8. Cấu tru ́c của đề tài
2.4.1. Bài tập điền vào chỗ trống
Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:
* Ví dụ: Bài tập 2 a) - TV3, Tập 1, tr. 22 Điền vào chỗ trống tr hay ch ?
- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ * Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr.48 Điền vào chỗ trống s hay x ?
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.
* Điền vào chỗ trống en hay eng ? (BT 2b - TV 3, tập 1, tr. 41) - Tháp Mười đẹp nhất bông s…
35
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây ch…đá lá ch…hoa .
* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? (Bài tập 2b - TV3, Tập 1, tr. 56)
Con k…
* Điền vào chỗ trống en hay oen ? (Bài tập 2 - TV3, Tập 1, tr. 60)
-
* Điền vào chỗ trống ch hay tr?
Quê hương là cầu …e nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng …e Quê hương là đêm …ăng tỏ Hoa cau rụng …ắng ngoài hè 2.4.2. Bài tập tìm từ
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa:
* Bài tập 3a) - TV3, Tập 1, tr. 52
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ : ….. - Trái nghĩa với gần : …..
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1 tr. 31
Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:
- Cơ thể của người: …..
- Cùng nghĩa với nghe lời: …..
- Dụng cụ đo trọng lượng (sức nặng) : ….. 2.4.3. Bài tập tìm tiếng
* Bài tập 2b) - TV3,Tập 1, tr. 18
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- gắn, gắng - nặn, nặng
36
- khăn, khăng
Giúp học sinh ghép đúng:
- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,… - gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,… - nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,…. - nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,… - khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,… - khăng: khăng khăng, khăng khít,… 2.4.4. Bài tập giải câu đố
* Bài tập 2b) - TV3, Tập 1, tr. 22
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng (Là cái gì?)
Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
2.4.5. Bài tập lựa chọn
* Bài tập 3b) - TV3, Tập 1, tr. 132
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- (bão, bảo): Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn ….. - (vẽ, vẻ): Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.
- (sữa, sửa): Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm. 2.4.6. Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa
Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi viết đúng chính tả qua các buổi học phụ đạo với các dạng bài tập ngoài bài. Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:
37 ● Bài tập trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:
a - suy nghỉ b - nghĩ hè c - nghỉ phép d - im lặn e - lặn lội g - vắng lặn h - muối cam i - hạt múi k - sương muối
Đáp án: khoanh vào c, e, k ● Bài tập điền Đúng - Sai :
Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào
ô trống trước những chữ viết sai chính tả:
chim xẻ mổ xẻ Đáp án: S chim xẻ Đ mổ xẻ dìu dắt dìu biếc
mải miết mãi mãi Đ dìu dắt S dìu biếc
Đ mải miết Đ mãi mãi ● Bài tập nối tiếng :
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả: A B a. mong tròn (1) b. rau khổ (2) c. cuộn muốn (3) d. khuôn cau (4) e. buồng muống (5) Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4 ● Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
- Một ngôi xao chẳng sáng đêm.
- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm. - Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.
38
- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.
Sửa lại: giúp, sao, vầng, gác, chịu, sưởi 2.5. Đọc mẫu - Hƣớng dẫn cách viết
Việc đọc đúng, rõ rang rành mạch, mạch lạc, đọc hay, đọc chuẩn của giáo viên là quan trọng nhất. Không những đọc đúng mà còn phải viết đúng, đẹp, đúng quy cách chữ hiện hành do Bộ Giáo dục quy định. Trình bày khoa học trong dạy học (nhất là ghi trên bảng lớp vì chữ viết chính là dụng cụ trực quan hữu hiệu mà các em có thể dựa vào đó để bắt chước, rèn luyện).
Như chúng ta đã biết muốn viết đúng thì phải đọc đúng. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết chính tả phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ nhất là khi phân tích từ khó , tiếng khó. Giáo viên vừa cho học sinh viết vừa đánh vần kết hợp với đọc để khi các em viết đỡ bị sai.
Hướng dẫn viết chữ đầu câu ta phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu tiếng) .
Danh từ riêng phải viết như thế nào? (Viết hoa) .
Tùy từng bài cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ riêng cho đúng với quy tắc.
- Sau dấu câu phải viết như thế nào? (Viết hoa chữ cái đầu câu).
- Đối với bài văn ta viết và trình bày như thế nào? (Viết thụt vào một ô li chữ đầu bài và sau khi hết một đoạn so với lề vở).
- Đối với bài thơ ta viết và trình bày như thế nào? Bài thơ có 4, 5 tiếng thì các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa chữ cái đầu của tiếng và viết bằng nhau. (các chữ đầu dòng thơ phải viết thẳng hàng) .
- Bài thơ lục bát phải trình bày theo thể thơ: Dòng 6 tiếng viết thụt lùi vào 2 ô li so với lề vở. Dòng thơ 8 tiếng dịch ra 1 ô li so với lề vở và cứ như thế cho đến hết bài thơ. Các chữ đầu dòng thơ đều phải viết hoa.
