Nhân tố chủ quan  Vị trí địa lí, tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY. (Trang 34)

- Sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thịtrường

2.1.2.Nhân tố chủ quan  Vị trí địa lí, tự nhiên

 Vị trí địa lí, tự nhiên

Kỳ Anh huyện ở cực nam tỉnh Hà Tĩnh, Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, từ khe Su , mạn Nam Sông Rác. Nam giáp hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, có biên giới tự nhiên là dãy Hoành Sơn – Đèo Ngang nổi tiếng. Tây giáp huyện Hương Khê, đông giáp biển.

Kỳ Anh nằm trong dãi đất hẹp Bắc Miền Trung. Diện tích tự nhiên khoảng 105.000 ha, bằng một phần sáu diện tích tỉnh Hà Tĩnh, trong đó 74% là đồi núi. Thời xa xưa, toàn bộ vùng đất này là một thảm rừng dày từ Vọng Liệu xuống tận bờ biển. Thiên nhiên ở đây có vẻ nghiêm nghị với những dãy núi đá màu xám chạy ngang ra biển.

Điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa

Kỳ Anh là vùng sản xuất đất nông nghiệp là chủ yếu, ruộng đất Kỳ Anh khá nhiều, trước cách mạng bình quân nhân khẩu khoảng 6 sào Trung Bộ. Nhưng đồng ruộng kém màu mỡ. Vùng đồi, ruộng bậc thang bị xói mòn, ruộng trong thung lũng bị ngập nước. Vùng dưới, ruộng đất bạc màu, phèn chua, nhiều nơi bị ngập mặn hoặc cát lấp. Ruộng đất xấu, thiên nhiên khắc nghiệt nên sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh, hầu như thường xuyên mất mùa, đói kém. Người Kỳ Anh từ lâu đời đã vươn lên khắc phục những khó khăn do thiên nhiên gây ra. Lịch sử đào sông, đắp đê, làm thủy lợi có từ rất sớm. Kỳ Anh có những đồi cỏ rộng, rất thuận lợi cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu bò. Rừng Kỳ Anh là tài nguyên phong phú, có nhiều thứ gỗ quý như gõ, lim, táu, nao, chò, cà ổi…hằng năm có thể khai thác trên trăm khối gỗ. Trong rừng có nhiều cây dược liệu quý, trữ lượng khá cao như hà thủ ô, chính hoài, chỉ xác, thiêm môn, sa nhân…một số đặc sản của rừng Kỳ Anh như mật ong, xạ hương, mật gấu, nhung hươu, ngà voi, tây ngu, chồn bay… cũng được khai thác.

Kỳ Anh có 63km bờ biển, Hải Khẩu và Vũng Áng là nơi thuận lợi cho thuyền bè ẩn náu những lúc gió bão. Nhân dân ven biển, ngoài nghề đánh bắt hải sản còn có nghề làm muối, đồng muối Đại Áng là đồng muối nổi tiếng, hằng năm có thể sản xuất khoảng 3000 đến 4000 tấn.

Kỳ Anh có đường quốc lộ 1A chạy xuyên suốt huyện với chiều dài 57km từ Khe Su đến Hoành Sơn quan. Mặc dù là huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các rặng núi chạy ngang ra biển nhưng nhờ có hệ thống đường bộ mà việc giao lưu, buôn bán, đi lại hết sức thuận lợi.

Nghề thủ công là nghề truyền thống của Kỳ Anh, ngoài nghề làm muối, chế biến hải sản, ở đây có nhiều nghề cổ truyền như: làm võng gai ở làng Như Nhật, Xuân Cầm; dệt chiếu ở làng Phương Đình, Hòa Lộc; Chằm

tơi ở làng Sơn Ninh, Vĩnh Yên; nghề đan lưới ở Sơn Tịnh; nghề làm nón là nghề chính của hàng ngàn gia đình trong huyện, đã có hàng vạn người biết làm nón; nghề mộc cũng khá phổ biến ở nhiều làng xã…Truyền thống làm nghề thủ công của Kỳ Anh không chỉ góp phần lớn vào đời sống kinh tế mà còn chứa đựng những giá trị như là đức tính cần cù, bàn tay khéo léo, ý thức vươn lên để tự bù đắp cho mình những điều thiên nhiên không ưu đãi.

