Nhóm giải pháp dựa trên yếu tố ảnh hưởng đến sự thamgia của cộng đồng các dân tộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 88)

đồng các dân tộc

4.5.2.1 Xóa bỏ phong tục lạc hậu

Phong tục tập quán là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng tuy nhiên cộng đồng các dân tộc thiểu số có những phong tục lạc hậu gây tốn kém ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo. Theo kết quả điều tra, cộng đồng các dân tộc thiểu số xã Cẩm Đàn có nhiều thói quen xấu, phong tục lạc hậu, suy nghĩ bảo thủ như thói quen đốt rừng làm nương rẫy, phong tục thách cưới, ma chay tốn kém ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện kinh tế, đời sống văn hóa và đặc biệt gây cản trở chính sách giảm nghèo của địa phương. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp để cộng đồng tham gia nhiều hơn vào chương trình giảm nghèo:

- Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân.

- Xóa bỏ các tư tưởng bảo thủ, thói quen xấu, phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến giảm nghèo.

4.5.2.2 Nâng cao năng lực cho cộng đồng

Điều kiện kinh tế của cộng đồng các dân tộc thiểu số xã Cẩm Đàn rất khó khăn nên hạn chế sự tham gia đóng góp nguồn lực vào các CT/DA của chương trình 30a. Bên cạnh đó, người dân có trình độ văn hóa thấp, nhận thức kém nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của họ vào chương trình 30a. Vì vậy để tăng

cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc xã Cẩm Đàn vào chương trình 30a thì cần thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cho cộng đồng:

- Có chính sách hỗ trợ yếu tố đầu vào cho sản xuất. - Hỗ trợ vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi.

- Đầu tư công tác khuyến nông, khuyến lâm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật và kiến thức cho cộng đồng các dân tộc.

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích giáo dục cho con em của họ như: miễn giảm học phí và phí xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ cấp cho học sinh hộ nghèo.

4.5.2.3 Xóa bỏ bất bình đẳng giới, nâng cao vai trò người phụ nữ

Giới tính cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 30 ở xã Cẩm Đàn. Người phụ nữ không được coi trọng, trình độ thấp, ít được tham gia vào các hoạt động xã hội cũng như việc tham gia vào các khâu các hoạt động của chương trình 30a. Vì vậy cần phải xóa bỏ bất bình đẳng giới trong cộng đồng, nâng cao vai trò người phụ nữ. Để làm được điều này cần thực hiện các giải pháp:

- Nâng cao trình độ, kiến thức cho nữ giới.

- Tuyên truyền vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động tập thể.

- Nâng cao vai trò của Hội phụ nữ trong thôn, xã. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của phụ nữ.

4.5.2.4 Nâng cao năng lực của cán bộ thực thi

Cán bộ xã, cán bộ thôn gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với người dân, luôn theo sát người dân trong tất cả các hoạt động nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình giảm nghèo nói chung. Năng lực của cán bộ thực thi được cộng đồng đánh giá tốt thì sẽ huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng. Vì vậy để tăng cường sự tham gia của cộng đồng cần nâng cao năng lực cán bộ thực thi, để làm tốt điều này cần thực hiện các giải pháp:

- Cần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ xã về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lồng ghép các chương trình dự án và huy động cộng đồng tham gia các hoạt động giảm nghèo, giám sát và đánh giá.

- có cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộ cơ sở.

- Cần bình xét công khai và thực hiện hỗ trợ đào tạo theo thứ tự ưu tiên cho cán bộ trong các lĩnh vực để tránh tình trạng đầu tư dàn trải.

- Cần tập huấn trước cho cán bộ trẻ tình nguyện về địa phương, phân công người hỗ trợ trong thời gian ban đầu.

4.5.2.5 Tăng cường mức độ giám sát đánh giá của cấp trên xuống cơ sở

Giám sát đánh giá của cấp trên là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình giảm nghèo, theo đánh giá của cán bộ và người dân xã Cẩm Đàn thì mức độ xuống thăm thôn bản, giám sát đánh giá các hoạt động của cán bộ huyện trong chương trình 30a chưa cao. Vì vậy cần tăng cường mức độ giám sát, kiểm tra, đánh giá của cán bộ cấp trên đến từng khâu của chương trình.