- Thông qua phân môn Tập đọc và các môn học khác…..Hoặc giờ ra chơi hằng ngày tôi gọi một vài em hay mắc lỗi để tìm hiểu nguyên nhân mà các em sai về từ, chữ, âm, vần thường mắc phải. Cùng trò chuyện trao đổi giúp các em đọc đúng luyện thanh từ đó sẽ nhớ lâu hơn. Rồi dần dần đọc đúng, đến viết đúng.
39 Ví dụ: Các em đọc sai l/n
“Lính leo lên lầu
Lính lấy lưỡi lê
Lính lấy lộn lưỡi liềm”
Nếu học sinh đọc âm l thành âm n thì dẫn đến tình trạng viết sai chính tả rất nhiều.Vì các em đọc sao viết vậy. Do vậy giáo viên cần phải luyện đọc cho thật chuẩn, chính xác.
Với cách luyện đọc đúng thường xuyên dần dần các em sẽ khắc sâu hơn và hình thành viết đúng chính tả. Như câu nói “Mưa dầm thấm lâu”
2.6. Khắc phục lỗi chính tả thông qua day ho ̣c nhƣ̃ng phân môn, môn ho ̣c khác
Khi HS đã mắc lỗi chính tả do bi ̣ ảnh hưởng lỗi phát âm đi ̣a phương , thì trong ho ̣c tâ ̣p bất cứ môn ho ̣c nào , hoạt động nào HS cũng đều nói sai , viết sai chính tả cho nên bao giờ tôi cũng lắng nghe và chấm bài cho HS một cách cản thâ ̣n, phát hiện lỗi chính tả và sửa sai kip thời dù ít hay nhiều , tránh bỏ qua cho qua vì cho rằng điều đó không ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng , môn ho ̣c mình đang dạy thì cứ như vậy HS sẽ trở thành thói quen kh ó có thể khắc phục được (ví dụ: “uống nước” khác với “uốn cong”, “mong muốn” khác với “rau muống”, “gió
bấc” khác với “phía bắc”…). Khi chấm bài HS ở bất cứ môn ho ̣c nào ( bài kiểm tra Toán, kiểm tra Khoa ho ̣c…) khi thấy có từ HS viết sai tôi t hường ghach chân dưới từ đó và viết la ̣i phía trên từ viết đúng , khi trả bài cho HS bao giờ tôi cũng nhắc nhở những trường hợp đó để các em chú ý khắc phu ̣c . Đặc biệt trong phân môn Tâ ̣p làm văn khi chấm bài viết nếu có lỗi chính tả thì tôi gha ̣ch dưới và ghi
c.t khác với lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ thì tôi c.n… để HS dễ phân biê ̣t. 2.7. Khắc phục lỗi chính tả thông qua giao tiếp
Khi giao tiếp các em sẽ trình bày những điều các em muốn trao đổi bằng lời nói, bằng cách phát âm thói quen hàng ngày mô ̣t cách tự nhiên nhất . Chính những lúc này tôi luôn chú ý lắng nghe ( cả trong giờ học lẫn khi các em vui chơi, nói chuyện với bạn bè ) khi nghe các em phá t âm sai tôi thườ ng nhắc nhở các em hãy chú ý nói đúng . Ví dụ: “ dui dẻ” sửa thành “ vui vẻ”, “đi dề” sửa thành “đi về”… Nhưng sửa như thế nào để HS không nhàm chán là điều mà
40
chúng ta cần quan tâm . Do đó, bên ca ̣nh viê ̣c chú ý lắng nghe tô i luôn ta ̣o mô ̣t không khí thân thiê ̣n giữa thầy và trò , giữa trò và trò , nhắc nhở ki ̣p thời những lúc các em viết sai và dặn dò các em cũng nên chú ý nhắc nhở bạn nói đúng . Tôi tổ chức cho các em thi đua trong mô ̣t thời gia n ngắn với nô ̣i dung giới ha ̣n đẻ các em dễ thực hiện . Ví dụ trong tuần thi đua nhau trong tổ hoặc nhóm nói đúng âm tiếng có âm đầu t/tr, qu/g, r/g các tiếng có vần an/ ang, in/inh, ên/ênh… cứ lần lượt như vâ ̣y các lỗi chính tả do phát âm đia phương của các em lần lượt được khắc phu ̣c và dần có ý thức nói đúng và viết đúng chính tả hơn.
Từ đó tôi yêu cầu HS vâ ̣n du ̣ng viê ̣c phát âm đúng vào trong giao tiếp hàng ngày cả ở trường và ở nhà vì từ viê ̣c nói đúng đến viê ̣c ghi la ̣i lời nói , ngôn ngữ các em cần diễn đa ̣t có liên quan chă ̣t chẽ với nhau : nói sai dẫn đến viết sai là hê ̣ quả tất yếu nên khi HS có thói quen phát âm đúng trong giao tiếp hàng ngày thì việc vi ết sai lỗi chính tả do phát âm đi ̣a phương của các em giảm đi rõ rê ̣t, thâ ̣m chí không còn nữa.
