8. Cấu tru ́c của đề tài
3.3.6. Kết quả thể nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thể nghiệm, tôi kiểm tra chất lượng của HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Kết quả kiểm tra chất lƣợng khả năng viết chính tả của HS bằng điểm số sau khi áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất.
Số lƣợng HS khảo sát Nhóm Số bài thu chấm Xếp loại Tốt (9-10 điểm) Khá (7-8 điểm) Đạt yêu cầu (5-6 điểm) Chƣa đạt yêu cầu (0- 4 điểm) Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 30 Thể nghiệm (30 HS) 30 12 40 11 36,7 7 23,3 0 0 30 Đối chứng (30 HS) 30 6 20 12 40 8 26,7 4 13,3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Tốt Khá Đạt yêu cầu Chƣa đạt yêu cầu
Thực nghiệm Đối chứng
48
Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thể nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ tốt tăng từ 13,3% đến 40,0% (tăng 26,7%), mức độ khá tăng từ 23,3% đến 36,7% (tăng 13,4 %). Mức độ đạt yêu cầu giảm từ 36,7% xuống còn 20,0% (giảm 16,7%), mức độ chưa đạt yêu cầu giảm từ 26,7% xuống 0% (giảm 26,7%).
Trong khi đó ở lớp đối chứng các mức độ tăng giảm không đáng kể. Từ kết quả thể nghiệm tôi đi đến một kết luận như sau:
Đối với lớp thể nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt; phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi phát âm nên khi viết bài ít mắc lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai từ 10 - 12 lỗi thì nay chỉ còn 3 - 4 lỗi, những em trước kia sai từ 5 - 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 - 2 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa. Ngược lại ở lớp đối chứng, hiện tượng HS không tập trung chú ý vào bài còn khá phổ biến. Nội dung bài học vẫn mang tính áp đặt, dập khuôn, phương phương pháp dạy học không chu ý tới rèn và sửa lỗi chính tả cho HS. Do đó tình trạng HS mắc lỗi chính tả vẫn còn khá phổ biến. Kết quả học viết bài của HS còn thấp. Như vậy với kết quả thể nghiệm và nhận xét như trên chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất và dạy học Chính tả, sửa lỗi chính tả cho HS là hoàn toàn có tác dụng và có tính khả thi.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, qua kết quả thu được thực tế viết chính tả của HS lớp 3 trườ ng tiểu ho ̣c Hải Ninh trong quá trình học tập phân môn Chính tả, tôi thấy rằng:
Thực tế lúc ban đầu học sinh ở 2 lớp 3A và 3B có trình độ hoàn toàn tương đương nhau
Việc vận dụng một số biện pháp của khóa luận vào giảng dạy làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt. HS tiếp thu bài nhanh hơn, đặc biệt là khả năng phát âm và viết các từ khó trong bài tương đối tốt. Biểu hiện ở tỉ lệ HS theo các tiêu chí đánh giá ở các lớp thể nghiệm và đối chứng. Khả năng mắc lỗi
49
chính tả của HS ở lớp thể nghiệm đã giảm đi rõ rệt so với lớp đối chứng. Tỉ lệ xếp loại tốt, khá của các em được nâng lên và tỉ lệ đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu giảm xuống. Khi bài chính tả viết đúng, trình bày đẹp thì kết quả hoc tập các môn học khác cũng tăng lên rõ rệt .
Đặc biệt trong các lần kiểm tra sau thì điểm khá đã tăng lên nhiều.
Khi chữ viết tiến bộ thì các em sẽ cẩn thận hơn, đua nhau chăm học hơn và ham học nhiều hơn.
Chữ viết tiến bộ thì chất lượng đạo đức cũng tăng lên.
Đây là một trong những thành công lớn của quá trình vận dụng nghiên cứu trên.
Các biện pháp mà tôi đề xuất ở khóa luân cũng như quá trình thực nghiệm mới chỉ là bước đầu tìm hiểu, khám phá, tập dượt trong công tác nghiên cứu. Hi vọng đó là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy phân môn Chính tả, nhằm góp phần sửa lỗi chính tả, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
50
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn việc rèn “chính tả” trong phân môn Chính tả ở Tiểu học nói chung, ở lớp tôi phụ trách vào kì II năm học 2013 - 2014 nói riêng. Tôi rút ra một số bài học sau:
- Để dạy tốt phân môn Chính tả, rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh giáo viên cần phải nắm vững chương trình của lớp mình dạy, phải làm gương, phải thực hiện đúng như câu khẩu hiệu “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” .
- Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp về phương pháp dạy môn Chính tả nhằm giúp học sinh nhận thức được viết đúng, viết đẹp là rất quan trọng. Ông bà xưa thường nói: “Nét chữ nết người”.
