Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn Chính tả hiện nay.. Đồng thời nâng cao hiệ
Trang 1TV : Tiếng Việt
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Giả thuyết khoa học 5
8 Cấu trú c của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 7
1.1 Cơ sở lí luâ ̣n 7
1.1.1 Cơ sở tâm lí học và cơ sở ngôn ngữ học 7
1.1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý 8
1.1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học 10
1.1.2 Vị trí, tính chất của dạy học Chính tả 11
1.1.3 Tầm quan trọng của da ̣y ho ̣c Chính tả 11
1.1.4 Dạy học Chính tả ở tiểu học 12
1.1.4.1 Nội dung chương trình 12
1.1.4.2 Sách giáo khoa 13
1.1.4.3 Sách giáo viên 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Thực trạng của việc dạy và học Chính tả trong nhà trường 15
1.2.1.1 Về phía giáo viên 15
1.2.1.2 Về phía ho ̣c sinh 17
1.2.2 Về tình hình thực tế ho ̣c sinh 20
1.2.2.1 Thuận lợi 20
1.2.2.2 Khó khăn 20
Trang 31.2.2.3 Khảo sát thực trạng 20
1.2.3 Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HS 25
1.2.3.1 Về phía HS 25
1.2.3.2 Về phía GV 27
1.2.4 Số bài, thời lượng học 29
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2: Đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả cho HSTH 32
2.1 Luyện phát âm 32
2.2 Phân tích so sánh 32
2.3 Giải nghĩa từ 33
2.4 Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập 34
2.4.1 Bài tập điền vào chỗ trống 34
2.4.2 Bài tập tìm từ 35
2.4.3 Bài tập tìm tiếng 35
2.4.4 Bài tập giải câu đố 36
2.4.5 Bài tập lựa chọn 36
2.4.6 Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa 36
2.5 Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết 38
2.6 Khắc phục lỗi chính tả thông qua day ho ̣c những phân môn, môn học khác 39
2.7 Khắc phục lỗi chính tả thông qua giao tiếp 39
2.8 Chấm chữa bài 40
Tiểu kết chương 2 42
Chương 3: Thể nghiê ̣m 43
3.1 Những vấn đề chung 43
3.1.1 Một số yêu cầu của thiết kế 43
3.1.2 Cấu trúc của thiết kế 43
3.2 Thiết kế thể nghiệm 44
3.3 Thể nghiệm 44
3.3.1 Mục đích thể nghiệm 44
3.3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 45
Trang 43.3.2.1 Đối tượng thể nghiệm 45
3.3.2.2 Thời gian và địa bàn thể nghiệm 45
3.3.3 Cách thức thể nghiệm 45
3.3.4 Nội dung, tiêu chí đánh giá 45
3.3.4.1 Nội dung thể nghiệm 45
3.3.4.2 Tiêu chí đánh giá 46
3.3.4.3 Phiếu bài tập thể nghiệm 46
3.3.5 Phương pháp thể nghiệm 46
3.3.6 Kết quả thể nghiệm 47
Tiểu kết chương 3 48
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
3.1 Bài học kinh nghiệm 50
3.2 Kết luận 51
3.3 Kiến nghị 52
3.3.1 Đối với phụ huynh học sinh 52
3.3.2 Đối với nhà trường 52
3.3.3 Đối với Phòng giáo dục 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn
mới Đảng ta đã nhận định “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc
bền vững và phát triển hài hòa Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kĩ năng cơ bản
Ở Tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh Mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới Phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết Dạy tốt Chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của một ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của
nó là làm phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết
và người đọc thống nhất những điều đã viết
Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị
từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng việt có hiệu quả Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết, người xưa thường nói: “Nét chữ nết người - Văn hay chữ tốt” Quả thật
khi viết chữ đã không tốt thì văn không thể hay được Do vậy, việc nghiên cứu phương pháp để dạy tốt môn Chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt
Trang 6ở trường Tiểu học Trong thực tế, thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh tiểu học chưa tốt Đặc biệt là đối tượng học sinh tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế Các em
ít được rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo
Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả
cơ bản Riêng với giáo viên việc dạy Chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa qua bài viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang ở Hơn nữa việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn Chính tả hiện nay
Qua thực tiễn theo dõi , tôi nhâ ̣n thấy có rất nhiều học sinh viết sai chính
tả Đây là mô ̣t trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ho ̣c tâ ̣p của các em Qua đó, chỉ có luyện tập thực hành mới giúp các em hiểu rõ, nhớ lâu và vâ ̣n du ̣ng tốt vào thực tế ho ̣c tâ ̣p cũng như trong cuô ̣c sống hàng ngày Mă ̣t khác, tôi rất thích nghiên cứu , tìm tòi học hỏi những quy luật chính tả, những cái mới trong khi giảng da ̣y và trong thực tiễn để góp phần bổ sung kiến thức , kinh nghiệm cho bản thân khi ra trường , đồng thời từng bước nâng cao chất lượng da ̣y và ho ̣c chung
Xuất phát từ những vấn đề trên , tôi quyết đi ̣nh cho ̣n đề tài : “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HSTH trường Tiểu học xã Hải Ninh huyê ̣n Hải Hậu tỉnh Nam Định” Nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả ở
trường Tiểu học
2 Lịch sử vấn đề
Nói và viết đúng chính tả sẽ giúp người nghe và cảm nhận được nội dung
và ý muốn mà người nghe muốn truyền đạt Vì vậy việc rèn luyện, đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS Tiểu học là vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu Cụ thể với những cuốn cơ bản như:
Trang 7Cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1” của tác giả Lê Phương Nga -
Lê A - Lê Hữu Thỉnh - Đỗ Xuân Thao - Đặng Kim Nga (NXB Đại học sư phạm
Hà Nội, 2003) cũng đề cập đến phân môn Chính tả về: mục tiêu, cơ sở tâm lí học, ngôn ngữ học của viêc dạy chính tả, một số nguyên tắc dạy chính tả, phương pháp dạy chính tả
Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (Giáo trình chính thức đào tạo GV Tiểu học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) của Lê A - Thành Yên Mĩ – Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến cũng đua ra cơ sở lí luận và một số phương pháp dạy Chính tả
Cuốn “Vui học Tiếng Việt” (Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục 2000) Tài liệu này đã biên soạn những trò chơi, những bài tập vui nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học Qua đó giúp HS rèn luyện tốt các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, trong đó có kĩ năng nói và viết chính tả được chú trọng
Hầu hết các tác giả đều đề cập đến những vấn đề về phân môn Chính tả nhưng còn mang tính chất lí thuyết, chung chung Để kế thừa và phát huy các tinh thần, tư tưởng của các công trình nghiên cứu nói trên, đồng thời đề xuất một