Về văn hóa khoa cử người Kỳ Anh có những nét riêng độc đáo, do điều kiện tự nhiên và sự giao lưu khó khăn, người Kỳ Anh tự sản xuất ra một đời sống tinh thần phong phú và đặc sắc. Trước hết là văn hóa dân gian, Kỳ Anh có rất nhiều chuyện cổ tích, chuyện thần thoại, chuyện cười…có những chuyện như chuyện dân gian cả nước song ở đây được nhân hóa, được hình dung với tính cách Kỳ Anh, chẳng hạn như chuyện “Núi lấn ra biển”, chuyện “Liễu Hạnh công chúa”…Kho tang ca dao, tục ngữ, cũng phong phú và đa dạng, về lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng ở Kỳ Anh cũng có những nét đặc thù. Hát “sắc bùa” là một hình thức ca múa nhạc dân gian, là tục lệ sinh hoạt văn hóa trong dịp tết Nguyên Đán ở nông thôn Kỳ Anh. Ngoài ra còn có hát trò, hát ví dặm…lễ hội ở Kỳ Anh có giá trị văn hóa quần chúng cao, như “hội thi nấu cơm Long Trì”, tôn giáo ở Kỳ Anh phát triển muộn hơn một số địa phương khác nhưng có những nét tiêu biểu. Nói chung, sinh hoạt tinh thần của người Kỳ Anh đa dạng, phong phú, nổi bật là ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần và văn hóa dân gian. Ngoài ra, Kỳ Anh còn là vùng đất có tiếng Sơn Thủy hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có thể kể đến Đèo Ngang thắng cảnh có tiếng trong cả nước, nơi đã tùng gieo nhiều cảm xúc, khắc khoải trong tình cảnh của bao tao nhân, mặc khách.

Tóm lại, trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, chiến đấu bảo vệ và văn hóa khoa cử, người Kỳ Anh tự hào đã góp phần xứng đáng của mình trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Sự lãnh đạo của đảng bộ huyện…

Cũng như nhân dân Việt Nam ở mọi miền tổ quốc, nhân dân Kỳ Anh có truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất, bền bỉ chống mọi áp bức bóc lột.

Trong lịch sử hơn 80 năm cuối thế kỷ XX, Đảng bộ huyện Kỳ Anh đã trưởng thành vượt bậc về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Trừ một bộ phận nhỏ thoái hóa, biến chất còn tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng bộ đã phấn đấu không mệt mỏi, trung thành với Đảng, tận tụy với dân. Quá trình lịch sử của Đảng bộ hơn 80 năm qua không phát triển thẳng tắp, mà có thăng trầm, thậm chí có lúc vòng quanh; thành quả và phấn khởi nhiều nhưng thiếu sót sai lầm và gian nan vất vả cũng không ít, song khi gần đến giao thừa thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh tự hào phấn khởi đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu đề ra, nổi bật nhất là phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xóa đói giảm nghèo…đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Ra đời trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, dân nô lệ, từ chỗ Đảng bộ chỉ có 42 Đảng viên, trải qua hơn 80 năm, đến nay Đảng bộ đã có trên 10.000 đảng viên với 62 Đảng bộ, chi bộ cơ sở và một hệ thống tổ chức chính trị chặt chẽ từ huyên đến xã thôn. Trong lịch sử hơn 80 năm được sự lãnh đạo của TW Đảng và của tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh đã giành được những thắng lợi to lớn vẻ vang. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ quê hương cùng với thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên địa bàn toàn huyện, bước đầu đưa quê hương Kỳ Anh ra khỏi đói nghèo lạc hậu và đứng trước ngưỡng cửa của sự phồn vinh hạnh phúc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY. (Trang 34)