Phong tục tập quán là nét văn hóa đặc sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc thể hiện truyền thống văn hóa, là nơi gắn kết cộng đồng với nhau, củng cố giá trị tinh thần như các lễ hội: hát then, thi trang phục dân tộc, các môn thể thao truyền thống, các phong tục sản xuất lâu đời….Tuy nhiên một số phong tục tập quán lại ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng vào chương trình 30a.
Theo kết quả điều tra ta thấy cộng đồng các dân tộc ở xã Cẩm Đàn còn rất nhiều phong tục lạc hậu, tư tưởng không tiến bộ ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia vào chương trình 30a như dân tộc Sán Dìu có đặc điểm e dè, nhút nhát vì vậy trong các buổi họp thôn bản, tập huấn khuyến nông, xác định nhu cầu họ rất ít tham gia, có tham gia thì không dám đưa ra ý kiến của riêng mình, cũng như tham gia vào các hoạt động của chương trình 30a rất hạn chế, việc đóng góp ý tưởng hầu như không có nên không xác định được tâm tư, nguyện vọng của họ. Dân tộc Dao có tập tục chữa bệnh bằng thầy bắt ma sẽ làm giảm việc tham gia của người dân vào các chương trình đầu tư y tế, ngoài ra còn tốn kém tiền của ảnh hưởng đến kinh tế gia đình vì vậy mà ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất nông nghiệp. Trước kia cộng đồng dân tộc Tày, Nùng có các lễ hội truyền thống như: hát then, ngày hội của người Nùng, tết dân tộc Tày…làm mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên giờ đây một số phong tục lạc hậu đã bị xóa bỏ, các lễ hội truyền thống được lưu giữ thể hiện truyền thống văn hóa, củng cố giá trị tinh thần không làm mất quá nhiều thời gian và tiền của.
Những phong tục lạc hậu của cộng đồng các dân tộc là nguyên nhân của đói nghèo và cản trở sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào chương trình
30a. Vì vậy các phong tục, lễ hội cần được tổ chức một cách hợp lý sao cho tiết kiệm, các phong tục thói quen xấu cần được xóa bỏ.