số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 3, tôi chọn đề tài: “Mô ̣t số biê ̣n pháp khắc phục lỗi chính tả cho HSTH trường Tiểu ho ̣c xã Hải Ninh huyê ̣n Hải Hậu tỉnh Nam Định”
3 Mục đích nghiên cứu
Chính tả là một phân môn quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng Qua việc học chính tả các em nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn tiếng Viê ̣t Từ đó các em có thói quen viết đúng chính tả, giúp các em tiếp thu tri thức khoa học nhưng trên thực tế, hiện tượng viết sai lỗi chính tả vẫn còn tồn tại
Vì vậy thực hiện đề tài, tôi mong đề xuất được các biện pháp có hiệu quả trong việc sửa lỗi, rèn kỹ năng và khắc phục lỗi chính tả cho HS Tiểu học nói chung Qua đó vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học
Trang 8Đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả cho HS lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Đi ̣nh nói riêng và soạn giáo án theo hướng đổi mới, phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương
4 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sửa lỗi chính tả cho HS nhưng vì điều kiê ̣n ha ̣n chế nên chỉ lựa chọn và khảo sát những từ ngữ phổ biến, dễ mắc lỗi trong các bài chính tả lớp 3 mà HS thường mắc khi phát âm cũng như viết trong quá trình học tập và giao tiếp Từ đó đề xuất biện pháp sửa lỗi chính
tả, đồng thời tiến hành thiết kế mẫu giáo án thể nghiệm vận dụng cho HS lớp 3 trường Tiểu học Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Định
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện giáo viên còn phải quan tâm đến chữ viết của học sinh Chữ viết có đẹp , đúng chính tả thì mới hấp dẫn được người đọc Chữ viết có đúng thì người đọc mới dễ dàng hiểu rõ nội dung của bài văn mà mình muốn diễn đạt Do đó viêc dạy phân môn Chính tả trong trường Tiểu học là rất quan trọng mà giáo viên cần phải quan tâm Vì vậy để nghiên cứu đề tài này thì cần phải:
Tìm hiểu cơ sở lý luận của dạy học Chính tả và thực trạng của việc phát
âm tiếng Việt cũng như viết chính tả của HS ở Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải
Hâ ̣u - Nam Đi ̣nh
Tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả của HS lớp 3 trường tiểu ho ̣c Hải Ninh
Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS địa phương
Trang 9Thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của đề tài
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra ở trên, tôi xây dựng nhóm phương pháp như sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến
đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp trò chuyện
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thực nghiê ̣m
- Nhóm phương pháp hỗ trợ
+Thống kê
Trong đó tôi chủ yếu tâ ̣p trung vào các phương pháp như:
- Phương pháp điều tra, quan sát nhằm:
Khảo sát nội dung sách giáo khoa
Tìm hiểu thực tế địa bàn mình dạy
Tình hình viết chính tả của học sinh
7 Giả thuyết khoa học
Sửa lỗi chính tả trong dạy học phân môn Chính tả cho HS hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Đây là vấn đề còn nhiều băn khoăn, trăn trở của không ít
GV Tiểu học Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường mắc phải được chính xác thì viê ̣c đưa ra các biê ̣n pháp để khắc phu ̣c lỗi
chính tả cho HS sẽ có tính khả thi và góp thêm tiếng nói để giải quyết những khó
khăn đó, góp phần nâng cao chất lượng sửa lỗi chính tả cho HS Từ đó việc vận dụng các nguyên tắc, biện pháp, phương pháp dạy học về phân môn Chính tả sẽ thuận lợi và giúp cho học sinh khắc phục được các lỗi thường mắc, giúp giáo
Trang 10viên đạt kết quả cao trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết đúng cho học sinh Tiểu học
8 Cấu tru ́ c của đề tài
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thưc tiễn
+ Chương 2: Đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả cho HSTH + Chương 3: Thực nghiê ̣m
- Phần kết luận
Trang 11PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1.1 Cơ sơ ̉ lí luâ ̣n
1.1.1 Cơ sở tâm lí học và cơ sở ngôn ngữ học
Lỗi chính tả là những sai lệch trong cách phát âm dẫn đến viết sai so với cách phát âm chuẩn làm cho người đo ̣c người nghe khó hiểu thậm chí hiểu sai thành một nghĩa khác
Việc dạy Chính tả cho HS trường T iểu ho ̣c Hải Ninh có thể chấp nhận theo ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Nam bộ nơi HS sinh sống Với HS ở trường tiểu ho ̣c Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Định theo chuẩn phương ngữ Bắc bộ
Đối với HS lứa tuổi tiểu học - là giai đoạn các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập Đặc biệt, HS lớp 3 ghi nhớ không chủ định cũng dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định Hơn nữa, khi học qua phân môn Học vần, hầu hết các em đã đọc thông viết thạo Tuy nhiên, đối với HS trường Tiểu học Hải Ninh ngôn ngữ đi ̣a phương đã làm ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách học, đặc biệt là cách phát âm… nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn Tiếng Việt cụ thể là phân môn Chính tả của các em
Do đó, khi dạy học Chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu ho ̣c Hải Ninh, GV cần giúp HS hình thành kỹ năng và thói quen phát âm chuẩn khi đo ̣c Muốn vậy cần cho các em luyện đọc nhiều Ngoài ra, trong quá trình luyện phát âm cho
HS, GV cần nắm được chuẩn chính âm (có thể theo ba vùng phương ngữ trên)
và chuẩn chính tả (chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện viết chính tả cho
HS không đạt hiệu quả
Cơ chế của việc phát âm khi đọc là cơ sở của việc dạy viết chính tả Chính
tả biểu thị mối quan hệ mật thiết giữa sự vận động của cách phát âm v à cách viết Do đó, trong dạy học Chính tả GV cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ, tư duy cụ thể của HS lớp 3 để xác định cho mình những phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng HS
Trang 12Dạy Chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng Việt theo các chuẩn chính tả và làm bài tập, qua đó rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống
Có thể dạy Chính tả theo hai cách : có ý thức và không có ý thức
+ Cách không có ý thức : (phương pháp máy móc, cơ giới)
Dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, dựa trên sự lặp lại không cần biết lí do, quy luật của hành dộng
Phương pháp này củng cố trí nhớ một cách máy móc, không thúc đẩy sự phát triển của tư duy
+ Cách có ý thức : (phương pháp dạy học có tính tự giác)
