1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền

150 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Trong bóng chuyền, từ kỹ thuậtphát bóng, di chuyển trong phòng thủ, di chuyển trong chuyền hai, di chuyểntrong chắn bóng đến các kỹ thuật khác đều thể hiện nổi trội tố chất, năng lựcsức

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bóng chuyền là một môn thể thao phát triển nhanh và rộng rãi ở nước

ta, là một môn thể thao có tính hấp dẫn cao với các hoạt động kỹ - chiến thuậtbiến hoá đa dạng đã thu hút rất nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu Tậpluyện và thi đấu bóng chuyền không những có tác dụng phát triển thể chất,củng cố nâng cao sức khoẻ, mà bóng chuyền đỉnh cao còn tạo cho VĐV cótính tập thể, tinh thần đoàn kết, giáo dục, rèn luyện cho VĐV những phẩmchất đạo đức và ý chí, góp phần vào việc giáo dục, phát triển con người toàndiện

Trong lĩnh vực GDTC trường học, cũng như trong lĩnh vực TDTT quầnchúng, bóng chuyền được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước,được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện; đồng thời bóngchuyền đã trở thành môn học chính thức trong chương trình GDTC tự chọntại các trường THPT, Đại học, Cao đẳng và THCN, hàng năm đều có các giảithi đấu môn bóng chuyền của học sinh, sinh viên toàn quốc, là môn thi đấuchính thức tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, cũng như Hội thi nghiệp vụ sưphạm toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Về thể thao thành tích cao, bóng chuyền Việt Nam được đánh giá là có

sự tiến bộ vượt bậc so với những năm trước đây Vừa qua, đội tuyển bóngchuyền nam Việt Nam đã giành được thứ hạng nhất định trong khu vực Hiệnnay bóng chuyền hiện đại thế giới đã phát triển mạnh theo xu hướng toàndiện: Cao, nhanh, mạnh, linh hoạt thể hiện trên tất cả kỹ thuật của bóngchuyền, từ mở đầu là phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng, cuối cùng là đậpbóng Bóng chuyền hiện đại phải khống chế tầm cao trên không bằng tiếp xúcbóng nhanh Có thể nói, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng kết hợp vớihoạt động đập bóng là biện pháp chính để giành điểm, là mặt đối lập củaphòng thủ (đỡ phát bóng, đỡ đập bóng, chắn bóng ) luôn là mặt chính tạo ra

Trang 2

sự mất cân bằng giữa tấn công và phòng thủ Tấn công là mặt chính yếu, thúcđẩy toàn bộ kỹ thuật bóng chuyền phát triển Trong bóng chuyền, từ kỹ thuậtphát bóng, di chuyển trong phòng thủ, di chuyển trong chuyền hai, di chuyểntrong chắn bóng đến các kỹ thuật khác đều thể hiện nổi trội tố chất, năng lựcsức mạnh mà rõ nhất là nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng, các huấn luyệnviên khi huấn luyện đã tăng cường các bài tập kỹ thuật và thể lực toàn diệnhơn như sức mạnh nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật toàn diện, biến hóa nhiềutrên cơ sở tâm lý ổn định Muốn có sức tấn công nhanh, mạnh, biến hóa thìsức mạnh là yếu tố quyết định để vượt lên trên đối phương giành chiến thắng.

Thực tế của công tác giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền hiện nay chothấy, một trong những xu thế rõ nhất của bóng chuyền hiện đại là tấn côngchiếm ưu thế hơn phòng thủ, đồng thời xu hướng phát triển bóng chuyền hiệnđại là: Toàn diện, nhanh, cao, biến Về mặt kỹ, chiến thuật - khâu thể hiệnchính tính đối kháng trong thi đấu nhằm được điểm nhiều hơn và đối phươngđược điểm ít hơn, nên việc nghiên cứu các kỹ thuật thuộc hai phạm trù tấncông và phòng thủ là một trọng điểm trong phát triển bóng chuyền hiện đại.Thực tế quá trình phát triển của bóng chuyền cho thấy: Kỹ thuật luôn là mộtkhâu then chốt để thực hiện mục tiêu chiến thuật nhằm giải quyết quy luậtđược mất điểm trên cơ sở tố chất thể lực và hình thái cơ thể tốt Nói một cáchkhác, kỹ thuật là khâu xuyên suốt để hợp đồng trực tiếp giữa các thành viêntrong đội để chiến thuật biến hoá trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện trong đó kỹthuật tấn công làm trung tâm, gồm các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyềnbóng, đập bóng

Hoàn thiện kỹ - chiến thuật tấn công trong bóng chuyền hiện đại là nhờnâng cao khả năng phối hợp tấn công nhanh với tín hiệu, xu thế trong tấncông là giãn vị trí tấn công ra xa lưới, phối hợp nhanh, biến hoá ở vị trí số 3,hơn nữa tấn công từ tuyến hai ngày càng được sử dụng rộng rãi Lối đánh tốc

Trang 3

độ và bất ngờ kết hợp với động tác giả như: Nhảy phát bóng, nhảy chuyềnbóng, chạy lên đập giả, nhảy giả, đập bóng bằng bật nhảy một chân… đãđược sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao Trong thi đấu, các pha phảncông liên tục, tối đa, có hiệu quả đã tạo áp lực lâu dài lên đối phương Chođến nay, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng được coi là một trong những

kỹ thuật tấn công rất có hiệu quả, với việc thay đổi luật thi đấu gần đây chophép phát bóng chạm lưới, nên các VĐV đã chú trọng rất nhiều đến chiếnthuật phát bóng, chuyền bóng Những pha phát bóng luôn với mục đích phá

vỡ chiến thuật tấn công của đối phương, thậm chí nếu chiến thuật phát bóngtốt sẽ giành được điểm trực tiếp [28], [36]

Mặt khác, bóng chuyền hiện đại đòi hỏi các VĐV phải có một thể lựctốt, khả năng phối hợp tấn công biến hoá, đa dạng Hơn nữa, hiện nay trongthi đấu bóng chuyền đã có VĐV libero chuyên về phòng thủ, do đó cần thiếtphải có một sự phối hợp chiến thuật thi đấu tốt đặc biệt là chiến thuật phátbóng tốt mới đem lại hiệu quả cao trong thi đấu Một trong những yếu tố đượcxác định có mối quan hệ mật thiết đối với các kỹ - chiến thuật bóng chuyềnhiện đại đó là tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh Việc xác định đượcmối quan hệ ảnh hưởng giữa tố chất sức mạnh với các kỹ - chiến thuật nhưnhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sẽ là cơ sở để các giáo viên, HLV làm căn

cứ điều chỉnh quá trình giảng dạy, huấn luyện kỹ - chiến thuật nhằm nâng caohiệu quả trong tập luyện và thi đấu Nhưng tiếc rằng đến nay, vấn đề này vẫnchưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề giảng dạy - huấn luyện kỹ, chiếnthuật và thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền đã thu hút sựchú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học TDTT, các nhà nghiên cứu,các nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đinh Văn Lẫm(1994, 1999) [28], [29]; Ngô Trung Lượng, Phan Hồng Minh (1965) [32]; Phan

Trang 4

Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn (1997) [35], [36]; Trần Hùng(2007) [31]; Phạm Thế Vượng (2008) [83]; Lê Trí Trường (2012) [77] Kếtquả nghiên cứu của các công trình này đã đưa ra được hệ thống các bài tậphuấn luyện kỹ thuật đập bóng cũng như hệ thống các bài tập huấn luyện tâm lý,thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền.

Có thể khẳng định, các kết quả nghiên cứu trên, dù ở lĩnh vực này hay

ở lĩnh vực khác tuy chưa nhiều, song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý

cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng, và về phương pháp nghiên cứu đốivới đối tượng chủ yếu trong giảng dạy - huấn luyện kỹ chiến thuật, tố chất thểlực chuyên môn cho VĐV các đội tuyển cũng như sinh viên chuyên sâu cáctrường Đại học TDTT

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích phát triển tố chấtthể lực và kỹ thuật chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học bóng chuyền cho sinh viênchuyên sâu ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, từngbước nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy - học tập trong nhà trường, chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“XÁC ĐỊNH QUAN HỆ TỐ CHẤT SỨC MẠNH VỚI KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG TRONG BÓNG CHUYỀN” Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu, sử dụng các trang thiết bị quantrắc video vào nghiên cứu kỹ thuật trên các đối tượng sinh viên, VĐV bóngchuyền, luận án tiến hành xác định đặc điểm và mối tương quan giữa tố chấtsức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trongbóng chuyền, trên cơ sở đó hệ thống hóa các bài tập phát triển tố chất sứcmạnh chuyên môn đối với mối tương quan giữa sức mạnh và kỹ thuật nhảyphát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền

Trang 5

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mụctiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Xác định đặc điểm sinh cơ học và mối quan hệ giữa tố chất sức

mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Mục tiêu 2: Hệ thống hóa và xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức

mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền.

Giả thuyết khoa học của luận án:

Giả thuyết xác định rằng, nếu mối quan hệ giữa tố chất sức mạnhchuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định làmối tương quan mạnh và thuận chiều thì hệ thống các bài tập phát triển sứcmạnh mà luận án nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả ứng dụng đối với mối tươngquan giữa sức mạnh chuyên môn và hai kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyềnbóng Đồng thời mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để các HLV, các giáoviên làm căn cứ góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảychuyền bóng luyện trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cho sinh viên,VĐV bóng chuyền

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 Những vấn đề cơ bản của bóng chuyền hiện đại.

1.1.1 Đặc trưng của thi đấu bóng chuyền hiện đại.

Bóng chuyền, môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp do cólưới ngăn cách, không va chạm thân thể trực tiếp, hoạt động thi đấu bóngchuyền theo hướng Toàn diện - Cao - Nhanh - Biến, đòi hỏi ở VĐV khả năngthích ứng với LVĐ lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài[14], [16], [34], [35]

Toàn diện trong thi đấu bóng chuyền thể hiện ở việc thực hiện một loạt

kỹ thuật cơ bản và biến hóa (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảngthời gian ngắn Kỹ thuật ứng dụng thi đấu (vận dụng cụ thể trong thi đấu); kỹthuật sở trường, tức khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đóđược đào tạo phù hợp với điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụcông, hoặc sở trường về phát, phòng thủ, chuyền 1, chắn), độc chiêu tức cótrình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo, độc đáo của cá nhân mà người khácchưa đạt tới Cuối cùng xuyên suốt mang tính nền móng cơ sở tạo điều kiệncho sự phát triển của tất cả các kỹ thuật trên mà mọi tài năng muốn phát triểnđến trình độ cao nhất cần có là công cơ bản (công tay, công thân, công chân,công mắt và năng lực phán đoán cảm nhận) Ngoài toàn diện về kỹ thuật racòn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹ- chiến thuật cá nhân và tập thể,năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khoẻ, tâm lý, nhân cách và thể lựcchuyên môn Sự toàn diện thể hiện năng lực, trình độ thi đấu gắn chặt hữu cơthống nhất ở con người Tính toàn diện này cần gắn với xu thế phát triển củabóng chuyền hiện đại, hướng ứng dụng của quá trình đào tạo, huấn luyện,đồng thời là yêu cầu toàn diện của từng cá nhân VĐV, chưa kể phạm vi trình