Ngoài ra giáo viên cần phải:
- Tìm hiểu đặc điểm tính cách của từng em. - Rèn cho học sinh ngồi đúng tư thế.
- Rèn cho học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
- Tập cho học sinh có thói quen ghi chép những điều cần lưu ý vào sổ tay. - Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Tạo không khí sôi nổi trong giờ học phát huy tính tích cực của học sinh. - Không nên gò ép học sinh phải rèn luyện lượng bài tập quá nhiều.
- Cần chú trọng hình thức học sinh tự rèn luyện, học hỏi lẫn nhau. Vì dân gian ta đã có câu: “ Học thầy không tày học bạn”.
- Nên khuyến khích, động viên, khen thưởng học sinh kịp thời khi các em có biểu hiện tiến bộ.
- Khi phát hiện nhữnghọc sinh viết xấu, hay sai nhiều lỗi chính tả, chúng ta cần tổ chức rèn cho các em ngay từ đầu năm học dù bất kỳ ở lớp nào trong bậc tiểu học. Đây là “Bậc học nền tảng” nên chúng ta cần phải xây dựng “cái nền” cho thật vững chắc và đúng quy cách nhằm đảm bảo cho các kết cấu bên trên được chắc và đẹp.
51
- Giáo viên phải thường xuyên sử dụng chữ hoa theo mẫu hiện hành trong việc viết hàng ngày, nhất là viết bảng để học sinh bắt chước viết theo. Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 1 , giáo viên không nên quá đặt nặng vấn đề chữ hoa mà có thể tạm chấp nhận việc các em viết chữ in hoa hoặc chữ in thường khi viết chữ cái đầu câu hoặc danh từ riêng.
Trong các tiết tập viết, giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh cách viết liền nét đối với các trường hợp viết nối không thuận lợi (Ví dụ: trong trường hợp các chữ cái trong cùng một chữ mà chữ trước và chữ sau không có liên kết thì điểm kết thúc của chữ đứng trước sẽ là điểm bắt đầu của chữ kế tiếp… ).Từ cơ sở này, học sinh có kỹ năng viết liền nét, dẫn đến viết đẹp, viết nhanh.
3.2. Kết luận
Thực tế hiện nay, học sinh chúng ta kể cả học sinh Trung học trong quá trình tạo lập văn bản còn viết sai nhiều lỗi chính tả. Vì vậy người giáo viên cần thấy được vai trò và vị trí quan trọng của phân môn Chính tả. Cần sử dụng quỹ thời gian dành cho môn Chính tả một cách triệt để và có hiệu quả
Tiến hành soạn giảng có đổi mới nội dung và lựa chọn phương pháp sát hợp với trọng điểm chính tả của lớp và bổ sung thêm các dạng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy phân môn Chính tả. Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy của phân môn. Chú trọng phương pháp dạy học có ý thức sẽ rèn cho các em kĩ xảo viết đúng tạo tiền đề cho HS học tốt các môn học khác và đặc biệt là trong giao tiếp bằng văn bản được chính xác hơn.
Giáo viên tiểu học cần trang bị cho bản thân các kiến thức về ngôn ngữ học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, chuẩn chính tả, các mẹo luật, các ngoại lệ của việc viết chính tả. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở tâm lí học trong giảng dạy Chính tả.
Dựa trên sự nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp sửa lỗi Chính tả cho HS lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Ninh - Hải hậu - Nam Đi ̣nh, đó là:
1. Biện pháp luyện tập theo mẫu 2. Biện pháp phân tích cách phát âm
52 3. Biện pháp giải nghĩa từ
4. Biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong nhà trường và cộng đồng (thông qua giao tiếp).
5. Biện pháp giúp HS khắc phục lỗi chính tả thông qua các dạng bài tập. 6. Biện pháp chấm - chữa bài
Các biện pháp trên đã được tác giả vận dụng trong thiết kế thể nghiệm và bước đầu đã chứng minh được tính khả thi của các phương án đề xuất: kết quả học tập của HS được nâng lên rõ rệt, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý của HS vào bài học rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi phát âm nên khi viết ít mắc lỗi chính tả . Những em trước kia thường sai từ 10 - 12 lỗi thì nay chỉ còn sai 3 - 4 lỗi, những em trước kia sai 5 - 6 lỗi thì nay chỉ còn 1 - 2 lỗi, thậm chí không còn mắc lỗi nữa.
Đề tài này được thực hiện ở địa bàn nông thôn nhưng đã thu được kết quả khả quan. Vì vậy việc xác định trọng điểm chính tả theo ngôn ngữ vùng để xây dựng bài giảng là việc cần thiết cần được vận dụng và nhân rộng ở một số nơi khác.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với phụ huynh học sinh
- Sắm một cuốn vở chính tả riêng (không dùng chung với vở tập làm văn hoặc vở luyện từ và câu).