Bắt đầu từ việc nhận thức quy tắc, mẹo luật chính tả Trên cơ sở đó tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới các kĩ xảo chính tả Việc hình thành các kĩ xảo chính tả bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức Đó
là con đường ngắn nhất và có hiệu quả cao
1.1.1.1 Cơ sở tâm sinh lý
Viết đúng chính tả là viết đúng âm đầu, phụ âm, rõ ràng từng chữ Đối với việc hình thành kỹ xảo viết chính tả, đặc tính của mỗi thể loại văn bản, đoạn trích mà HS dựa vào đó để lĩnh hội từ ngữ, ngôn ngữ tiếng Việt là rất quan trọng Theo đó khi phát âm theo nguyên tắc chữ viết là các biểu tượng âm vị, chữ cái, vần, thanh điệu từ đó được thể hiện bằng biểu tượng chữ viết
Để sửa lỗi chính tả và rèn kỹ năng nói và viết chuẩn trong dạy học Chính
tả cho HS lớp 3 ngoài việc nắm được các lỗi mà HS đi ̣a phương thường mắc dẫn đến việc viết sai, chưa đúng, nắm được bản chất hay nguyên nhân mắc lỗi chính
tả chúng ta cần hiểu được đặc điểm tâm sinh lý các em HS
Việc sửa lỗi chính tả cho HS lớp 3 ở địa phương phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của HS Ở giai đoạn này, các em đã có bước chuyển mới từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập và hầu hết các em đã biết đọc, biết viết Tuy nhiên, nhận thức của các em vẫn là nhận thức chưa có chủ định và có thói quen phát âm của ngôn ngữ đi ̣a phương nên ảnh hưởng
Trang 13nhiều đến việc viết và ho ̣c Chính tả Do đó GV phải nắm được tâm lý HS, từ đó
có những định hướng sửa lỗi chính tả trong dạy học phân môn Chính tả cho thích hợp, để HS có kết quả học tập khả quan hơn
Ở giai đoạn Tiểu học, do các cơ quan cảm giác chưa phát triển hoàn thiện
nên bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn các em thường đọc lẫn l/n, ?/~… hoặc đọc các từ khó còn lệch lạc như: khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, rồi… hay những khiếm
khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi chính
tả (nói và viết sai)
Ảnh hưởng của cách phát âm đi ̣a phương đã tr ở thành thói quen với HS trong vùng nói chung và HS lớp 3 Trường Tiểu học Hải Ninh nói riêng, khi học một ngôn ngữ mới các em khó làm quen với thao tác phát âm mới, nhất là những
âm khó, những âm không có trong tiếng đi ̣a phương Bởi vậy khi các em viết và
sử dụng tiếng Việt vẫn còn mang dấu ấn của tiếng đi ̣a phương ở đâu đó trong âm sắc ngữ điệu Cụ thể: Các em không phân biệt đươc l /n Vì vậy có khi đọc và viết sẽ sai
Ví dụ: “nên” la ̣i viết thành “lên”
“lơ ́ p” la ̣i viết thành “nớp”
HS lớp 3 trường Tiểu học Hải Ninh có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần môi trường sống của các em chủ yếu là người đi ̣a phương nên thời gian sử dụng tiếng Việt chung của các em rất ít, bị bó hẹp Chính vì vậy khi dạy Chính tả cho HS lớp 3, GV cần phải chú ý đến cách phát âm, chú ý sửa lỗi phát âm cho HS một cách có định hướng, toàn diện nhằm giúp các em vâ ̣n dụng có hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp
HS ở địa phương không phải bao giờ cũng nói và viết chính xác, hiểu những từ mình phát âm (tiếng địa phương, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội) nên hầu như toàn bộ sự chú ý của các em tập trung vào việc nhận mặt chữ, đánh vần để phát thành âm Mặt khác HS thường phát âm sai nhưng các em không thể phân biệt được lỗi sai của mình do đó nó có ảnh hưởng đến khả năng nói và viết chính
tả của các em
Trang 14Vì vậy để giúp HS sửa lỗi chính tả, rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn để học tốt phân môn này, GV cần có sự quan tâm sát sao, có những định hướng tích cực trong việc sửa lỗi phát âm chính tả cho HS, nhưng cũng cần có sự am hiểu sâu sắc tâm sinh lý HS nhất là HS lớp 3 Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Đi ̣nh
1.1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Nói đến việc sửa lỗi chính tả cho HS, ta đề cập đến hai vấn đề lớn là nói
và viết
Vấn đề nói (đúng chính âm và thanh điệu trong tiếng Việt):
Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực
về mặt xã hội Chính âm quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu học Chính âm liên quan đến vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Việc hiểu biết của chính âm sẽ giúp ta xác định được nội dung cần đọc đúng, để viết chính tả một cách có nguyên tắc
Chính âm có mối quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học Chính tả cho HS tiểu học và HS đi ̣a phương phát âm đúng sẽ giúp cho các em học tập cách phát
âm chuẩn, từ đó viê ̣c nói và viết sẽ chính xác Do đó, GV phải xác định chuẩn chính âm khi dạy học Chính tả cho HS đi ̣a phương để sửa lỗi, rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho HS
Thanh điệu là một loại đơn vị siêu đoạn tính bao trùm lên toàn bộ âm tiết
và có chức năng thay đổi đơn vị cao của âm tiết Đối với các ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt thì thanh điệu có chức năng âm vị học tức là có chức năng khu biệt nghĩa
Hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh: Ngang (-), huyền (\), hỏi (?), sắc (/), ngã (~), nặng (.) được chia làm hai nhóm: cao (sắc, ngã, không) và thấp (ngang, huyền); nếu xét về âm vực được chia là bằng phẳng (ngang, huyền), không bằng phẳng (hỏi, ngã, sắc, nặng); nếu xét về âm điệu
Trang 15Bảng 1: Phân loại thanh điệu theo âm điệu
Trong quá trình nói và viết cần kết hợp hài hòa giữa các yếu tố để có kết quả cao; Trong quá trình HS viết chính tả GV cần phải hướng dẫn các em cách phối hợp thanh điệu để việc dạy học có chất lượng
1.1.2 Vị trí, tính chất của dạy học Chính tả
Chính tả rèn cho H S biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng Viê ̣t đúng với chuẩn
Chính tả cùng với tập , tâ ̣p đo ̣c , tâ ̣p nói giúp cho người ho ̣c chiếm lĩnh được tiếng Viê ̣t văn hóa, công cu ̣ đẻ giao tiếp, tư duy và ho ̣c tâ ̣p
Đối với người sử dụng tiếng Viê ̣t, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người
có trình độ vă n hóa về mă ̣t ngôn ngữ Viết đúng chính tả giúp HS có điều kiện
để sử dụn g tiếng Viê ̣t đa ̣t hiê ̣u quả cao trong viê ̣c ho ̣c tâ ̣p các bô ̣ môn văn hóa , trong viê ̣c viết các văn bản, thư từ…
Bài chính tả mang tính chất thực hành Thông qua luyê ̣n tâ ̣p liên tu ̣c kết hợp với viê ̣c ôn tâ ̣p các quy tắc chính tả HS sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt Do đó không có tiết ho ̣c quy tắc chính tả riêng Các quy tắc đều được ho ̣c thông qua các hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn
1.1.3 Tầm quan tro ̣ng của dạy học Chính tả
Viê ̣c da ̣y và ho ̣c Chính tả cung cấp cho HS các quy tắc và rèn luyê ̣n để các
em có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả
Rèn cho HS một số phẩm chất : tính kỉ luâ ̣t , tính cẩn thận (vì phải viết đúng quy tắc, viết nắn nót từng nét), óc thẩm mĩ (vì phải viết ngay ngắn , thẳng
Trang 16hàng, đe ̣p đẽ…); đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Viê ̣t và chữ Viê ̣t, cách biểu thị tình cảm tốt đe ̣p đó trong viê ̣c đúng chính tả
1.1.4 Dạy học Chính tả ở tiểu học
1.1.4.1 Nô ̣i dung chương trình
âm đầu, vần, thanh Bài chính tả dài 20 - 30 chữ
Yêu cầu: chữ viết đều nét , rõ ràng, thẳng dòng, viết hoa chữ cái đ ầu tiên
và tên riêng, tốc độ viết 40 chữ trong 15 phút
Lớp 3
Mỗi tuần có 2 tiết Chính tả Có 3 hình thức chính tả: GV đo ̣c, Hs viết chính tả, viết chính tả theo trí nhớ một đoạn bài học thuộc lòng ; viết các că ̣p từ dễ lô ̣n phu ̣ âm đầu, vần, thanh Bài chính tả dài khoảng 80 chữ
Yêu cầu: chữ viết đều nét, rõ ràng Tốc đô ̣ viết 60 dòng trong 15 phút
Lớp 4
Mỗi tuần có 1 tiết Chính tả Có 2 hình thức chính tả: GV đo ̣c, HS viết; viết các că ̣p từ dễ lẫn lô ̣n phu ̣ âm đầu , vần, thanh và phân biê ̣t nghĩa các từ đó trong khi viết
Yêu cầu: chữ viết đều nét , rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả thông thường Tốc đô ̣ viết 80 chữ trong 15 phút
Lớp 5
Mỗi tuần có 1 tiết Chính tả Có 2 hình thức chính tả như ở lớp 4 Viết các bài chính tả đã học và các bài chọn ngoài , HS tự ghi dấu câu (dấu phẩy , dấu chấm) Bài chính tả dài 150, 180 chữ
Trang 17Yêu cầu: Như ở lớp 4, ngoài ra còn phải tự đánh dấu câu đúng vị trí Tốc
đô ̣ viết 100 chữ trong 15 phút
Cấu ta ̣o mô ̣t bài chính tả trong SGK nhìn chung gồm các phần sau:
- Bài viết: quy đi ̣nh khối lượng bài HS phải viết trong bài chính tả Có khi
HS viết trọn vẹn cả bài, có khi chỉ viết 1 đoa ̣n (đối với bài dài ở lớp 4,5)
- Viết đú ng: nêu các trường hợp cu ̣ thể cần phải viết đúng Đây là yêu cầu trọng tâm cần rèn luyện của tiết chính tả
- Luyện tâ ̣p: Mỗi bài chính tả thường có mô ̣t số bài tâ ̣p để các em luyê ̣n
tâ ̣p thêm nhằm khắc sâu hiê ̣n tượng chính tả được học như bài tập điền âm , điền vần dễ lẫn lô ̣n vào các âm tiết , các câu, các đoạn dùng các từ có vấn đề chính tả
Tương ứng với nô ̣i dung chương trình SGK, SGV TV Tiểu ho ̣c cũng đưa
ra mẫu bài soa ̣n tương ứng Chúng ta có thể khái quát thành quy trình như sau:
Quy trình dạy 1 tiết Chi ́nh tả
Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ:
+GV cho HS viết vào bảng con mô ̣t số từ khó mà các em đã học ở tiết trước
+Kiểm tra bài chính tả HS làm ở nhà
+GV nhận xét và chấm điểm mô ̣t số bài
Trang 18Hoạt động 2 Dạy bài mới:
Bước 1 Giới thiê ̣u bài:
GV nêu tên bài và đo ̣c mẫu Sau đó cho 1 HS đo ̣c la ̣i bài chính
tả sắp viết
Bước 2 Hướng dẫn chính tả:
+ GV đặt mô ̣t số câu hỏi ngắn go ̣n để HS tìm hiểu hoă ̣c tái hiê ̣n lại nội dung bài chính tả
+ Hướ ng dẫn HS nhâ ̣n xét bài chính tả theo gợi ý trong SGK (cách trình bày bài văn, bài thơ…)
+ Hướ ng dẫn HS tâ ̣p viết 1 số từ khó
Bước 3 Hướng dẫn HS viết chính tả:
* Đối với bài chính tả tập chép
GV yêu cầu HS nhìn bảng hoă ̣c nhìn SGK để chép (Chú ý: yêu cầu HS đoa ̣c nhẩm cả câu ngắn, cả cụm từ rồi viết liền mạch)
* Đối với bài chính tả nghe - viết (đo ̣c - chép)
GV đọc trước mô ̣t lần toàn bô ̣ bài Sau đó đo ̣c từng câu ngắn , từng cu ̣m từ để HS viết (nên đo ̣c 3 lần) Cần đo ̣c rõ ràng từ, cụm từ phải có nghĩa Sau khi viết xong GV đo ̣c la ̣i toàn bài để HS tự soát lại (Lưu ý: Khi đo ̣c cho HS viết GV nên đứng giữa lớp, đảm bảo tốc đô ̣, yêu cầu chương trình đề ra)
* Đối với bài chính tả nhớ viết
GV cho HS nhớ la ̣i nô ̣i dung bài ho ̣c đã ho ̣c ở tiết trước và tư thế viết, GV hướng dẫn HS cách tự nhớ la ̣i bài ho ̣c thuô ̣c lòng đó Hướng dẫn HS đo ̣c nhẩm từng câu sau đó viết la ̣i từng dòng theo thứ tự từ đầu đến cuối (Chú ý: Nhắc HS viết đúng đă ̣c điểm của từng thể loa ̣i văn bản)
Bước 4 Chấm và chữa bài:
GV cho HS tự soát lỗi bài chính tả của mình
Yêu cầu HS đổi vở chéo cho nhau và soát lỗi bài viết của bạn (dùng bút chì ghạch chân dưới lỗi sai và sửa ra ngoài lề)
GV thu mô ̣t số bài để chấm ta ̣i lớp Sau đó nhâ ̣n xét và tuyên dương
Trang 19Bước 5 Bài tập:
GV hướng dẫn HS làm các bài tâ ̣p bắt buô ̣c và bài tâ ̣p lựa cho ̣n th eo các bước: + Cho HS đo ̣c yêu cầu của bài tâ ̣p
+ HS làm bài tâ ̣p (theo cá nhân, că ̣p đôi hoă ̣c nhóm)
+ 1số HS báo cáo kết quả, HS khác nhâ ̣n xét
+ GV chốt lại kết quả đúng
+ HS làm các bài tâ ̣p đúng vào vở
Hoạt đông 3 Củng cố dặn dò:
+ GV nhận xét tiết ho ̣c và tuyên dương HS
+ Dặn HS làm bài tâ ̣p ở nhà
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng của việc dạy và học Chi ́nh tả trong nhà trường
1.2.1.1 Về phi ́a giáo viên
Hiện nay ở các trường Tiểu học miền xuôi nói chung đặc biệt là trường Tiểu học Hải Ninh thuộc địa bàn huyện Hải Hâ ̣u tỉnh Nam Đi ̣nh nói riêng phần lớn
bộ phận các GV trong nhà trường đã có sự quan tâm rất nhiều tới vấn đề nói và viết chính tả của các em HS Vì vậy nhiều GV đã có những đề xuất về phương hướng sửa lỗi chính tả cho HS nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng nói và viết chuẩn Tuy nhiên bên cạnh sự quan tâm sát sao đó thì thực trạng sửa lỗi chính tả cho HS ở trường Tiểu học Hải Ninh còn tồn tại nhiều hạn chế Cụ thể là:
* Trình độ của GV chưa đồng đều
Chất lượng dạy Chính tả cho HS Tiểu học trước hết phải nói đến trình độ
đã được đào tạo của đội ngũ GV Trình độ đào tạo của GV ảnh hưởng không nhỏ và là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng học của HS Đều là GV Tiểu học và với cùng một chương trình đào tạo như nhau nhưng thời gian đào tạo của mỗi GV ở mỗi trình độ khác nhau là khác nhau Cụ thể: thời gian đào tạo đối với
GV trình độ ĐH là 4 năm, còn thời gian đào tạo GV trình độ TC và CĐ chỉ là 2 -
3 năm Với 2 - 3 năm để hoàn thành một chương trình đào tạo khổng lồ như thế
và cũng khoảng thời gian ấy mỗi người GV trang bị được cho mình một hành trang vững vàng cả về mặt kiến thức và năng lực sư phạm để đảm bảo yêu cầu
Trang 20một người GV chuẩn bị khi ra trường thì quả là một khó khăn lớn Do đó, với đội ngũ GV được đào tạo như trên khi ra trường sẽ dẫn tới một thực trạng đó là trình độ, năng lực còn hạn chế, cụ thể nó được thể hiện ở phương pháp giảng dạy, việc tổ chức dạy và học trong một giờ học còn có những hạn chế nhất định
Ở trường Tiểu học hiện nay nói chung, trình độ của đội ngũ GV không đồng đều
và trường Tiểu học Hải Ninh ở huyện Hải Hâ ̣u là điển hình Qua thực tế khảo sát trình độ của GV dạy khối lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Ninh mà tôi tiến hành nghiên cứu cho thấy: có 3 GV dạy khối lớp 3 thì có 1 GV trình độ CĐ (chiếm 33%) và 2 GV trình độ đào tạo là TC (chiếm 66%) không có GV ở trình độ ĐH Đây là một thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy - học trong trường nói chung và chất lượng ho ̣c Chính tả của HS nói riêng
