Số bài, thời lượng học

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 33)

8. Cấu tru ́c của đề tài

1.2.4. Số bài, thời lượng học

Mỗi tuần có 2 bài chính tả, mỗi bài học trong 1 tiết. Cả năm học sinh được học 62 tiết chính tả.

Chương trình của phân môn Chính tả ở khối lớp 3 gồm các dạng sau: * Chính tả đoạn, bài:

Học sinh nhìn – viết ( tập chép) hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài có độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng). Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc.

* Chính tả âm, vần :

Nội dung cụ thể của chính tả âm, vần là luyện viết các tiếng có âm vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ (c/k, g/gh,

ng/ngh, ia/ya, i/y,…)

Hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( l/n, tr/ch, s/x, r/d/gi,

30

Các bài tập luyện viết những tiếng dễ viết sai do cách phát âm địa phương bao giờ cũng là loại bài tập lựa chọn, dành cho một vùng phương ngữ nhất định. Giáo viên sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp hoặc mỗi học sinh mà chọn bài tập thích hợp cho các em.

Nhìn chung phần lớn các bài viết đều có số lượng chữ viết tương đối phù hợp với học sinh lớp 3.

Sau mỗi bài viết đều có phần luyện tập để rèn luyện, củng cố cho học sinh viết đúng chính tả.

Khi nghiên cứu sách giáo viên, tôi thấy có gợi ý gồm một số từ viết đúng được sách giáo khoa đưa ra, giáo viên nên chọn thêm các từ khác cho phù hợp với phương ngữ, hoặc trong các bài tập phân biệt có thể chọn hình thức phân biệt cho phù hợp với ngôn ngữ từng vùng miền.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, từ kết quả thu được thông qua khảo sát thực tế của việc học phân môn Chính tả ở trường Tiểu học Hải Ninh , chúng tôi thấy rằng: GV đã quan tâm đến chất lượng dạy và học phân môn này. Tuy nhiên, số lượng HS đều là người địa phương , đa phần còn theo phương ngữ địa phương nên quá trình giảng dạy phân môn Chính tả gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Tiếng Viê ̣t . Hơn nữa điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học; HS thì coi môn học như một môn học bắt buộc phải học, đặc biệt lời nói của các em khi phát âm chưa đúng, chưa chuẩn mắc lỗi nhiều và tốc độ phát âm còn chậm. Vì vậy đã dẫn đến một thực trạng đáng buồn, chất lượng dạy học Chính tả trong nhà trường còn ở mức thấp là điều không thể tránh khỏi, được thể hiện ở lỗi viết sai chính tả của HS phổ biến.

Về phía GV: Trình độ được đào tạo của đội ngũ GV trong nhà trường chưa đồng đều (80% GV ở trình độ CĐ và TC, chỉ có 20% GV ở trình độ ĐH) GV còn coi nhẹ phương pháp dạy học Chính tả.

Bên cạnh đó, trong nội dung của chương 1 còn đề cập đến các lỗi thường gặp, phân loại các lỗi, chỉ ra những lỗi phổ biến nhất mà các em HS lớp 3

31

thường hay mắc phải dựa trên quá trình điều tra, khảo sát ngoài trường phổ thông. Đồng thời chúng tôi cũng tìm hiểu những nguyên nhân mắc lỗi chính tả của HS và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng HS mắc lỗi chính tả như vậy là do từ phía GV và do bản thân HS.

Từ thực trạng nói trên là cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp sửa lỗi chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu ho ̣c Hải Ninh - Hải Hậu - Nam Đi ̣nh ở chương kế tiếp.

32

Chƣơng 2: Đề xuất mô ̣t số biê ̣n pháp khắc phu ̣c lỗi chính tả cho HSTH *Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)