Bài viết nêu rõ, nguồn nhân lực chất lượng cao của thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa phải là “những con người phát triển cả về thể lực và trí lực, cả về khả năng lao động, về tính tíc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGƯỜI THỰC HIỆN:
TS TRẦN VIẾT QUÂN NGUYỄN BẰNG GIANG
Huế, 07/ 2014
Trang 2MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa khái quát thìnguyên lý về sự phát triển mà trong đó quan điểm phát triển là cơ sở là nềntảng của phép biện chứng duy vật phản ánh quá trình vận động, phát triểncủa tự nhiên, xã hội và tư duy
Sự phát triển sự vật, hiện tượng theo phương thức chuyển hóa từ nhữngthay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại trên cơ sở việcgiải quyết mâu thuẫn, vận động theo xu hướng phủ định Quá trình phát triểnnảy sinh từ chính nội tại của sự vật, là quá trình vận động không ngừng, khinhanh khi chậm, khi tuần tự lúc nhảy vọt, đôi khi lại có những bước thụt lùivới những bước đi quanh co phức tạp Nếu nhìn nhận sự vật, hiện tượngtrong cả một chặng đường thì đó chính là quá trình phát triển của nó Quántriệt quan điểm phát triển là yêu cầu rất cần thiết trong quá trình nhận thức
và cả trong hoạt động thực tiễn
Qua gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạchhóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hiện đại.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế tri thức đang từng bướcphát triển, đòi hỏi cần có sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Do
đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 bước đột phá cơ bản củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Trong 3 bước đột phá
ấy thì việc phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
là bước đột phá tiên quyết so với vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, xây dựng kết cấu hạ tầng; bởi vì trong thời đại ngày nay con người
Trang 3đang là trung tâm của mọi chiến lược, nó vừa là mục tiêu vừa là động lựccủa sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền của nền kinh tế tri thức hiện nay thìchất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều bất cập và tồn tại những hạnchế Hiện nay nước ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 30 – 40% nhu cầu nhânlực chất lượng cao của doanh nghiệp Thị trường nguồn nhân lực chất lượngcao của Việt Nam đang đứng trước những hạn chế to lớn về số lượng, chấtlượng và cơ cấu
Huyện Kỳ Anh là huyện miền núi ven biển, nằm ở phía đông nam củatỉnh Hà Tĩnh, nơi có dãy Hoành Sơn và Đèo Ngang Là huyện có vị trí quantrọng cả về kinh tế và quốc phòng, an ninh đối với tỉnh Hà Tĩnh Với diệntích 1.053 km2, dân số 175.039 người, hiện nay là một trong những huyện
có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh Lực lượng lao động chiếm 59% dân
số, có lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng và cơ cấu nguồn nhânlực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đặcbiệt, hiện nay huyện Kỳ Anh là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn,trong đó có khu kinh tế Cảng Vũng Áng, hiện nay đang thu hút nhiều nhà
đầu tư nước ngoài, nổi bật trong đó có dự án FOMOSA của Đài Loan với
tổng mức đầu tư 15 tỉ USD (được chia làm 2 giai đoạn), nằm trên diện tích3.300ha trong đó diện tích đất liền là hơn 2000ha và diện tích mặt nước trên1.200ha Do đó, để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũngnhư phù hợp với những tiềm năng sẵn có, trong thời gian tới, một trongnhững mục tiêu của huyện là cần phải đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Chính vì điều đó, việc vận dụng quan điểm phát triển vào việc xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở huyện Kỳ Anh, đồng thời đóng góp một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
Trang 4hội ở huyện Kỳ Anh là hết sức cần thiết, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận cũng
như thực tiễn Vì vậy, học viên chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm phát triển vào việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan điểm phát triển nằm trong nguyên lý về sự phát triển – một tronghai nguyên lý của phép biện chứng duy vật Quan điểm về sự phát triển làmột vấn đề lớn của triết học được nhiều người quan tâm nghiên cứu, liênquan trực tiếp, gián tiếp đến các đề tài đã có nhiều công trình, bài viết, hộithảo như:
1.Bài viết của PGS.TS Lương Đình Hải: Tư duy phát triển và sự phát triển của đất nước (2011), đăng bởi Tạp chí triết học Tác giả cho rằng một
trong những yếu tố quyết định tốc độ phát triển của quốc gia là chất lượngnguồn nhân lực
2 Hội thảo cấp cao “ Việt nam hướng tới thập niên mới và giai đoạn
xa hơn” Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ 5 quan điểm phát triển của
Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020 Thủ tướng nêu rõ đó là: phát triểnnhanh gắn liền với phát triển bền vững, đổi mới đồng bộ, thực hành dân chủphát huy nhân tố con người, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xâydựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chấtlượng cao luôn là đề tài quan tâm của nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức
và các nhà nghiên cứu khoa học, cũng như các hội thảo khoa học, các luậnvăn thạc sĩ, tiến sĩ Những nghiên cứu về đề tài này được xem xét ở nhiềugóc độ, phạm vi rộng, hẹp khác nhau như:
Trang 53 Phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền trung
– Hội thảo phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền trung, tại Đà Nẵng, 10-1-2012.
Tại hội thảo này gồm có 43 bài nghiên cứu của các nhà khoa học cácnhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị - Hành chính khuvực III, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế -
xã hội Đà Nẵng…Trong 43 bài nghiên cứu có 14 bài đề cập đến những vấn
đề chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡngnhân tài; 25 bài đề cập đến thực trạng những vấn đề đặt ra cũng như nhữnggiải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho vùng trọng điểm miền trung
4 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH, và hội nhập quốc tế - Hội thảo khoa học, tại Hà Nội ngày 24-8-2012.