- Sắm một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó có trong bài Tập đọc và bài Chính tả).
- Sắm đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút chì (chấm bài cho bạn), bảng con, phấn, giẻ lau bảng (viết từ khó trước khi viết chính tả).
- Nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài tập đọc và luyện viết các từ khó có trong bài tập đọc hoặc trong bài chính tả.
- Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong gia đình.
3.3.2. Đối với nhà trường
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho Cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong
53
giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng.
- Hiệu phó chuyên môn mở chuyên đề phân môn chính tả tại trường thường xuyên để giáo viên giảng dạy, học tập rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giao lưu viết chữ đẹp trong nhà trường.
3.3.3. Đối với Phòng giáo dục
- Bộ phận chuyên môn mở chuyên đề dạy phân môn Chính tả để Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn phổ biến rộng rãi đến giáo viên giảng dạy được tốt hơn.
- Các cấp quản lí chuyên môn tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo viên chủ động trong việc khai thác nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù hợp để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
- Cung cấp các tài liệu về Nghiên cứu tiếng Việt, từ điển tiếng Việt. - Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy phân môn Chính tả.
- Cung cấp kịp thời các phương tiện dạy học phục vụ cho môn học. Từ những kết quả thu được , tôi nhận thấy các biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả cho HS không chỉ áp dụng tốt đối với HS lớp 3 mà còn có thể áp dụng cho nhiều khối lớp ở bậc Tiểu ho ̣c.
Để hoàn thành khóa luâ ̣n , bản thân tôi đã có nhiều cố gắng , song do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế , thời gian thì hạn hẹp nên chắc chắn rằng trang khoa luâ ̣n này không thể tránh khỏi những những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến, chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn để khóa luâ ̣n này được hoàn thiện hơn , giúp tôi sau này áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( dự án phát triển GV tiểu học ) (2005), đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXBGDHN.
2. Dự án phát triển GVTH (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu
học, NXBGD.
3. Dự án PTGVTH - BGD và ĐT (2006), Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học, NXBGD.
4. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học tiếng Việt (giáo trình chính thức đào tạo GV tiểu học), NXBGD.
5. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, dự án phát triển GV tiểu học, NXBGD - NXBĐHSP.
6. Lê Thị Xuân Yến, Lê Thị Thanh Nhàn (2007), Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học, NXBGD.
7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), SGK Tiếng Việt 3, tập 1+2,
NXBGD.
8. Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, NXBGD. 9. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý học tiểu học, NXBGD. 10. Nguyễn Trại (2003), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập 1+2, NXB Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tuần 28: Chính tả
Nghe - viết : Cuộc cha ̣y đua trong rƣ̀ng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thứ c: HS nắm được cách trình b ày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoa ̣n viết hoa và lùi vào 2 ô, kết thúc câu đă ̣t dấu chấm.
2. Kĩ năng: Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đe ̣p đoa ̣n tóm tắt truyê ̣n “Cuô ̣c cha ̣y đua trong rừng”. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng bài tập phân biệt các âm , dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai : l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.
3. Thái độ: Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Viê ̣t. B. Chuẩn bi ̣:
GV: Bảng phụ viết nội dung BT 1,2 HS: VBT
C. Phương pháp da ̣y ho ̣c: - Gợi mở vấn đáp
- Luyện tâ ̣p thực hành - Thi đua
D. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi đô ̣ng: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
GV go ̣i 2 Hs lên bảng và viết cá c từ mà GV đo ̣c: chênh chếch , truyền thống, chạy nhảy, long lanh.
GV yêu cầu 1 HS nhâ ̣n xét bài viết của bạn
GV chốt la ̣i và cho điểm , tuyên Hát
2HS lên bảng viết . HS dưới lớp viết vào VBT
dương HS viết đúng. 3. Bài mới:
*Giớ i thiê ̣u bài: (1’)
Trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ được nghe - viết 1 đoa ̣n trong bài “Cuô ̣c cha ̣y đua trong rừng” và làm các bài tập phân biệt l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.
*Hoạt động 1: Hướ ng dẫn HS nghe
viết.
Mục tiêu : Giúp HS nghe viết chín h xác, trình bày đúng, đe ̣p đoạn tóm tắt truyê ̣n Cuộc chạy đua trong rừng.
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn HS chuẩn bi ̣
- GV đọc đoa ̣n văn cần viết Chính tả 1 lần.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV hướ ng dẫn HS nắm nô ̣i dung nhâ ̣n xét bài sẽ viết Chính tả:
+ Tên bài viết ở vi ̣ trí nào? + Đoạn văn trên có mấy câu? + Những chữ nào trong đoa ̣n viết hoa?
+ Ngựa Con rút ra được bài ho ̣c gì?