1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18

32 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCHVIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TRỊNH TOÁN

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ GIỮA THÀNH TÍCH THI ĐẤU VỚI CHỨC NĂNGSINH LÝ, TỐ CHẤT THỂ LỰC, KỸ CHIẾN THUẬT CỦA VẬN ĐỘNG

VIÊN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH Ở LỨA TUỔI 16 - 18

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thaoMã số: 62.14.01.04

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2013

Trang 2

Công trình hoàn thành tại: Viện Khoa học Thể dục thể thao

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Nguyệt Nga

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:1 Thư viện Quốc gia Việt Nam2 Thư viện Viện Khoa học TDTT

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Th.S.Trịnh Toán, PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2013), “ Xây dựng tiêu chuẩn đánh

giá chức năng sinh lý của vận động viên điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi16 – 18”, Tạp chí khoa học, Đào tạo và huấn luyện thể thao, số 1/2013, tr 64

2 Th.S.Trịnh Toán, PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2013), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh

giá tố chất thể lực của vận động viên điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16 –18.”, Tạp chí khoa học, Đào tạo và huấn luyện thể thao, số 2/2013, tr 65

3 Th.S.Trịnh Toán, PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2013), “Tiêu chuẩn kiểm định giai

đoạn huấn luyện trước thi đấu về các tiêu chuẩn chức năng sinh lý của vận độngviên điền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16 – 18”, Hội thảo khoa học Góp ý

định hướng công tác xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẫn kỹ thuật Việt Namthuộc lĩnh vực thể dục thể thao, tháng 3/2013, tr 244

4 Th.S.Trịnh Toán, PGS.TS Lê Nguyệt Nga (2013), “Tiêu chuẩn kiểm định giai

đoạn huấn luyện trước thi đấu về các tiêu chuẩn tố chất thể lực của vận động viênđiền kinh chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16 – 18.” Hội thảo khoa học Góp ý định

hướng công tác xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẫn kỹ thuật Việt Namthuộc lĩnh vực thể dục thể thao, tháng 3/2013, tr 252

A GIỚI THIỆU LUẬN ÁN:1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và chỉ thị của Ban Bí thư Trungương Đảng khóa IX đã nêu rõ: "Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ VĐV thể thao thànhtích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á vàcó vị trí cao trong nhiều bộ môn" [34]

Trong những năm gần đây TTTT nước ta đã có những bước tiến đáng ghinhận Từ sau SEA Games 22 Việt Nam đăng cai đến nay thành tích đoàn thể thaoViệt Nam luôn đạt thứ hạng trong tốp nhất, nhì và ba ở đấu trường Đông Nam Á.Trong đó môn điền kinh qua các kỳ SEA Games thành tích cũng không ngừngtăng lên Tuy nhiên, để đuổi kịp các nước có nền thể thao tiên tiến, ngành TDTTnước ta đã xác định "cần phát triển thể thao thành tích cao", coi đó là nhiệm vụchiến lược xuyên suốt của ngành.

Thực tiễn chỉ ra công tác HLTT hiện đại đòi hỏi việc kiểm tra - đánh giá TĐTLcủa VĐV và ở bất kỳ môn thể thao nào cũng được xem xét một cách toàn diện cácmặt như: Hình thái - thể lực, kỹ chiến thuật và tâm - sinh lý theo một quy trình vàtrong hệ thống chặt chẽ, khoa học, nhằm xác định hiệu quả huấn luyện đối với sựphát triển năng lực thể thao của VĐV.

Trang 4

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: Thành tích các môn thể thao,nhất là các môn vận động chu kỳ trong đó có môn điền kinh, phụ thuộc vào cácyếu tố sau đây: Hình thái, chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ thuật, một số yếutố tâm lý Các yếu tố này nhờ vào thuật của môn xác suất thống kê đã đưa cácphương pháp phân tích nhân tố (factor analyse), hệ số tương quan bội, phươngpháp tính các tỷ trọng các nhóm nhân tố, có thể giúp chúng ta xây dựng hệ thốngtiêu chuẩn đánh giá và xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thànhTTTT của VĐV điền kinh chạy CLTB là việc làm có ý nghĩa khoa học và cầnthiết cho thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

"Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể

lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18".

Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề tài, luận án tiến hành nghiên

cứu với các mục tiêu sau đây:

Mục tiêu 1: Xác định cơ sở lựa chọn nội dung đánh giá chức năng sinh lý, tố chất

thể lực và kỹ chiến thuật.

Mục tiêu 2: Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của

VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18.

Mục tiêu 3: Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng, tố chất thể

lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18.

2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1 Đề tài xác định được các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lựcvà kỹ chiến thuật cho vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18 gồm:- 10 chỉ tiêu chức năng sinh lý: mạch yên tĩnh, huyết áp tối đa, huyết áp tốithiểu, công năng tim, DTS, DTS tương đối, VO2max, PWC170, axit lactic yên tĩnh,VAnT.

- 12 chỉ tiêu đánh giá tố chất thể lực: Bật xa 3 bước, bật xa 10 bước, chạy 30xpc, chạy 100m xpc, chạy 400m, chạy 600m, chạy 800m, chạy 1000m, chạy1500m, chạy 12 phút, lực cơ lưng, lực cơ đùi.

- 3 chỉ tiêu kỹ chiến thuật: tốc độ trung bình, tần số bước, độ dài bước chân.2 Trên cơ sở các chỉ tiêu đã lựa chọn đề tài đánh giá được thực trạng, xâydựng được 4 bảng điểm và 2 bảng phân loại đánh giá chức năng sinh lý, tố chấtthể lực, kỹ chiến thuật của vận động viên chạy cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 – 18.

3 Xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa thành tích chạy cự ly800m và 1500m với chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của nam,nữ vận động viên chạy cự ly trung bình lứa tuổi 16 – 18 Xây dựng bảng phân loạiđánh giá tổng hợp có tính đến yếu tố ảnh hưởng (β) của chức năng sinh lý, tố chất) của chức năng sinh lý, tố chấtthể lực, kỹ chiến thuật của nam và nữ VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 -18.

Trang 5

3 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:

Luận án được trình bày trong 145 trang bao gồm phần: Đặt vấn đề; Các nộidung chính của luận án: Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu (43trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (13 trang);Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (80 trang); Phần kết luận và kiến nghị(3 trang) Trong luận án có 45 bảng, 14 biểu đồ, và 6 hình, 63 tài liệu viết bằngtiếng Việt, 19 tài liệu tiếng Anh, và phần phụ lục.

B NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1.Đặc điểm chung và kỹ thuật môn chạy CLTB:

1.1.1 Sơ lược phát triển môn Điền kinh:

Từ năm 1896 việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thaoOlympic đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển môn điền kinh.Từ đại hội thể thao Olympic Aten (Hy Lạp 1896), ĐK đã trở thành nội dung chủyếu trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic Năm 1912, Liênđoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF (International Amateur AthleticFederation) ra đời Đến nay đã có 209 thành viên là các Liên đoàn Điền kinh quốcgia ở các châu lục, trong đó có Liên đoàn Điền kinh Việt Nam Hiện nay trụ sở củaLiên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế đặt ở Monaco [3, tr 10]

1.1.2 Đặc điểm sinh lý VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18:

- Hệ thần kinh: Tính linh hoạt hệ thần kinh tương đối cao, cũng gần giống như

chạy ngắn, tốc độ chạy tương đối nhanh nên yêu cầu có khả năng thay đổi quátrình hưng phấn và ức chế ở vỏ não Hệ thống thần kinh luôn luôn duy trì sự thayđổi quá trình hưng phấn và ức chế trong thời gian tương đối dài Tế bào thần kinhdễ bị mệt mỏi do tiếp nhận và điều khiển xung động cao [43, tr 103 - 104] Đặcđiểm hệ thần kinh của lứa tuổi 16 – 18 cùng với sự phát triển hoàn thiện thể hình,kích thước vỏ não và hành tủy đạt đến mức của người trưởng thành Hoạt độngphân tích - tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng đã hình thành tốt, nângcao không ngừng tính linh hoạt thần kinh ở vỏ não, nên cần đảm bảo sự hoạt độngthay đổi nhanh giữa cơ co và cơ đối kháng, nâng cao chức năng ổn định cơ bắp làđiều quan trọng để nâng cao thành tích đối với chạy CLTB.

