Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 29)

2.2.3.1 Chương trình giảm nghèo

Qua tìm hiểu kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam và trên Thế giới chúng tôi đã rút ra bài học quý báu trong công tác giảm nghèo nói chung, chương trình 30a nói riêng:

Các chương trình giảm nghèo cần thực hiện phân cấp, trao quyền cho cộng đồng người dân, nâng cao tính dân chủ ở cơ sở, người dân không những là người hưởng lợi từ các sản phẩm của chương trình mà họ chính là những người chủ thực sự thực hiện dự án.

Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Vì vậy giảm nghèo cần huy động cao độ sự tham gia của người dân để đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững.

Triển khai hiệu quả các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo từ các nguồn tài chính trợ giúp của nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước bằng cách có sự tham gia quản lý của cộng đồng người dân.

Tiếp cận nguồn lực của người dân phải đi liền với công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng nguồn lực có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình.

2.2.3.2 Phương pháp tiếp cận mới cho giảm nghèo

- Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng

Trước đây xây dựng chính sách giảm nghèo chủ yếu theo cách tiếp cận từ trên xuống, theo định hướng chỉ đạo từ lãnh đạo cấp trên, theo ý kiến chủ quan của cán bộ làm chính sách. Nhưng giờ đây đã có những thay đổi phương pháp tiếp cận khi

xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo đảm bảo phù hợp hơn, hướng tới cộng đồng dân tộc thiểu số đó là hướng tiếp cận từ dưới lên có sự tham gia của cộng đồng người dân, có điều tra khảo sát, tổ chức tham vấn, xác định nhu cầu của cộng đồng trước khi xây dựng ban hành chính sách. Theo đó người dân được trực tiếp tham gia, giám sát chương trình dự án, tham vấn ý kiến về mức độ hài lòng. Tuy nhiên để chương trình giảm nghèo có hiệu quả cao thì cần có sự kết hợp hài hòa giữa thể chế chính sách của nhà nước, vai trò của cơ quan thực thi chính sách và phát huy nguồn lực, năng lực của cộng đồng người dân.

- Tiếp cận tổng thể

Ủy ban dân tộc đã xây dựng “Định hướng hệ thống chính sách dân tộc đến năm 2020” để tiếp cận tổng thể trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Trong khuôn khổ Hệ thống chính sách Ủy ban dân tộc đã và đang tiến hành:

+ Các nghiên cứu chính sách bài bản: Nghiên cứu nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất đai dân tộc thiểu số, nghiên cứu mô hình tuyên truyền và vận động chính sách dân tộc.

+ Các cuộc điều tra quy mô lớn: Điều tra phục vụ xây dựng Bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển

+ Thiết kế và từng bước xây dựng chính sách trên lĩnh vực dân tộc thiểu số + Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo quốc gia phòng chống các hình thức phân biệt chủng tộc

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w