* Trong các giờ học Tiếng Việt đôi khi chưa được quan tâm đúng mức
1 Hiện nay, trong khi cả nước đang tiến hành đổi mới phương pháp và cách thức dạy học phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của HS Thì một số bộ phận GV vẫn duy trì và dập khuôn theo cách dạy học truyền thống Đó là sử dụng hình thức dạy học lấy GV làm trung tâm, GV là người tổ chức tất cả các hoạt động trên lớp của HS, toàn bộ mạch kiến thức hầu như được GV giới thiệu, xem xét, đánh giá và kết luận, còn HS thì thụ động tiếp thu kiến thức của bài học, không tự mình tìm tòi, khám phá ra cái mới Do đó việc truyền thụ kiến thức còn chưa thực sự quan tâm đến đối tượng HS, và việc lĩnh hội tri thức của HS bị phụ thuộc nặng nề vào bài giảng của GV HS không chịu khó suy nghĩ, ỷ lại, thụ động Mà ít có cơ hội bộc lộ năng lực bản thân đặc biệt đối với HS trình độ nhận thức còn chưa cao, khả năng tư duy kém, việc tiếp thu kiến thức bài học một cách thụ động như vậy có thể ngay lúc đó các em đã nhớ nhưng có thể quên ngay sau đó Do vậy, hiệu quả giờ học mang lại của các môn học nói chung và phân môn Chính tả nói riêng là rất thấp
Tuy nhiên phải nói thêm rằng, bên cạnh những GV vẫn duy trì cách dạy truyền thống như trên thì vẫn có một số bộ phận GV tiếp thu được và đã có một
số đổi mới trong phương pháp truyền đạt kiến thức của mình đến cho HS trong các giờ học của các phân môn hay môn học khác Còn đối với phân môn Chính
Trang 21tả thì phần lớn vẫn duy trì cách dạy truyền thống cũ ; điều đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Chính tả trong nhà trường
2 Những khó khăn về đời sống riêng tư cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy của GV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy
Đời sống của mô ̣t số GV còn gặp rất nhiều khó khăn về: kinh tế, hoàn cảnh gia đình,… đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy của GV Thực tế
đã cho thấy, kinh tế của người GV chưa ổn định sẽ kéo theo nhiều vấn đề như: Đến trường muộn, chưa thể vận dụng tối ưu các phương pháp, hình thức và phương pháp dạy học phong phú (máy chiếu, bảng phụ, các tư liệu, tài liệu tham khảo, các đồ dùng phục vụ cho giảng dạy…) Ngoài ra kinh tế gia đình chưa ổn định, người GV chưa thể yên tâm công tác mà cái lo nhiều vẫn là “cơm áo, gạo tiền” Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để họ giảm bớt mối lo trên, để giúp họ cải thiện đời sống yên tâm công tác
Bên cạnh đó cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng được nhu cầu dạy và học: bàn ghế thô sơ, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học Điều này
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của GV
3 Những vấn đề đặt ra từ khảo sát
Từ thực trạng trên đã đặt ra một việc hết sức cấp bách và cần thiết đó là việc sửa lỗi chính tả và rèn luyện c ách viết và nói cho HSTH nói chung và HS lớp 3 của Trường Tiểu học Hải Ninh nói riêng Đưa các em nói đúng, viết chuẩn
là việc rất quan trọng để các em học tập tốt hơn, nâng cao việc tiếp thu tri thức khoa học để trở thành người có ích cho xã hội góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn
1.2.1.2 Về phi ́a học sinh
* Thực trạng học Chính tả trong nhà trường Tiểu học
1 Nói và viết chưa đúng, chưa chuẩn và còn mang âm sắc địa phương
HS khi tới trường bắt đầu được tiếp xúc, làm quen và học tập bằng một ngôn ngữ hoàn toàn mới là tiếng phổ thông; các em thường chỉ tiếp xúc với người địa phương nên khi tới trường các em phải học đồng thời cả ngôn ngữ nói
Trang 22và ngôn ngữ viết Các em phải làm quen với một hệ thống âm không hoàn toàn giống tiếng địa phương
Cách nói và viết của HS còn chưa đúng, chưa chuẩn, các em thường nhầm giữa một số phụ âm đầu, âm vần, thanh điệu của các tiếng, từ tiếng phổ thông; khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông mặc dù đã có ý thức hơn song việc nhận thức của các em để được một cuộc giao tiếp đạt hiệu quả thì rất khó
2 HS coi Chính tả như một môn học bắt buộc phải học
Không chỉ riêng gì với HS lớp 3 Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Định mà hầu hết các HS ở các nơi khác và ngay cả các cấp học cao hơn vẫn nhìn nhận Chính tả là một môn học “phụ”, bổ chợ cho kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói Với quan niệm trên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ học cho biết, cho xong thì người Việt Nam không ai là không mắc lỗi chính tả Chính tả là một phân môn nhỏ nhưng nó góp phần khá lớn vào việc hình thành kỹ năng sử dụng đúng và chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời còn là cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ để học tập các môn học khác HS lớp 3 trường tiểu học Hải Ninh hầu hết cũng chỉ quan tâm đến phân môn Chính tả ở góc độ học cho biết nói, biết viết cái chữ, chứ chưa thực sự quan tâm đến các lỗi sai mà mình mắc phải, sử dụng ngôn ngữ trong khi nói sao cho đúng, cho chuẩn
Nói và viết sai ngay ở các lớp đầu cấp sẽ hình thành thói quen và ảnh hưởng không nhỏ đến sau này; nói và viết không chỉ là công cụ giúp HS chiếm lĩnh văn hóa, trau dồi kiến thức, tư duy để học tập mà còn tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả đời người trong các em Với ý nghĩa quan trọng như vậy, phân môn Chính tả phải là môn học được coi trọng trong nhà trường; thế nhưng trên thực
tế lại không như vậy, không riêng gì với HS trường Tiểu học Hải Ninh mà hầu hết các em HS vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Chính tả Điều đó được thể hiện cụ thể: theo thống kê phiếu điều tra khảo sát HS lớp 3 của Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Định mà tôi tiến hành nghiên cứu cho thấy:
có tới 65% HS là không thích học phân môn Chính tả, 35% thích và rất thích học môn này khi hỏi: “em có thích học Chính tả không?” hay với câu hỏi: “theo
em, phân môn Chính tả có vai trò như thế nào?” thì có tới 61% HS trả lời không
Trang 23quan trọng, chỉ 39% HS cho là quan trọng và rất quan trọng Còn với câu hỏi:
“em dành thời gian như thế nào đối với việc học phân môn Chính tả?” đa số các
em trả lời dành thời gian ít (chiếm 58%) hoặc không dành thời gian (chiếm 25%), rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 17%) và bình thường
Như vậy chúng ta thấy một thực tế của HS lớp 3 Trường Tiểu học Hải Ninh cho biết là các em chỉ quan tâm tới phân môn Chính tả ở góc độ sử dụng tiếng Việt bằng lời nói và chữ viết và là một môn học bắt buộc phải học trong nhà trường, chứ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Chính tả, nói