- Hệ tuần hoàn: Môn chạy CLTB có cường độ chạy gần bằng môn chạy ngắn,

nhưng thời gian hoàn thành cự ly tương đối dài, cần đến 3 - 5 phút, cho nên cácmôn chạy CLTB có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh lý, nhịp tim 200 - 250lần/phút, đạt mức độ cao khả năng cơ thể con người Huyết áp tối đa tăng 185 -220mmHg, huyết áp tối thiểu giảm rõ rệt Huyết áp cơ thể đạt đến khả năng cựchạn Lượng tâm thu có thể đạt 30 - 40 lít/phút, tăng 6 - 7 lần so với lúc yên tĩnh,

Trang 6

lượng tâm thu vào khoảng 150 - 210ml Thể tích tim qua thời gian tập luyện dài vàhệ thống sẽ tăng [43, tr 103 - 104] Ở lứa tuổi 16 -18 có nhịp tim 70 - 78 lần/phút,HA tối đa 110 - 120, HA tối thiểu 70 – 85, thể tích tâm thu 60 – 70ml Trong tậpluyện và thi đấu thể tích tâm thu gần như người lớn 120 - 140ml, lưu lượng timtrên phút 24 - 28 lít/phút Như vậy đặc điểm hoạt động tuần hoàn của VĐV chạyCLTB có tần số nhịp tim, HA và lượng tâm thu khá cao, mới có thể nâng cao côngsuất cơ thể.

- Sự biến đổi hệ hô hấp: Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 16 – 18, tần số hô hấp 12 -

18 lần/phút Độ sâu hô hấp (400 - 500ml) cũng như DTS tương đối cũng gần bằng người lớn (80ml/1kg trọng lượng cơ thể), khả năng hấp thụ Oxy tối đa 3.50 lít/phút.

Trong tập luyện và thi đấu của VĐV chạy CLTB, chức năng hệ hô hấp khôngđáp ứng kịp với cường độ hoạt động cơ bắp, như trong cự ly 1500m, khi sắp kếtthúc cự ly, chức năng hệ hô hấp mới đạt được mức độ tối đa Tần số hô hấp 45 - 55lần/phút trong phạm vi có hiệu quả hô hấp, lượng thông khí phổi đạt 100 - 140lít/phút, nhu cầu oxy 8.5 - 12.5 lít/phút, nợ oxy từ 52 - 75% Tuy số % nợ oxy thấphơn chạy ngắn (99%) nhưng trị số tuyệt đối đạt 19 - 20 lít, cao hơn chạy ngắn.Trong 4 vùng cường độ của Pharphell thì CLTB có trị số nợ oxy lớn nhất, hàmlượng axit lactic máu tăng lên có thể đạt 250mg%, axit lactic trong nước tiểu cũngtăng theo đạt đến 250mg% [43, tr 103 - 104] Trong lúc chạy do thiếu O2 nên nợO2 tăng lên, lượng axit lactic cũng tăng lên có thể đạt 250mg%, lượng axit lactictrong nước tiểu cũng tăng theo đạt đến 250mg%

- Sự trao đổi năng lượng: Ở tuổi 16 - 18 nhu cầu khoảng 7.7g/kg/ngày Nước

chiếm 68 - 72% trọng lượng cơ thể của tuổi 16 - 18 và nhu cầu 40 - 50g/1kg/ngày.Tổng năng lượng tiêu hao vào khoảng 125 Kcal; Có VĐV đạt đến 450 Kcal

Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thì đặc điểmmôn chạy CLTB thuộc vùng công suất dưới cực đại Trong đó chạy cự ly 800m có70% sức bền yếm khí, 30% là ưa khí; Chạy cự ly 1500m có 50% yếm khí và 50%ưa khí [18, tr 367], [33, tr 502 - 503], [75, tr 85], [76, tr.110] Theo tác giả PeterJanssen (2001) chạy cự ly 800m có 30% yếm khí phi lactat và lactat, 65% lactatevà oxygen, 5% hệ oxygen Chạy cự ly 1500m có 20% yếm khí phi lactat và lacta,55% lactate và oxygen, 25% hệ oxygen [70, tr 18 – 19]

Trong quá trình chạy VĐV có thể xuất hiện "cực điểm" và "hô hấp lần 2", songđiều này phụ thuộc vào trình độ huấn luyện, trình độ huấn luyện càng cao thì hiệntượng trên càng ít xuất hiện [32, tr 34 - 36.]

Trang 7

- Kỹ thuật xuất phát: Trong chạy CLTB, các VĐV thường sử dụng kỹ thuật

xuất phát cao Thân trên ngả về trước, chân gấp lại ở khớp gối, tư thế lúc này cầnổn định và thuận lợi Sau khi súng nổ hay lệnh "chạy", VĐV bắt đầu chạy và cốgắng chiếm vị trí sát mép trong đường chạy

- Chạy giữa quãng: Bước chạy giữa quãng được thực hiện với ĐDB và TSB

tương đối đều Khi kỹ thuật chạy tốt, thân trên hơi ngã về trước, độ ngả về trướccủa thân trên không quá 4 - 5o, nó được tăng lên lúc đạp sau và giảm đi trong phabay Vai xoay không nhiều, bảo đảm cho việc đưa hông ra trước, đầu giữ thẳng, cơmặt và cơ cổ không bị căng Tư thế của đầu và thân trên như vậy tạo điều kiện choVĐV không có sự căng thẳng thừa và hoạt động tốt hơn.

- Hoạt động của chân: Lực giúp thân thể chuyển động chủ yếu trong chạy là

lực đạp sau, bởi vì tốc độ chạy phụ thuộc vào lực đạp và góc đạp sau của chânchống tựa Góc đạp sau trong chạy CLTB khoảng 50 - 55o Khi kết thúc đạp sau,chân được thả lỏng và cẳng chân do ảnh hưởng của lực quán tính hơi "hất" lêntrên, chân co lại ở khớp gối và đưa đùi ra trước Chân chống tựa gập gối và tíchcực đưa đùi ra trước, đồng thời chân lăn bắt đầu hạ xuống, cẳng chân hơi đưa vềtrước và chạm đất bằng phần trước của bàn chân

ĐDB của VĐV chạy CLTB khoảng 160cm - 220cm Sự dao động về độ dài củabước tùy thuộc ảnh hưởng của mệt mỏi, sự khác nhau giữa các đoạn đường thẳngvà đường vòng, chất lượng đường chạy, lực và hướng gió, trạng thái của VĐV.Tốc độ chạy được nâng lên do tăng TSB và giữ vững ĐDB thích hợp TSB trongchạy 800m và 1500m khoảng 3,5 - 4,5 bước/giây hoặc 190 - 200 bước/phút Tầnsố phụ thuộc và tổng thời gian của thời kỳ chống tựa.

- Hoạt động của tay: Động tác của tay phối hợp nhịp nhàng với động tác của

chân Hoạt động của tay góp phần giữ thăng bằng vào tạo điều kiện tăng hay giảmnhịp điệu chạy

- Về đích và dừng lại sau khi chạy: Việc tăng tốc độ về đích được đặc trưng bởi

việc tăng TSB, đánh tay mạnh hơn và hơi tăng độ ngã của thân trên Sau khi quađường đích, VĐV không được dừng lại đột ngột mà chuyển sang chạy chậm và sauđó là đi bộ để dần dần chuyển cơ thể vào trạng thái tương đối yên tĩnh.

