền Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền
Lãi suất chiết khấu Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể
sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn Ngânhàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền tệ và số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyếnkhích các ngân hàng vay nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự
Trang 5trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền tệ và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng.
Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tác dộng tới cung tiền thông qua 3 công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trường mở được
sử dụng rộng rãi nhất Đó là công cụ tác động nhanh và hiệu quả nhất
1.2.Cơ chế lan truyền
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tếthông qua cơ chế lan truyền tiền tệ Giả sử, vì lý do nào đó, ngân hàngtrung ương ( NHTW ) quyết định tăng cung tiền nền kinh tế Đường cungtiền tăng từ MS1 lên MS2
Hình 1 – Tác động của tăng cung tiền tới lãi suất cân bằng
Do đầu tư là một thành tố của hàm chi tiêu nên khi cầu đầu tư tăng lênlàm đường chi tiêu dịch lên Khi chi tiêu cho đầu tư tăng, thu nhập sẽ
I1 I2
MS
i1
i2
MS1
MS2
MD
Trang 6được mở rộng theo số nhân.
2 Ngân hàng thương mại Việt Nam và các chức năng chủ yếu
2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại ( NHTM ) đã được hình thành từ rất sớm là tất yếu của sự phát triển xã hội ngày một tiến bộ về khoa học công nghệ, về một nền kinh tế hiện đại Khi nghiên cứu về Ngân hàng thương mại, các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về NHTM Người thì cho rằng "NHTM là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền" Người khác lại nhận định: NHTM là trung gian tài chính có giấy phép kinhdoanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi có thể dùng séc…" Sở dĩ có tình trạng này là do hoạt động NHTM rất đa dạng, các thao tác trong từng nghiệp vụ Ngân hàng lại phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế Mặt khác, do tập quán, luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau đă dẫn đến những quan niệm về NHTM không đồng nhất giữa các nước trên thế giới
Theo pháp lệnh: "Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính" banhành ngày 24/5/1990:" NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiếtkhấu và làm phương tiện thanh toán"
Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động các nguồn vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác
2.2 Các chức năng nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Chức năng huy động vốn: Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của
NHTM Nó quyết định quy mô cũng như hiệu quả các hoạt động kháccủa NHTM NHTM có thể huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bằng cáchnhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế qua các hình thức tiềngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thứckhác Ngoài ra, khi cần thêm vốn, NHTM có thể huy động vốn qua cácbiện pháp chủ động như phát hành kỳ phiếu ngân hàng, phát hành cácchứng chỉ tiền gửi hay vay vốn của NHNN hoặc các tổ chức tín dụng
Trang 7khác
Chức năng cung cấp tín dụng và đầu tư : Đây là hoạt động kinh doanh
mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NHTM Thực hiện nghiệp vụ quan trọng làtạo tiền, trở thành nguồn tích lũy vốn cho nền kinh tế tạo điều kiện làm tăngtổng sản phẩm xã hội, mở rộng vốn đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế
Có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHTM,nó lien quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên,hoạt động lại chứa đựng rủi ro tiềm ẩn từ tất cả các ngành các lĩnh vực đó.Chính vì vậy việc nghiên cứu rủi ro tín dụng là vấn đề cấp bách luôn đượccác NHTM quan tâm
Cung cấp các hoạt động dịch vụ:
Ngoài các chức năng cơ bản trên, NHTM c ̣òn tiến hành các hoạt độngdịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khác hàng nhằm thu hút kháchhàng đồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Các hoạtđộng dịch vụ của NHTM gồm có: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, dịch vụmua bán và môi giới chứng khoán, dịch vụ tư vấn đầu tư , dịch vụ quản lý tàisản và các chứng từ có giá
Thông qua các hoạt động này, NHTM nhận được các khoản thu nhậpdưới hình thức lệ phí hoặc hoa hồng
Có thể nói, các chức năng của NHTM đều rất quan trọng và liên quanchặt chẽ với nhau.Chức năng huy động vốn là tiền đề tạo nguồn vốn tíchluỹ cho các hoạt động nghiệp vụ Hoạt động tín dụng và đầu tư đem lạinguồn thu nhập cho NHTM Còn các hoạt động dịch vụ thu hút thêmkhách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động huy động tiền gửi
và kinh doanh của NHTM
2.3 Số lượng các Ngân hàng thương mại hiện nay
Trang 8(Nguồn :SBV) (*: tính đến thời điểm tháng 10/2009)
Chú thích: CN NHNN : Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
NHTM QD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