độ tổng hợp một đội bóng hình thành sức mạnh thể hiện về trình độ thi đấucao trước mọi đối thủ [13], [22], [28], [42], [43]

Trang 7

Cao trong bóng chuyền chỉ chiều cao đứng, cao với tay, bật cao xa có

đà hoặc không có đà, cao thể hiện năng lực khống chế không gian cao xa tạođiều kiện cho VĐV khống chế tầm cao, không gian chiều cao theo chiềuthẳng đứng và chiều ngang [43], [46], [53], [55], [83]

Nhanh trong bóng chuyền chỉ năng lực thực hiện động tác nhanh, tần sốđộng tác nhanh (bật đập nhanh, ghìm nhanh, xoay chuyển nhanh), nhanhtrong sự điều khiển của thần kinh theo hướng tăng tốc và nhanh trong giảmtốc Nhanh chính là điều kiện để thực hiện được là biến hoá [43], [46], [53],[71], [87], [88]

Biến hoá nhanh chỉ năng lực điều khiển cao nhất với trình độ kỹ năng,

kỹ xảo cao vận dụng trong điều kiện biến đổi của thi đấu Biến hoá phải thểhiện trên cơ sở nhịp điệu tốc độ biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều,biến hình động tác, biến lực ) Bóng chuyền phải vận động tiếp xúc điềukhiển bóng trong thời gian rất ngắn (theo luật), bóng lại luôn chuyển độngtrên không, không dừng lại nên biến hoá là mục tiêu cao nhất mang tính nghệthuật sáng tạo cao, tức tài năng bóng chuyền cần có năng lực linh hoạt cao[13], [14], [16], [22], [28], [34], [35], [42], [43]

1.1.2 Xu thế hiện đại trong các môn thể thao tập thể.

Do thành tích thi đấu không đo đếm được mà chỉ xác định theo chuẩnmực quy định mang tính quan sát chủ quan, nên sự phát triển của từng mônthể thao tập thể (môn bóng) chủ yếu bằng phương pháp xây dựng mô hìnhVĐV tương ứng với nó và là mô hình của từng tuyến chơi

Có thể khái quát một số xu thế chính phát triển các môn thể thao tập thểtrong thời gian hiện nay là:

Sự phát triển nhanh mang tính phổ cập, làm cho thể thao trở thành bộphận không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của con người hiện đại[1], [6], [8], [29], [58]

Trang 8

Trong công tác huấn luyện và thi đấu đặc biệt nâng cao lượng vận độngtối đa, chú trọng các tố chất chuyên môn đặc thù, chuyên môn hoá từng cầuthủ, chú trọng các kỹ thuật sở trường của VĐV để thích ứng nhanh với nhịp

độ thi đấu cao luôn biến đổi [2], [7], [12]

Toàn diện hoá lối chơi và chức năng của cầu thủ Huấn luyện toàn diệncác tuyến chơi trong giai đoạn thi đấu khác nhau, chú ý chức năng thi đấu củatừng cầu thủ cùng với việc phối hợp nhuần nhuyễn với một lượng vận độngngày càng lớn, chất lượng cao hoạt động thi đấu của toàn đội [24], [25], [27]

Sự tri thức nghệ thuật hoá lối chơi và chức năng của các cầu thủ đượcđặc biệt quan tâm: VĐV phải nắm vững nhanh và chính xác diễn biến trậnđấu cùng những tình huống phát triển của nó Có suy nghĩ độc lập, sáng tạoứng phó nhanh, linh hoạt phối hợp toàn đội một cách nhịp nhàng Trong huấnluyện phải kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ bẩm sinh với tiếp thu, bổ xung hìnhthành nhanh các kỹ năng vận động, kinh nghiệm thi đấu của đội thông qua cáccuộc thi đấu lớn [30], [31], [32]

Nói tóm lại xu thế phát triển của các môn thể thao tập thể biểu hiện ởtính năng động và tích cực của từng đấu thủ, chất lượng hiệu quả của cáchành động phối hợp thi đấu ăn ý của họ và uy tín phổ cập của từng môn thểthao tập thể

1.2 Tổng quan những đặc điểm cơ bản về kỹ thuật - chiến thuật trong thi đấu bóng chuyền.

1.2.1 Đặc điểm về kỹ thuật

Trong huấn luyện thể thao mặc dù với những giá trị khác nhau, song kỹthuật thể thao vẫn là một trong những đại lượng cơ bản để xác định thànhtích Do đó một bộ phận chính của huấn luyện thể thao là huấn luyện kỹ thuậtthể thao, phải hướng vào sự lĩnh hội và việc nắm vững chắc chắn phần nàothành thạo kỹ thuật thể thao

Trang 9

Kỹ thuật là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật Trình độ vậndụng kỹ thuật trong mọi tình huống thi đấu liên quan chặt chẽ với trình độ thểlực, năng lực tâm lý [11], [72], [73] Trong bóng chuyền tính phối hợp tập thểcao, phức tạp, kỹ thuật ứng dụng mang tính chuyên môn cao, tinh tế, như phátbóng - chuyền - đệm - đập - chắn bóng.

Theo các tác giả Iu.N.Klesep, A.G.Airianx (1997) Kỹ thuật là tổng hợpcủa các động tác chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để đạt thànhtích cao trong thi đấu Trong mỗi giai đoạn phát triển, kỹ thuật là phương tiệnquan trọng để tiến hành thi đấu, tạo điều kiện giải quyết các nhiệm vụ chiếnthuật cụ thể trong các tình huống khác nhau trong khuôn khổ của luật quyđịnh Để đạt được hiệu quả cao khi giải quyết các tình huống chớp nhoángxảy ra trong quá trình thi đấu, VĐV bóng chuyền phải nắm vững các loại kỹthuật và sử dụng chúng có hiệu quả trong thi đấu [30]

Theo đặc điểm tổ chức các hoạt động thì kỹ thuật thi đấu được chiathành làm 2 loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ Mỗi loại chiathành 2 nhóm: Kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật với bóng Mỗi nhóm được chia

ra hàng loạt các động tác kỹ thuật: Kỹ thuật di chuyển gồm 4 loại: (tư thếchuẩn bị, đi, chạy, nhảy); kỹ thuật tấn công gồm 3 loại (phát bóng, chuyềnnêu bóng, đập bóng); kỹ thuật phòng thủ gồm 2 loại (đỡ bóng và chắn bóng)

1.2.2 Đặc điểm về chiến thuật.

Hiện nay với trình độ thành tích thể thao cao, việc xử lý về chiến thuậtcủa một VĐV, một nhóm hay toàn đội trong thi đấu đã trở thành một nhân tốxác định thành tích Nhân tố này có thể có ý nghĩa quyết định thắng hay bại

Theo D Harre (1988), chiến thuật thể thao được hiểu là học thuyết chỉđạo cuộc đấu thể thao Học thuyết này thể hiện trên 3 hình thức tương ứng vớicác bộ môn thể thao và các môn thể thao khác nhau: Thi đấu cá nhân, thi đấugiữa 2 người và thi đấu đồng đội [17]

Trang 10

Bóng chuyền là môn thi đấu đồng đội, chiến thuật là việc tổ chức phốihợp của toàn đội trong thi đấu với sự giúp đỡ phối hợp của các hoạt độngmang tính chất cá nhân, nhóm và toàn đội Mục đích hàng đầu của huấn luyệnchiến thuật là dạy cho người tập thực hiện các động tác kỹ thuật phù hợp vớicác tình huống thi đấu Trình độ điêu luyện chiến thuật của VĐV bóngchuyền sẽ không thể có được nếu như VĐV không có sự hiểu biết về chiếnthuật thi đấu hiện đại, và lịch sử phát triển của chiến thuật Dựa trên cácnguyên tắc tổ chức hoạt động, chiến thuật thi đấu bóng chuyền được chiathành: chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ Các loại chiến thuậtđược chia thành các nhóm chiến thuật: chiến thuật cá nhân, chiến thuật nhóm

và chiến thuật toàn đội [43], [60], [61]

Chiến thuật tấn công: Chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ

có mối liên quan chặt chẽ với nhau Mỗi một động tác phòng thủ cũng là mộthoạt động phản công hoặc chuẩn bị tấn công [30], [35], [43]

Chiến thuật cá nhân trong tấn công: Hoạt động chiến thuật của từng

VĐV là một phần của chiến thuật toàn đội, bao gồm: hoạt động không cóbóng và hoạt động có bóng

Các hoạt động không bóng có liên quan tới chọn vị trí để đỡ phát(chuyền một, chuẩn bị tấn công), chọn vị trí chuyền hai (tổ chức tấn công),chọn vị trí đập bóng (hoàn thành tấn công), những hoạt động này ổn định kéodài trong suốt thời gian thi đấu nhằm thu hút đánh lừa đối phương

Các hoạt động có bóng gồm các hoạt động chọn các cách phối hợp tấncông, phòng thủ và áp dụng biện pháp đó có hiệu quả VĐV có thể dùng cáccách phát bóng biến lực (đa dạng), đập bóng nhiều kiểu khác nhau để làmđối phương ảnh hưởng về tâm lý và rối loạn chiến thuật

Chiến thuật nhóm trong tấn công: Là sự phối hợp của hai hoặc một số

VĐV nhằm giải quyết một phần nhiệm vụ chiến thuật của toàn đội

Trang 11

Đội hình thi đấu trên sân của đội được bố chí thành hai hàng, các VĐVhàng trên và các VĐV hàng dưới, phản ánh sự phối hợp của các VĐV cùnghàng và giữa hai hàng Nhưng sự phối hợp đó được xác định bằng số lầnchạm bóng của đội và vị trí đứng để thực hiện tấn công.

Chiến thuật toàn đội trong tấn công: Hiệu quả tấn công phụ thuộc

không chỉ vào trình độ chuẩn bị kỹ - chiến thuật cá nhân của các VĐV vàhành động chuẩn xác của người chủ công mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất

và phối hợp ăn ý chặt chẽ của toàn đội

Chiến thuật phòng thủ: Mục đích của chiến thuật phòng thủ là làm vô

hiệu hoá các đợt tấn công của đối phương Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thủ

là không để bóng rơi xuống sân đội mình và không phạm lỗi kỹ thuật, đồngthời tìm cơ hội để tạo ra các pha bóng tấn công sang sân đối phương [35],[43]

Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ: Tư thế chuẩn bị, chọn vị trí để

hoạt động và các hoạt động không trực tiếp với bóng

Chiến thuật nhóm trong phòng thủ: Là sự phối hợp hành động của một

số VĐV hoặc một số bộ phận trong các tình huống thi đấu khác nhau Các bộphận liên quan được xác định bằng 3 tuyến phòng thủ: hàng chắn bóng, yểm

hộ chắn bóng và phòng thủ hàng sau

Chiến thuật toàn đội trong phòng thủ: Chiến thuật toàn đội phòng thủ

được xác định bằng 3 tuyến (chắn bóng, yêm hộ và phòng thủ hàng sau),được quyết định tùy thuộc vào phương án bố trí đội hình và sự phối hợp hoạtđộng của các VĐV khi chắn bóng và phòng thủ đỡ đập bóng

1.2.3 Xu hướng phát triển kỹ thuật phát bóng và chuyền bóng trong bóng chuyền hiện đại.

Do phân hoá mạnh chuyên sâu toàn diện nhằm phát huy năng lực vậnđộng điều khiển vận dụng của con người, thêm cải tiến luật thi đấu ngày càng

Trang 12

hoàn chỉnh, kỹ thuật phát bóng và chuyền bóng trong bóng chuyền nhữngnăm gần đây, nhất là sau khi luật thi đấu mới ra đời, đã hiện rõ xu hướng pháttriển theo các hướng nổi bật là phát bóng cao, chuyền bóng nhanh biến.