2.8. Chấm chữa bài
+Việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi viết chính tả, cũng không kém phần quan trọng thường giáo viên thu tất cả vở học sinh để tự mình chấm.Như vậy giáo viên đã bỏ qua bước cho học sinh tự sửa lỗi trên vở của mình hoặc của bạn (học sinh đổi vở cho nhau để bắt lỗi). Bằng cách này giáo viên chỉ có một điểm lợi là giảm bớt thời gian trên tiết dạy. Nhưng có điểm bất lợi rất lớn là học sinh không được tiếp xúc với bài mình vừa viết, không tự phát hiện ra những lỗi viết sai với sự hướng dẫn sữa chửa của giáo viên. Như vậy việc tự bản thân học sinh sửa lỗi chính tả cho mình hoặc sửa lỗi cho bạn sẽ giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu hơn những lỗi chính tả mà mình mắc phải.
Bản thân giáo viên luôn luôn phát âm chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi, trong lớp, trong trường tạo thành một thói quen để cho học sinh có ý thức viết đúng chính tả. Ngoài việc phát âm chuẩn tôi còn kết hợp giải nghĩa từ giúp học sinh hiểu nghĩa từ và phân biệt nghĩa từ của các chữ cần viết.
Ví dụ:
41 không phải là con.
Cháo (cháo gà, cháo lòng) cháo có nghĩa là thức ăn lỏng.
+ Đối với học sinh thường viết sai thanh hỏi, thanh ngã tôi thường hướng dẫn các em phân biệt cách phát âm hai dấu thanh này.
Ngoài ra tôi còn cho học sinh học thuộc luật chính tả với thanh hỏi, thanh ngã là: ngang - sắc - hỏi (có nghĩa là tiếng không có dấu thanh hoặc có thanh sắc thì thường đi với tiếng có thanh hỏi) huyền – ngã - nặng (có nghĩa là tiếng có thanh huyền hoặc thanh nặng thường đi chung với tiếng có thanh ngã). Nhưng luật trên chỉ tương đối thôi chứ không tuyệt đối.
Ví dụ:
Vất vả, chăm chỉ, sư tử, số lẻ.
Buồn bã, giã gạo, gìn giữ, giữa đường.
Hoặc để viết đúng thanh ngã tôi cho học sinh học thuộc 13 chữ thường gặp đó là: cũng, chỗ, đã, giữ (gìn), giữa (đường), lẽ (phải), mãi mãi, mỗi, (một),
nỗi (niềm),học (nữa), những, sẽ (làm), vẫn (còn).
Hoặc để viết đúng dấu hỏi tôi cho thuộc 13 chữ sau: hất hủi, đắt đỏ, tất
cả, lẻ lôi, lơ lửng, trẻ trung, niềm nở, bền bỉ, vỏn vẹn, câu hỏi, sửa bài tập, ở lớp, kiểm tra.
Ngoài ra tôi cho học sinh làm bài tập điền thanh hỏi, thanh ngã các từ sau đây:
Câu hỏi thì điền dấu gì? (dấu hỏi)
Giữa đường thì điền dấu gì? (dấu ngã)
+Viết đúng chính tả không chỉ là cách viết đúng tiếng từ mà gồm cả cách viết hoa, cách dùng dấu câu.Vì thế tôi luôn nhắc nhở học sinh không viết hoa tuỳ tiện và kết hợp với giảng dạy phân môn luyện từ và câu để hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu.
+ Điều quan trọng nhất là lúc nào giáo viên cũng trang bị cho học sinh, nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả ở tất cả các phân môn khác và chú ý chữa lỗi chính tả cho học sinh mặc dù đang học phân môn khác và rèn luyện chữ viết cho học sinh.
42
các em học tập, khen thưởng kịp thời, phê bình đúng lúc. +Tổ chức trò chơi cho các em hứng thú học tập.
+Tạo cho học sinh niềm vui, niềm tin trong học tập. Các em cảm nhận nhà trường là mái ấm là nguồn vui không thể thiếu. Các em ngày càng yêu trường mến lớp và ham thích học tập hơn.
Tiểu kết chƣơng 2
Các em HS trườ ng Tiểu ho ̣c Hải Ninh ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng địa phương nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết Chính tả của HS tiểu học trong những năm đầu cấp. Ngoài ra HS thường hay sợ sệt, rụt rè, không mạnh dạn khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhận thức của các em HS còn chưa cao ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập và kết quả giao tiếp. Vì vậy việc đề xuất ra “các biện pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả” cho HS lớp 3 là rất cần thiết trong giáo dục nói chung và cho quá trình giáo dục tiểu học nói riêng.
Trong chương 2 tôi đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sửa lỗi chính tả trong dạy học Chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu ho ̣c Hải ninh - Hải Hậu - Nam Đi ̣nh như: Biện pháp luyện phát âm; biê ̣n pháp phân tích so sánh ; biê ̣n pháp giải nghĩa từ ; Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập; Đọc mẫu - Hướng dẫn cách viết; biê ̣n pháp chấm chữa bài; biê ̣n pháp luyê ̣n tập theo mẫu; biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả thông qua giao tiếp và thông qua các phân môn , môn ho ̣c khác… Bên ca ̣nh đó