NH LD : Ngân hàng liên doanhNHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần
Sau năm 1990, cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
chuyển từ cấp 1 sang cấp 2 Kể từ đó đến nay, số lượng các ngân hàng đã gia tăng đáng kể, chủ yếu là các NHTMCP và chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước và cả các nhà đầu tư nước ngoài Tính đến thời điểm tháng 10/2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 3 ngân hàng TMQD, 40 NHTMCP, 5 NHLD và 41 CN NHNN
3 Quá trình tạo tiền của NHTM và mô hình cung tiền
3.1.Quá trình tạo tiền
Nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các loại tiền gửi (tức là các định nghĩakhác nhau về khối lượng tiền) và coi chỉ có một loại tiền gửi thống nhấtđược ký hiệu là D, thì lượng tiền cung ứng hay viết gọn là cung tiền
Trang 9(MS) bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) cộng với tiền gửi(D)
MS = Cu + D
Cơ sở tiền tệ tồn tại đươi hai hình thái: tiền mặt ngoài hệ thống ngânhàng (Currency outside banks- Cu) và dự trữ của các ngân hàng thươngmại (Reserve-R)
B = Cu + R
Trong các nền kinh tế hiện đại, cung tiền bao giờ cũng lớn hơn cơ sở tiềntệ Nguyên nhân là do quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại.Quá trình tạo tiền của Ngân hàng thương mại được thực hiện thông quahoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống Ngân hàng.Để thấy rõ vai trò tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, chúng talần lượt xem xét hai tình huống sau
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ 100%
Các ngân hàng chỉ nhận tiền gửi và giữ chúng với tư cách là dự trữ
mà không hề cho vay Nếu công chúng mang toàn bộ tiền mặt đến gửi tạihệ thống ngân hàng thì sẽ không có tiền mặt trong tay công chúng- toànbộ tièn giấy và tiền xu sẽ được giữ dưới dạng dự trữ- nhưng trái lại lượngtiền gửi đúng bằng khối lượng tiền mặt Trong điều kiện dự trữ 100%,các ngân hàng không có vai trò gì trong việc thay đổi cung tiền
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần và quá trình tạo tiền
Trong thực tế, các ngân hàng luôn cho vay, họ chỉ giữ một phần sốtiền huy động được và cho vay phần còn lại Hệ thống ngân hàng nhưvậy được gọi là hệ thống ngân hàng dự trữ một phần Để thấy được hệthống ngân hàng tạo tiền như thế nào, đầu tiên giả định công chúngkhông giữ tiền mặt và như vậy lượng tiền mặt nằm ngoài hệ thống ngânhàng sẽ bằng 0 Tiếp theo, giả thiết khi các ngân hàng nhận được mộtkhoản tiền gửi, ngân hàng giữ lại 10% dự trữ và cho vay 90% còn lại.Trong trường hợp này, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng là 10% Trong trườnghợp tổng quát với tỷ lệ dự trữ là rr thì lượng dự trữ (R) sẽ bằng rr nhânvới lượng tiền gửi (D)
Trang 10Sau đây, chúng ta sử dụng bảng tài khoản chữ T để xem xét sự thay đổitài sản có và nợ của một ngân hàng (Ngân hàng thứ nhất) sau khi nhậnđược một khoản tiền gửi mới là 1000 triệu đồng do Ngân hàng trungương mới phát hành Trước khi ngân hàng thứ nhất cho vay, cung tiềntăng 1000 triệu Nhưng sau khi ngân hàng này cho vay thì tài khoản củangân hàng này thay đổi như sau:
Sự tạo tiền không dừng lại ở Ngân hàng thứ nhất Giả sử những người đivay từ Ngân hàng thứ nhất sử dụng 900 triệu đồng để mua sắm một số vậtdụng từ một vài người khác, những người này sau khi nhận được tiền lạiquyết định gửi toàn bộ số tiền mặt của mình vào Ngân hàng thứ hai Ngânhàng này lại giữ 10% (90 triệu đồng) làm dự trữ và cho vay 90% còn lại(810 triệu đồng), cung tiền lại tăng them 810 triệu đồng
Trang 11hàng, nó lại được ngân hàng cho vay một phần Cứ như vậy lượng tiềntrong nền kinh tế ngày càng tăng Vậy thì cuối cùng có bao nhiêu tiềnđược tạo ra trong nền kinh tế? Bây giờ chúng ta sẽ cộng các khoản tiềngửi nêu trên lại với nhau:
Số tiền gửi ban đầu = 1000
Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 1 = 900 [= 0,9 x 1000]
Số tiền cho vay ra của ngân hàng thứ 2 = 810 [= 0,9 x 900]
Tổng lượng tiền tăng lên = 10.000
Như vậy, quá trình tạo tiền này không thể tiếp diễn vô hạn: lượng tiền bổsung ngày càng giảm dần Nếu chúng ta cộng tất cả các con số trong ví dụtrên, chúng ta sẽ thấy với 1000 triệu đồng mà Ngân hàng trung ương mớibơm them vào lưu thông lượng tiền trong nền kinh tế tăng 10.000 triệuđồng Lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thốngngân hàng tạo ra từ một đồng mà Ngân hàng trung ương bơm vào lưuthông được gọi là số nhân tiền Như vậy trong trường hợp này tỷ lệ dự trữ10% và không ai giữ tiền mặt, khi cơ sở tiền tệ tăng thêm 1000 triệu đồng
đã làm cung tiền tăng 10.000 triệu
đồng, và như vậy số nhân tiền là 10 (bằng 1 chia cho tỷ lệ dự trữ)
3.2 Mô hình về cung tiền:
Bây giờ chúng ta xem xét hiện tượng mở rộng lượng tiền so với cơ sởtiền tệ do hoạt động của các ngân hàng dự trữ một phần một cách thậntrọng hơn
Xuất phát từ các phương trình định nghĩa cung tiền và cơ sở tiền tệ màchúng ta đã đề cập ở trên:
B = Cu + R
MS = Cu + D
