Về phía GV

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 31)

8. Cấu tru ́c của đề tài

1.2.3.2.Về phía GV

Thứ nhất: Do GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai.

Các GV dạy trong trường phần lớn là người đi ̣a phương và các tỉnh lân câ ̣n (Thanh Hóa, Hưng Yên) đến công tác tại trường.

Do chịu ảnh hưởng của lối phát âm địa phương đặc trưng nên nhiều GV còn phát âm chưa chuẩn. Đối với hầu hết các GV thường mắc lỗi phát âm đối với các âm: l - n, ch - tr, s - x và giữa dấu hỏi, dấu ngã như: “Suy nghĩ” phát âm thành “suy nghỉ”, “sạch sẽ” phát âm thành “sạch sẻ”...

Bên cạnh đó, GV nhiều khi còn nói và viết sai. Nhiều câu trên bảng của GV không rõ ràng. Như khi tôi dự giờ môn Chính tả của cô Dương Thi ̣ Hiền trường Tiểu học Hải Ninh, cô nói: “cả lớp” thành “cả nớp”, trong lúc giảng bài cho HS. Và đôi khi có một số chỗ cô nói và viết trên bảng chưa thật rõ ràng làm cho HS không nghe được hoặc nghe sai.

Như chúng ta đã biết, với HS tiểu học các em luôn coi GV của mình là “một tấm gương chuẩn mực” để soi mình vào đó; mọi việc đều nghe và làm theo thầy, cô giáo của mình. Do đó việc GV phát âm chưa chuẩn và còn nói sai, viết sai sẽ dẫn đến HS nói và viết sai lỗi chính tả là điều không thể tránh khỏi.

Thứ hai: Do GV phải dạy nhiều cho HS và nhiều đối tượng HS khác nhau

Với thời gian của một giờ học là 35 phút mà GV phải dạy nhiều cho HS trong một lớp học thì sẽ không có điều kiện cũng như thời gian để quan tâm sát sao đến từng cá nhân HS trong một lớp. Đặc biệt trình độ nhận thức của các em HS còn yếu, khả năng tiếp thu bài chậm; hơn nữa với ngôn ngữ địa phương vẫn còn nói ngọng và sai. Do đó tỉ lệ mắc lỗi chính tả là rất cao; thêm nữa điều kiện

28

cũng như thời gian để GV quan tâm sát sao, uốn nắn lỗi sai của các em không có nhiều. Có nhiều em mắc lỗi không được uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời nên đã sai lại càng sai nhiều hơn.

Bên cạnh đó, phần hướng dẫn chính tả của bài viết chính tả (tập chép, nghe - viết, nhớ viết) có nhiều GV chỉ hướng dẫn qua trong một thời gian ngắn rồi cho HS viết. Do đó HS khó nắm được các phụ âm, vần, thanh cần phân biệt, các từ cần viết hoa…

Thứ ba: Trong quá trình dạy, do GV nhận thức được nhưng chưa làm được.

Theo điều tra thì 100% các thầy cô giáo đều cho rằng phân môn Chính tả có vai trò quan trọng trong nhà trường khi tôi đặt câu hỏi: “Theo thầy (cô), môn Chính tả trong nhà trường có vai trò như thế nào?”. Điều này chứng tỏ, các GV đều có nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vậy phân môn Chính tả phải được coi trọng trong nhà trường và cùng với đó là chất lượng dạy học Chính tả của HS sẽ được đảm bảo; thế nhưng trên thực tế lại không như vậy bởi trình độ chuyên môn của đội ngũ GV còn chưa cao. Do đó kết quả học của HS còn thấp, các em mắc lỗi chính tả còn rất nhiều, trở thành tình trạng xảy ra phổ biến ở các em.

Như vậy một trong những nguyên nhân dẫn đến HS mắc lỗi chính tả là do GV trong quá trình dạy nhận thức được nhưng chưa làm được.

Ngoài ra học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.

Bên ca ̣nh đó ho ̣c sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:

+ Lỗi do vô ý, chưa - cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh). + Lỗi về các vần khó (uya, uyu, uênh, oang, oeo, ươu, uyên, uyêt, uêch, …). + Lỗi do phát âm sai (at/ac, et/ec, an/ang, iu/iêu, iêc/iêt, ươc/ươt, …). + Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn, …).

29

+ Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (g chỉ được ghép với a, ă, â, o,

ô, ơ, u, ư và gh, ngh chỉ ghép với e, ê, i ).

Từ những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học phân môn Chính tả của các em và đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sai lỗi nhiều. Ví dụ:

Nói và viết “ngã rồi ” mà thực chất là “ngã lồi”. Nói và viết “nớp học’’ mà thực chất là “lớp học”. Nói và viết “mầu sắc’’ mà thực chất là “ màu sắc ’’.

Chính vì thế, nếu ta không hiểu nghĩa từ thì khó mà viết đúng. Việc nói và viết chưa chuẩn ấy luôn diễn ra trước học sinh trong lớp, trong trường và ngoài xã hội.

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến mắc lỗi chính tả của học sinh là :

- Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương

- Thứ hai, do chưa hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HOC̣ XÃ HẢI NINH HUYỆN HẢI HẬU TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 31)