4.5.2.8 Khuyến khích các hoạt động hỗ trợ cộng đồng

Thực tế cho thấy rằng để giảm nghèo nhanh và hiệu quả cho cộng đồng thì ngoài chương trình hỗ trợ của nhà nước người dân cần tham gia đa dạng vào các nguồn hỗ trợ khác như các công ty, doanh nghiệp, cộng đồng, tổ chức đoàn thể để nâng cao cơ hội, huy động nguồn tài chính phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh. Vì vậy cần khuyến khích các hoạt động hỗ trợ cộng đồng đi lên thoát nghèo.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Về lý luận, hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng. Hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện trên nhiều nội dung, tập trung vào những lĩnh vực kém hấp dẫn đầu tư tư nhân như phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giảm nghèo trong nông nghiệp…

Quá trình triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc còn hạn chế. Sự hạn chế diễn ra ở các khâu xác định nhu cầu, công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình, công tác giám sát đánh giá, hưởng lợi và tổ chức quản lý sử dụng sản phẩm chương trình; nguyên nhân chủ yếu là bắt nguồn từ các yếu tố ảnh hưởng: phong tục tập quán, giới tính, điều kiện kinh tế, văn hóa của cộng đồng, cơ chế chính sách, năng lực của cán bộ, giám sát đánh giá từ cấp trên và sự hỗ trợ bên ngoài.

Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30a, để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào chương trình cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sau: tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia tích cực vào tất cả các khâu của chương trình 30a từ khâu xác định nhu cầu, công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện chương trình, công tác giám sát đánh giá, hưởng lợi và tổ chức quản lý sử dụng sản phẩm chương trình; xóa bỏ phong tục lạc hậu; nâng cao năng lực cho cộng đồng (kinh tế, văn hóa); xóa bỏ bất bình đẳng giới, nâng cao vai trò người phụ nữ; nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; tăng cường mức độ đánh gia giám sát của cấp trên xuống cơ sở; khuyến khích các hoạt động hỗ trợ cộng đồng đi lên thoát nghèo.

5.2 Kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.1 Đối với nhà nước

Chương trình giảm nghèo nói chung, chương trình 30a nói riêng khi triển khai về địa phương cần có văn bản chính sách hướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài chính các nguồn đầu tư, hỗ trợ, quản lý công trình, góp phần mở rộng phạm vi tham gia của cộng đồng vào công tác xây dựng, quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình xây dựng.

Cần nâng cao năng lực và tăng phụ cấp cho cán bộ cấp huyện và cấp xã, thôn bản khó khăn, có chính sách đưa cán bộ trẻ tình nguyện công tác ở địa phương nghèo.

Nâng hạn mức và thời hạn vay vốn lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm, phát triển sản xuất nông nghiệp.

5.2.2 Đối với cấp tỉnh, huyện

Thực hiện tốt hơn công tác phân cấp quản lý cho các địa phương, có văn bản đôn đốc kịp thời hoạt động của các cơ quan bộ phận.

Mở các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ cấp thôn, xã.

Tạo điều kiện tốt về các dịch vụ phục vụ đời sống, nâng cao mức sống cho cán bộ, đặc biệt nâng cao sự gắn kết của các cộng tác viên ở các địa phương hoạt động trong lĩnh vực khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật trong ngành nông nghiệp.

5.2.3 Đối với cấp xã, thôn bản

Cần nắm bắt nhu cầu của người dân địa phương, lựa chọn phân bổ hợp lý các chính sách về với từng thôn bản.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong tất cả các khâu, đặc biệt các xác định nhu cầu, lập kế hoach, giám sát và quản lý để phát huy hết khả năng và năng lực của cộng đồng.

Nên có các chính sách phù hợp với từng cộng đồng dân tộc thiểu số.

3.2.4 Đối với người dân

Cần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chủ động học tập nâng cao trình độ và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển, vươn lên thoát nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Kim Chung (2011). Bài giảng kế hoạch và chiến lược phát triển, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

2. Nghiên cứu “đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43 xã

thuộc 12 tỉnh đặc biệt khó khăn của Việt Nam” của Nhóm Hành động chống nghèo đói (PTF)

3. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

4. “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại Đà Bắc (Hòa Bình) và Si Ma Cai (Lào Cai)” của Bùi Thị Ngoan

5. “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động phát triển văn hóa – xã hội trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại Xín Mần (Hà Giang) và Sơn Động (Bắc Giang)” của Nguyễn Xuân Nguyên

6. “Nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” của Nông Văn Phan

7. Nguyễn Tiến Dũng, (2007), “sự tham gia của cộng đồng trong phát triển nông thôn: trường hợp nghiên cứu tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước” luận văn thạc sĩ.

8. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2009

9. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2010

10. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2011

11. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2012

12. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, sự chỉ đạo, điều hành của UBND xã Cẩm Đàn năm 2013

13.http://luanvan.co/luan-van/de-tai-danh-gia-ngheo-co-su-tham-gia-cua- cong-dong-tai-daklak-18004/ 14.http://luanvan.co/luan-van/de-tai-danh-gia-ngheo-co-su-tham-gia-cua- cong-dong-tai-dong-bang-song-hong-tinh-ha-tay-va-hai-duong-18021/ 15.http://luanvan.co/luan-van/danh-gia-tinh-hinh-xoa-doi-giam-ngheo-tai- xa-hoa-son-huyen-krong-bong-tinh-dak-lak-7227/ 16. http://cec.vcn.bc.ca/mpfc/modules/par-bevt.htm 17.http://tailieu.vn/doc/de-tai-su-tham-gia-cua-cong-dong-534734.html

18. Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://miennui.wordpress.com/2013/06/27/danh-gia-ngheo-co-su-tham- gia-cua-cong-dong-tai-ha-giang/

PHỤ LỤC

Phiếu phỏng vấn hộ dân

(Phục vụ đề tài: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)

A.Thông tin hộ dân

Họ và tên:... Tuổi:... Địa chỉ: Thôn ...Xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động-Bắc Giang Dân tộc:...

Giới tính: Nam  Nữ 

Nghề nghiệp: Làm Ruộng công nhân cán bộ viên chức 

Số nhân khẩu lao động: 1-2  3-4  5 trở lên 

Diện tích đất canh tác: Dưới 1000m2 1000-2000m2 2000m2 trở lên 

Thu nhập bình quân của hộ: 8-10 triệu/năm  10-12 triệu/năm 

12 triệu/năm trở lên 

Loại hộ: Nghèo  Cận Nghèo  Bình thường  Khá, Giàu

Trình độ văn hóa: Không biết chữ  biết chữ Cấp 1

Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp trở lên 

B. Sự tham gia của cộng đồng trong chương trình 30a

1.Ông/bà cho biết chương trình 30a đã triển khai những hoạt động hỗ trợ gì ở địa phương ta?

Stt Hoạt động Biết

1 Hỗ trợ sản xuất

- Đối ứng lúa lai, ngô lai

- Hỗ trợ thiết bị máy móc: máy cày, máy tuốt lúa, máy phun thuốc sâu, máy bơm nước

- Hỗ trợ giống vật nuôi: trâu, lợn, gà, thỏ - Lớp tập huấn khuyến nông

2 Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề

- Miễn giảm học phí, cho vay đi học, trợ cấp

- Lớp đào tạo dạy nghề: may, kĩ thuật nông nghiệp, xuất khẩu lao động…

3 Đầu tư cơ sở hạ tầng

- Xây dựng Đập thủy lợi - Xây đường bê tông liên thôn - Xây Trạm Y tế xã

2. Về hoạt động hỗ trợ sản xuất, ông/bà tham gia các khâu nào? lý do?

2.1 Xác định nhu cầu, lựa chọn ưu tiên sản phẩm: Có  Không

- Nếu không, Vì sao Ông/bà không tham gia? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không biết 

lý do khác:...

2.2 Lập kế hoạch : Có  Không

- Nếu không, Vì sao Ông/bà không tham gia:

Không biết 

Lý do khác:...

2.3 Triển khai thực hiện đầu tư: Có  Không

- Nếu có, ông/bà có được tham gia lớp tập huấn khuyến nông về kĩ thuật không?

Có  Không

- Nếu không, vì sao ông/bà không tham gia?

Không biết 

không có nhu cầu hưởng lợi 

Lý do khác:...

2.4 Giám sát, đánh giá quá trình sản xuất: Có  Không

- Nếu không, vì sao ông/bà không tham gia?

Không biết, không được mời tham gia giám sát 

Có được mời nhưng không đi 

Lý do khác:...

2.5 Hưởng lợi sản phẩm sản xuất: Có Không

- Nếu không, vì sao?

Không biết

Không có nhu cầu hưởng lợi

Lý do khác:...

2.6 Quản lý: Có Không

- Nếu không, vì sao?

Không được mời tham gia

Lý do khác:... 3. Về hỗ trợ giáo dục, ông/bà tham gia những khâu nào?

3.1 Xác định nhu cầu Có  Không

- Nếu không, Vì sao Ông/bà không tham gia?

Không biết  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lý do khác:...

3.2 Lập kế hoạch : Có  Không

- Nếu không, Vì sao Ông/bà không tham gia:

Không biết 

Lý do khác:...

3.3 Triển khai thực hiện Có  Không

- Nếu không, vì sao ông/bà không tham gia?

Không biết 

không có nhu cầu hưởng lợi 

Lý do khác:...

3.4 Giám sát, đánh giá: Có  Không

- Nếu có, ông/bà có được tham gia lớp tập huấn giám sát? Có  Không

- Nếu không, vì sao ông/bà không tham gia?

Không biết, không được mời tham gia giám sát 

Có được mời nhưng không đi 

3.5 Hưởng lợi hỗ trợ: Có Không

- Nếu không, vì sao?

Không biết

Không có nhu cầu hưởng lợi

Lý do khác:...

3.6 Quản lý: Có Không

- Nếu không, vì sao?

Không được mời tham gia

Lý do khác:...

3.7 Ông/bà có vay từ vốn cho sinh viên không? Có Không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 88)