Bây giờ chúng ta xem xét mối quan hệ giữa cung tiền (MS) và cơ sở tiềntệ (B) Đầu tiên chúng ta chia phương trình thứ hai cho phương trình thứnhất:
=
Trang 12Bây giờ chia cả tử số và mẫu số bên vế trái của phương trình cho Dchúng ta nhận được:
Nếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viếtgọn là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr = Cu/D) và rr là tỷ lệ dự trữ thựctế của ngân hàng thương mại (rr = R/D), thì ta có thể viết lại phương trìnhtrên như sau :
Biểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ ký hiệu là bởi vìnó biểu thị mức độ mà mỗi đồng cơ sở tiền tệ để tạo thành cung tiền lớnhơn Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung thêm 1 đồng cơ sở tiền tệ, thìcung tiền trong nên kinh tế sẽ tăng thêm đồng Chính vì ảnh hưởngnày, cho nên đôi khi cơ sở tiền tệ còn được gọi là tiền mạnh ( high-powered money)
=
Biểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt ngoàingân hàng so với tiền gửi (cr) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàngthương mại (rr) Cả cr và rr đều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền: số nhân tiền tăng khi cr và/hoặc rr giảm; ngược lại, số nhân tiền giảmkhi cr và/hoặc rr tăng Lưu ý rằng nếu cr =0 tức là tỷ lệ tiền mặt so vớitiền gửi bằng 0, một tình huống được gọi là không có rò rỉ tiền mặt vàmọi giao dịch đều được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản quahệ thống ngân hàng, thì số nhân tiền có giá trị là 1/rr, đúng như kết quảnhận được trong ví dụ trên
Từ phân tích ở trên chúng ra rút ra mô hình về cung tiền như sau:
MS = x B
Trang 13Như vậy cơ sở tiền tệ phụ thuộc vào cơ sở tiền tệ và số nhân tiền Cungtiền sẽ tăng khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền tằn Ngược lại, cungtiền sẽ giảm khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền giảm Mối quan hệgiữa cung tiền và cơ sở tiền tệ được minh họa trong hình dưới đây.
Tiền mặt ngoài Dự trữ
NH (Cu) (R) Cơ sở tiền tệ (B)
Cơ sở tiền tệ
Như chúng ta đã biết, cơ sở tiền tệ hay tiền mạnh bao gồm tiền mặtngoài hệ thống ngân hàng (Cu) và tiền dự trữ (R) Ngân hàng trung ươngkiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua việc kiểm soát cơ sở tiền tệ Cungtiền tỷ lệ thuận với cơ sở tiền tệ Vì vậy, sự gia tăng cơ sở tiền tệ làm tăngcung tiền theo cùng một tỷ lệ
Tỷ lệ dự trữ
Dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của các ngân hàng thương mại vàtiền gửi của các ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương Các ngân
Trang 14hàng phải có dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng
Tỷ lệ dự trữ thực tế được quy định bởi 2 nhân tố Nhân tố thứ nhất là tỷlệ dự trữ bắt buộc (rrr), tức là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàngthương mại phải chấp hành theo quy định của ngân hàng trung ương.Việc áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôncó tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là một công cụ
mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền Nhân tốthứ hai là hành vi của các ngân hàng Các ngân hàng có thể muốn dự trữcao hơn mức dự trữ bắt buộc, thường được gọi là dự trữ dôi ra Đối vớimột ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra là mộtvấn đề kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêutiền cho động cơ dự phòng Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng luôn cóthể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu rút tiền của khách hàng, làm giảm chiphí giao dịch đối với khách hàng và củng cố niềm tin của họ vào hoạtđộng ngân hàng Mức dự trữ dôi ra thường cao khi hoạt động gửi tiền vàrút tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được
Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng giữ ít dựphòng hơn và giảm lượng dự trữ dôi ra xuống mức thấp hơn Điều này cónghĩa rằng cung tièn có thể là hàm của lãi suất Tuy nhiên,để đơn giảncho việc mô hình hóa, chúng ta thường bỏ qua ảnh hưởng này Các nhân
tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giao dịch ngân hàngtăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ
Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều và do đó tạothêm càng nhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dựtrữ thực tế của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng số nhân tiền và quađó làm tăng cung tiền
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi
Khi tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp, công chúngcàng giữ ít tiền mặt và gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng Các ngânhàng sẽ cho vay được nhiều hơn và kết quả là cả số nhân tiền và cung tiềnđều tăng
Thói quen thanh toán của công chúng có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ tiềnmặt nắm giữ so với tiền gửi Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền
Trang 15mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi Tỷ lệ tiền mặt so vớitiền gửi cũng có tính thời vụ Tỷ lệ này rất cao vào các dịp lễ, tết, hội hè.