và viết thế nào cho đúng, cho chuẩn, chưa thực sự quan tâm đến lỗi mà mình mắc để nói, viết sao cho đúng, chuẩn tiếng Việt
Mấy năm gần đây các trường Tiểu học trong huyện Hải Hâ ̣u nói chung và trường Tiểu học Hải Ninh nói riêng , phong trào chữ viết đã được chú trọng và ngày càng nâng cao Tuy nhiên, qua khảo sát bài viết của học sinh khối lớp 3 còn hạn chế Nhiều em chưa nắm vững các quy tắc, mẹo luật chính tả, có em phát âm sai dẫn đến bài viết sai nhiều lỗi chính tả Mặt khác một số em do thiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu một số nét, thiếu dấu dẫn đến sai lỗi chính tả
* Lỗi chính tả của học sinh ở trường
Qua dự giờ một số tiết chính tả ở khối lớp 3 của trường, sau khi khảo sát một số bài chính tả ở các lớp, tôi thống kê được một số lỗi của học sinh mắc phải như sau :
Bảng 2 Bảng thống kê một số lỗi của học sinh mắc phải
Trang 24+ Về lỗi âm đầu:
HS thường viết sai các cặp phụ âm : l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi, ng/ngh, g/gh
Trong đó lỗi chính tả tập trung ở r/d/gi, ch/tr , l/n, s/x ( khoảng 70%)
+ Về lỗi phần vần:
HS vẫn còn lẫn lộn các cặp vần : ui/ uơi, in/inh, ưu/ươu, iêu/iu (chiếm
80%) hoặc viết sai ở các vần khó như : uya, uyn, uyt, ươt (chiếm 20%)
+ Về lỗi dấu thanh:
Chủ yếu là sai thanh hỏi / thanh ngã, đặc biệt do các từ láy hoặc từ Hán -
Việt, các em thường không phân biệt thanh hỏi - thanh ngã
1.2.2 Về ti ̀nh hình thực tế học sinh
1.2.2.1 Thuận lợi
- Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (chấm bài viết chính tả thường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục viết đúng)
- Học sinh có đầy đủ vở Chính tả và vở bài tập Tiếng Việt (ghi đầy đủ nội dung bài tập chính tả)
- Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu năm học (thống kê phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên vào những giờ chính tả)
Trang 25thực tâ ̣p Qua khảo sát tôi thấy học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh viết sai 14 lỗi trong một bài chính tả Cụ thể khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt trong đó có bài viết chính tả tôi thống kê số lỗi chính tả như sau:
Bảng 1 : Bảng thống kê lỗi viết sai chính tả của học sinh lớp 3 trường
tiểu ho ̣c Hải Ninh
Lớp
Số lượng
HS khảo sát
Các lỗi Chính tả thường mắc Viết sai phụ âm
đầu: l/n, d/r/gi,
Viết sai phần vần: ay/ây, ươu/iêu, ong/ông, ôc/ôôc…
Viết sai về thanh điệu: ngã/hỏi
Số HS mắc lỗi
Tỉ lệ
HS mắc lỗi(%)
Số HS mắc lỗi
Tỉ lệ
HS mắc lỗi(%)
Số HS mắc lỗi
Tỉ lệ
HS mắc lỗi(%)
Ngoài những lỗi điển hình nêu trên thì các em còn bị lẫn và viết sai những
âm, vần, những từ do ảnh hưởng từ tiếng địa phương
Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác
Nhận xét: Qua bảng số liệu thống kê trên cho thấy HS của Trường Tiểu
học Hải Ninh đều mắc lỗi chính tả tương đối nhiều:
Thứ nhất: Về phụ âm
Số lượng HS mắc lỗi về phụ âm chiếm tỉ lệ lớn Tập trung nhiều ở trường hợp phân biệt l/n, r/d/gi Trong đó lớp 3A là 21/30 em (chiếm 70%), lớp 3B là 22/30 em (chiếm 73%)
Ví dụ: Trong bài có từ: “ lên lớp” HS viết thành “ nên nớp”
Trang 26Thứ hai: Về phần vần
So với số lượng HS mắc lỗi về phụ âm thì tỉ lệ HS mắc lỗi phần vần về cơ bản cũng có phần giảm hơn Tuy nhiên số lượng HS mắc lỗi về phần vần vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong đó lớp 3A có 13/30 em mắc lỗi (chiếm 43%), lớp 3B có 13/30 em mắc lỗi (chiếm 43%)
Ví dụ: Trong bài có từ : “huyền” HS viết thành “ huền”
Thứ ba: Về thanh điệu
Lỗi sai do thanh điệu thì đa số các em thường nhầm lẫn giữa hai thanh đó
là thanh hỏi và thanh ngã
Ví dụ: Từ “đỗ” HS la ̣i viết thành “ đổ”
Cụ thể như sau:
a Về thanh điệu
Học sinh chưa phân biệt được hai thanh hỏi và thanh ngã
* Ví dụ: nghĩ hè (từ đúng: nghỉ hè ); suy nghỉ (từ đúng: suy nghĩ ); sữa lỗi (từ đúng: sửa lỗi ), …
b Về âm đầu
- Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g/ gh: đua ge, gi bài
+ ng/ ngh: ngỉ nghơi
+ c/ k: céo cờ, cẹp tóc
+ s/ x : sẻ gỗ, chim xẻ
+ d/ gi: dữ gìn, da vị
Qua thực tế giảng dạy một số tiết tôi nhận thấy lỗi về s/x ; g/gh; ng/ngh;
d/gi là phổ biến hơn cả
c Về âm chính
Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ai/ay/ây: máy bây (máy bay)
+ oe/eo: sức khẻo (sức khỏe)
+ ăm/âm: đỏ thấm (đỏ thắm); tối tâm (tối tăm)
+ăp/âp: gập gỡ (gặp gỡ)
Trang 27+ ip/iêp: nhân diệp (nhân dịp)
+ ui/ uôi: cuối đầu (cúi đầu); cúi cùng (cuối cùng)
+ ưu/ươu: mươu trí (mưu trí); con hưu (con hươu)
d Về âm cuối
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ac: đất các (đất cát)
+ an/ang: cái bàng (cái bàn)
+ ăt/ăc: mặt quần áo (mặc quần áo)
+ ăn/ăng: khăng quàng (khăn quàng)
+ ât/âc: gậc đầu (gật đầu)
+ ân/âng: vân lời (vâng lời)
+ êt/êch: lệch bệt (lệt bệt)
+ ên/ênh: bện tật (bệnh tật)
+ iêt/iêc: thiếc tha (thiết tha)
+ uôn/uông: mong muống (mong muốn)
+ uôt/uôc: suốc đời (suốt đời)
+ ươn/ương: vường rau (vườn rau)
e Lỗi viết hoa
Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọng nhất trong các bài viết của các em, trong tất cả bài viết của học sinh trong lớp thì chỉ có một em duy nhất không sai lỗi nào đó là em: Hoàng Xuân Tùng
Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
* Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh:
Ví dụ: Dạy Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len - Viết đoạn 4 (TV3-T1,
tr.20) - Câu: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá
Học sinh viết: “nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, lan ân hận quá”
* Viết hoa tùy tiện:
Ví dụ: Nghe - viết: Người mẹ (TV3 - Tập 1), tr.30
Trang 28- Câu: Thần không hiểu rằng: vì con người mẹ có thể làm được tất cả
Học sinh lại viết: “Thần không hiểu rằng: Vì con, Người Mẹ có thể làm được
tất cả”
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như:
Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét (ví dụ: “mềm” lại viết là
“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”)
Qua khảo sát thống kê tôi thấy hầu hết các loại lỗi chính tả các em đều mắc (kể cả học sinh khá, giỏi) số lỗi mà các em mắc nhiều nhất là lỗi viết hoa, lỗi phụ âm đầu và lỗi âm chính So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (không quá 5 lỗi trong một bài) thì trình độ kĩ năng viết chính tả của học sinh còn quá thấp (số bài có từ 6 lỗi trở lên chiếm 41%: khảo sát chính tả đầu năm)
Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả
- Qua nghiên cứu phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc viết sai lỗi
chính tả của học sinh là do phát âm sai thanh hỏi/ thanh ngã lẫn lộn
Ví dụ : Suy nghĩ / suy nghỉ