Hội thảo thu hút 80 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, đạidiện các cơ quan, ban, ngành, và 12 ý kiến phát biểu trực tiếp Hội thảokhẳng định: Việt Nam đang đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập quốc tế, tấtyếu đang từng bước tiến tới chiếm lĩnh những thành tựu khoa học – côngnghệ tiên tiến, nên đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao,
có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh Do vậyphát triển nguồn nhân lực có chất lượng với những thay đổi nhanh chóng củacông nghệ sản xuất là yếu tố then chốt bảo đảm nền kinh tế Việt Nam pháttriển theo hướng hiện đại, bền vững
5 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ nay đến 2020 – PGS, TS Hồ Tấn Sáng, Học viện CT-
HC Khu vực III.
Bài viết nêu rõ, yêu cầu bức thiết của việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đồng thời
Trang 6nêu lên một số giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn 2011-2020
6 Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước – TS Trần Hồng Lưu, Khoa lý luận chính trị , Đại học
kinh tế Đà Nẵng.
Bài viết nêu bật vai trò của nguồn nhân lực có trình độ cao là yếu tốquyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và những số liệu liên quan đếnnguồn nhân lực cùng những kiến nghị đối với nhà nước, các cơ quan banngành, đặc biệt là ngành giáo dục – đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực đó
7 Giáo dục – đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – PGS,TS Đường Vinh Sường, Học
viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí cộng sản, số 833 (3-2012).
Bài viết nêu rõ, nguồn nhân lực chất lượng cao của thời kì công nghiệphóa, hiện đại hóa phải là “những con người phát triển cả về thể lực và trí lực,
cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị xã hội, về đạo đức, tìnhcảm trong sáng”…
8 Vai trò nguồn nhân lực với sự phát triển kinh tế miền trung – TS.
Nguyễn Văn Thanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.
Tác giả phân tích làm rõ khái niệm con người và nguồn lực con người,
số lượng và chất lượng của nguồn lực con người, đồng thời nêu lên nhữngnhiệm vụ cần thực hiện để phát huy nguồn lực con người
9 Một số yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế - Võ Thị Kim Loan, Hội thảo toàn quốc giáo dục đại học
Việt Nam, 9-11-2012.
…(Ngoài các công trình trên, có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác ở
các tạp chí)
Trang 7Các đề tài nghiên cứu khoa học được nêu ở trên, hầu hết các tác giả, cáccuộc hội thảo khoa học đều nêu khái quát vai trò của sự phát triển nguồnnhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồngthời cũng đã nêu ra những nhiệm vụ và giải pháp trong việc phát triển nguồnnhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở vận dụng nguyên lý phát triển và quan điểm phát triển củaphép biện chứng duy vật nhằm đánh giá tình hình và thực trạng nguồn nhânlực chất lượng cao ở huyện Kỳ Anh trong những năm gần đây, từ đó đưa ranhững nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng caođáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện từ nay đến 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích khái niệm phát triển, nội dung nguyên lý về sự phát triển và
rút ra phương pháp luận làm cơ sở vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhânlực chất lượng cao
- Đánh giá tình hình và thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ởhuyện Kỳ Anh trong thời gian vừa qua
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một
số tỉnh thành trong cả nước
- Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao ở huyện Kỳ Anh hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan điểm phát triển, cũng
như việc phân tích nguyên lý của sự phát triển chủ yếu chú trọng đến mặt lýluận, đưa ra các dẫn chứng, ví dụ của các nhà kinh điển Vận dụng quanđiểm phát triển từ sự tìm hiểu nguyên lý trở thành nguyên tắc chỉ đạo cho
Trang 8việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam nói chung vàhuyện Kỳ Anh nói riêng.
4.2 Với tính chất là một luận văn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
giới hạn việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian gầnđây của huyện Kỳ Anh, khoảng từ 2006 đến 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng, Nhà nước và củaChủ tịch Hồ Chí Minh
- Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp như: Phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp điều tra xãhội học…
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn góp phần nâng cao nhận thức cũng như tráchnhiệm cho bản thân Đồng thời luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những
ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm có 2 chương, 5 tiết
CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM VỀ SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 1.1 Quan điểm về sự phát triển
1.1.1 Quan điểm về phát triển trong triết học trước Mác
Quan điểm về phát triển ở Phương Tây đã xuất hiện những mầm mốngđầu tiên từ thời Hy Lạp cổ đại Trong đó tiêu biểu là Hêraclit đã cho rằng : “
Trang 9mọi vật đều tồn tại, và cũng không tồn tại, vì mọi vật đang trôi qua, mọi vậtđều không ngừng biến hóa, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêuvong” Tư tưởng biện chứng Hy Lạp cổ đại tạo tiền đề cho sự phát triển của
tư duy biện chứng ở phương Tây sau này, đặc biệt trong thời kỳ Cận đại và
cổ điển Đức