4 Tín dụng Ngân hàng
4.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bênchuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời giannhất định, đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đă thoảthụân.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổchức kinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của kháchhàng, cho khách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo hành hay chiết khấu… Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay làhoạt động phức tạp nhất Trong bài viết này tôi chỉ xin được đề cập đếnkhía cạnh cho vay của hoạt động tín dụng Ngân hàng
4.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
- Hoạt động tín dụng NH là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc cóhoàn trả vô điều kiện giữa hai chủ thể NHTM (bên cấp tín dụng) với các
tổ chức, cá nhân (đi vay) trong nền kinh tế
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giaotài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vayphải trả đúng kỳ hạn
- Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, tức là phải trả thêmphần lãi ngoài vốn gốc
II RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1 Khái niệm về rủi ro
Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “ Rủi ro ” theo các cách khác nhau
Frank Knight, một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “ Rủi
ro là sự bất trắc có thể đo lường được” Alain Willet cho rằng “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi” Còn Irving Perfer lại nói “Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất” Một nhà kinh tế học người Anh là Marilic Hurt Carty quan niệm “Rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” Theo ông “Kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biên cố riêng biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai” Như vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể
đo lường được
Trang 16Chính vì rủi ro gây ra mất mát thiệt hại nên không ai mong đợi Song rủi ro là những bất trắc vì thế không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Tuy nhiên rủi ro lại có thể đo lường được và đây chính là cánh cữa hé mở cho các nhà kinh doanh đi vào thế giới rủi ro để tìm kiếm vận may Canh tranh là đặc tính cố hữu của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh thường mang lại rủi ro cho 1 bên nhất định Vậy muốn thắng lợi trong cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển, các nhà kinh doanh phải tiên lượng trước xem cái gì đang chờ đón để có được những giải pháp ngăn ngừa, chấp nhận rủi ro ở mức hợp lý chứ không phỉa run sợ, né tránh rủi ro.
2 Rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
2.1 Rủi ro tín dụng
Đó là loại rủi ro khi người vay không trả được nợ ngân hàng Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho ngân hàng thương mại Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là
hoạt động tín dụng đầu tư Thông thường đối với các ngân hàng trên thế giới nó mang lại 2/3 phần thu nhập, còn ở Việt nam là 90% thu nhập của ngân hàng thương mại Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng trong lĩnh vực này nếu gặp rủi ro thì hậu quả lại rất lớn, nhiều khi dẫn đến một ngânhàng “Các khoản tiền cho vay cú xác suất vỡ nợ cao hơn các tài sản khácnên ngân hàng thu được lợi tức cao nhất nhờ vào các món cho vay” Bất
cứ một rủi ro nào của người đi vay đều có thể đưa đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động phi sản xuất cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng Chính vì tín dụng ngân hàng thamgia vào mọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của nền kinh tế, mà mỗi ngành mỗi lĩnh vực kinh doanh lại có tính đặc thù, có sự phức tạp riêng, có những rủi ro riêng nên rủi ro tín dụng của ngân hàng mang tính tổng hợp và khả năng xuất hiện là lớn hơn các ngành khác
Ngân hàng thương mại không chỉ chịu rủi ro trong việc lựa chọn khách
hàng mà còn chịu rủi ro của khách hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi bên vay
trong giao dịch không thực hiện đươc theo thời gian và điều kiện hợp đồng làm người cho vay phải chịu tổn thất tài chính
2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
Lâu nay khi nói đến nghiệp vụ cho vay là nói đến những cạm bẫy rủi ro, có nhiều cách phân loại RRTD theo những tiêu chí khác nhau
- Dựa vào tính chất của rủi ro tín dụng
+ Rủi ro chậm trả: là người vay vốn không hoàn trả đủ cả gốc và lãi tiền vay đúng hẹn trong hợp đồng tín dụng đã ký
Trang 17+ Rủi ro mất vốn: tức là NH không thu hồi được vốn vay (cả gốc và lãi)
- Dựa theo cách phân loại nợ tín dụng: Theo quyết định số NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì RRTD được phân loại như sau:
493/2005/QĐ-+ Nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại và các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ tiêu chuẩn Đây
là các khoản cho vay được NH đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được NH đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi
+ Nợ nghi ngờ: gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại và các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ nghi ngờ Đây là các khoản cho vay được NH đánh giá là khả năng tổn thất cao
+ Nợ có khả nằn mất vốn: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các
khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cáu lại và các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn Đây là các khoảncho vay được NH đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn
Lãi treo đóng băng
2
Miễn giảm
lãi
1
Nợ không có khả năng thu hồi2 Xóa nợ
Không thu
được lãi
đúng hạn
Không thu được vốn đúng hạn
Không thu đủ lãi
Không thu đủ vốn
(Mất vốn)
Rủi ro tín dụng
Trang 18
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ lãi và nợ gốc Đó