Do kỹ thuật đệm bóng được nâng cao chi tiết chuyên sâu nên đã trởthành vũ khí tốt đối lập với tấn công phát bóng đập bóng, việc nghiên cứu đậpbóng phát bóng được đẩy mạnh Trong thời gian dài, đệm bóng chế ngự được

uy lực phát bóng (mạnh, bay) đập bóng nên bóng chuyền đã quay lại trongthời gian dài dùng phát bóng bảo đảm qua lưới (phát cao tay trước mặt) khônghỏng nên được điểm phải nhờ chắn bóng phòng thủ phản công Mức đốikháng giảm rõ trong khâu đỡ phát - tấn công sau đỡ phát, thi đấu bóng chuyềntrở nên kém hấp dẫn do kéo dài thời gian đấu

Các chuyên gia đã tìm cách tăng uy lực phát bóng nhằm gây khó khăncho đệm bóng bằng cách phát triển biến hoá các loại hình phát bóng như: Phátbóng bay cao tụt, bay là ngang lượn sóng hay rắn bò, bay rẽ ngang, bay lao

Trang 13

ngực… nhưng chưa thật thành công và kĩ thuật nhảy phát bóng cao mạnh rađời Nhảy phát bóng có cấu trúc động tác giống vụt đập quần vợt, phát bóngtiếp xúc ở tầm cao, tốc độ nhanh, phạm vi khống chế điểm rơi sân đối phương

ở hàng sau tốt, dùng sức mạnh toàn thân như đập bóng mạnh nên tính tấncông tăng rõ và được các VĐV có thể hình cao to sức bật tốt nhất là các đội

Âu Mỹ tiếp nhận sử dụng rất nhanh Trước đó tỷ lệ phát bóng ăn điểm trựctiếp chỉ khoảng 1 - 2% tối đa 5%, tỉ lệ đỡ phát tốt và tổ chức tấn công sau đỡphát thành công tới 70%, dẫn đến chiến thuật tấn công của quá trình phát - đỡphát đa dạng (nhất là hàng sau đan lên) với mức thành công 45% (phản côngđạt 15%), với nữ trên 30% và phản công khoảng 20% Các đội Châu Á, đặcbiệt là nữ trong thời kỳ này đã phát huy hết mức đệm bóng tổ chức chiếnthuật tấn công sau đỡ phát rất thành công nên đã giữ chức vô địch thế giớinhiều lần trước các đội Âu Mỹ [44], [56]

Do uy lực phát bóng giảm nên tăng hiệu quả tấn công của giai đoạnphát - đỡ phát tấn công, gánh nặng của thi đấu đối kháng rơi vào quá trìnhphòng thủ chắn bóng phản công rõ nhất là quá trình chắn bóng - phòng thủphản công sau tấn công sau đỡ phát Mức đối kháng căng thẳng nhất là chắnbóng - phòng thủ đỡ đập, tỉ lệ chắn bóng thấp, tỉ lệ phòng thủ đỡ đập càngthấp hơn Vì thế phần lớn yếu tố tổ chức phản công phải bằng hình thức chiếnthuật đơn giản điển hình là điều chỉnh phản công Đối với các đội nam trình

độ cao trên thế giới thường chỉ đạt 30% thành công trong chắn bóng, còn đội

nữ thường chỉ đạt 20%

Ngay khi thi đấu theo luật mới, do sợ phát hỏng mất điểm nên xảy rahiện tượng tương tự phát kém uy lực - đỡ phát tốt - tấn công sau đỡ phát đadạng và gánh nặng rơi vào chắn bóng phòng thủ của phản công Theo thống

kê, các đội nam nữ mạnh của ta thì chắn bóng phòng thủ phản công ít thànhcông nên thi đấu xảy ra hiện tượng “ăn nhát một”, bên phát bóng ít được

Trang 14

điểm, bên đỡ phát lại tấn công ăn điểm giành lại quyền phát bóng khá dễdàng.

Các đội nam nữ phương đông do thể hình tương đối thấp linh hoạttrong tấn công sau đỡ phát nhất là khi uy lực phát tấn công cao cho nên hiệuquả của giai đoạn này giảm, khó tổ chức tấn công biến hoá đa dạng ảnhhưởng kết quả thi đấu Rõ ràng để đối phó với nhảy phát bóng cao mạnh cũngnhư các biến hoá của nó phải “cắt” ngay, nếu không sẽ bị đối phương dẫnđiểm

Vũ khí nhảy phát bóng của VĐV cao to có sức bật tốt sức mạnh lớnchứng tỏ uy lực tấn công lớn, ép ghìm đối phương ngay từ đầu, không cho đốiphương tổ chức tấn công biến hoá ngay sau đỡ phát Điều đó không chỉ gâykhó khăn cho các đội Châu Á mà ngay các đội Âu Mỹ cũng gặp khó khăn về

đỡ phát tấn công Tăng tầm cao khi phát bóng, làm đối phương khó đỡ phátphá chuyền bước 1 cao hơn, nhằm áp đảo đối phương giành chủ động từ đầu.Các kỹ thuật nhảy phát quạt chém bổ bóng, phát bay và mạnh, phát cắm và là

là ngang làm nhảy phát biến hoá hơn Do chiều cao đứng VĐV tăng nhanhgần như bóng rổ, sức bật cao, lực tay lớn, tốc độ vung tay nhanh nên đúng lànhảy phát bóng rất “khó chịu”, được ứng dụng rộng trong bóng chuyền hiệnđại Đội nữ Cu Ba có Luis, Margarita, Mosai (Braxin) Carol (Mỹ)Artamonova (Nga) Gui Yongmei (Trung Quốc)… nhảy phát uy lực với tầmchạm bóng khoảng 300cm Với nam bật với trung bình khoảng 350 - 360 cm(cao nhất 372 cm), tầm chạm bóng phát cao nên nhảy phát bóng thường rơi ởcuối sân khoảng 200cm, độ rơi phủ khá kín hàng sau… Nhảy phát bóng từcao xuống với biến hoá của nó, tốc độ bóng nhanh (cao nhất khoảng 30 -32m/s, tức 108 - 115km/g) nên kỹ thuật phát bóng đó là yếu tố thúc đẩy giànhđiểm trong thi đấu Ở Thế vận hội lần thứ 25, trận đấu giữa nam Braxin - Hàlan, Braxin dùng nhảy phát mạnh được 11 điểm giúp đội giành chức vô địch

Trang 15

Thế vận hội Các đội Âu Mỹ cao to nhưng chỉ những ai nhảy phát bóng đạttốc độ khoảng 30m/s trở lên mới được nhảy phát [44], [54], [56].

Nhiều đội Châu Á, vì không nghiên cứu kỹ phát bóng trong thi đấutheo luật mới, sợ hỏng ngay từ phát bóng đối phương được điểm ngay nên đãchọn phát bảo đảm không hỏng và trông chờ vào “may rủi” của chắn bóngphản công Nên quan niệm đó không hoàn toàn đúng vì không phát huy được

uy lực tấn công phát bóng, không chủ động tấn công ngay từ đầu Lại thêm do

ít dùng nhảy phát nên không tập được đỡ nhảy phát bóng do đó khó thànhcông

Việc mở rộng khu phát bóng đến hết 9m biên ngang từ ngày01/01/1995 đã tạo điều kiện cho biến hoá phát bóng điểm đường, góc, xa gầndẫn đến tầm khống chế nhảy phát rộng hơn Lợi dụng ưu thế chiều dài chiềurộng của sân… để tận dụng không gian phát theo dọc sân chéo sân, bóngmạnh nhẹ, nhanh chậm độ vòng, xa gần lưới, phát khu, phát người, phát điểmcần được nghiên cứu kỹ

Luật thi đấu mới đã tạo điều kiện cho nâng cao uy lực tấn công trongphát bóng, do đó đi trước một bước trong vấn đề này sẽ mở đầu cho giành ưuthế để giành chiến thắng trận đấu [28], [46]

Chuyền bóng nhanh biến:

Chuyền bóng nhanh chỉ kỹ thuật chuyền bóng cao tay, kỹ thuật nàyngày càng tăng tốc độ Chuyền bóng là kỹ thuật lâu đời nhất từ lúc có bóngchuyền, đây là kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất, là phương tiện tổ chức bắccầu nối liền tấn công và phản công hạt nhân của tổ chức tấn công Kỹ thuậtchuyền bóng cao tay thể hiện năng lực linh hoạt biến hoá cao nhất của conngười, điều khiển bóng theo góc độ, tầm, độ vòng, điểm rơi góc độ theo tínhthời gian, tính không gian và tính không - thời gian Chỉ tính tiếp xúc bóngvới các hình tay có bàn tay, ngón tay, nắm đấm, bàn tay mở, bàn tay chụm với

Trang 16

động tác như gõ, đẩy, chọc, vạt, quạt, úp, vẩy, mổ quay, đập, móc, củng,chém… [46], [54], [56].

Chiến thuật chuyền bóng là nhân tố quyết định thành bại tấn công trậnđấu Trong nhiều năm, mục đích chiến thuật bóng chuyền là phát huy sứcmạnh tổng hợp các kỹ thuật, trong đó người nêu bóng luôn giữ vai trò ngườilãnh đạo phát động tổ chức chiến thuật, điều chỉnh nhịp độ trận đấu về tốc độ,diện, cánh, điểm tấn công Tất cả các đội đều cần người nêu có kỹ thuật điêuluyện, động tác kín đáo, khống chế bóng tốt, phân bóng hợp lý, năng lực biếnhoá linh hoạt ứng biến rất cao, tốc độ chuyền bóng ra tay khống chế tốt luônnhanh biến Người nêu hiện đại không chỉ giỏi về đứng nêu, di động nêu, màcòn nhảy nêu 1 hay 2 tay hoãn xung bóng hợp lý tăng giảm thời gian chuyềnbóng 0,1 - 0,2 giây (dùng tăng giảm độ nảy của ngón tay cổ tay), tăng hay hạthấp điểm tiếp súc bóng, linh hoạt úp ngửa bàn tay, đứng ngang hay nghiênghoặc úp mặt vào lưới… che động tác ra tay… người nêu chuyền vào lưới, xalưới hay ra hàng sau, song song hay chéo lưới bóng nhanh với độ vòng tươngđối thấp tăng tốc độ rút ngắn thời gian bóng trên không biến đổi nhịp độ tấncông Theo thống kê, thời gian từ lúc bóng chạm tay đến khi bóng rời taythường là 0,075s Nếu dùng hình tay hai ngón cái ngang đối nhau thì thời gianbóng trong tay là 0,073s, còn dùng hình tay ngón chọc trước thì thời gian trên

là 0,0775s Thời gian từ lúc bóng rời tay đến khi đập chạm bóng cần 0,3s, vớilao ngắn 0,35s, lao tên bắn biên 0,8s, nêu cho đập 1 chân lao bay sau cần0,53s Cầu thủ Orbeira đội Braxin từ số 1 lướt ra sau tấn công mất thời gian từnêu đến đập 0,8s; cầu thủ Phuore đội Pháp đập hàng sau lao dãn biên ở khu số

5 mất thời gian từ nêu đến đập 1s đến 1,1s; cầu thủ Buveir đập chồng sau ởkhu số 6 mất 0,8s, nên xét tổng quát, chạy đập hàng sau mất thời gian cơ bảnkhông khác hàng trước khi tấn công, tức là tấn công hàng trước hay hàng sauvới bóng nêu của người chuyền hai tương đối thấp tốc độ nhanh để tăng tốc

Trang 17

tranh thủ thời gian đột phá hàng chắn bóng đối phương hiệu quả hơn [28],[44].

