Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 42)

4.1.2.1 Chính sách hỗ trợ giáo dục

Giáo dục luôn là hoạt động nhận được sự quan tâm đầu tư của nhà nước với mục đích nâng cao dân trí, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu địa phương và xã hội. Cẩm Đàn là xã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn kém nên nền giáo dục luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các chương trình giảm nghèo. Dưới đây là các hỗ trợ về giáo dục theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ trên địa bàn xã Cẩm Đàn:

- Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường học cho tất cả học sinh của các bậc học trong xã.

- Trợ cấp cho các em học sinh mẫu giáo với mức hỗ trợ cho một học sinh hộ nghèo là 140.000đ/tháng, với hộ cận nghèo là 70.000đ/tháng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn giáo viên phục vụ cho công tác nâng cao trình độ dân trí, có chính sách thu hút giáo viên về dạy tại địa phương.

- Mở lớp chỉ tiêu trung cấp mầm non để tăng cường giáo viên mầm non về các thôn bản.

Được sự hỗ trợ về giáo dục Cẩm Đàn từng bước đưa nền giáo dục đi lên chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng lên theo các năm: năm 2013 có 42 em đỗ vào các trường đại học và cao đẳng so với năm 2012 tăng 9 em; nhận thức của người dân cũng dần được cải thiện.

4.1.2.2 Đào tạo nghề và tập huấn khuyến nông

Chương trình 30a hỗ trợ thiết bị máy móc, giống vật nuôi, cây trồng cho bà con đem lại ý nghĩa rất thiết thực. Tuy nhiên người dân nơi đây không có hiểu biết nhiều về kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho năng suất và chất lượng cao mà chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, theo phong tục tập quán vì vậy mà hiệu quả sản xuất chưa cao. Nên việc tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt những loại cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện địa phương có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, chương trình 30a còn đào tạo nghề hỗ trợ việc làm cho người dân địa phương: sau 3 tháng tham gia lớp học may thì người dân làm công nhân chính thức cho công ty may, hỗ trợ vốn xuất khẩu lao động và hoàn trả dần sau 5 năm. Nhờ có các lớp đào tạo nghề, tập huấn khuyến nông cho người dân một phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, một phần đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w