Thời kỳ Cận đại, khi tư duy không còn hướng đến những đối tượngđược gợi mở trong Kinh thánh, thay vào đó là sự hướng đến với giới tựnhiên, khi đó phương pháp siêu hình ra đời trên tinh thần duy vật.Ph.Ănghen đánh giá rằng, phương pháp mà Heeghen gọi là phương phápsiêu hình áp dụng chủ yếu vào việc nghiên cứu những sự vật được coi như lànhững cái gì đã hoàn thành và bất biến, phương pháp đó vào thời đại đó đãnói lên sự vĩ đai của nó Cuộc cách mạng vĩ đại nhất trái đất chưa từng thấy
ở phương Tây thời kỳ Cận đại đã tạo ra một lượng máy móc khổng lồ
Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ph.Ănggen dẫn ra quanniệm về sự phát triển của giới tự nhiên ở các nhà duy vật thế kỉ XVIII: “Nămchâu hiện nay lúc nào cũng vẫn tồn tại; bao giờ chúng cũng vẫn có nhữngnúi non ấy, cũng những thung lũng ấy, những sông ngòi ấy, khí hậu ấy, cỏcây ấy, động vật; trừ phi bị bàn tay con người làm biến đổi đi hoặc xê dịch
đi thì không kể Họ cho rằng, giới tự nhiên sinh ra như thế nào thì cứ vĩnhviễn như thế không thay đổi Ngược với lịch sử của nhân loại là cái diễn
ra trong thơì gian, người ta cho rằng lịch sủ của giới tự nhiên chỉ diễn ratrong không gian mà thôi” (39, tr.469) Với quan điểm siêu hình của mình,các nhà triết học thời kì này xem xét sự vật một cách hoàn toàn cô lập táchrời với các sự vật khác, nằm cạnh nhau mà không nhìn thấy nhau, sự tồn tạihay tiêu vong cũng không liên quan gì đến nhau Họ xem xét sự vật trongtrạng thái nằm yên bất động, không vận động biến đổi Người siêu hình chorằng, cái gì sinh ra một lần rồi nhất thành bất biến và còn có quan niệm coi
Trang 10phát triển là sự vận động đi tới cõi chết Nhưng vẫn có các nhà triết học khác
có thừa nhận sự phát triển nhưng với họ, sự phát triển chỉ là sự tăng lên haygiảm đi đơn thuần về mặt lượng, một sự trưởng thành đơn giản, không thấyđược sự thay đổi về mặt chất của sự vật và nếu có sự thay đổi về chất thìquá trình đó diễn ra theo một vào khiếp kín chứ không phải sự chuyển hóa từ
sự vật, hiện tượng này thành sự vật, hiện tượng khác và cũng không có sựxuất hiện cái mới tiến bộ và đây là cái cớ của những nhà tư tưởng tư sản vàbọn cơ hội đấu tranh chống lại phép biện chứng duy vật, để tuyên truyền cho
sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản
Thời kỳ Tây Âu Trung cổ, triết học bị trói chặt bởi thần học và nhàthờ đã đẩy sự xem xét thế giới bởi những quan niệm cứng nhắc, không có
sự vận động, thế giới đó hoàn toàn bị chi phối bởi lực lượng siêu nhiên bênngoài Khi thoát ra được cái vòng vây đó các nhà duy vật cận đại đã cónhững nhìn nhận thay đổi: “tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả gì
là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người tacho là vĩnh cữu thì trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh rằng toàn
bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và tuần hoàn vĩnh cữu Thực
ra, một cái gì đó trông bề ngoài vẻ như vững chắc với cách nhìn siêu hìnhnhưng nhìn nhận quan điểm biện chứng nó bắt đầu tan chảy, bởi vì sự vật,hiện tượng đang không ngừng phát sinh, phát triển
Thế giới luôn thống nhất ở tính vật chất của nó, tính vật chất gắnliền với tính không ngừng vận động và chính sự tự vận động để dẫn đến sựthay đổi về lượng và chất Sự phong phú của sự vật, hiện tượng, không khác
gì là nhờ nội lực thúc đẩy trong chính bản thân của nó Điều này đượcV.Leenin làm rõ trong khi nói về “Những bài giảng về lịch sử triết học” củaHeeghen Điều quan trọng phải kết hợp “nguyên tắc về sự phat triển” vànguyên tắc về sự thống nhất (nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến) giới tự
Trang 11nhiên, của vận động, của vật chất và trong trường hợp cụ thể Làm được điều
đó để thấy thế giới luôn ở trong sự vận động không ngừng Các sự vật, hiệntượng luôn ở trong những mối liên hệ rằng buộc nhau và tự vận động là bảnchất của thế giới Làm rõ những quan điểm về sự phát triển, V.Leenin chorằng:
Sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đườngthẳng, sự phát triển bằng nhảy vọt, bằng sự đột biến, bằng những cuộc đổithành chất, bằng những cuộc cách mạng; những bước gián đoạn của sự tiếndần dần; sự biến đổi thành chất, những kích thích nội tại theo hướng pháttriển, những kích thích gây ra bởi sự mâu thuẫn, bởi sự xung đột giữa nhữnglực lượng và những xu thế khác nhau dang tác động vào một vật thể xácđịnh, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết,…quyđịnh quá trình vận động có tính chất thế giới, thống nhất và có quy có luật làmột số điểm về phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển (29.tr65)
Sự phát triển từ những biến đổi khó nhìn thấy bởi diễn ra trong nộitại sự vật đến những thay đổi rõ ràng căn bản; từ những tích lũy về lượngthúc đẩy thay đổi về chất Những biến đổi ấy không phải là ngẫu nhiên mà làkết quả tất yếu của những biến đổi nhỏ tạo thành những chuyển biến lớn.Kèm theo đó, quá trình phát triển không phải là một chuyển động vòng trònkhep kín, không phải “đi lại con đường đã đi qua”, mà là sự đi lên theohướng tiến bộ, từ cái cũ cho đến cái mới như là một sự phát triển từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Trên cơ sở khái quát những biến đổi các sự vật, hiện tượng tồn tạitrong hiện thực, trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên từ khuynh hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
Trang 12thiện đến hoàn thiện hơn, trong đó có sự xuất hiện cái mới tiến bộ là tiêu chuẩn nói lên sự phát triển.
