Về phía HS

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 29)

8. Cấu tru ́c của đề tài

1.2.3.1. Về phía HS

Thứ nhất: Do môi trường sử dụng tiếng Việt của HS

Các em HS sinh ra tại địa phương nơi mà cha ông đã gắn bó từ lâu đời và ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng đi ̣a phương ; các em ít sử dụng tiếng Việt chung ngay cả khi giao tiếp; hầu hết các em chỉ nói tiếng Việt khi đến trường, đến lớp còn khi về nhà đều sử dụng tiếng đi ̣a phương, coi trọng tiếng đi ̣a phương.

Sự phát âm địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc nói và luyê ̣n viết của HS Tiểu học trong những năm đầu cấp. Ở lớp thầy cô có thể uốn nắn sửa sai nhưng về nhà với thói quen nói tiếng đi ̣a phương lại không ý thức được,

26

bố me ̣ hầu như không để ý tới việc sửa lỗi chính tả cho con mình; hơn nữa việc học tập cũng không đưa ra một mục đích rõ rệt, ít quan tâm đến việc viết và nói của các em. Chính cha mẹ là những người lớn nói ngọng, viết sai nên không nhận ra con mình nói và viết như thế nào là sai, như thế nào là chuẩn để sửa. Do đó các em không được sửa chữa kịp thời.

Ví dụ:

Các phụ âm như: +“long lanh” các em nói và viết là “nong nanh” + uống rượu” các em nói và viết là “uống riệu” Ngoài ra, việc phân biệt các phụ âm cuối cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ tới việc mắc lỗi phát âm của HS.

Ví dụ: phân biệt: “ ăn cơm” thành “ăm cơn”, “cảm ơn” thành “cản ơm”… Như vậy, đối với HS khi học Chính tả GV nên lưu ý HS phải chú ý nghe thầy (cô) phát âm để nói cho đúng; do đó GV phải cố gắng phát âm cho rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp HS nói và viết đúng.

Thứ hai: Nguyên nhân tâm lý

HS thường hay sợ sệt, rụt rè; không mạnh dạn khi tiếp xúc với thế giới xung quanh nên các em thường sợ khi tiếp xúc trực tiếp với các thầy cô giáo của mình. Có những em nhiều khi muốn hỏi thầy cô giáo mình về một số từ khó phát âm, khó viết khi đang phân vân không biết nên nói và viết thế nào là đúng, chuẩn thì các em không đủ can đảm, tự tin để hỏi và trình bày ý kiến của mình. Như vậy, những vấn đề HS thắc mắc đã không được đề xuất với GV, làm cho những gì không biết bị quên lãng, HS không có cơ hội nhận được lời giải.

Thứ ba: Do ý thức của HS

Do trình độ nhận thức của HS còn chậm nên nhận thức các em về việc học tập nói chung còn chưa cao; và ở lứa tuổi này các em thích chơi hơn là thích học, sự tự ý thức của bản thân ở các em còn thấp, nhất là đối với các em HS trường Tiểu học Hải Ninh chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề nói và viết đúng, chuẩn. Nên khi tôi đặt câu hỏi : “Em dành thời gian như thế nào đối với việc ho ̣c Chính tả?” đa số các em trả lời dành thời gian ít (chiếm 58%) hoặc

27

không dành thời gian (chiếm 25%), rất ít HS trả lời dành nhiều thời gian cho môn học (chỉ với 17%) và bình thường.

Như vậy các em dành thời gian quá ít cho việc học Chính tả , rèn kỹ năng chính tả và cho việc học tập đọc do đó khi nói và viết các em mắc rất nhiều lỗi ; đó cũng là một phần chưa có ý thức thường xuyên ở nhà. Bên cạnh đó, các em còn chưa có ý thức trong việc học hỏi những vấn đề liên quan đến viê ̣c nói và viết; đó cũng là lý do khiến các em lơ là khi nói và viết.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)