là việc không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn hoặc không thu đủ vốn Tuỳ trường hợp mà ngân hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhau như lãi treo hoặc nợ qúa hạn Khi không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đang ở mức thấp và chỉ đưa vào mục lãi treo phát sinh Nếu ngân hàng không thể thu đủ lãi thì sẽ có khoản mục lãi treo đóng băng, trừ những trường hợp ngân hàng miễn giảm lãi đó cho doanh ngiệp Còn khi không thu được vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh Tuy nhiên, khoản này vẫn chưa thể coi là khoản mất mát hoàn toàn của ngân hàng vì có thể
vì lý do nào đó doanh nghiệp chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam kết trong hợp đồng Nếu như khoản này NH không thể thu hồi được (do doanh nghiệp bị phá sản cẳng hạn) thì lúc này ngân hàng coi như gặp rủi
ro tín dụng ở mức độ cao vì đã phát sinh khoản nợ không có khả năng thuhồi, trừ những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp vay vốn hội tụ đủ các điều kiện theo quy định về xoá nợ thì NH có thể xem xét để xoá nợ cho doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng tồn tại dưới nhiều hình thức, các hình thức đó luôn chuyển biến cho nhau, mà mức độ cuói cùng là nợ không có khả năng thuhồi Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng người ta thường chú trọng vào các nguy cơ xảy ra rủi ro như lãi treo và đặc biệt là nợ phát sinh, còn lãi treo đóng băng và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi được coi là các tình huống rủi ro thực sự nên thường được xem xét để giải quyết hậu quả và rút ra bài học
4 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
4.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu, giá cả thị trường nên cũng phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý như thiêntai, dịch bệnh, trộm cắp có khi do giá cả thay đổi, khả năng quản lý kém,sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước dẫn đến thiệt hại cho doanhnghiệp làm cho kinh doanh gặp khó khăn thua lỗ, thậm chí phá sản Đồng thời hoặt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không thể
Trang 19thoát ly khỏi mối quan hệ với NH Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộnghưởng rủi ro của các doanh nghiệp
Nếu đứng trên góc độ tư cách đạo đức của người đi vay <khách hàng> thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làn hai trường hợp lớn Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận
Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng
Điều này được thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản Doanh nghiệp có thể nộp báo cáo tài chính không chính xác,
cố ý đưa ra số liệu sai sự thật, phản ánh không đúng thực trạng SXKD và tình hình tài chính của đơn vị Những món cho vay trên cơ sở những thông tin giả như vậy dễ đưa đến rủi ro cho NH Bên cạnh đó lợi dụng khe hở về giấy tờ sở hữu tài sản ,doanh nghiệp có thể đem thế chấp một tài sản ở nhiều ngân hàng khác nhau Khi không thu được nợ, các NHTM phát mãi tài sản thì mới biết bị lừa
Ngoài ra, khách hàng có thể gian lận ngân hàng thể hiện qua việc sử dụngvốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng phương án đã nêu nên không trả được nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ Doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng để mua sắm tài sản cố định và bất động sản Việc giá nhà đất đột ngột giảm
xuống làm doanh nghiệp kinh doanh nhà đất bị thua lỗ nặng không thể trảđược nợ ngân hàng Ngân hàng có phát mại tài sản thế chấp đi nữa cũng không đủ khoản cho vay vì tài sản thế chấp cũng là nhà đất nên cũng giảm giá trị
Việc khách hàng gian lận gây ra rủi ro cho ngân hàng còn thể hiện qua những hoạt động của người đi vay có tư cách kém như cố tình
không trả nợ ngân hàng hoặc lừa đảo ngân hàng rồi bỏ trốn
Khách hàng không gian lận
Không chỉ khi khách hàng có ý không tốt ngân hàng mới gặp rủi ro
mà ngay cả khi khách hàng đi vay có đủ tư cách, không có ý gian lận, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro tín dụng Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thểđưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bị lừa đảo trong kinh doanh hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ đúng hạn
Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tíndụng cho ngân hàng
Trang 204.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra
do sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng Đây được gọi là các hoạt động cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
- Do thông tin tín dụng không đầy đủ Ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về bản thân khách hàng cũng như tình hình tài chính của họ Điều đó dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá hiệu quả của các khoản vay, cho vay quá khả năng chi trả của khách hàng
- Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của cán bộ tín dụng nói riêng còn hạn chế
Hiện nay nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng thiếu năng lực xử lý các thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay Cán bộ tín dụng không có khả năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội cũng bị hạn chế nên nhều khi cho vay mà không đánh giá được liệu dự án hay phương án đó có khả thi không
- Ngân hàng quá trú trọng về lợi tức, đặt mong muốn về lợi tức caohơn các khoản cho vay lành mạnh, do vậy rủi ro của khoản vay càng cao
- Sự cạnh tranh không lành mạnh với các ngân hàng khác để mong muốn có tỷ trọng cho vay nhiều hơn Cạnh tranh không lành mạnh ở đây có thể hiểu rằng ngân hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định các khoản cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường
xuyên Nhân viên tín dụng không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng cũng như môi trường tín dụng của nền kinh tế Do vậy, hoạt động sai sót, không nắm bắt kịp thời các khoản cho vay có vấn đề
4.3 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng
Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách
về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại Chỉ cần chính phủ
thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tácđộng trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đằn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất
Trang 21kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.
Môi trường pháp lý
Trong hoạt động kinh doanh, song song với hoạt động mang tính kĩ thuật nghiệp vụ và các hoạt động mang tính pháp lý như kí kết hợp đồng kinh tế, đầu tư tài chính tín dụng Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt độngkinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay những cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động tín dụng củacác ngân hàng thương mại Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh
doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên môi trường cho vay của các ngân hàng thương mại Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động
tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng , nó sẽ góp phần làm hạn chếhoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM
4.4 Nguyên nhân từ môi trường xã hội
Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiệi đại của những nước phát triển, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài, đầu tư hoặc vay tiền của nước ngoài Tất cảc các hoạt động đó tạonên mối quan hệ kinh tế đối ngoại của mối quốc gia Những thay đổi về chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại
5 Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, các nhà ngân hàng đă rút ra một số dấu liệu cơ bản để giúp cho các cán bộ tín dụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn những rủi ro thực sự có thể xảy ra Có các dấu
hiệu cơ bản sau:
Trang 22Nợ quá hạn có nhiều loại, tuy nhiên, nếu dựa vào khả năng thu hồi thì
ta có thể chia nợ quá hạn ra thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ đến hạn thanh toán, với nhiều lí do khác nhau khách hàng chưa có khả năng thanh toán, nhưng các phân tích chủ quan của Ngân hàng cho thấy có thể thu hồi được nợ
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồi sau khi phân tích các khả năng thu hồi Trong trường hợp này, các Ngânhàng được phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp
5.2 Lãi treo
Lãi treo là số tiền mà khác không trả được khi đến hạn thanh toán lãi Lãi treo cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, bởi vì việc thanh toán lãi không gắn với việc trả lại gốc và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng, khi doanh nghiệp không thanh toán được phần lãi của món vay cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp gặp khó khăn đặc biệt về tài chính
Do vậy, khi xuất hiện lãi treo Ngân hàng phải tiến hành điều tra, phân tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi theo đúng hạn Dựa vào kết quả phân tích, Ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp nhất để hạn chế những tổn thất cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp
5.3 Một số dấu hiệu khác
Rủi ro tín dụng thường ẩn chứa trong "khoản vay có vấn đề" được thể hiện bằng nhiều dấu hiệu, nhưng không có một mô hình nhất định nào có thể mô tả chính xác, đầy đủ những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng
sẽ xảy ra trong tương lai Tuy nhiên, kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động tín dụng, một số dấu hiệu sau thường có tác dụng cảnh báo với cán bộ tín dụng về khả năng trả nợ của người vay
- Việc trì hoãn nộp các báo cáo tài chính của người vay
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp Ngân hàng hiểu được tình
Trang 23hình tài chính của người vay, thông qua đó dự báo về khả năng trả nợ của họ Việc trì hoãn có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta phải xem xét đến nguyên nhân chính đó là do tình hình hoạt động kinh doanh của người vay đã có những dấu hiệu không bình thường nên họ không muốn Ngân hàng biết sớm tình hình tài chính đang kém của họ
- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và người vay thay đổi
Đó là sự chậm trễ trong việc sắp xếp các cuộc viếng thăm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp, nhằm giúp cho Ngân hàng kiểm tra, giám sát những nghĩa vụ của người vay đối với khoản vay Vấn đề này biểu hiện bởisự giảm sút bầu không khí không tin cậy và hợp tác giữa cán bộ Ngân hàng và người vay vốn đã có từ lâu
- Hàng tồn kho tăng lên quá mức bình thường, các khoản công nợ cũng giatăng
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút, khách hàng củahọ không còn tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâu hơn, hoặc bán cả cho những khách hàng có khả năng yếu kém về tài chính, có khả năng thanh toán thấp
- Hoàn trả nợ vay không đúng hoặc lãi vay không thanh toán đúng kỳ hạn
- Thay đổi về cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh
Vấn đề này được biểu hiện qua một số hình thức như: thu hẹp quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nhân nghỉ việc, bán bớt tài sản hoặc một số vụ việc như sa thải công nhân, cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp
- Các thảm hoạ về thiên nhiên như bão lụt, hoả hoạn, cháy rừng…
Khi các dấu hiệu phản ánh một khoản vay có vấn đề được nhận ra, biện pháp đâu tiên mà các cán bộ tín dụng Ngân hàng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề Dĩ nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải có thêm lòng tin và sự cộng tác của người vay, thông tin thường lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay Các biện pháp sau đó sẽ tuỳ thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lý
6 Tác động của rủi ro tín dụng
6.1 Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận Ngân hàng
Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận Ngân hàng Trong trường hợp Ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm Ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi,có khả năng mang lại lợi nhuận
6.2 Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi Ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng
Trang 24kỳ hạn Chính điều này đă làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng.
