0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Sự thamgia của cộng đồng các dân tộc vào khâu triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH 30A Ở XÃ CẨM ĐÀN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 47 -50 )

Khâu thực hiện triển khai là khâu rất quan trọng của chương trình, mức độ tham gia của người dân cao hơn so với các khâu khác. Bảng 4.7 đánh giá sự tham gia của người dân trong khâu triển khai thực hiện chương trình 30a xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Bảng 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai thực hiện

Stt Hoạt động/chính sách của chương trình 30a

Tỷ lệ người dân tham gia triển khai thực hiện Thôn Cẩm

Đàn

Thôn Rộc

Lẩy Thôn Răng

Số hộ (n=20) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=20) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=20) Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ sản xuất 20 100 20 100 20 100 2 Đào tạo nghề 12 60,0 8 40,0 5 25,0 3 Xây dựng CSHT 20 100 20 100 20 100 4 Hỗ trợ giáo dục 13 65,0 11 55,0 7 35,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cộng đồng năm 2014)

Khác với khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch ở khâu triển khai thực hiện tỷ lệ người dân tham gia nhiều hơn, nhiều nhất là thôn Cẩm Đàn. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất 100% người dân tham gia thực hiện vì người dân là đối tượng được hưởng lợi. Các lớp đào tạo dạy nghề thì mức độ tham gia thấp hơn; 100% người dân đều biết đến các lớp nghề, tuy nhiên một phần người dân không được xác định nhu cầu nên họ không tham gia.

Theo kết quả điều tra, cán bộ khuyến nông xã cho biết người dân được tham gia vào các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi mỗi năm.

Bảng 4.8: Các lớp khuyến nông, lớp tập huấn kĩ thuật với sự tham gia

2009 2010 2011 2012 2013

Số lớp 3 3 2 6 3

Số thành viên

tham gia 150 120 120 270 120

(Nguồn: Cán bộ khuyến nông)

Trong các buổi tập huấn ngoài cán bộ khuyến nông còn có cán bộ chuyên môn về chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi hướng dẫn trực tiếp trao đổi với người dân, người dân đưa ra thắc mắc kiến nghị với cán bộ và được giải đáp thỏa đáng. Ngoài ra người dân được trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau trong các buổi họp. Nhìn chung các buổi tập huấn khuyến nông đem lại

hiệu quả rất cao, ngôn từ cán bộ gần gũi với người dân nên họ tiếp thu nhanh và triển khai kịp thời. Tuy nhiên cán bộ khuyến nông còn cho biết một số thành viên rất ít khi tham gia hoặc có tham gia thì lại có thái độ hờ hững ít quan tâm, tham gia tập huấn chỉ để nhận tiền hỗ trợ chứ không áp dụng vào sản xuất, hay có những quan điểm bảo thủ khó thay đổi cách nghĩ cách làm. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân có trình độ văn hóa thấp, do phong tục canh tác lạc hậu, một phần do công tác vận động, tiếp cận thông tin cho người dân của cán bộ khuyến nông, cán bộ thôn còn hạn chế.

Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số vào khâu triển khai cũng không đều. Trong chương trình đào tạo nghề dân tộc Tày tham gia nhiều nhất, nhóm dân tộc thiểu số (Sán Dìu, Dao, Cao Lan…) tham gia ít nhất do họ không tham gia xác định nhu cầu.

Bảng 4.9: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai theo nhóm dân tộc

Stt Hoạt động/chính sách của chương trình 30a

Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai Dân tộc Tày Dân tộc Nùng Dân tộc Khác Số hộ (n=27) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=23) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=10) Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ sản xuất 27 100 23 100 10 100 2 Đào tạo nghề 14 51,9 9 39,1 2 20,0 3 Xây dựng CSHT 27 100 23 100 10 100 4 Hỗ trợ giáo dục 14 51,9 12 52,2 5 50,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cộng đồng năm 2014)

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thì 100% người dân tham gia triển khai thực hiện tuy nhiên hầu hết công trình chỉ dừng lại ở mức độ đóng góp ngày công, tiền, nguyên vật liệu.

Bảng 4.10: Người dân đóng góp nguồn lực xây dựng công trình Đóng góp nguồn lực

Tiền (1000d/hộ ) Ngày công (công) Nguyên vật liệu

1 Xây dựng Đập thủy lợi - 2 – 3 -

2 Xây dựng đường bê tông liên thôn - 3 – 4 Cát, sỏi, đá, gỗ

3 Xây dựng Trạm Y tế xã 20 – 30 - -

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cộng đồng năm 2014)

Công trình xây dựng Đập thủy lợi thì người dân chỉ đóng góp ngày công tham gia vào các công việc như phát cây dọn dẹp lòng đập, trồng cỏ ven bờ đập… Công trình xây dựng đường bê tông liên thôn thì vốn đầu tư được đưa về Thôn và Thôn triển khai thực hiện công trình, người dân tham gia đóng góp ngày công, nguyên vật liệu. Công trình xây Trạm Y tế thì người dân chỉ đóng góp tiền mặt với hộ nghèo và cận nghèo là 20 nghìn/hộ, đối tượng còn lại là 30 nghìn/hộ, đóng góp qua hình thức cộng vào việc đóng sản phẩm nông nghiệp theo mùa vụ.

Qua phân tích điều tra chúng ta thấy rằng cộng đồng các dân tộc ở xã Cẩm Đàn có tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình 30a, trong đó dân tộc Tày tham gia nhiều nhất. Tuy nhiên đa phần người dân tham gia một cách thụ động, tham gia chủ yếu bằng hình thức đóng góp ngày công lao động vì vậy mà không phát huy được tính tự chủ của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa chủ động trong việc tham gia, do các công trình không phân cấp cho thôn bản làm chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH 30A Ở XÃ CẨM ĐÀN, HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 47 -50 )

×