1.1.4 Đặc điểm hoạt động thi đấu môn chạy CLTB:

Môn ĐK chạy CLTB bao gồm hai cự ly thi đấu chính thức 800m và 1500m chonam và nữ Trong các cuộc thi đấu ở bất kỳ quy mô nào cần phải xác định các yếutố như trạng thái sung sức thể thao của VĐV, tình trạng sức khỏe, thành phần đợt

Trang 8

chạy, trình độ và chiến thuật mà các đối thủ chính áp dụng Ngoài ra tình trạngđường chạy, điều kiện khí hậu, hình thức tiến hành thi đấu (số lượng đợt chạy tứkết, bán kết, chung kết) để đưa ra kế hoạch chiến thuật chạy thích hợp.

Trình độ huấn luyện cần dựa vào thành tích và diễn biến tốc độ trên cự ly chạy(tốc độ ở giai đoạn ban đầu, giữa quãng, về đích) Tốc độ được xác định bởi ĐDBvà TSB Xác định tương quan giữa ĐDB và TSB chúng ta sẽ xác định được độ lớntốc độ chạy Sự thay đổi tốc độ chạy phải phù hợp với ĐDB và TSB, do vậy mỗiVĐV cần có chiến thuật chạy phù hợp với đặc điểm của họ Khi VĐV cự ly trungbình chạy với tốc độ cao sẽ tạo nên sự căng thẳng cơ bắp và từ đó gây nên mệtmỏi Theo Pharphel (1969) thì đặc điểm của mỗi giai đoạn mệt mỏi phụ thuộc vàotốc độ chạy, sự thay đổi ĐDB và TSB: Giai đoạn mệt mỏi thứ nhất biểu hiện khiVĐV giảm ĐDB và tăng TSB để duy trì tốc độ chạy Giai đoạn mệt mỏi thứ haibiểu hiện khi VĐV giảm ĐDB song không thể tăng TSB và tất nhiên dẫn tới việcgiảm tốc độ chạy Giai đoạn mệt mỏi thứ ba là khi VĐV giảm cả tần số và ĐDBchạy.

Theo Volkop (1969), giai đoạn mệt mỏi có liên quan mật thiết đến sự cung cấpnăng lượng cho các nhóm cơ bắp hoạt động của VĐV chạy Nguồn năng lượng cơthể bao gồm từ hai quá trình yếm khí và ưa khí Để bảo đảm mức thành tích dự báoVĐV chạy cần có trình độ huấn luyện phù hợp với đặc trưng mô hình VĐV chạy[44, tr 8-12]

Chiến thuật chạy trước hết phụ thuộc vào mục đích đặt ra trước cuộc thi đấu.Thường có ba loại mục đích: Thứ nhất là đạt được thành tích theo dự định, thứ hailà thắng cuộc thi đấu mà không cần thành tích, thứ ba là thắng cuộc thi đấu vớithành tích cao

Khi chạy nhằm đạt thành tích theo dự định, VĐV thường áp dụng chiến thuậttăng tốc ngay từ đầu, duy trì nhịp độ chạy cao Phương án chiến thuật này chỉ cóthể thực hiện với những VĐV có sự chuẩn bị thể lực tốt hơn đối thủ, nhờ nhịp chạycao và đều (dao động của tốc độ không quá 3%), dẫn đầu tốp làm cho đối thủ bịkiệt sức và có khả năng rút về đích tốt.