1.2.4 Đặc điểm chuyên môn hoá vị trí trong huấn luyện và thi đấu.

Căn cứ vào đặc điểm, nhiệm vụ và luật thi đấu, các chuyên gia bóngchuyền chia chức năng của các cầu thủ thi đấu trên sân thành: VĐV tấn công(nhịp thứ nhất và nhịp thứ hai), VĐV chuyền hai và VĐV phòng thủ tự do(Libero) Iu.N.Klesep - A.G.Airianx (1997) [30]

VĐV tấn công “nhịp thứ nhất”: Chính là các VĐV tấn công bảo đảm,

ổn định và hiệu quả Thường thường các VĐV này đập bóng với đườngchuyền hai thấp VĐV tấn công “nhịp thứ nhất” thường thực hiện chức năngchắn bóng chính Khi chắn bóng đơn, VĐV này hoạt động như các VĐVkhác, thực hiện theo nhiệm vụ đã phân công, bám chắn các VĐV cụ thể củađối phương

Chức năng của VĐV “nhịp thứ nhất” được mở rộng trước hết nhờ vào

sự đa dạng của đập bóng từ các đường chuyền hai khác nhau ở các vị trí, cũngnhư việc nâng cao đáng kể trình độ tập luyện của VĐV

VĐV tấn công “nhịp thứ hai”: Phải đạt trình độ huấn luyện tổng hợp và

có thể lực toàn diện, linh hoạt, khả năng định hướng nhanh, tư duy chiến thuậtsắc bén VĐV này phải nắm vững các phương pháp tấn công ở tất cả các vị trítrong những tình huống phối hợp chiến thuật phức tạp

Trong khi chắn bóng, VĐV “nhịp thứ hai” đảm nhiệm chắn bóng phụ

“biên” hoặc chắn bóng ở giữa “chính” Chức năng của VĐV “nhịp thứ hai”được mở rộng cùng với sự hoàn thiện các hành động tấn công và phòng thủcủa toàn đội

VĐV chuyền hai (người nêu chính): Là người tổ chức phối hợp chiến

thuật toàn đội, nhất là trong tấn công, là người có trình độ kỹ thuật toàn diện,đặc biệt là có khả năng chuyền hai chính xác biến hóa trong mọi tình huống

Trang 18

Các khả năng chuyên biệt của VĐV chuyền hai bao gồm: Khả năng phánđoán, quan sát( đối phương và đồng đội), bình tĩnh, khả năng định hướngnhanh tình huống trong thi đấu, khả năng của thị giác ngoại biên rộng VĐVchuyền hai giỏi được gọi là người tổ chức đấu pháp của trận đấu.

Những nhiệm vụ của người chuyền hai trong tấn công là: Phải chuyềnchuẩn để đập được vào vị trí phối hợp chiến thuật tấn công đơn giản hoặcphức tạp, trên cơ sở tính toán đến các đặc điểm của từng VĐV đập bóng và sự

bố trí các cầu thủ chắn bóng của đối phương, biết di chuyển hợp lý từ hàngsau lên (từ mọi vị trí) để tổ chức tấn công không chỉ sau khi đỡ phát bóng màcòn cả trong diễn biến trận đấu, biết chủ động sáng tạo tổ chức phản công

Trong hoạt động phòng thủ VĐV chuyền hai phải thực hiện các nhiệm

vụ sau: Phải thông thạo chắn bóng đơn và chắn bóng tập thể, linh hoạt nhanhnhẹn thực hiện yểm hộ và đỡ đập bóng của cầu thủ đối phương, khi ở hàngsau cần phải chọn cho mình một khu vực hoạt động rộng, phòng thủ chuẩnxác, giữ vững tinh thần thi đấu của đội

VĐV phòng thủ tự do (Libero): Do sự phát triển của bóng chuyền, với

thay đổi của luật một đột bóng có thể sử dụng 2 vận động viên Libero vớichức năng là vận động viên phòng thủ tự do ở hàng sau, không được tham giacác hoạt động đập bóng cao hơn mép trên của lưới, phát bóng và chuyền haicho đồng đội đánh bóng tấn công ở khu vực phía trước

Trong hoạt động thi đấu vận động viên Libero phải thực hiện các nhiệmvụ: Đỡ chuyền một, Phòng thủ đỡ đập bóng của cầu thủ đối phương và yểm

hộ Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình đòi hỏi vận động viên Libero phải

có khả năng di chuyển nhanh nhẹn, khả năng phán đoán chính xác, phản xạtốt và trình độ về kỹ thuật phòng thủ điêu luyện

1.3 Khái quát về kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng.

1.3.1 Khái quát về kỹ thuật nhảy phát bóng.

Trang 19

Nhảy phát bóng là một kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền, là khâu đầutiên của việc thực hiện hệ thống chiến thuật tấn công, đóng vai trò quyết địnhgiành thắng lợi trong thi đấu, là kỹ thuật sau khi thực hiện hướng bóng đi,điểm rơi gần trùng với hướng vào đà và chiều gập cơ thể của người phátbóng, với động tác thân người, mặt VĐV hướng vào lưới, để quan sát đốiphương đảm bảo tính chuẩn xác Đập bóng trước mặt theo phương lấy đà là

cơ sở phát triển các kỹ thuật đập bóng biến hoá khác Nhảy phát bóng theophương lấy đà có những giai đoạn sau: [22], [30], [78], [79], [83], [84]

Giai đoạn tư thế chuẩn bị: Người nhảy phát bóng đứng cách vạch cuối

sân khoảng 3m, ở tư thế cao, chân trước, chân sau, hai chân ở trạng thái tĩnhtại chỗ, sẵn sàng xuất phát và điều chỉnh bước đà, mắt quan sát bóng để xácđịnh vị trí và chọn thời điểm vào đà, dậm nhảy thích hợp, thân trên hơi gập,tay thuận cầm bóng, tay không thuận co tự nhiên

Giai đoạn vào đà: Khi tung bóng xong, phán đoán đúng, xác định thời

gian và điểm rơi của bóng thì lập tức vào đà Cần căn cứ vào tốc độ, độ cao và

cự ly đường bóng tung để xác định thời điểm vào đà thích hợp Góc độ vào đàtốt nhất là 90° Góc độ vào đà là góc tạo bởi đường chạy đà với đường giữasân, số bước vào đà có thể là một, hai, ba bước hoặc nhiều hơn tuỳ theo tìnhhuống, chủ yếu là cự ly giữa người và điểm rơi của bóng Khi vào đà ngườinhảy phát bóng chạy tự nhiên thoải mái, mắt quan sát bóng, tốc độ vào đànhanh dần, hạ thấp trọng tâm thân người, bước cuối cùng nhanh và dài nhất,trọng tâm hạ thấp so với hai bước đầu Khi chân dậm nhảy chuẩn bị đặt vào vịtrí dậm nhảy thì hai tay phối hợp nhịp nhàng vung chéo sang ngang ra sau,cùng lúc hai chân dậm nhảy đặt tới vị trí dậm nhảy, đầu gối khuỵu, hạ thấptrọng tâm, làm tăng sức khống chế để bật nhảy thuận lợi

Giai đoạn bật nhảy: Từ tư thế kết thúc ở bước cuối cùng vào đà, hai tay

chuyển động xuống dưới ra trước, chân sau co về vị trí dậm nhảy, lúc này thân

Trang 20

hơi gập về phía trước, trọng tâm hạ thấp nhất ở mức cần thiết cho bật nhảy.Chân đạp đất nhanh mạnh theo phương thẳng đứng duỗi khớp gối, khớp hông,đồng thời hai tay chuyển động từ dưới lên trên để nâng trọng tâm cơ thể lêntheo Khi bật nhảy hai tay đánh lăng mạnh nhanh, lên cao co tự nhiên ở khớpkhuỷu.

Hình 1.1 Kỹ thuật nhảy phát bóng.

Giai đoạn đánh bóng trên không: Khi hai chân rời đất, người ở độ cao

nhất định thì thực hiện động tác co vươn tay đánh bóng: Tay đánh bóng vung

từ trước ra sau, khuỷu tay cao ngang hoặc hơn vai, lòng bàn tay hướng vềphía trước Tay không thuận duỗi tự nhiên, lúc này hai chân co ở khớp gối,ngực hơi ưỡn, toàn thân cong hình cánh cung Khi đánh bóng, tay đánh bóngvung từ sau ra trước lên cao nhanh thành chuyển động liên hoàn theo thứ tựnhất định Đầu tiên vai thuận (tay đánh bóng) chuyển động về phía trước sau

đó kéo theo cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, cuối cùng là bàn tay Tay vươn dàitới độ với cao nhất, bàn tay đánh bóng, cổ tay gập theo để cắm xuống Khitiếp xúc bóng hóp bụng nhanh, gập thân, chân tự nhiên lăng về phía trước đểtăng lực, lúc này theo quán tính của chuyển động đập bóng tay không đánh

Trang 21

bóng hạ thấp và co tự nhiên ngang bụng, toàn bộ động tác phối hợp nhịpnhàng hợp lý.

Giai đoạn rơi xuống đất: Sau khi hoàn thành động tác đánh bóng trên

không, tay thu gọn ở tư thế co tự nhiên cạnh thân người bắt đầu rơi xuống đất,rơi xuống bằng hai mũi bàn chân chạm đất trước đến bàn chân, gót chân,đồng thời gối khuỵu, trọng tâm người hạ thấp để giảm xung lực, sau đó ngườiđập bóng nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để chuẩn bị nhiệm vụ tiếp theo[5]

Như vậy, cấu trúc động tác kỹ thuật nhảy phát bóng giống như động tácphát bóng cao tay trước mặt, nhưng khác biệt là tung bóng cao hơn và xa thânngười hơn Tùy theo bước đà của người nhảy phát bóng mà tung cho hợp lý:

Sử dụng động tác tạo đà bật nhảy; giai đoạn tiếp xúc bóng ở trên không; điểmbật nhảy ở phía sau đường biên ngang, có thể chạy đà hoặc không chạy đà

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật nhảy phát bóng:

Ưu điểm: Do đánh bóng ở trên không, có bước đà bật nhảy nên sử dụng

toàn thân do đó tốc độ bay nhanh, uy lực lớn, khiến cho đối phương khó cóthể thực hiện đỡ bước 1 thành công và có thể ăn điểm trực tiếp

Nhược điểm: Tiếp xúc bóng ở trên không nên độ chuẩn xác không cao,

tiêu hao thể lực lớn

Tuy luật thi đấu quy định hỏng bất cứ động tác nào của đội mình thìđều được điểm cho đối phương và kèm theo mất phát nếu đội đang phát Nhưvậy phát bóng hỏng sẽ mất luôn cả phát và đối phương được điểm kèm theo.Như thế nhảy phát bóng dễ tạo thành hỏng bóng có thể không dám dùng Điềunày cũng giống như phát cao tay nghiêng mình bổ mạnh trước đây do hỏngnhiều nên ít dùng Nhưng vấn đề then chốt ở chỗ động tác điêu luyện đến đâu

vì nhảy phát bóng không thể khó bằng nhảy đập bóng Nhảy phát bóngthường được dùng trên khắp khu phát bóng nhưng để đảm bảo nên theo các

Trang 22

đường chéo đo dài hơn Cũng có thể phát thẳng dọc sân, xen khe giữa haingười nhưng chỉ dùng phát khi đã điêu luyện.