6.3 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín của Ngân hàng
Rủi ro tín dụng đã làm giảm uy tín của Ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của của Ngân hàng NHTM gặp nhiều rủi ro là Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả Điều này đã làm cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút Đây là một vấn đề rất tệ hại, khách hàng mất lòng tin ở Ngân hàng, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại những khoản tiền đã gửi Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của Ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của Ngân hàng NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các Ngân hàng bạn, Ngân hàng nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết Ngoài ra, Ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại
lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng
6.4 Rủi ro tín dụng là nguy cơ dẫn đến phá sản Ngân hàng
Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng đă làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với dân chúng Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ đến rút tiền
để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một Ngân hàng khác Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về dẫn đến sự phá sản thực sự của Ngân hàng
Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với ngân hàng Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của cácnước trong khu vực bị điêu đúng Chính điều này đã gây ta những rối loạn
về an ninh, chính trị, xã hội kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM
Trang 25
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HOÀN
KIẾM – NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIBANK
I TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH HOÀN KIẾM – NGÂN HÀNG VIBANK.
1 Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Hoàn Kiếm hiện nay
Sơ đồ bộ máy điều hành tại Chi nhánh Hoàn Kiếm
Trang 262 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hoàn Kiếm – Ngân hàng VIBank trong 3 năm qua (2007-2008-2009)
2.1 Tình hình huy động vốn ngân hàng
Năm 2007, trong giai đoạn chính sách tiền tệ mở rộng, để xác lập thịphần và tăng trưởng nhanh, đáp ứng cân đối thanh khoản, các ngân hàngthương mại cổ phần mới thành lập đã đẩy lãi suất huy động vốn lên rấtcao, tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng Chi nhánh HoànKiếm - Ngân hàng quốc tế VIBank đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổnđịnh và phát triển nguồn vốn như: năng động điều chỉnh lãi suất và kỳhạn phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường tiếp thị, cung cấp góisản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế ), khai thác nhiều kênhhuy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch
Biểu đồ 2.1: biểu đồ phản ánh tổng lượng huy động vốn của Chi nhánh
Hoàn Kiếm trong 3 năm 2007-2008-2009:
(Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của CNHK- NHQT VIBank)
( Đơn vị: tỷ đồng )
GIÁM ĐÔC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trưởng
Phòng kế
toán
Tổ Kiểm tra nội bộ Các phòng chuyên
môn nghiệp vụ
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm
Trang 27Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động của CNHK (chinhánh Hoàn Kiếm) là 825 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,7% trên tổng nguồnvốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng quốc tế VIBank.