Nghĩ ngợi / nghỉ ngợi
Cũ kĩ / củ kỉ
Do đặc điểm phương ngữ của học sinh còn phát âm sai các tiếng có phụ
âm đầu tr/ch, s/x, d/r/gi, l/n, nên dẫn đến việc phát âm sai các tiếng có phụ âm
long lanh / nong nanh
Theo thống kê số âm tiết sai về vần cũng chiếm tỉ lệ đáng kể Nguyên nhân của hiện tượng này là do HS chưa nắm vững cấu tạo nên còn viết lẫn lộn
- Ở một số cặp vần khó phân biệt hay do phát âm sai (không chuẩn) dẫn đến viết sai:
Trang 29Ví dụ : ươu / ưu : con hươu / con hưu
ưu / iu : nghỉ hưu / nghỉ hiu
ươi / ui : quả chuối / quả chúi
- Với các cặp vần có âm ă, â học sinh thường hay nhầm lẫn như sau:
Ví dụ : bà cháu / bà chấu
gặp gỡ / gập gỡ
thứ sáu / thứ sấu
Ngoài ra theo phương ngữ Bắc Bô ̣ các em thường hay mắc các phu ̣ âm
đầu như: ch,tr; r,d,gi; l,n;…
1.2.3 Nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HS
Trong cuộc sống, hình thức giao tiếp quan trọng giữa người với người là tiếng nói và chữ viết Muốn cho người giao tiếp hiểu được tiếng nói, chữ viết của mình thì yêu cầu người nói người viết phải phát âm đúng, viết đúng rõ ràng Nếu phát âm sai, viết sai sẽ làm cho người nghe hiểu sai hoặc không hiểu được nghĩa của điều mình muốn truyền đa ̣t Như vậy chính tả đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp và học tập Tuy nhiên trên thực tế khảo sát điều tra cho thấy HS nói chung và đặc biệt là HS lớp 3 Trường Tiểu học Hải Ninh nói riêng còn sai nhiều lỗi chính tả Trong đó có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi chính tả
và một trong những nguyên nhân chính phải kể đến trước hết là do chính HS, sau đó là GV - những người hướng dẫn trực tiếp, tiếp xúc với HS trong quá trình học tập
1.2.3.1 Về phía HS
Thứ nhất: Do môi trường sử dụng tiếng Việt của HS
Các em HS sinh ra tại địa phương nơi mà cha ông đã gắn bó từ lâu đời và ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng đi ̣a phương ; các em ít sử dụng tiếng Việt chung ngay cả khi giao tiếp; hầu hết các em chỉ nói tiếng Việt khi đến trường, đến lớp còn khi về nhà đều sử dụng tiếng đi ̣a phương, coi trọng tiếng đi ̣a phương
Sự phát âm địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nói và luyê ̣n viết của HS Tiểu học trong những năm đầu cấp Ở lớp thầy cô có thể uốn nắn sửa sai nhưng về nhà với thói quen nói tiếng đi ̣a phương lại không ý thức được,
Trang 30bố me ̣ hầu như không để ý tới việc sửa lỗi chính tả cho con mình; hơn nữa việc học tập cũng không đưa ra một mục đích rõ rệt, ít quan tâm đến việc viết và nói của các em Chính cha mẹ là những người lớn nói ngọng, viết sai nên không nhận ra con mình nói và viết như thế nào là sai, như thế nào là chuẩn để sửa Do
đó các em không được sửa chữa kịp thời
Ví dụ: phân biệt: “ ăn cơm” thành “ăm cơn”, “cảm ơn” thành “cản ơm”…
Như vậy, đối với HS khi học Chính tả GV nên lưu ý HS phải chú ý nghe thầy (cô) phát âm để nói cho đúng; do đó GV phải cố gắng phát âm cho rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp HS nói và viết đúng
Thứ hai: Nguyên nhân tâm lý
HS thường hay sợ sệt, rụt rè; không mạnh dạn khi tiếp xúc với thế giới xung quanh nên các em thường sợ khi tiếp xúc trực tiếp với các thầy cô giáo của mình Có những em nhiều khi muốn hỏi thầy cô giáo mình về một số từ khó phát âm, khó viết khi đang phân vân không biết nên nói và viết thế nào là đúng, chuẩn thì các em không đủ can đảm, tự tin để hỏi và trình bày ý kiến của mình Như vậy, những vấn đề HS thắc mắc đã không được đề xuất với GV, làm cho những gì không biết bị quên lãng, HS không có cơ hội nhận được lời giải
Thứ ba: Do ý thức của HS
Do trình độ nhận thức của HS còn chậm nên nhận thức các em về việc học tập nói chung còn chưa cao; và ở lứa tuổi này các em thích chơi hơn là thích học, sự tự ý thức của bản thân ở các em còn thấp, nhất là đối với các em HS trường Tiểu học Hải Ninh chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nói và viết đúng, chuẩn Nên khi tôi đặt câu hỏi : “Em dành thời gian như thế nào đối với việc ho ̣c Chính tả?” đa số các em trả lời dành thời gian ít (chiếm 58%) hoặc
Trang 31không dành thời gian (chiếm 25%), rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 17%) và bình thường
Như vậy các em dành thời gian quá ít cho việc học Chính tả , rèn kỹ năng chính tả và cho việc học tập đọc do đó khi nói và viết các em mắc rất nhiều lỗi ;
đó cũng là một phần chưa có ý thức thường xuyên ở nhà Bên cạnh đó, các em còn chưa có ý thức trong việc học hỏi những vấn đề liên quan đến viê ̣c nói và viết; đó cũng là lý do khiến các em lơ là khi nói và viết
1.2.3.2 Về phía GV
Thứ nhất: Do GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai
Các GV dạy trong trường phần lớn là người đi ̣a phương và các tỉnh lân
câ ̣n (Thanh Hóa, Hưng Yên) đến công tác tại trường
Do chịu ảnh hưởng của lối phát âm địa phương đặc trưng nên nhiều GV còn phát âm chưa chuẩn Đối với hầu hết các GV thường mắc lỗi phát âm đối
với các âm: l - n, ch - tr, s - x và giữa dấu hỏi, dấu ngã như: “Suy nghĩ” phát âm thành “suy nghỉ”, “sạch sẽ” phát âm thành “sa ̣ch sẻ”
Bên cạnh đó, GV nhiều khi còn nói và viết sai Nhiều câu trên bảng của
GV không rõ ràng Như khi tôi dự giờ môn Chính tả của cô Dương Thi ̣ Hiền
trường Tiểu học Hải Ninh, cô nói: “cả lớp” thành “cả nớp”, trong lúc giảng bài
cho HS Và đôi khi có một số chỗ cô nói và viết trên bảng chưa thật rõ ràng làm cho HS không nghe được hoặc nghe sai
Như chúng ta đã biết, với HS tiểu học các em luôn coi GV của mình là
“một tấm gương chuẩn mực” để soi mình vào đó; mọi việc đều nghe và làm theo thầy, cô giáo của mình Do đó việc GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai, viết sai sẽ dẫn đến HS nói và viết sai lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi
Thứ hai: Do GV phải dạy nhiều cho HS và nhiều đối tượng HS khác nhau
Với thời gian của một giờ học là 35 phút mà GV phải dạy nhiều cho HS trong một lớp học thì sẽ không có điều kiện cũng như thời gian để quan tâm sát sao đến từng cá nhân HS trong một lớp Đặc biệt trình độ nhận thức của các em
HS còn yếu, khả năng tiếp thu bài chậm; hơn nữa với ngôn ngữ địa phương vẫn còn nói ngọng và sai Do đó tỉ lệ mắc lỗi chính tả là rất cao; thêm nữa điều kiện
Trang 32cũng như thời gian để GV quan tâm sát sao, uốn nắn lỗi sai của các em không có nhiều Có nhiều em mắc lỗi không được uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời nên đã sai lại càng sai nhiều hơn
Bên cạnh đó, phần hướng dẫn chính tả của bài viết chính tả (tập chép, nghe - viết, nhớ viết) có nhiều GV chỉ hướng dẫn qua trong một thời gian ngắn rồi cho HS viết Do đó HS khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cần phân biệt, các từ cần viết hoa…