Vị trí phát bóng thường cách biên ngang từ 4m trở lên để đảm bảo babước đà và không sợ giẫm vạch phát bóng Mặt quay về phía phát bóng, taycầm bóng bằng 1 hoặc 2 tay Thường tung bóng về trước bằng 1 hay hai taylên cao, bảo đảm bóng lên điểm cao nhất rơi xuống theo đường tương đốithẳng cố định để dễ xác định điểm chạm bóng Khi tung bóng lên về trướcđồng thời chạy đà bật nhảy về phía bóng, khi đến điểm bóng rơi thì bật nhảybảo đảm bóng ở trước trên tay phát bóng để ở tầm cao hợp lý thì đánh chạmbóng Chạm vào sau trên bóng bằng bàn tay Dùng sức của bụng, thân, tay, cổtay phát đập bóng cho bóng về trước qua lưới sang sân đối phương với tầmgiới hạn là cao hơn mép trên của lưới sang sân đối phương Không làm độngtác gập cổ tay nhiều lần mà là động tác gập đẩy bóng thẳng chéo dài xuống.Chú ý tung bóng tốt, bật nhảy đúng và động tác toàn thân hợp lý với góc dùnglực hợp lý cho phép

1.3.2 Khái quát về kỹ thuật nhảy chuyền bóng.

Trước khi chuyền bóng, VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị, chân trước chânsau, trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân trước Nếu đồng đội chuyềnbóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại VĐV khi dichuyển tới vị trí đón bóng có thể bằng bước thường, bước chạy Ở đây điềuquan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần baquãng đường đầu tiên, rồi sau đó từ từ dừng lại để chọn đúng vị trí giậm nhảy.Bước cuối cùng là bước ghìm: hai bàn chân ngang nhau và song song vớinhau Điều đó giúp cho việc chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉcần thiết Ở tư thế chuẩn bị, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gấp khớp gốikhông nhở hơn 90°) hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa lên cao, hai bàntay ở phía trước mặt, các ngón cái ngang ở tầm lông mày Các ngón trỏ và các

Trang 23

ngón cái tạo thành hình tam giác và qua đó vận động viên có thể quan sátbóng bay tới gần Mỗi bàn tay khum xoè tạo thành hình ô van, hai bàn tay hợplại thành hình cầu để chuẩn bị chuyền bóng [45], [83].

Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp bật nhảy bằngcách duỗi mạnh khớp gối đẩy người lên hơi chếch ra phía trước Sau đó làđộng tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng bay cơ bảncủa bóng khi chuyền đi Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiệnnhờ chuyển động thẳng của trục khớp cổ tay so với trục khớp vai Khi thựchiện động tác đẩy bóng đi, hai chân hơi duỗi và kết hợp với hai tay vươn duỗikhớp khuỷu nhưng chậm hơn [22], [30], [78], [79], [83], [84]

Hình 1.2 Kỹ thuật nhảy chuyền bóng.

Khi chuyền bóng để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phảivuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơiưỡn ra sau Chức năng thực hiện đầy đủ bóng của các ngón tay cũng khácnhau Các ngón ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón taykhác bật đẩy bóng theo hướng chuyền Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phậnbật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bêncủa bóng và điều chỉnh hướng bóng đi

Trang 24

Sau khi bóng rời tay, tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tácnày gọi là chuyển động tay vươn theo bóng Ở thời điểm dừng trên không haitay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩybóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân Hiệu quả tốt nhấtcủa chuyền bóng là thời điểm bật nhảy cao nhất [30], [83], [84].

1.4 Tổng quan về giảng dạy - huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong bóng chuyền.

1.4.1 Cơ sở lý luận về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong bóng chuyền.

Huấn luyện thể lực chuyên môn nhằm nâng cao khả năng chức năng,phát triển tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để tiếpthu tốt hơn và nhanh hơn các động tác kỹ thuật Các phương tiện chủ yếu củahuấn luyện thể lực chuyên môn là các bài tập thi đấu bóng chuyền cũng nhưcác bài tập chuyên môn giống cấu trúc vận động và tính chất nỗ lực của thầnkinh cơ với các động tác của các bài tập chuyên môn Nhờ có các bài tập này

mà có thể hoàn thiện kỹ thuật động tác và phát triển các tố chất thể lựcchuyên môn [10], [12], [16], [23]

Phát triển sức mạnh chuyên môn.

Đa số các động tác kỹ thuật bóng chuyền đòi hỏi phải có sức mạnhchuyên môn Ví dụ để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng 2 tay, haynhảy chuyền bóng phải có trình độ phát triển nhất định của sức mạnh cơ cácngón tay, bàn tay; để phát bóng là sức mạnh cơ bàn tay, cơ tay, bả vai, thân;

để đập bóng là phát triển đồng bộ sức mạnh của cơ bàn tay, bả vai, thân vàchân Để thực hiện hiệu quả các động tác kỹ thuật thi đấu bóng chuyền phải

có sức mạnh bột phát - khả năng của hệ thống thần kinh - cơ khắc phục sứccản bằng tốc độ co cơ cao Vì thế huấn luyện sức mạnh chuyên môn trướctiên là huấn luyện sức mạnh tốc độ - của VĐV Tính chất của các phương tiện

Trang 25

vận dụng phải phù hợp với đặc điểm biểu hiện gắng sức khi thực hiện cácđộng tác kỹ thuật [26], [27], [30], [38].

Phát triển sức bật.

Sức bật của VĐV bóng chuyền là khả năng nhảy bật cao tối đa để đậpbóng, chắn bóng, phát bóng và chuyền hai Sức bật phụ thuộc vào sức mạnhcủa cơ và tốc độ co của các sợi cơ Để có được sức bật cần phải phát triển sứcmạnh bột phát Phát triển sức bật bắt đầu từ phát triển sức mạnh cơ (giai đoạnchuẩn bị chung của thời kỳ huấn luyện), sau đó sức mạnh và tốc độ co cơđược phát triển song song với nhau Để phát triển sức bật người ta sử dụngcác bài tập khắc phục trọng lượng (đứng lên ngồi xuống, mang vác, thêmtrọng lượng), các bài tập bật nhảy có trọng lượng và không có trọng lượng,các bài tập kỹ thuật cơ bản [27], [30], [44], [47], [48]

Phát triển sức nhanh chuyên môn.

Sức nhanh chuyên môn của VĐV bóng chuyền là khả năng thực hiện diđộng trên sân và thực hiện kỹ thuật động tác nhanh trong khoảng thời gianngắn nhất trong điều kiện nhất định Sức nhanh trong bóng chuyền biểu hiện

ở ba dạng cơ bản:

Sức nhanh phản xạ (trước tín hiệu của đồng đội, trước sự thay đổi củatình huống thi đấu) Sức nhanh phản xạ là điều kiện cơ bản, cần thiết đểnhanh chóng hành động vượt trước đối phương, đánh giá được tình thế, cóquyết định hợp lý nhất và thực hiện quyết định đó nhanh nhất [16], [22]

Sức nhanh tối đa khi thực hiện các động tác riêng rẽ

Sức nhanh di chuyển trên sân

Khi rèn luyện sức nhan phải cân nhắc các điểm sau:

Trước khi thực hiện bài tập rèn luyện sức nhanh, VĐV phải khởi động

kỹ để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng ở mức tối ưu cho hoạt động vận động [27],[30], [44], [47], [48], [53], [59]

Trang 26

Phát triển sức bền chuyên môn:

Sức bền chuyên môn gồm: Sức bền tốc độ, sức bền bật và sức bền thiđấu Sức bền chuyên môn phụ thuộc vào trình độ phát triển sức bền chung,khả năng hoạt động của bộ máy vận động, cường độ của quá trình tâm lý (ví

dụ như lòng kiên trì) và hiệu quả kỹ thuật thể thao [12], [74], [75]

Sức bền tốc độ là khả năng của VĐV bóng chuyền thực hiện các động

tác kỹ thuật biến hóa và di động với tốc độ cao trong suốt trận đấu Để pháttriển sức bền tốc độ, người ta thường chọn các bài tập phát triển sức nhanh vàđược thực hiện lặp lại nhiều lần Các bài tập chạy, các bài tập mô phỏng kỹthuật và các bài tập cơ bản kỹ thuật bóng chuyền là các biện pháp cơ bản đểphát triển sức bền tốc độ

Sự phân định của lượng vận động như sau: Thời gian thực hiện một lầnlặp lại từ 20 - 30 giây, cường độ vận động tối đa thời gian nghỉ giữa các lầnlặp lại từ 1 - 3 phút, số lượng lặp lại từ 4 - 10 lần [64], [71]

Sức bền bật là khả năng thực hiện bật nhảy nhiều lần với sự nỗ lực co

cơ tốt nhất Dạng sức bền này biểu hiện trong bật nhảy đập bóng, chắn bóng,phát bóng và trong chuyền hai Chức năng được phát triển ở mức cao cũngnhư việc huấn luyện ý chí của VĐV bóng chuyền sẽ bảo đảm cho khả năngtiếp tục hoạt động cơ bắp có hiệu quả trên nền mệt mỏi Các bài tập bật nhảy

có mang trọng lượng (nhỏ) và không mang trọng lượng, các bài tập mô phỏngbật nhảy, các bài tập kỹ thuật cơ bản là biện pháp chính để rèn luyện sức bềnbật [45] Thời gian thực hiện một lần lặp lại từ 1 - 3 phút (thời gian phụ thuộcvào dạng bài tập được thực hiện), cường độ thực hiện - liên tục không nghỉgiữa các lần bật nhảy, số lần lặp lại từ 5 - 8 lần, thời gian nghỉ giữa các lần lặplại từ 1 - 4 phút

Sức bền thi đấu là khả năng tham gia thi đấu với nhịp độ cao, và hiệu

quả thực hiện kỹ thuật động tác ổn định Sức bền thi đấu gồm tất cả các dạng

Trang 27

sức bền và các tố chất thể lực chuyên môn Trình độ phát triển cao những khảnăng chức phận của VĐV bóng chuyền là một trong các yếu tố quan trọng đểduy trì khả năng hoạt động cao trong quá trình thi đấu và thực hiện có hiệuquả các biện pháp kỹ - chiến thuật thi đấu [12], [27], [30], [37], [40].

