Năng lực cán bộ thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 63 - 65)

Năng lực của cán bộ thực thi chính sách là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các chương trình giảm nghèo nói chung, chương trình 30a nói riêng. Năng lực của cán bộ địa phương đặc biệt là cán bộ thôn, cán bộ xã càng tốt và nhận thức được tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo thì càng huy động được sự tham gia của cộng đồng. Năng lực của cán bộ được thể hiện qua trình độ, mức độ am hiểu chính sách, khả năng tổ chức thực hiện chương trình, khả năng tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia, tinh thần trách nhiệm trong các chính sách. Nếu cán bộ nhiệt tình tham gia vận động, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, lợi ích cộng đồng được hưởng từ chính sách đó và giải đáp những thắc mắc, phản hồi của cộng đồng một cách tích cực thì cộng đồng sẽ tham gia nhiều hơn vào chương trình.

Theo kết quả điều tra một số cán bộ địa phương cho thấy đội ngũ cán bộ thôn, cán bộ xã ở Cẩm Đàn còn yếu, không đồng đều. Cán bộ thôn chủ yếu là tốt nghiệp THPT và THCS, hầu như chưa được đào tạo nhiều mà chỉ có khả năng quản lý làm việc theo kinh nghiệm nên chưa năng động sáng tạo trong chỉ đạo nhiệm vụ. Về trình độ chuyên môn của cán bộ xã cũng không đồng đều 4/10 cán bộ được điều tra có trình độ đại học, 2/10 cán bộ có trình độ cao đẳng, 4/10 cán bộ có trình độ trung cấp. Tùy theo từng ngành mà yêu cầu trình độ chuyên môn khác nhau một số ngành chủ trốt thì yêu cầu trình độ đại học, cao đẳng tuy nhiên do nguồn đào tạo cán bộ chủ yếu là cử tuyển, học tại chức nên chất lượng chưa cao.

Nhìn chung trình độ của cán bộ các cấp các ngành xã Cẩm Đàn còn thấp nên một phần hạn chế năng lực điều hành triển khai các hoạt động chính sách giảm nghèo. Bảng 4.21 sẽ đánh giá năng lực triển khai thực hiện chính sách của cán bộ giảm nghèo

Bảng 4.21: Nhận xét của người dân về năng lực của cán bộ

Chỉ tiêu

Người dân đánh giá năng lực của cán bộ giảm nghèo (%) Dân tộc Tày Dân tộc Nùng Dân tộc khác

1. Ban giảm nghèo của xã

- Người dân biết Xã có Ban giảm nghèo 85,2 95,7 70,0

2. CBGN xã có xuống thăm thôn bản - Không bao giờ

- Ít khi - Thỉnh thoảng - Thường xuyên 0 40,7 44,4 0 0 34,9 60,9 0 0 40,0 30,0 0 3. Năng lực của CBGN - Tốt - Bình thường - Không tốt 18,5 51,9 29,6 17,4 43,5 39,1 10,0 40,0 20,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cộng đồng năm 2014)

Qua bảng ta thấy một số người dân còn không biết đến ban giảm nghèo của xã. Có 14,8% dân tộc Tày, 4,3% dân tộc Nùng, 30% nhóm các dân tộc thiểu số khác không biết đến ban giảm nghèo. Nguyên nhân là do mức độ cán bộ giảm nghèo của xã xuống thăm thôn bản còn chưa cao, do khả năng tiếp cận với người nghèo của cán bộ giảm nghèo còn hạn chế. Người dân đánh giá mức độ xuống thăm các thôn bản của cán bộ giảm nghèo ở mức thi thoảng và ít khi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của người dân vào chương trình. Chỉ có 18,5% dân tộc Tày, 17,4% dân tộc Nùng, 10% nhóm dân tộc khác nhìn nhận năng lực của cán bộ giảm nghèo là tốt, 51,9% dân tộc Tày, 43,5% dân tộc Nùng, 40% nhóm dân tộc khác cho rằng bình thường, 29,6% dân tộc Tày, 39,1% dân tộc Nùng, 20% nhóm dân tộc khác đánh giá năng lực của cán bộ giảm nghèo là không tốt. Như vậy theo đánh giá của người dân thì năng lực của cán bộ thực thi

các chính sách còn rất hạn chế; mức độ tham gia của người dân phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ thực thi chính sách; đặc biệt trong công tác tuyên truyền, vận động sự tham gia của người dân vào chương trình 30a. Vì vậy muốn tăng cường sự tham gia của người dân trong chương trình 30a thì cần phải nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w