Sự giám sát, đánh giá và kiểm tra sát sao của cán bộ cấp trên đối với cán bộ địa phương ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chương trình. Sự giám sát điều hành và kiểm tra thường xuyên sẽ giúp cán bộ giảm nghèo nắm bắt tốt chuyển biến, tình hình và có hướng điều hành hoạt động, bố trí nhân lực, sử dụng nguồn lực tốt hơn, giúp cho người dân nhận thức tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo.
Bảng 4.22: Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện Cán bộ huyện có xuống thăm
thôn bản
Cộng đồng các dân tộc
Dân tộc Tày Dân tộc Nùng Dân tộc khác
- Không bao giờ - Ít khi - Thỉnh thoảng - Thường xuyên 3,7 70,4 25,9 0 8,7 60,9 30,4 0 0 100 0 0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2014)
Qua bảng ta thấy mức độ giám sát đánh giá của cán bộ cấp trên còn chưa cao. 3/13 cán bộ địa phương được điều tra cho rằng cán bộ huyện ít khi xuống giám sát đánh giá chương trình; số đông cán bộ địa phương nhận định thỉnh thoảng cán bộ huyện mới xuống đánh giá, giám sát chương trình; chỉ có 2/13 cán bộ nhận định cán bộ huyện thường xuyên xuống thăm bà con. Trên thực tế thành viên cộng đồng ít được gặp gỡ cán bộ huyện xuống thăm hỏi cộng đồng, giám sát các công trình. Có 70,4% dân tộc Tày, 60,9% dân tộc Nùng, 100% nhóm dân tộc khác cho rằng cán bộ huyện ít khi xuống địa phương đánh giá các hoạt động sản xuất, các lớp đào tạo khuyến nông và giám sát các công trình thủy
lợi và giao thông; 25,9% dân tộc Tày, 30,4% dân tộc Nùng cho rằng thỉnh thoảng có cán bộ huyện mới xuống kiểm tra đánh giá các hoạt động; số còn lại cho rằng cán bộ không bao giờ cán bộ huyện xuống thăm thôn bản.
Qua phân tích điều tra ta thấy cán bộ huyện xuống thăm thôn bản còn hạn chế. Việc cán bộ trên huyện thường xuyên đánh giá, giám sát các hoạt động của chương trình ở địa phương giúp nâng cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thực thi chính sách từ đó huy động được sự tham gia của cộng đồng các dân tộc. Vì vậy cần tăng cường mức độ giám sát đánh giá của cấp trên vào chương trình 30a.