Sức bền thi đấu được hoàn thiện trong quá trình thi đấu và thực hiệntrong quá trình tiến hành thi đấu tập luyện với số lượng hiệp đấu lớn hơn quyđịnh số lượng hiệp đấu theo luật (6 - 9 hiệp), đội hình thi đấu trên sân có thể

đủ hoặc không đủ (5 ><5, 4 >< 4, 3 >< 3, …) hoặc thi đấu theo thời gian quyđịnh [69]

Một trong những phương tiện có hiệu quả để rèn luyện sức bền thi đấu

là sử dụng trong quá trình thi đấu (vào lúc tỷ số 5, 10 hay lúc giữa các hiệpđấu) các bài tập có tác dụng huấn luyện khác nhau [27], [30], [44], [47], [48],[53], [59]

Phát triển tố chất khéo léo chuyên môn:

Trong quá trình thi đấu, các tình huống xảy ra luôn luôn thay đổi đòihỏi VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh và thực hiện quyết định chínhxác Ngoài ra khi thực hiện động tác kỹ thuật cần rất chuẩn xác và khôngphạm lỗi kỹ thuật Trong bóng chuyền có nhiều động tác kỹ thuật được thựchiện ở tư thế không có điểm tựa, đòi hỏi rất cao hoạt động của cơ quan tiềnđình Điều đó cần phải nâng cao tố chất khéo léo chuyên môn và khả năngthực hiện động tác kỹ thuật chuẩn xác trong không gian [12], [27], [30], [37],[40], [89]

Sự khéo léo của VĐV bóng chuyền có hai dạng khác nhau:

Nhào lộn khéo léo thể hiện trong các động tác lao, ngã, lăn trong thiđấu phòng thủ

Bật nhảy khéo léo là kỹ năng điều khiển cơ thể của mình ở tư thếkhông có điểm tựa khi đập bóng, chắn bóng và nhảy chuyền hai

Trang 28

Các bài tập thể dục dụng cụ, bài tập nhào lộn, các bài tập mô phỏng,các động tác kỹ thuật thi đấu cơ bản là những biện pháp chính để rèn luyện tốchất khéo léo chuyên môn cho VĐV bóng chuyền [12], [27], [85], [91].

Phát triển tố chất mềm dẻo chuyên môn.

Để phát triển tố chất mềm dẻo chuyên môn, sử dụng các bài tập làmcăng cơ có cấu trúc vận động giống như các động tác kỹ thuật hoặc từng phầnđộng tác, biên độ động tác trong các bài tập như vậy phải lớn hơn khi thựchiện các động tác kỹ thuật đó Sử dụng trọng lượng nhỏ hợp lý tăng dần biên

độ động tác nhưng phải giữ nguyên cấu trúc động tác Các bài tập với ngườicùng tập và các bài tập tăng cường độ linh hoạt khớp, củng cố hệ cơ và dâychằng và phát triển sức mạnh cơ, tính đàn hồi của cơ và dây chằng đem lạihiệu quả tốt rèn luyện tố chất mềm dẻo [25], [27], [30], [90]

Phát triển kỹ năng thả lỏng:

Kỹ năng tự thả lỏng các nhóm cơ làm tăng đáng kể khả năng hoạt độngcủa VĐV Giảng dạy kỹ năng thả lỏng cơ phải bắt đầu từ những bài tậpchuyên môn [25], [27]

Kiểm tra khả năng hoạt động thể lực

Tình trạng thể lực và khả năng hoạt động của VĐV thường xuyên thayđổi dưới sự ảnh hưởng của các tác động bên ngoài, các buổi tập luyện, thiđấu… Đánh giá kịp thời và chuẩn xác hiệu quả trạng thái của VĐV lúc đó chophép nhận định: Thứ nhất, biết khả năng của VĐV mà từ đó có thể điều chỉnhtrước cho sát với các nhiệm vụ thực hiện; thứ hai biết về trình độ tập luyện

Vì vậy, kế hoạch huấn luyện hiện đại phải bao gồm kế hoạch kiểm tra thànhtích đạt được của VĐV và khả năng tiềm tàng của mỗi cá nhân Trên cơ sởđánh giá tình trạng của VĐV bóng chuyền có thể xây dựng hợp lý quá trìnhhuấn luyện [24] Đánh giá trạng thái hiện tại của VĐV bóng chuyền phải theocác điều kiện sau: [24], [31], [32], [33], [51], [68], [69]

Trang 29

Các bài tập kiểm tra được tiến hành thường xuyên ở thời kỳ chuẩn bị vàthi đấu sau một khoảng thời gian như nhau.

Với mỗi thời kỳ, thời gian và địa điểm thực nghiệm tiêu chuẩn kiểm tracần phải giống nhau

Khởi động tích cực và nghỉ ngơi tích cực 3 - 5 phút trước khi thựcnghiệm bắt đầu

Để xác định đúng hơn trình độ phát triển các tố chất thể lực chuyênmôn của VĐV bóng chuyền, các bài tập thử nghiệm tương đương được thựchiện trong phạm vi kiểm tra trong ngày [31], [80], [86]

Chỉ tiến hành kiểm tra thực nghiệm khi VĐV thực hiện trong trạng tháikhoẻ mạnh [5], [31], [63]

Kiểm tra trình độ phát triển khả năng hoạt động của VĐV bóng chuyềnđược tiến hành thông qua quá trình thực hiện nhiều bài tập thử nghiệm Trong

số liệu kiểm tra, cần có nhiều thông tin phản ánh mức độ phát triển trình độ vậnđộng chuyên môn của các VĐV bóng chuyền và các năng lực hoạt động chung[63], [67]

1.4.2 Đặc điểm sinh lý tố chất sức mạnh đối với sinh viên, VĐV bóng chuyền trong tập luyện và thi đấu.

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.Hay nói một cách khác, sức mạnh là năng lực khắc phục lực cản bên tronghoặc bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp nhờ hoạt động của hệ thần kinh cơcủa con người Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản tronghoạt động thể thao, là chỉ số đo lường trình độ huấn luyện thể lực quan trọngcủa vận động viên Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lượng đơn vịvận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ; chế độ co của các đơn vị vận động(sợi cơ) đó và chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co Dựa vào 3 yếu tố đóngười ta chia sức mạnh ra thành các loai: [3], [4], [17], [19]

Trang 30

Sức mạnh tối đa: Số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co cơ theo

chế độ co cứng, chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với

lực tối đa Ví dụ: Độ dài cử tạ là 2m, yêu cầu tay thẳng, chân thẳng Sức mạnh

tối đa của cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) củacác sợi cơ

Sức mạnh tương đối: Là sức mạnh tuyệt đối trên kg trọng lượng cơ thể Sức mạnh bột phát: Là khả năng của con người phát huy 1 lực lớn

trong 1 khoảng thời gian ngắn nhất Ví dụ: Sức bật, sức nhảy…

Sức mạnh tuyệt đối: Khi cơ co số lượng sợi cơ tích cực tham gia, cơ co

với sự tham gia có ý thức

Đánh giá trình độ VĐV, người ta đánh giá bằng sự thiếu hụt sức mạnh(difixit) Sự thiếu hụt sức mạnh = sức mạnh sinh lý tối đa - sức mạnh tích cựctối đa Trong đó sức mạnh sinh lý tối đa là sức mạnh mà khi cơ thể huy độngtoàn bộ đơn vị vận động trong cơ thể để tạo ra sức mạnh Nếu thiếu hụt giảmchứng tỏ trình độ thể lực tốt, nếu sự thiếu hụt tăng chứng tỏ trình độ thể lựcgiảm Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng

và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa.Lực đó được gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ tĩnh Sứcmạnh tối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độdầy) của các sợi cơ, là các yếu tố quyết định độ dày của cơ; hay nói một cáchkhác, là tiết diện ngang của toàn bộ cơ Sức mạnh tối đa tính trên tiết diệnngang của cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ Bình thường sức mạnh

đó bằng 0,5 - 1kg/cm2 [19]

Trong thực tế, sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực,tức là co cơ với sự tham gia của ý thức Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xemxét thực tế chỉ là sức mạnh tích cực tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh

lý của cơ mà ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ Sự khác biệt

Trang 31

giữa sức mạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụtsức mạnh Sức mạnh tích cực tối đa (trong GDTC thường gọi là sức mạnhtuyệt đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là: [19], [30]

Bản chất của sức mạnh: Phát triển sức mạnh cho cơ gây phì đại cơ

(cơ to ra) Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao, vì vậy sợi cơ có thể phân chia

để tạo ra tế bào mới Sự phì đại trong cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ cósẵn dầy lên Khi sợi cơ đã dày lên đến một mức độ nhất định chúng có thểtách dọc để tạo ra những sợi con có cùng một đầu gắn chung với sợi mẹ

Biểu hiện trong cơ: Quá trình tổng hợp protit tăng, sự phân hủy chúng

giảm đi, tăng ATP CP trong cơ, tăng protit, co cơ tăng, tăng dự trữ myozin

Đặc điểm cấu tạo sợi cơ và thần kinh: Cơ có 2 loại: Cơ chậm I, cơ

nhanh IIA và IIB Nhóm IIB chiếm tỉ lệ cao vì nó có khả năng phát lực lớnhơn các sợi chậm và có khả năng hoạt động trong điều kiện thiếu oxy Thầnkinh hưng phấn nhiều ở các nơzon vận động tạo sức mạnh đồng bộ giữa cácnhóm cơ [19]

Mệt mỏi trong hoạt động sức mạnh môn bóng chuyền biểu hiện ở hoạt động trong điều kiện thiếu oxy do tích tụ axit lactic trong cơ; ngoài ra

còn do xung động thần kinh bản thể cao để khắc phục mệt mỏi trong bài tậpsức mạnh thì cần phải phát triển hệ cơ (sức bền hệ cơ là khả năng chịu đựngaxit lactic sản sinh ra trong vận động) [19], [30]

Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển sức mạnh là tăng cường số

lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vậnđộng nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn Đối với sứcmạnh tối đa, muốn phát triển thì không được sử dụng 100% trọng lượng tối đa

mà chỉ sử dụng 70% - 90% sức mạnh tích cực tối đa Trong 1 tuần chỉ nên tập

2 - 3 buổi và kết hợp nhiều dạng bài tập khác nhau Ví dụ: bài tập phát triển

nhóm cơ ở chi [19]

Trang 32

Sức mạnh tuyệt đối của cơ chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính:

Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi:

Nhóm này gồm có: a) Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòncủa lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bám trên xương; b) Chiềudài ban đầu của cơ; c) Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; d) Đặc điểm cấu tạo(cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa các sợi cơ và cơ.

Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh Hoàn thiện kỹ thuậtđộng tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co

cơ Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), nên khi tiếtdiện ngang tăng lên thì sức mạnh cũng tăng lên Tăng tiết diện ngang của cơ

do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rấtcao Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế bào mới Sự phì đại cơ xảy rachủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăng thể tích) Khi sợi cơ đã dầy lênđến một mức độ nhất định, theo một số tác giả, chúng có thể tách dọc ra đểtạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ Sự táchsợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài [19]

Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy

co bóp của sợi cơ, đều tăng lên Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lênđáng kể Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ vì vậy tăng lên, trong khi sựphân huỷ chúng lại giảm đi Hàm lượng ARN và AND trong cơ phì đại tăngcao hơn so với cơ bình thường Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động

có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và myozin, và như vậy thúc đẩy sựphì đại cơ Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nam

- androgen sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận [19]

Trang 33

Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại

tơ cơ khác là phì đại cơ tương Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu dotăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ Sự phì đại nàyphát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen,

CP, myoglobin tăng lên; số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểunày Phì đại cơ tương là loại phì đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bền, nó ítảnh hưởng đến sức mạnh của cơ

Đặc điểm cấu tạo các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợichậm (nhóm I) và nhanh (nhóm II - A và II - B) chứa trong cơ Các sợi nhanh,nhất là sợi nhóm II - B Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sứcmạnh càng lớn Tập luyện sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác,không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ Tuy nhiên, tập luyện sứcmạnh có thể làm tăng tỷ lệ cơ nhanh gluco phân nhóm II - B, giảm tỷ lệ sợi cơnhanh oxy hoá nhóm II - A và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh [19]

Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp

hoạt động giữa các cơ trước tiên là khả năng chức năng của nơron thần kinhvận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao Như đã biết, sức mạnhtối đa phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động Vì vậy

để phát lực lớn, hệ thần kinh cần phải gây hưng phấn ở rất nhiều nơron vậnđộng Sự hưng phấn đó phải không quá lan rộng để không gây hưng phấn các

cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ, tạođiều kiện cho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh Trong quá trình tập luyệnsức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất là khảnăng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương Cácyếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ động tối đa đáng kể Trên cơ sở cácyếu tố nêu trên, đặc tính sinh lý của phát triển sức mạnh là tăng cường số lượngđơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các đơn vị vận động

Trang 34

nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn Để đạt được điều

đó, trọng tải đó phải không nhỏ hơn 70% sức mạnh tích cực tối đa [19], [30]

1.4.3 Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh trong huấn luyện bóng chuyền hiện đại.

Trong huấn luyện nâng cao năng lực thể lực chuyên môn của VĐVbóng chuyền là vấn đề cơ sở mang tính chuyên môn cao, tác động trực tiếpđến sức khoẻ và năng lực chuyên môn, thi đấu Đây là vấn đề xuyên suốttrong toàn quá trình huấn luyện ngay từ giai đoạn ban đầu, đặc biệt là từgiai đoạn chuyên môn hoá Do đó, xếp sắp huấn luyện sức mạnh phải hếtsức đúng các qui luật sinh học, cơ chế cung cấp năng lượng, đặc điểmchuyên môn bóng chuyền, cấu tạo cơ Mọi giai đoạn huấn luyện sức mạnhphải coi trọng xuyên suốt hoàn thành một cách hữu cơ thể hiện rõ đặc điểmchuyên môn mà thi đấu là mẫu hình luôn phải tuân theo, hướng tới [12],[64], [65], [66]

Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB) từ lâu đã nghiên cứu huấnluyện sức mạnh có hướng dẫn chuyên môn bóng chuyền rất cụ thể Các banchuyên môn của FIVB như Ban Huấn luyện viên, Ban y học đưa ra các hướngdẫn huấn luyện đến các nước, như mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độhuấn luyện tại các châu lục, các nước các Trung tâm phát triển bóng chuyền Nên đưa trình độ bóng chuyền thế giới nâng cao theo qui luật phát triển hiệnđại của thời kì mới Các quốc gia có trình độ bóng chuyền cao đã đi đầu tronghuấn luyện khoa học, đạt thành tích khá ổn định Các chuyên gia cho rằng,huấn luyện sức mạnh cần tập trung vào một số vấn đề sau: [56]

1.4.3.1 Vận động của bóng chuyền do nguồn năng lượng chính là yếm khí trên cơ sở là ưa khí.

Vấn đề năng lượng cung cấp cho vận động của bóng chuyền đã cónhiều cách giải thích khác nhau Trước đây cho năng lượng cung cấp cho

Trang 35

bóng chuyền khi vận động hoàn toàn là dạng năng lượng ưa khí (aerobic).Những năm 80 không ít chuyên gia đã phát hiện tần số tim khi vận động củaVĐV bóng chuyền đạt mức tối đa là 181 lần/phút (với nữ VĐV hạng A củaTrung Quốc) và 201 lần/phút (với nữ sinh viên của Mỹ) Cường độ vận độngcao vượt hơn nhiều so với phạm vi tim mạch của trao đổi cung cấp nănglượng vận động ưa khí, mà cường độ kiểm tra lúc đó đã đạt tới 20 - 30% Cácchuyên gia cho rằng, trong huấn luyện bóng chuyền phải là dạng vận độngđược cung cấp năng lượng bởi loại hình aerobic là cơ sở kết hợp giữaanaerobic - aerobic [56], [81], [82], [84].

Kết quả nghiên cứu những năm 90 của FIVB tại Giải vô địch thế giớibóng chuyền nam tại Hy lạp, các chuyên gia đã chỉ rõ nguồn cung cấp nănglượng cho vận động bóng chuyền chủ yếu là năng lượng anaerobic nhưng cơ

sở là năng lượng ưa khí aerobic Do mục đích thi đấu bóng chuyền hiện thờigiải quyết được mất điểm được mất phát bằng 1 - 2 pha đấu trong khoảng 4 -

5 giây chiếm tỉ lệ cao tới trên 70%, thi đấu 4 - 5 pha mới quyết định đượcđiểm phát cần 6 - 8 giây rất ít Vì thế thi đấu vận động của bóng chuyển chủyếu trong trạng thái năng lượng cung cấp anaerobic [56], [81], [82]

Biểu đồ 1.1 Sự thay đổi của năng lượng cung cấp trong các thời gian vận

động khác nhau của cơ thể

Trang 36

Để rõ hơn về biến đổi cung cấp năng lượng vận động trong cơ thể, cóthể biểu diễn quá trình vận động theo thời gian diễn ra liên tiếp (biểu đồ 1.1).

Có thể thấy rõ qua biểu đồ 1.1 vận động căng thẳng từ lúc ban đầu đến

5 - 6 giây mới bắt đầu vào vùng sức mạnh bột phát, cũng tức là trạng tháicung cấp năng lượng yếm khí phải trong thời gian 1 - 5 giây Đặc điểm đó yêucầu rõ ràng về huấn luyện năng lực thể lực cho VĐV bóng chuyền

Nhưng thi đấu bóng chuyền diễn ra trong thời gian khá dài liên tục cókhi đến 2 - 3 giờ mà giữa chừng có một số lần ngắt quãng, tạm dừng Điều đóquyết định phải lấy cung cấp năng lượng ưa khí aerobic làm cơ sở, nếu không

sẽ không thể thi đấu liên tục được [19], [20], [21]

1.4.3.2 Thay đổi cường độ và khối lượng trong quá trình huấn luyện.

Trong quá trình huấn luyện, do các giai đoạn huấn luyện khác nhau sốlượng bài tập và cường độ có những thay đổi biến hoá tương ứng nên tácđộng kích thích với cơ thể khác nhau nhưng phải có mục đích là tạo sự thayđổi trong cơ thể có lợi nhất cho thay đổi của thi đấu quan trọng nhất, tức phảiđạt được trạng thái thi đấu sung sức tối ưu Nói chung, khi khối lượng tậptương đối lớn thì cường độ tập phải giảm nhỏ đi cho phù hợp; còn khi cường

độ vận động lớn thì khối lượng phải tương đối nhỏ đi (biểu đồ 1.2) [56], [81],[82]

Biểu đồ 1.2 Biểu thị biến hoá khối lượng và cường độ

Trang 37

1.4.3.3 Sắp xếp nội dung huấn luyện sức mạnh theo mẫu hình “ba giai đoạn”.

Sắp xếp nội dung huấn luyện sức mạnh cho VĐV bóng chuyền phảidựa vào chu kì thi đấu để xác định Nói chung, chu kì nhỏ thường là 3 tháng,chu kì dài là 6 - 7 tháng, nhưng dù là chu kì dài hay ngắn thì giữa các chu kìvẫn có thời gian điều chỉnh (không phải là quá độ nghỉ như trước đây thườnghiểu), và thường làm theo cách cũ là dừng hoàn toàn tập sức mạnh Khi bắtđầu chu kì mới thường bắt đầu tập lại sức mạnh, do tố chất sức mạnh giảmmất rất nhanh Từ thực tế đã tìm ra mẫu hình “ba giai đoạn” như sau: [56],[81], [82], [84]

a Khi bắt đầu một chu kì huấn luyện, huấn luyện sức mạnh thường chủyếu là sức mạnh bền Đặc điểm của giai đoạn huấn luyện này là trọng lượngtập tương đối nhỏ, số lần lặp lại nhiều, số tổ tập cũng tương đối nhiều, cònthời gian tập dài hay ngắn, số buổi tập dài hay không lại phải căn cứ vào trình

độ tập luyện của VĐV và thời gian của chu kì dài hay ngắn VĐV có trình độtập luyện cao thì thời gian tập sức mạnh bền ngắn hơn; còn khi thời gian củachu kì ngắn thì tập sức mạnh bền cũng giảm đi tương ứng; ngược lại vớitrường hợp trên tất nhiên phải dài hơn Sức mạnh bền là cơ sở cho phát triểnsức mạnh tối đa nên phải được coi trọng đúng mức

b Giai đoạn thứ hai có nhiệm vụ là phát triển sức mạnh tối đa bằng sửdụng sắp xếp nội dung tập với trọng lượng trung bình và lớn, số lần ít số tổ tập

ít, để đạt được mục đích phát triển sức mạnh tối đa Giai đoạn này là giai đoạnhuấn luyện chủ yếu của huấn luyện sức mạnh nên phải kiểm tra kết quả tậpluyện theo định kì để điều chỉnh lượng vận động Phương pháp kiểm tra đểthực hiện là gánh tạ đòn ngồi xuống đứng lên Cụ thể là: VĐV gánh tạ xuốngthấp ở tư thế ngồi với góc hợp thành của gối là 120° thì gánh tạ đứng thẳngngười lên Làm ba lần với một trọng lượng đòn tạ gánh, sau đó tăng thêm trọng

Trang 38

lượng tạ đòn đến khi chỉ làm được hai lần thì dừng Tổng trọng lượng tối đagánh được là trọng lượng gánh theo động tác trên được hai lần cộng thêm 10%trọng lượng tạ đòn HLV phải căn cứ vào thông tin trên để sắp xếp trọng lượng

tạ phải tập của VĐV Huấn luyện sức mạnh bằng trọng lượng có thể tham khảobảng 1.1 dưới đây:

BẢNG 1.1 TIÊU CHUẨN LƯỢNG VẬN ĐỘNG HUẤN LUYỆN SỨC MẠNH.

1 lần cũng được Hiện nay, các chuyên gia hàng đầu thế giới thường dùngbiện pháp tốt huấn luyện sức mạnh cho một bộ phận cơ bắp nào đó khi dichuyển trên đường bằng dây cao su

1.4.3.4 Nhịp tim - tiêu chuẩn xác định cường độ vận động.

Trong huấn luyện sức mạnh, thường kiểm tra đánh giá cường độ vậnđộng tập luyện tác động với cơ thể người tập bằng cách đơn giản, dễ làm và

dễ phối hợp giữa HLV, VĐV và bác sĩ, đó là nhịp tim cần phải đạt khi tập.Cách làm này khoa học, rất quan trọng Tất nhiên nếu phối hợp với các chỉtiêu khác như sinh hoá càng tốt hơn

Trang 39

Trong tập luyện bình thường có thể dùng test chạy 12 phút (Cooper test)

để xác định năng lực cung cấp năng lượng aerobic ưa khí Về năng lực cungcấp năng lượng anaerobic yếm khí thường dùng chạy ngắn tốc lực trong thờigian 30 - 90 giây Cách tập đó giúp nâng cao tố chất thể lực cho VĐV và dễ sosánh sau một thời gian tập liên tục để thấy VĐV có đạt được yêu cầu đề ra haykhông Trong huấn luyện sức mạnh cũng như các tố chất khác, dùng nhịp timlàm chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV như sau (bảng 1.2) [56]

BẢNG 1.2 NHỊP TIM TỐI THIỂU, NHỊP TIM PHẢI ĐẠT VÀ NHỊP TIM KHÔNG

ĐƯỢC VƯỢT Ở CÁC TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN KHÁC NHAU (%)

Như vậy từ kết quả ở bảng 1.2 cho thấy, người có trình độ tập luyện thếnào thì phải tính loại nhịp tim khi tập với tỉ lệ cường độ cao, thấp, trung bìnhkhác nhau, phù hợp đặc điểm chịu đựng của cá thể trong phạm vi giới hạn khivận động Cách tính này có độ ứng dụng phù hợp đặc trưng lớn của tập luyệntrình độ cao, thấp, trung bình

1.5 Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền (nêu bóng) trong bóng chuyền.

1.5.1 Quan điểm về huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng.

Nhảy phát bóng là kĩ thuật tấn công uy lực mở đầu cho trận đấu nhưngphải đạt mức bảo đảm không hỏng, gây khó khăn cho đỡ phát tổ chức tấncông lần 1 của đối phương, tranh thủ tối đa được điểm nếu có thể, tạo thế cho

“mở cửa” tấn công toàn trận đấu, pha đấu tốt Một đội không có trình độ phátbóng tốt, uy lực cao thường kéo theo trình độ đỡ phát kém nên phải coi trọnghết mức nâng cao trình độ uy lực phát bóng của đội nhà

Trang 40

Đặc điểm huấn luyện: [45], [46]

Toàn đội bóng là một thể thống nhất về tính năng đa dạng uy lực caophát bóng trên cơ sở mỗi người có sở trường phát bóng khác nhau Sở trường

uy lực phát bóng từng cá nhân theo hướng bảo đảm ít hỏng nhưng uy lực cao

uy hiếp đối phương thể hiện bằng nhiều khả năng được điểm và phá vỡ chiếnthuật đỡ phát bóng tấn công của đối phương Khi tập phát bóng, HLV dựatrên yêu cầu mỗi cá nhân giỏi phát một kiểu, một tính năng với biến hoáđường, lực, tốc độ, điểm… khác nhau đồng thời nếu có thể nắm vững tươngđối một kiểu phát tính năng thứ hai với các vị trí phát khác nhau HLV phảitính toán sao cho trên cơ sở mỗi người phát một hai loại tính năng tốt tạothành toàn đội có uy lực tính năng phát toàn diện, uy lực tổng hợp cao làm đốiphương khó đối phó do biến hoá tính năng của đội Từ tính toán bố trí tổngthể chiến thuật do tính đa dạng uy lực của phát bóng tăng dần tính chuẩn xáccủa phát bóng để từng cá nhân cũng như toàn đội vững tin khi vận dụng

Phải bố trí huấn luyện phát bóng thường xuyên suốt quá trình huấnluyện Thực tiễn cho thấy, không thể tập trung trong thời kì nào đó giải quyếtđược chất lượng phát bóng Cũng như đỡ phát, nếu ít tập phát bóng, tập khôngthường xuyên là chất lượng phát giảm, rõ nhất là uy lực thấp, độ chuẩn xácgiảm nhanh Điều quan trọng là do phải nâng cao trình độ đỡ phát thườngxuyên nên phát bóng cũng phải tập nâng cao theo cho phù hợp, đúng ra nângcao uy lực phát bóng phải đi trước một bước Nhất định phải bố trí tập nângcao uy lực phát bóng liên tục đều trong suốt quá trình huấn luyện

Phải đảm bảo ý thức trách nhiệm cao thực hiện yêu cầu chặt chẽ với tácphong thận trọng nhưng kiên quyết trong tập phát bóng Tập phát bóng chủyếu là tập cá nhân nên tương đối khô khan, dễ phát triển theo hướng hình thức

tự do cá nhân Lại thêm HLV không coi trọng giáo dục ý thức trách nhiệmcao cho cá nhân nên thường khi tập dễ lỏng lẻo hình thức, biện pháp yêu cầu

Ngày đăng: 18/09/2014, 17:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aleco B (1996), “Huấn luyện sức mạnh của KevinYan”, Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, Dịch: Huy Tường, (3), tr. 24 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện sức mạnh của KevinYan”, "Thông tin khoahọc kỹ thuật TDTT
Tác giả: Aleco B
Năm: 1996
2. Belov, Trikin (1973), “Phương pháp giảng dạy huấn luyện các môn bóng đối với thanh thiếu niên”, Bản tin khoa học TDTT (12), Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr 25 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy huấn luyện các mônbóng đối với thanh thiếu niên”, "Bản tin khoa học TDTT
Tác giả: Belov, Trikin
Năm: 1973
3. Bosco C. (1989), “Phát triển sức mạnh chân cho vận động viên Bóng chuyền”, Bản tin Khoa học kỹ thuật TDTT, Hà Nội, số 6/89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sức mạnh chân cho vận động viên Bóngchuyền”, "Bản tin Khoa học kỹ thuật TDTT
Tác giả: Bosco C
Năm: 1989
4. Brit. M.C, Xilono Novaro (1984), “Tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng chuyền ở Cuba”, Bản tin khoa học TDTT (11), Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn tuyển chọn vận độngviên bóng chuyền ở Cuba”, "Bản tin khoa học TDTT
Tác giả: Brit. M.C, Xilono Novaro
Năm: 1984
5. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh, tr.19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phươngpháp huấn luyện thể thao
Tác giả: Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp
Năm: 1983
6. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh, tr. 77 - 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể thaotrẻ
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1991
7. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh, tr. 37 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thểthao
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: Nxb TDTT thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1986
8. Bùi Huy Châm, Hà Mạnh Thư (1989), Chiến thuật bóng chuyền, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 55 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến thuật bóng chuyền
Tác giả: Bùi Huy Châm, Hà Mạnh Thư
Nhà XB: NxbTDTT
Năm: 1989
9. Cherebetin. G (1993) “Tuyển chọn về mặt y sinh trong bóng chuyền”, Bản tin khoa học TDTT (8), Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn về mặt y sinh trong bóng chuyền”,"Bản tin khoa học TDTT
10. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội, tr. 38 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đào tạo vậnđộng viên trình độ cao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2002
11. Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh, Lê Quí Phượng (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao I, II, III, Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr. 33 - 37, 57 - 59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoahọc tuyển chọn tài năng thể thao I, II, III
Tác giả: Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh, Lê Quí Phượng
Năm: 1997
13. Trần Đức Dũng (2002), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, nội dung kiểm tra đánh giá kỹ năng chuyên môn cơ bản các môn thực hành tại trường Đại học TDTT I, Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành, Trường Đại học TDTT I, tr. 13 - 17, 114 - 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, nội dung kiểmtra đánh giá kỹ năng chuyên môn cơ bản các môn thực hành tạitrường Đại học TDTT I
Tác giả: Trần Đức Dũng
Năm: 2002
14. Gardinal. C.H (1998), “Huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng chuyền”, Bản tin khoa học TDTT (3), Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể lực cho vận động viên bóngchuyền”, "Bản tin khoa học TDTT
Tác giả: Gardinal. C.H
Năm: 1998
15. Gerler. E.M (1987), “Những xu hướng chuyên môn hiện đại trong bóng chuyền”, Bản tin khoa học TDTT (3), Viện khoa học TDTT, Hà Nội, tr.13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những xu hướng chuyên môn hiện đại trong bóngchuyền”, "Bản tin khoa học TDTT
Tác giả: Gerler. E.M
Năm: 1987
16. Gieledonhiac I.D (1983), Vươn tới nghệ thuật bóng chuyền, Nxb TDTT, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vươn tới nghệ thuật bóng chuyền
Tác giả: Gieledonhiac I.D
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1983
17. Goikhơman P.N (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tố chất thể lực của VĐV
Tác giả: Goikhơman P.N
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1978
18. Gozolin. M (1986), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện
Tác giả: Gozolin. M
Nhà XB: NxbTDTT
Năm: 1986
19. Gustav, Booeznen (1976), “Phát triển tốc độ trong bóng chuyền”, Bản tin khoa học TDTT, Chuyên đề bóng chuyền, Viện khoa học TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tốc độ trong bóng chuyền”, "Bảntin khoa học TDTT, Chuyên đề bóng chuyền
Tác giả: Gustav, Booeznen
Năm: 1976
20. Harre. D (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết huấn luyện
Tác giả: Harre. D
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 1996
21. Bùi Quan Hải và cộng sự (2009), “Giáo trình tuyển chọn tài năng thể thao”, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tuyển chọn tài năng thểthao
Tác giả: Bùi Quan Hải và cộng sự
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Kỹ thuật nhảy phát bóng. - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
Hình 1.1. Kỹ thuật nhảy phát bóng (Trang 20)
Hình 1.2. Kỹ thuật nhảy chuyền bóng. - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
Hình 1.2. Kỹ thuật nhảy chuyền bóng (Trang 23)
Hình 2.1. Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân. - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
Hình 2.1. Nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (Trang 63)
Hình 2.2. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô. - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
Hình 2.2. Nhảy phát bóng chuẩn vào ô (Trang 64)
Hình 2.3. Khi ánh xạ xạ ảnh, đường thẳng được ánh xạ lên đường thẳng. - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
Hình 2.3. Khi ánh xạ xạ ảnh, đường thẳng được ánh xạ lên đường thẳng (Trang 67)
BẢNG 3.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 83)
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 84)
BẢNG 3.3. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.3. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN (Trang 85)
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY (Trang 90)
BẢNG 3.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ   VỚI   HIỆU   QUẢ   THỰC   HIỆN   KỸ   THUẬT   NHẢY   PHÁT   BểNG,   NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA NAM SINH VIấN CHUYấN SÂU BểNG CHUYỀN (n = 30). - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.6. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA NAM SINH VIấN CHUYấN SÂU BểNG CHUYỀN (n = 30) (Trang 91)
BẢNG 3.10. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BểNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.10. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TEST SƯ PHẠM VỚI CHỈ SỐ TỐC ĐỘ BểNG SAU KHI RỜI TAY CỦA NAM SINH VIấN (Trang 93)
BẢNG 3.12. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG CỦA NAM SINH VIấN CHUYấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.12. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG CỦA NAM SINH VIấN CHUYấN (Trang 97)
BẢNG 3.13. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ THỰC - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.13. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ THỰC (Trang 98)
BẢNG 3.14. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.14. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHểM YẾU TỐ THÀNH PHẦN VÀ HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC NHểM YẾU TỐ Để VỚI HIỆU QUẢ (Trang 98)
BẢNG 3.18. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.18. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN (Trang 122)
BẢNG 3.19. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.19. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 123)
BẢNG 3.20. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.20. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN (Trang 124)
BẢNG 3.21. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.21. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 125)
BẢNG 3.22. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.22. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN (Trang 126)
BẢNG 3.23. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.23. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 127)
BẢNG 3.24. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.24. SO SÁNH TRèNH ĐỘ KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG VÀ SỨC MẠNH CHUYấN MễN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIấN (Trang 128)
BẢNG 3.27. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.27. SO SÁNH CÁC CHỈ SỐ SINH CƠ HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG, NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA (Trang 131)
BẢNG 3.34. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG CỦA 2 NHểM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.34. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BểNG CỦA 2 NHểM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC NGHIỆM (Trang 132)
BẢNG 3.35. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KỸ THUẬT NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA 2 NHểM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC - Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
BẢNG 3.35. SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KỸ THUẬT NHẢY CHUYỀN BểNG CỦA 2 NHểM ĐỐI CHỨNG VÀ THỰC (Trang 133)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w