Tóm lại, khái niệm phát triển cho ta cái nhìn xuyên suốt về sự vậnđộng của sự vật hiện tượng Sự vận động đó trải qua con đường quanh co,phức tạp với những biến đổi khong đồng đều và không đi theo đường thẳng.Bởi sự phát triển hiện diện ở khắp mọi nơi, đa dạng và phong phú và tự vach
ra quy luật phát triển khách quan cho nó
1.1.2 Quan điểm về phát triển trong triết học Mác- Lênin
Liên quan đến khái niệm phát triển, khái niệm vận động, Ăngghen chorằng: “vận động là phương thức tồn tại của vật chất”, “là thuộc tính cố hữucủa vật chất” Theo Ăngghen, vận động là mọi biến đổi nói chung, “bao gồmmọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trũ, kể từ sự thay đổi đơn giảncho đến tư duy” bao hàm trong đó sự thay đổi về chất
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng sự phát triển, đổi mới là hiệntượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, mànguồn gốc của nó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sựvật và hiện tượng Nhưng không nên hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ramột cách đơn giản, theo đường thẳng Xét từng trường hợp cá biệt, thì cónhững vận động đi lên, tuần hoàn, thậm chí đi xuống, nhưng xét cả quátrình, trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng thống trị.Khái quát tình hình trên đây, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, pháttriển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật và hiện tượng.Quan điểm biện chứng xác định nguồn gốc bên trong của mọi sự phát triển.Cho nên thế giới phát triển là tự thân phát triển, là quá trình bao hàm mâuthuẫn và thường xuyên giải quyết mâu thuẫn, vừa liên tục vừa có gián đoạn;
là quá trình bao hàm sự phủ định cái cũ và ra đời cái mới Sự phát triển như
là vận động đi lên ra đời cái mới, nhưng cái mới không đoạn tuyệt với cái cũ
Trang 13mà kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ Tất cả những điều đó nói lêntính chất phức tạp của sự phát triển, nhưng bao giờ cũng theo khuynh hướng
đi lên
Trên cơ sở khái quát những biến đổi các sự vật, hiện tượng, trên lập
trường chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm: Phát triển là một phạm trù
triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên theo khuynh hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, trong đó có sự xuất hiện cái mới, tiến bộ Sự xuất hiện cái mới tiến bộ là tiêu chuẩn nói lên sự phát triển.
1.2 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay
1.2.1 Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực nói chung
Ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển, nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc vì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước Điều đó càng thể hiện rõ nét hơn trong quá trình toàn cầu hóa hiện naykhi nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người
Phát triển nguồn nhân lực là một “quá trình làm biến đổi về số lượng,
chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế xã hội”, đó là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính
sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhânlực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi vềnguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn pháttriển
Trang 14Phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
Thứ nhất, phát triển về số lượng: là sự gia tăng về số lượng và thay đổi
cơ cấu của đội ngũ nhân lực theo hướng phù hợp với môi trường và điềukiện hoạt động mới Số lượng của nguồn nhân lực được xác định trên quy
mô dân số, độ tuổi, sự kế tiếp và đan xen giữa các thế hệ, giới tính cân bằng,phân bố dân cư giữa các vùng miền của đất nước, giữa các ngành kinh tế,kết hợp hài hòa giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, kinh tế theokhu vực và kinh tế vùng miền, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội Tất cảnhững vấn đề cơ bản trên đây có tác động qua lại lẫn nhau trong đó thếmạnh của quy mô dân số có ý nghĩa vai trò to lớn trong việc phát triểnnguồn nhân lực Nhìn rộng ra thế giới những nước có dân số đông đa phần lànhững nước có kinh tế phát triển vì lợi thế ưu điểm của quy mô dân số lựachọn ra những nguồn lực con người có chất lượng cao để phát triển kinh tế
xã hội và những vấn đề khác
Thứ hai, Phát triển về chất lượng: là sự gia tăng mức sống, trình độ
hộc vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật và sức khỏe của các thành viên trong
xã hội Chất của nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp nó quyết địnhtoàn bộ nội dung, bản chất của nguồn lực bởi vì nó bao gồm những đặctrưng, chất lượng, chất xám, trí tuệ, trí lực, thể lực, trình độ kỹ thuật, taynghề, trình độ học vấn, trình độ năng lực quản lí, tính chuyên nghiệp thànhthạo trong công việc được đảm nhận…
Để phát triển nhanh nguồn nhân lực cả về lượng và chất, Đại hội XIchỉ rõ: “Phải đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt”.( Đảng Cộng săn Việt Nam, Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr 130-131).
Trang 15Ngày nay, vị trí, vai trò của các nguồn lực được nhìn nhận rõ hơn,trong đó nguồn nhân lực được coi vừa là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyếtđịnh sự nghiệp CNH, HĐH, vừa là đối tượng mà chính quá trình CNH, HĐHphải hướng vào phục vụ
Xét về tiềm năng, việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục,đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ,… làm cho nguồn lực con ngườikhông ngừng phát triển trở thành tiềm năng vô tận Tuy nhiên, nếu chỉ dừnglại xem xét nguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thì chưa đủ Vấn đề quantrọng là phải khai thác, huy động và phát huy có hiệu quả nhất tiềm năng đóvào quá trình phát triển kinh tế- xã hội Đó chính là quá trình chuyển hoánguồn nhân lực dưới dạng tiềm năng thành “vốn nhân lực” Nghiên cứu bảnchất phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển con người, chúng
ta càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư vào con người,vào phát triển nguồn nhân lực, thực chất là đầu tư cho phát triển để tạo ravốn nhân lực, nguồn nội lực vô tận của đất nước
1.2.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, thuật ngữ này chính thức
được nêu ra trong Văn Kiện Đại Hội Đảng lần thứ X: “ thông qua việc đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc Đảng lần thứ XI năm 2011 một lần nữa khẳng định: “phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân
và lao động lành nghề” Tuy nhiên cho đến nay chưa có một khái niệm quan
điểm thống nhất và những tiêu chí cơ bản để xác định thế nào là nguồn nhânlực chất lượng cao vẫn còn tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau
Trang 16Theo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, “ nguồn nhân lực chất lượng
cao-một nguồn nhân lực mới, là cao-một lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất”.
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, “ nguồn nhân lực chất lượng cao là đội
ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh”.
Như vậy có thể quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có khả năng đáp ứng nhu cầu cao và biết cách giải quyết tối ưu những vấn đề thực tiễn đặt ra Lực lượng này có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có khả năng nhận thức, tiếp thu nhanh kiến thức mới; biết vận dụng sáng tạo tri thức, kỹ năng được đào tạo và những thành tựu khoa học- công nghệ vào lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là tập hợp những người tham gia vàocác hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) với các chức năng nghiên cứu,sáng tạo, giảng dạy, quản lý, tác nghiệp,… Đây là lực lượng góp phần quyếtđịnh tạo nên sự phát triển, tiến bộ cuả KHCN nói riêng và của sự nghiệpCNH, HĐH nói chung Trong đội ngũ này, đáng chú ý là các cán bộ KHCNlàm việc trong hệ thống các cơ quan nghiên cứu và triển khai (R&D) baogồm hệ thống các viện nghiên cứu, thiết kế, các cơ sở quản lý, tư vấn, dịch
vụ chuyển giao công nghệ cùng các cơ sở sản xuất dịch vụ trực tiếp tham giathử nghiệm hoặc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao ứng dụng Có thểnói đây là lực lượng tiên phong trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ
Trang 17tiên tiến, thực hiện việc ứng dụng có kết quả vào điều kiện Việt Nam, là hạtnhân trong việc đưa lĩnh vực nơi họ đang lao động, sáng tạo đi vào CNH,HĐH
1.2.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, để phát triển thành công kinhtế- xã hội bền vững, phải chú ý phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồnnhân lực chất lượng cao.Nếu thiếu sự hiện diện của trí tuệ và lao động củacon người, thì mọi nguồn lực khác đều trở nên vô nghĩa Sự khẳng định nàykhông chỉ nói lên vai trò quyết định của nguồn lực con người trong quan hệ
so sánh với các nguồn lực khác, mà còn phản ánh một đặc điểm quan trọngcủa nó; đó là, nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất mà nhờ vào đó,các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đốivới quá trình CNH, HĐH Với ý nghĩa đó, nguồn nhân lực là yếu tố quyếtđịnh không thể thay thế trong phát triển kinh tế - xã hội
Ở nước ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là đột phá chiến lượcnhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, làyếu tố quyết định cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởngkinh tế và lợi thế cạnh tranh dài hạn, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực chấtlượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế bởi vì:
- Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng then chốt quyết định đếntăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
- Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở quá trình chuyểnđổi căn bản và toàn diện từ hoạt động sản xuất sử dụng lao động thủ công làphổ biến sang sử dụng lao động đã được đào tạo chuyên môn, có tay nghề
Trang 18và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất tạo ra năng suất lao động caohơn Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là lực lượng chủ yếu thamgia quá trình sản xuất và có vai trò quyết định cho sự thành công của côngcuộc này.
- Ngoài ra, nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề để chủ động và tíchcực hội nhập kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao độngquốc tế…
Trong khu vực Đông Nam Á, Xin-ga-po được coi là hình mẫu về phát
triển nguồn nhân lực Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rấtthành công trong việc xây dựng một đất nước có trình độ dân trí cao và hệthống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á
Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn
nhân lực Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiênnhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản,Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coiđây là quốc sách hàng đầu Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểuhọc và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15tuổi được học miễn phí Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đạihọc, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều Nhật Bản trở thành một trongnhững cường quốc giáo dục của thế giới…
Tóm lại, từ lý luận vai trò nguồn nhân lực đối với phát triển kinh
tế-xã hội và thực tiễn đang diễn ra, Việt Nam muốn thực hiện thành công khâuđột phá này, trước hết phải cải cách triệt để thể chế giáo dục, nhất là giáodục đại học và dạy nghề Tiếp theo, Nhà nước cần có sự đầu tư và phối hợpnguồn lực xã hội theo thể chế mới để phát huy các cơ sở đào tạo tiên tiến,loại bỏ các cơ sở kém chất lượng Cuối cùng, gốc rễ của phát huy nguồn
Trang 19nhân lực là công tác sử dụng nhân lực, đặc biệt là sử dụng người tài Nếu sửdụng tốt, tự nó sẽ phát huy được yếu tố nguồn nhân lực và tạo ra chuyểnbiến trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao
1.2.4 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Khi khẳng định vai trò nguồn nhân lực chúng ta phải đặt nó trongquan hệ so sánh với các nguồn lực khác, mức độ chi phối của nó đến sựthành bại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồngthời, cũng cần đặt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnhiện nay khi cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật và công nghệ hiện đạiđang phát triển mạnh mẽ; lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành
xu thế phổ biến trong sự phát triển của nhân loại; khi công nghiệp hóa gắnliền với hiện đại hóa, mà thực chất là hiện đại hóa lực lượng sản xuấttrong giai đoạn hiện nay của đất nước
Với cách tiếp cận như trên, vai trò của nguồn nhân lực đối với cácnguồn lực khác, với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcđược biểu hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
lý vv chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ phát huy tác dụng và có ýnghĩa tích cực đối với xã hội khi nó được kết hợp với nguồn lực con người.Bởi con người, bằng hoạt động thực tiễn có ý thức, với tư duy, trí tuệ củamình, con người biết sử dụng, chi phối, gắn kết các nguồn lực khác tạo nênmột sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa Hơn thế nữa, các nguồn lực khác chúng là những khách thể, chịu sự
Trang 20tác động, cải biến của con người; con người khai thác các nguồn lực khácnhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của họ Một thực tế, chúng ta muốn tiếnhành công nghiệp hóa trước hết phải có vốn, nhưng vốn chỉ có thể trở thànhnguồn lực cho sự phát triển khi nó nằm trong tay những con người biết sửdụng đúng mục đích và có hiệu quả cao Cũng như vậy, sự giàu có tàinguyên thiên nhiên và những ưu thế về địa lý cũng sẽ mất hết ý nghĩa nếuchủ nhân của nó không có năng lực khai thác v.v Và như vậy, xét đến cùngnếu thiếu sự hiện diện của con người bằng trí tuệ và tài năng thì mọi nguồnlực trở thành vô nghĩa.
Thứ hai, các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt,
trong khi đó nguồn nhân lực con người, mà cốt lõi là nguồn lực trí tuệ lại lànguồn nhân lực vô tận Tính vô tận của trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nókhông chỉ tái sinh và tự sinh sản về mặt sinh học, mà còn có khả năng tựđổi mới không ngừng về chất lượng trong con người xã hội, nếu chúng tabiết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý Nhờ vậy nguồn nhân lực có trítuệ cao ngày càng vươn lên làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tàinguyên mới vốn không có sẵn trong tự nhiên Chính điều đó nói lên vai tròcủa nguồn nhân lực trong sự phát triển của xã hội
Thứ ba, nguồn nhân lực có được một tiềm năng, trí tuệ, được học tập
và được đào tạo cơ bản đó sẽ là một sức mạnh to lớn và khi nó được vật thểhóa sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cho sự phát triển của đất nước Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật
và công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước đang phát triểnvận động đến nền kinh tế của trí tuệ Những nước này, lao động trí tuệ ngàycàng chiếm tỷ lệ cao, nguồn lợi thu được từ chất xám chiếm tỷ trọng lớntrong tổng giá trị tài sản quốc gia Ví dụ: Ở Nhật Bản, nguồn lợi thu được do
Trang 21tin học mang lại đã chiếm 40% tổng giá trị tài sản quốc gia Như vậy, rõràng nguồn nhân lực có trí tuệ cao là lực lượng lao động có một vai trò tolớn trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sảnxuất, tạo nên một bước chuyển lớn lao cho quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.
Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực chất là tiến
hành cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm thay đổi laođộng thủ công bằng lao động máy móc, tạo một bước phát triển mới vềnăng suất lao động, đưa đất nước nhanh chóng phát triển tiến kịp xu thếchung của thời đại
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp còn phổ biến là sản xuất nhỏ,hơn 50% lực lượng lao động làm nông nghiệp, chưa được đào tạo mộtcách căn bản về chuyên môn kỹ thuật đây là một trở lực lớn cho sự pháttriển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tính đến1/7/2007 lực lượng lao động của cả nước là 44,171 triệu người trong đónông nghiệp là 22,176 triệu người, công nghiệp chỉ 8,7 triệu người, chiếm18%)
Để đáp ứng ngày càng cao trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được mộtnguồn lực lao động có thể chất, trình độ trí tuệ cao, phẩm chất, bản lĩnhchính trị tốt và chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện thắng lợi sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở HUYỆN KỲ ANH,
TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
2.1.1 Nhân tố khách quan
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học và công nghệchiếm vị trí quan trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực : kinh
tế, tài chính, thống kê, khí tượng thủy văn, dich vụ…điều này dự báo nguồnnhân lực chuyên sâu về nhóm ngành này sẽ thu hút nhiều sự đầu tư của cácđơn vị giáo dục, đào tạo, tuyển dụng…
Theo thống kê của trang www.fofbes.com , lĩnh vực này chiếm vị tríthượng phong trong bảng xếp hạng mười nghề hàng đầu của thế giới năm
2013 Dẫn đầu là phát triển phần mềm (software developers), chiếm vị tríthứ 4 là phân tích hệ thống máy tính (computer systems analysts), chiếm vịtrí thứ 6 là quản trị hệ thống máy tính và mạng ( Network and computersystems administrators)
Nhằm bắt kịp xu hướng chung của quốc tế, Việt Nam đạt mục tiêuđạt được khoảng một triệu nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vàonăm 2020 Đấy cũng chính là bức tranh nghề nghiệp hấp dẫn dành cho cácbạn trẻ đam mê tìm tòi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi mặt của khoahọc đời sống để đạt được những mục tiêu trong cuộc đua cạnh tranh chấtxám giữa các ngành nghề phong phú hiện nay
Nếu như nói an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa- xã hội…lànhững lĩnh vực không thể thiếu cho sự ổn định và phát triển đất nước thì
Trang 23khoa học – công nghệ là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và cần thiết cho sựphát triển của mỗi đất nước chứ không riêng gì Việt Nam ta, đó là lĩnh vực
mà mối liên hệ mật thiết và bổ trợ cho sự phát triển của các lĩnh vực khác Khoa học- công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích trong sự phát triển của đấtnước nó giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mớicông nghệ máy móc cũ thay bằng công nghệ máy móc mới hiện đại ngàycàng giảm sức lao động của con người Có khoa học – công nghệ năng suấtlao động ngày càng tăng lên, hàng hóa của cải vật chất ngày càng nhiều, đấtnước ngày càng phát triển và có vị thế lớn về kinh tế, nhất là trong quá trìnhhội nhập thì việc lợi thế lớn về kinh tế trong khu vực và thế giới là vô cùngcần thiết cho sự phát triển của đất nước
Trong quá trình hội nhập hiện nay thì khoa học - công nghệ sẽ làmcho đất nước ngày càng văn minh hiện đại , đẩy nhanh, mạnh và vững chắccho sự phát triển của đất nước Nâng cao sức cạnh tranh và tiếng nói của đấtnước Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế Chính vì vậy mà khoa học -công nghệ là một trong lĩnh vực trọng tâm mà Đảng và Nhà nước luôn coitrọng và tăng cường thúc đẩy phát triển trong thời kì công nghiệp hóa, hiệnđại hóa hiện nãy và cũng là lĩnh vực luôn được chú trọng xuyên xuốt tiếntrình đi lên chủ nghĩa xã hội
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản nền tảng
cơ sở và phương thức giao dịch giữa các nước trên thế giới Nền công nghệ
cơ khí về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phảilấy thị trường trong nước làm chính Hiệu năng của nền công nghệ cơ khíchưa cho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể phát triển xa hơn xét vềmặt hiệu quả kinh tế
Trang 24Chính khoa học-công nghệ sáng tạo ra những ứng dụng rộng rãi chonhiều quốc gia, góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá Nhờ cócông nghệ phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn có thể mởrộng từ sản xuất đến phân phối dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, những quan
hệ tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển
- Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa, trong đó có địnhnghĩa phản ánh khá chính xác bản chất của toàn cầu hóa đó là “ Toàn cầuhóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác biệtnhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất,bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàncầu Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miềnnày, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền,
các cộng đồng khác trên quy mô toàn thế giới” ( Bùi Thanh Quất, Toàn
cầu hóa – Một cách tiếp cận mới/ Tạp chí cộng sản, 2003.- Số 27- tr.11-14 ).
Toàn cầu hóa là một quá trình đa phương diện, bao hàm nhiều nhân tốnhư kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội
“Toàn cầu hóa” là một thuật ngữ đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên ngành
và đa chiều vì nó có liên quan đến tất cả các hiện tượng xã hội đương đại.
Toàn cầu hóa được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, xã hội học, công nghệhọc, môi trường, văn hóa, v.v Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa vềtoàn cầu hóa được đưa ra từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, thậm chí đốilập nhau Nguyên nhân của sự khác nhau hoặc đối lập đó không chỉ dokhác nhau về lợi ích, về lập trường quan điểm mà còn do khác nhau vềcách tiếp cận vấn đề, về mục đích tìm hiểu toàn cầu hóa
Trang 25Toàn cầu hóa là kết quả tất yếu từ sự phát triển mạnh mẽ của lựclượng sản xuất Quan niệm được nhiều học giả tán thành nhất Chúng làbiểu hiện hệ quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất trongcác nền kinh tế riêng biệt, từ đó quá trình này dẫn đến phá vỡ sự biệt lậpcủa từng quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫnnhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận độngphát triển
+ Tác động về kinh tế:
Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu
và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hộinhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngkinh tế và đổi mới công nghệ
Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, có nhiều công ty nước ngoài đầu tư, thương mại phát triểnxuyên biên giới,…Đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập các tổchức kinh tế thế giới và khu vực như BTA ( hiệp định thương mại songphương với Mỹ), AFTA ( Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), WTO … Đây
là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp có điềukiện phát triển có sức cạnh tranh trên thi trường quốc tế
Trong những năm gần đây xu hướng hội nhập kinh tế khu vực đã phát triểnmạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều nước tham gia, đã có tới hàng trăm khốixuất hiện Theo thống kê của WTO, đến tháng 2013 có khoảng 400 Hiệpđịnh thương mại khu vực được thông báo tới WTO Tuy có nhiều khối kinh
tế ra đời, nhưng những khối thực sự phát triển theo xu hướng tự do hoá kinh
tế, kiến lập những thể chế kinh tế khu vực lại không có nhiều, dường như chỉ
có 3 khối nổi bật đó là: Liên minh Châu Âu, (EU), khối mậu dịch tự do Bắc
Trang 26Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), BRICS (liên minhBrazill, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).
+ Tác động về xã hội:
Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam giao lưu với các nướctrên thế giới mở rộng quan hệ kinh tế , chính trị, ngoại giao Tuy nhiên, ViệtNam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước nhữngthiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…
Chính vì điều đó đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được nguồn lực con người
trên tất cả các lĩnh vực, nhằm đáp ứng với nhu cầu cấp thiết của xã hội cũngnhư với những vấn đề cấp thiết của nhân loại
+ Tác động về văn hóa:
Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của sự phát triển kinh tế toàn cầucũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa Cùng với việc phụchồi , phát huy các giá trị văn hóa; nền văn hóa Việt Nam có điều kiện tiếpthu các giá trị mới của nền văn hóa thế giới và ngày càng trở nên đa dạng,phong phú
Từ tạo điều kiện cho chúng ta giao lưu và lĩnh hội được với nhiềunền văn hóa khác nhau trên thế giới, giúp chúng ta tiếp thu được những giátrị tinh túy của văn hóa nhân loại
- Sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường khẳng định được ưu thế của mình và phát tán ra nhiềuquốc gia trên thế giới Nó tạo ra động lực phát triển và mở rộng quan hệgiữa các quốc gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệkhác như chính trị, văn hóa, v.v Hệ thống kinh tế thị trường càng pháttriển theo hướng mở, không bị giới hạn bởi các đường biên giới và ranhgiới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo Đó là môi trường thuận lợi tạo thuận
Trang 27lợi cho quá trình tự nhiên xích lại gần nhau của các cộng đồng dân cư cácthể chế toàn thế giới.
Kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy
mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm chongười lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ - kỹ thuật mới nhằm tăngnăng suất lao động, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụthúc đẩy tích tụ tập trung sản xuất mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địaphương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy phát huy tính năng động sáng tạo củamỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo cơ chế phân bổ và sửdụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm…Vì vậy phát triển kinh tếthị trường được coi là chiếc “đòn xeo” để xây dựng xã hội chủ nghĩa làphương tiện khách quan để xã hội hóa chủ nghĩa nền sản xuất
Như chúng ta thấy, xây dựng và phát triển con người trong giai đoạn hiệnnay không thể nằm ngoài nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là điềukiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và pháttriển, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến củathời đại Bởi kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh, chạy đua quyết liệt nêncon người buộc phải năng động sáng tạo, linh hoạt, có tác phong nhanhnhẹn, có đầu óc quan sát, phân tích để thích nghi và hành động có hiệu quả.Kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện thích hợp để con người mởrộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán, từ đó hình thành các chuẩn mựcvăn hoá, đạo đức mới theo tiêu chí thịtrường như: chữ tín trong chất lượng,chữ tín trong giao dịch… Đây cũng là một hướng tốt đẹp bù đắp những thiếuhụt trong hệ giá trị của con người Việt Nam
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức
Trang 28Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là
một nội dung có tính đột phá trong quá trình CNH-HĐH đất nước Xuất phát
từ tình hình quốc tế và thực lực của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, Đại hội X khẳng định quyết tâm sớm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nêu rõ phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra
và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH- HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Từ những kết quả và những tồn tại của quá trình CNH- HĐH trongnhững năm đổi mới Đại hội X của Đảng đã tổng kết lý luận, thực tiễn và đề
ra chủ trương rút ngắn quá trình CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế trithức Cơ sở thực tiễn cho chủ trương CNH rút ngắn này do xu thế toàn cầuhóa, khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức trên thế giới phát triển và nội lựccủa chúng ta được phát huy Để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước,tinh thần Văn kiện Đại hội X là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấukinh tế, các bước đi được rút ngắn do áp dụng khoa học công nghệ hiện đại(coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH) vàtích cực hội nhập kinh tế quốc tế Những quan điểm, nội dung cơ bản củaviệc đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh
tế tri thức cần nắm vững là:
- CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phầnkinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng nhiều chủ thểthực hiện, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho quá trình CNH rút ngắntheo hướng hiện đại
- Tập trung các nguồn lực đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp vànông thôn, phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa dạng và giá trị giatăng ngày càng lớn Chú trọng công nghiệp chế biến và tăng tiềm lực khoa
Trang 29học, công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cho quá trình phát triển CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Kết hợp thật tốt nội lực và ngoại lực trong quá trình CNH, HĐHthành một nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Theo đóphải chăm lo nguồn lực nội sinh để phát triển nhanh, mạnh một số ngànhcông nghiệp có tính then chốt của nền kinh tế quốc dân để “xây dựng cơ cấu
kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ” (Văn kiện Đại
hội X, tr.88).
- Phát huy cao độ nguồn lực tri thức Việt Nam, kết hợp với những trithức mới của nhân loại để phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế cógiá trị gia tăng cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa Việt Nam có thương hiệu ở thịtrường trong nước và thị trường quốc tế
- Đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước gắn liền bảo vệ môi trường và sửdụng hiệu quả tài nguyên, bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế vàchất lượng cuộc sống của con người
Ngoài những yếu tố trên còn có các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực như:
Một là, đường lối chính trị của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, thể hiện trong quyếtsách của Đảng từ Trung ương đến cơ sở Các quyết sách đó sẽ trở thànhcác quyết định của các tổ chức trong hệ thống chính trị, thành cơ sở phápluật của nhà nước và thông qua hoạt động thực tiễn của quần chúng làmbiến đổi mọi mặt của đời sống xã hội theo hướng tích cực Điều đó sẽ tạo
ra điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực
Sau Cách mạng Tháng 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lốichính trị và các chính sách đúng đắn chỉ sau 60 năm chúng ta đã cơ bản
Trang 30xóa nạn mù chữ và đã tạo ra nguồn nhân lực to lớn Theo thống kê của Bộkhoa học và Công nghệ môi trường, riêng đối với nguồn nhân lực trẻ đượcđào tạo đến năm 1995 cả nước có 930.000 người đã tốt nghiệp đại học vàcao đẳng; hơn 3,5 triệu cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật; tiến sĩ vàphó tiến sĩ là 9.300 người Đến nay, cả nước có 369 trường đại học, caođẳng và hàng năm đào tạo cho đất nước hàng vạn nhân lực lao động cóchất lượng
Từ những thực tế trên một lần nữa khẳng định, sự phát triển củanguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào đường lối chính trị của Đảng, chínhsách của nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,cũng như chính quyền các cấp
Hai là, nguồn nhân lực còn tùy thuộc rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy phân công lao động
xã hội Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm,chuyên môn kỹ thuật, khi các ngành, lĩnh vực kinh tế hình thành nó đòihỏi một nguồn nhân lực có thể chất và trí tuệ đáp ứng cho từng ngành,
từng lĩnh vực kinh tế đó trong cơ cấu kinh tế của cả nước “Cơ cấu kinh
tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành với tương tác giữa các bộ phận
và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội”.( Kinh tế học phát triển, Nxb.CTQG,H.1997,tr.342).
Ba là, yếu tố truyền thống dân tộc cũng có tác động không nhỏ đến nguồn nhân lực.
Như chúng ta biết, nói đến sự phát triển của nguồn nhân lực khôngchỉ nói đến sự phát triển về số lượng mà còn là sự phát triển về chất