Nhóm giải pháp dựa trên nội dung sự thamgia của cộng đồng các dân tộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 67 - 69)

4.5.1.1 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc xác định nhu cầu

Theo kết quả điều tra tại Cẩm Đàn, cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia xác định nhu cầu trong chương trình trong chương trình 30a còn rất hạn chế, nguyên nhân là do cộng đồng tiếp cận thông tin hạn chế nên không biết đến việc xác định nhu cầu, trong công tác tuyên truyền vận động của cán bộ còn hạn chế chưa đưa thông tin đến được từng thành viên, cán bộ tự xác định nhu cầu không lựa chọn nhu cầu từ cộng đồng vì vậy để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào xác định nhu cầu thì chương trình cần thực hiện các giải pháp:

- Nâng cao trình độ văn hóa cho cộng đồng và chuyên môn cho cán bộ. - Hỗ trợ trạm chuyển phát thanh trong xã về các thôn bản, tăng cường tuyên truyền vận động đưa thông tin đến cho cộng đồng để cộng đồng được biết, hiểu và tham gia.

- Tổ chức các buổi họp xác định nhu cầu, có chính sách hỗ trợ khuyến khích cộng đồng tham gia như mỗi thành viên tham gia hỗ trợ 10 nghìn đồng. Trong buổi họp đề cao tính dân chủ, khích lệ tinh thần đóng góp ý kiến, tiếp thu nhu cầu của người dân.

4.5.1.2 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong khâu lập kế hoạch

Nguyên nhân cộng đồng các dân tộc thiểu số không tham gia khâu lập kế hoạch do trình độ dân trí thấp, không có năng lực chuyên môn nên hầu hết các dự án đều do cán bộ các cấp lập kế hoạch, do cộng đồng không được mời tham gia lập kế hoạch vì vậy mà khi triển khai không huy động được hết sự tham gia, muốn tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch thì cần thực hiện các giải pháp:

- Nâng cao trình độ cho cộng đồng, mở lớp đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, chọn lựa người dân có hiểu biết cao tham gia để người dân tham gia chất lượng hơn.

4.5.1.3 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai thực hiện.

Theo kết quả điều tra, hầu hết thành viên cộng đồng đều tham gia khâu triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất, xây dựng CSHT tuy nhiên kết quả đem lại chưa cao một phần do nguồn lực đóng góp còn hạn chế vì điều kiện kinh tế khó khăn và do người dân tham gia thụ động. Vì vậy để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo thì cần thực hiện:

- Tuyên truyền vận động cộng đồng đóng góp nguồn lực như công lao động, nguyên vật liệu, tiền…để triển khai chương trình hiệu quả.

- Tùy theo điều kiện kinh tế của các thành viên cộng đồng mà mức độ đóng góp nguồn lực khác nhau.

4.5.1.4 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong khâu giám sát đánh giá

Tương tự như khâu lập kế hoạch, khâu giám sát đánh giá hầu như cộng đồng không được tham gia do cộng đồng các dân tộc thiểu số trình độ thấp mà quá trình giám sát đánh giá đòi hỏi người có trình độ chuyên môn, khả năng đánh giá nên việc giám sát đánh giá của cán bộ chuyên môn. Tuy nhiên cộng đồng là người hưởng lợi từ CT/DA, hiệu quả chương trình cao hơn nhiều nếu chính người dân được tham gia làm chủ chương trình này. Vậy để tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong khâu giám sát đánh giá các CT/DA cần thực hiện giải pháp:

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ giám sát, tăng cường cán bộ giám sát bằng cách cho người dân tham gia.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ năng giám sát cho người dân.

4.5.1.5 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong khâu quản lý, sử dụng sản phẩm

Các CT/DA triển khai theo chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn hầu hết cộng đồng các dân tộc đều được hưởng lợi, sử dụng sản phẩm của CT/DA đó tuy nhiên cộng đồng lại không được tham gia quản lý CT/DA này vì việc quản lý

CT/DA thường thì cán bộ xã, cán bộ thôn bản phụ trách vì thế nên một số công trình sau khi sử dụng được một thời gian ngắn đã hỏng và phải tu sửa, bảo dưỡng lại. Nguyên nhân là do công trình công cộng người dân không có trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ nên xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”. Vì vậy muốn bảo vệ sản phẩm của chương trình được sử dụng lâu dài và bền vững thì phải nâng cao ý thức tự giác, giao trách nhiệm quản lý cho chính người dân. Để thực hiện được điều này thì cần thực hiện các giải pháp:

- Tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu được lợi ích đem lại của CT/DA để người dân có ý thức bảo vệ, quản lý.

- Mở các lớp tập huấn kỹ năng quản lý cho người dân tham gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 67 - 69)