Trong giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt của năm 2008, CNHK vẫnđạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn Với lợi thế là một chi nhánh lớn củangân hàng thương mại cổ phần và thương hiệu mạnh, trong tình hình huyđộng vốn khó khăn thì nguồn vốn của CNHK tính đến 31/12/2008 vẫn đạt
975 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 4,1% trên tổng nguồn vốn huy động của toànngân hàng
Từ cuối năm 2008 cho đến 2 tháng đầu năm 2009, chính sách tiền tệcủa Ngân hàng Nhà nước đã được nới lỏng rất nhanh nhằm đối phó với cácnguy cơ suy giảm kinh tế đang đến gần.Lãi suất huy động vốn đồng ViệtNam của các NHTM giảm xuống còn 7 - 8%/năm; huy động vốn USD còn
4 - 4,5%/năm Mặc dù vậy nhưng tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốnhuy động của CNHK vẫn tăng lên là 1.187 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,2%trên tổng nguồn vốn huy động toàn ngân hàng
2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư
Năm 2007, CNHK đã hướng mạnh vào cho vay phát triển đối với cácdoanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, DN tư nhân, cá thể, hộ gia đình và đầu tư
Trang 28nhiều dự án ,khai thác được thị trường đa dạng và đầy tiềm năng, phùhợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Nhànước và của ngành.Có thể khẳng định rằng, chiến lược phát triển hoạtđộng tín dụng tại CNHK là đúng hướng, chất lượng và an toàn.Vì thế,tổng dư nợ cho vay của chi nhánh trong năm 2007 đạt 3.359 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 18,8% trên tổng nguồn dư nợ cho vay toàn ngân hàng.Đến năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước trong 3 quý đầu năm, trước nhu cầu tín dụng rất lớn, CNHK đã sàng lọc khách hàng, lựa chọn những đối tượng cho vay hiệu quả, các ngành sản xuất thiết yếu để giải ngân Từ cuối quý 3, khi chính sách tiền tệ được nới lỏng và trở nên linh hoạt, lãi suất giảm mạnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, định hướng công tác tín dụng của CNHK là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần.Vì vậy, dư nợ cho vay và đầu tư của tính đến 31/12/2008 là 4.544 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2007 CNHK đã hạn chế được rất nhiều rủi
ro trong cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán do có sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu năm
Năm 2009, dưới sự thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang mở rộng có kiểm soát nhằm khuyến khích cầu đầu tư của nền kinh tế, dư nợ cho vay và đầu tư của CNHK đã đạt 6.097 tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm
2008 CNHK đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cókhả năng vay vốn, đồng thời tiếp tục tăng cường,rà soát, củng cố chất lượng tín dụng khiến tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức dưới 2%,thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn ngành ngân hàng
Biểu đồ 2.2: biểu đồ hình cột phản ánh tổng dư nợ cho vay và đầu tư của
CNHK trong 3 năm 2007-2008-2009 ( Nguồn số liệu từ báo cáo tổng kết của CNHK- NHQT VIBank)
( Đơn vị: tỷ đồng )
Trang 29II THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HOÀN KIẾM – NGÂN HÀNG VIBANK
1 Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Hoàn Kiếm – Ngân hàng VIBank
1.1 Chính sách tín dụng của Chi nhánh Hoàn Kiếm-NHQT VIBank
a Nguyên tắc chung:
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Nguyên tắc phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Chinhánh Hoàn Kiếm – NHQT VIBank theo từng thời kỳ
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vàphải bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng
Nguyên tắc bình đẳng và hướng tới khách hàng
Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân
b Chính sách cho vay đối với khách hàng:
Dựa trên các quy định của NHNN, Chính Phủ và của CNHK-NHQTVIBank, nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng như sau:
Về đối tượng vay vốn: Chính sách tín dụng của CNHK- NH VIBank áp
dụng bình đẳng cho tất cả đối tượng vay vốn
Trang 30Về nguyên tắc cho vay: Nguyên tắc để cung cấp tín dụng của
CNHK-NH VIBank là khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trảnợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn theo đúng cam kết đã ký với Ngânhàng trong hợp đồng tín dụng
Về điều kiện cho vay: khách hàng phải có đầy đủ năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quyđịnh của Pháp luật; khách hàng phải có mục đích sử dụng vốn vay hợppháp; khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thờihạn cam kết; khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinhdoanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; kháchhàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định củaChính phủ, Ngân hàng Nhà nước và CNHK- NHQT VIBank
Về mức cho vay: CNHK- NH VIBank không quy định cố định mức cho
vay, giám đốc tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng củakhách hàng, theo khả năng nguồn vốn của Ngân hàng và quy định củaPháp luật
Về thời hạn cho vay: CNHK- NH VIBank không quy định giới hạn tối
đa về thời hạn cho vay, mà thời hạn cho vay được xác định căn cứ vàochu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn củaNgân hàng, thời hạn kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng
Về lãi suất cho vay: CNHK- NH VIBank áp dụng chính sách lãi suất
cho vay linh hoạt, chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình.Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt: áp dụng lãi suất cố định hay cóđiều chỉnh
Về bảo đảm tiền vay: CNHK- NH VIBank tự xem xét quyết định và
chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện phápbảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro của khoản vay ở mức thấp nhất
1.2 Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Hoàn Kiếm-NHQT VIBank
1.2.1 Thực trạng tín dụng phân theo thời hạn
Tín dụng theo thời hạn tại Chi nhánh Hoàn Kiếm – NHQT VIBankđược phân loại theo Tín dụng Ngắn hạn, Tín dụng Trung và dài hạn