Thứ ba: Trong quá trình dạy, do GV nhận thức được nhưng chưa làm được
Theo điều tra thì 100% các thầy cô giáo đều cho rằng phân môn Chính tả
có vai trò quan trọng trong nhà trường khi tôi đặt câu hỏi: “Theo thầy (cô), môn Chính tả trong nhà trường có vai trò như thế nào?” Điều này chứng tỏ, các GV đều có nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Chính tả Vậy phân môn Chính tả phải được coi trọng trong nhà trường và cùng với đó là chất lượng dạy học Chính tả của HS sẽ được đảm bảo; thế nhưng trên thực tế lại không như vậy bởi trình độ chuyên môn của đội ngũ GV còn chưa cao Do đó kết quả học của HS còn thấp, các em mắc lỗi chính tả còn rất nhiều, trở thành tình trạng xảy ra phổ biến ở các em
Như vậy một trong những nguyên nhân dẫn đến HS mắc lỗi chính tả là do
GV trong quá trình dạy nhận thức được nhưng chưa làm được
Ngoài ra học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả
Bên ca ̣nh đó ho ̣c sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:
+ Lỗi do vô ý, chưa - cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh)
+ Lỗi về các vần khó (uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch, …) + Lỗi do phát âm sai (at/ac, et/ec, an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …) + Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành/tranh giành, dở dang/giang
sơn, …)
Trang 33+ Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o,
ô, ơ, u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i )
Từ những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học phân môn Chính tả của các em và đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sai lỗi nhiều
Ví dụ:
Nói và viết “ngã rồi ” mà thực chất là “ngã lồi”
Nói và viết “nớp học’’ mà thực chất là “lớp học”
Nói và viết “mầu sắc’’ mà thực chất là “ màu sắc ’’
Chính vì thế, nếu ta không hiểu nghĩa từ thì khó mà viết đúng Việc nói và viết chưa chuẩn ấy luôn diễn ra trước học sinh trong lớp, trong trường và ngoài
xã hội
Vậy nguyên nhân chính dẫn đến mắc lỗi chính tả của học sinh là :
- Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương
- Thứ hai, do chưa hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ
1.2.4 Số bài, thời lượng học
Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết Cả năm học sinh được học 62 tiết chính tả
Chương trình của phân môn Chính tả ở khối lớp 3 gồm các dạng sau:
* Chính tả đoạn, bài:
Học sinh nhìn – viết ( tập chép) hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài có
độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng) Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc
* Chính tả âm, vần :
Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm vần dễ
viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ (c/k, g/gh,
ng/ngh, ia/ya, i/y,…)
Hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi,
an/ang, ac/ at, dấu hỏi, dấu ngã )
Trang 34Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em
Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp 3
Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho học sinh viết đúng chính tả
Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền
Tiểu kết chương 1
Như vậy, từ kết quả thu được thông qua khảo sát thực tế của việc học phân môn Chính tả ở trường Tiểu học Hải Ninh , chúng tôi thấy rằng: GV đã quan tâm đến chất lượng dạy và học phân môn này Tuy nhiên, số lượng HS đều
là người địa phương , đa phần còn theo phương ngữ địa phương nên quá trình giảng dạy phân môn Chính tả gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tiếng Viê ̣t Hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học; HS thì coi môn học như một môn học bắt buộc phải học, đặc biệt lời nói của các em khi phát âm chưa đúng, chưa chuẩn mắc lỗi nhiều và tốc độ phát âm còn chậm Vì vậy đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn, chất lượng dạy học Chính tả trong nhà trường còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi, được thể hiện ở lỗi viết sai chính tả của HS phổ biến
Về phía GV: Trình độ được đào tạo của đội ngũ GV trong nhà trường chưa đồng đều (80% GV ở trình độ CĐ và TC, chỉ có 20% GV ở trình độ ĐH)
GV còn coi nhẹ phương pháp dạy học Chính tả
Bên cạnh đó, trong nội dung của chương 1 còn đề cập đến các lỗi thường gặp, phân loại các lỗi, chỉ ra những lỗi phổ biến nhất mà các em HS lớp 3
Trang 35thường hay mắc phải dựa trên quá trình điều tra, khảo sát ngoài trường phổ thông Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu những nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HS và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng HS mắc lỗi chính tả như vậy
là do từ phía GV và do bản thân HS
Từ thực trạng nói trên là cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp sửa lỗi chính
tả cho HS lớp 3 trường Tiểu ho ̣c Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Đi ̣nh ở chương kế tiếp
Trang 36Chương 2: Đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả cho HSTH
*Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
2.1 Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho
bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác như với
những tiếng có thanh ngã thì ta phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với
những tiếng có thanh hỏi Những tiếng có âm “cờ” thì ta phải đọc nặng giọng
hơn so với những tiếng có chứa âm “tờ”, hoặc những tiếng có chứa âm cuối là
âm “ngờ” thì khi đọc ta phải ngân dài hơn so với những tiếng có chứa âm cuối
là âm “nờ”…
Đồng thời viêc luyện phát âm giúp cho học sinh để phân biệt các thanh , các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và
cách viết thống nhất với nhau Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng
của cách phát âm ở địa phương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm
như vậy thì các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai
Chính tả
* Ví dụ: ăn cơm - en cơm;
hoa sen - hoa xen; cái kéo - cái kếu,…
Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh
viết đúng chính tả
2.2 Phân tích so sánh
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh
tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học Chính tả Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh Với những tiếng dễ lẫn
lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ
* Ví dụ : Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh - TV3 -Tập 1, tr.4
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt chim”
Trước khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ
lẫn lộn như: