Về lực lượng lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY. (Trang 38 - 42)

- Sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thịtrường

2.2.1.1. Về lực lượng lao động

Huyện Kỳ Anh có lực lượng lao động dồi dào, hiện nay số lượng trong độ tuổi lao động ( nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi) là 102.821 người chiếm 59% dân số, số có khả năng lao động 91.537 người chiếm 89,4% lao động trong độ tuổi. Về cơ cấu, lao động lâm – ngư – nghiệp 55.566 người chiếm tỉ lệ 60,77%; lao động công nghiệp và xây dựng 9.950 người, chiếm tỉ lệ 10,87%; lao động thương mại và dịch vụ có 26.021 người, chiếm tỉ lệ 28,36%. Tổng số lao động đã qua đào tạo 28.797% chiếm tỉ lệ 31,33%.

Về chất lượng của nguồn nhân lực

Trong năm 2012, đã có 1.504 lao động được đào tạo nghề, trong đó đào tạo dài hạn 769 người (học tại các trường Cao đẳng, trung cấp nghề trong và ngoài tỉnh), đào tạo ngắn hạn 735 người, chủ yếu là các nghề: Cơ khí chế tạo, kỹ nghệ sắt, điện, sửa chữa ô tô, chăn nuôi lợn gà, trồng nấm, may công nghiệp, mây tre đan,.

Về giải quyết việc làm, trong năm đã có 2.000 lao động được giải quyết việc làm trong nước, 1.850 người đi xuất khẩu lao động (đạt 142% kế hoạch) tập trung chủ yếu ở các nước: Ăngôla: 695 người, Hàn Quốc: 230 người, Đài Loan: 455 người, Malaysia: 131 người, các nước khác: 339 người.

Đối với 5 xã trọng điểm trong Khu kinh tế Vũng Áng (gồm Kỳ Thịnh, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Nam), tổng số dân hiện có 29.162 người, số người trong độ tuổi lao động có 15.465 người (nữ 7.859 người), số người có khả năng lao động là 13.523 người (nữ 7.033 người); đã có việc làm 5.337 người, có việc làm chưa ổn định 4.183 người, số lao động chưa có

việc làm 4.003 người, số lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm là 1.166 người. Trong năm 2012 mới chỉ tạo việc làm cho 638 lao động, xuất khẩu lao động 69 người, đào tạo nghề cho 318 lao động. Số lao động chưa có việc làm cịn lại chủ yếu là do thu hồi đất sản xuất để phục vụ cho các dự án, thu hồi mặt nước biển làm mất ngư trường đánh bắt hải sản tại các xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương chưa được chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó các doanh nghiệp hoạt động khó khăn do khủng hoảng kinh tế nên việc thu hút lao động vào làm việc giảm hẳn. Đến nay, tổng số lao động cần có việc làm ở 5 xã nói trên là 8.186 người, trong đó số đã tìm được việc làm, chuyển đổi nghề là 4.183 người, còn lại 4.003 lao động chưa có việc làm, đang có nhu cầu cấp thiết cần phải giải quyết.

Sự phân bố nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh

Hiện nay phần lớn lao động tập trung ở các khu kinh tế lớn, trong đó có

khu kinh tế cảng Vũng Áng, đến nay Khu kinh tế Cảng Vũng Áng đã có 153 doanh nghiệp, thu hút hơn 10.000 lao động, tổng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp tại khu kinh tế cảng Vũng Áng trong giai đoạn 2011 – 2015 hơn 70.000 người. Ngoài ra lực lượng lao động chủ phân bố trãi rộng ở các địa bàn nông thôn, các làng nghề, doanh nghiệp tư nhân…

Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng tương đối lớn và đa dạng về ngành, nghề, trình độ, tính đến tháng 6/2013, có 12.465 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu trong KKT Vũng Áng. Trong đó, Formosa sử dụng nhiều lao động nhất với 5.700 lao động.

2.2.1.2.Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh – thành tựu và hạn chế.

Những thành quả đạt được

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn đảng bộ và nhân dân về thực hiện Nghị quyết 21 NQ/TW; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với ANCT- TTATXH; giữ gìn, phát triển văn hóa và bảo vệ mơi trường....

Theo đó, kinh tế ở Kỳ Anh có bước phát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng phát triển cơng nghiệp, thương mại - dịch vụ. Tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh, năm 2013, đạt gần 400 tỷ đồng. Chương trình xây dựng nơng thơn mới đạt kết quả tốt; thực hiện GPMB hơn 180 dự án lớn nhỏ, thu hồi trên 4.000 ha đất, di dời tái định cư trên 4.300 hộ dân; QP-AN được giữ vững, đảm bảo an ninh quốc gia; các vấn đề an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực...

Về thu hút đầu tư, sau hơn 8 năm thành lập, Khu kinh tế Vũng Áng đã có hơn 330 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD, trong đó 37 dự án nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm như: Dự án gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho KTT Vũng Áng...

Trong năm 2012, đã có 1.504 lao động được đào tạo nghề, trong đó đào tạo dài hạn 769 người (học tại các trường Cao đẳng, trung cấp nghề trong và ngoài tỉnh), đào tạo ngắn hạn 735 người, chủ yếu là các nghề: Cơ khí chế tạo, kỹ nghệ sắt, điện, sửa chữa ô tô, chăn nuôi lợn gà, trồng nấm, may công nghiệp, mây tre đan,.

Về giải quyết việc làm, trong năm đã có 2.000 lao động được giải quyết việc làm trong nước, 1.850 người đi xuất khẩu lao động (đạt 142% kế hoạch) tập

trung chủ yếu ở các nước: Ăngôla: 695 người, Hàn Quốc: 230 người, Đài Loan: 455 người, Malaysia: 131 người, các nước khác: 339 người.

Mặt hạn chế và tồn tại cần giải quyết

Bên cạnh những thành quả mà huyện Kỳ Anh đã đạt được trong những năm qua thì vẫn cịn những tồn tại cần phải giải quyết trong thời gian tới đó là:

+ Chất lượng nguồn nhân lực: Mặc dù trên địa bàn huyện có nguồn nhân lực rất dồi dào, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Số lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao, trong khi đó số lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm số lượng rất nhỏ nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp,các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những lao động được đào tạo vẫn chưa có tay nghề cao, cịn thiếu kinh nghiệm, chưa thích ứng được với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, để áp dụng vào q trình lao động sản xuất. Nói chung, trình độ nguồn nhân lực trên địa bàn huyện cịn thấp kém, đó chính là mặt hạn chế rất lớn mà địi hỏi Đảng bộ huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung cần quan tâm và có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù với nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn hiện nay, trong đó đặc biệt là nhu cầu phát triển của khu kinh tế Vũng Áng.

+ Phân bố nguồn nhân lực: Mặc dù thời gian gần đây nguồn nhân

lực trên địa bàn của huyện có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng nhưng sự phân bố những nguồn nhân lực này vẫn còn chưa phù hợp với từng vùng kinh tế trong địa bàn huyện. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở các vùng nơng thơn, vùng núi, các làng nghề, trong khi đó ở các vùng kinh tế mới nổi như khu kinh tế cảng Vũng Áng, khu công nghiệp gang thép FOMOSA thì lại thiếu hụt nguồn nhân lực. Do đó vần đề phân bổ

nguồn nhân lực làm sao cho hợp lý với từng vùng kinh tế, cũng là vấn đề hết sức quan trọng mà đòi hỏi huyện Kỳ Anh cần phải giải quyết trong thời gian tới.

+ Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Có thể nói rằng, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, thì cần phải có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Đây là vấn đề mà Đảng bộ huyện cần quan tâm để đưa ra những chính sách phù hợp cho nhu cầu thực tiễn của huyện Kỳ Anh. Nếu khơng có những chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa và thiếu nguồn lao động. Đào tạo tràn lan nhưng lại không phù hợp với nhu cầu thực tiễn, dẫn đến nhiều hệ quả như thừa thầy mà thiếu thợ, thừa lao động phổ thông mà thiếu lao động qua đào tạo nghề… Chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các nhà trường, các trung tâm đào tạo, các trường dạy nghề, để đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

+ Chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực:

Việc thực hiện các chính sách đào tạo, đãi ngộ của huyện chưa đạt được kết quả như mong đợi, vì chưa thật sự hấp dẫn và thiếu sự quyết tâm của các ngành, các cấp. Sự phối hợp giữa các ngành quản lý, giữa các cơ sở đào tạo nhân lực với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cịn thiếu chặt chẽ. Cơng tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, do xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội cịn nhiều khó khăn nên việc thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài cho huyện còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w