Chạy để giành chiến thắng, với mục đích này VĐV cần phải duy trì được nhịpđộ chạy cao bám ngay sát phía sau người dẫn đầu (khoảng nửa bước) và chăm chúquan sát tất cả các đối thủ để sẵn sàng trong hất kỳ thời điểm nào thực hiện dichuyển nhanh bứt phá

Đối với những VĐV chạy để thắng cuộc thi đấu với thành tích cao đạt kỷ lụcthì điều quan trọng là phải biết cách làm thế nào để đua tranh với các đấu thủ cókhả năng chạy nước rút về đích nhanh Do vậy VĐV phải có tốc độ cao trên toàncự ly

Tuy nhiên thường trên mỗi cự ly đều có các vùng mà ở đó bất kỳ VĐV chạynào cũng cảm thấy nặng nề vì mệt mỏi tăng lên do mức nợ oxy cao hoặc các thay

Trang 9

đổi bất lợi khác xảy ra trong cơ thể Các vùng tốc độ chạy thường bị giảm ở cự ly800m là 400m - 600m, cự ly 1500m là 600m - 1000m Để nâng cao nhịp độ trongnhững thời điểm đột biến trên, VĐV chạy cần được huấn luyện với thời gian dài.[44, tr 91 - 97]

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích môn chạy CLTB:1.2.1 Yếu tố hình thái:

Trên cơ sở tổng kết các tư liệu của các VĐV chạy CLTB mạnh nhất có thểthấy VĐV chạy CLTB có những đặc điểm sau: Có chiều cao thân thể trung bìnhtừ 175 - 180cm Trọng lượng cơ thể 60 - 70kg, tốc độ tới hạn 5.5 - 5.8 m/giây Ởnữ các chỉ số này hơi thấp hơn [2, tr 147]

Qua nghiên cứu cho thấy thành tích chạy CLTB có mối quan hệ với tuổi củaVĐV Lứa tuổi đạt thành tích cao là 23 - 25 tuổi, ở cự ly dài là 25 - 27 tuổi Phântích một số VĐV chạy cự ly 800m xuất sắc của thế giới thì họ tập luyện cự ly nàytừ 11 - 13 tuổi và phải qua 8 - 10 năm tập luyện (đến lứa tuổi 19 - 23) mới đạtthành tích cao nhất [28, tr 26]

Theo ý kiến của tác giả R.E.Motuliansky (1997) thì trong tuyển chọn ở mônchạy CLTB có nhiều giai đoạn từ bắt đầu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao cùngvới sự tiến bộ và đẳng cấp VĐV có sự thu hẹp sự phân tán, các kích thước cơ thể.Sự lựa chọn tự nhiên được diễn ra chỉ còn lại ở các VĐV có những đặc điểm phùhợp với môn thể thao này [39, tr 25 - 44]

Như vậy, theo một số tác giả nêu trên VĐV chạy CLTB có tính đặc trưng theomôn chuyên sâu và có mối tương quan với thành tích chạy.

1.2.2 Yếu tố chức năng của cơ thể:

Theo các tác giả Liên Xô trước đây như V.V.Kunznhesốp, V.S.Garôzanhin vàV.G.Sakaep, trong hoạt động thể thao, có thể coi cơ thể như là một hệ thống vậnđộng Hệ thống này được cấu thành bởi 3 bộ phận: 1) Bộ phận điều khiển, phốihợp (chính là hệ thống thần kinh) 2) Bộ phận cung cấp năng lượng (bao gồm tấtcả các hệ thống sinh lý, tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng, đảmbảo cung cấp năng lượng sinh học cho các hoạt động của cơ thể) 3) Bộ phận trựctiếp tham gia vận động (cơ quan vận động)

Cơ chế hoạt động co cơ của cơ quan vận động chủ yếu dựa vào dạng nănglượng ATP (Adenosin triphosphat) Lực cơ được sản sinh bởi sự phân giải ATP làcơ sở sinh lý cơ bản của động tác chạy, là giá trị thành tích của VĐV Hợp chấtcao năng ATP của cơ có thể được tổng hợp từ các quá trình oxy hóa các chất dinhdưỡng bằng đường hướng yếm khí hoặc ưa khí, trong đường hướng ưa khí oxyđược sử dụng để tổng hợp ATP từ carbonhydrat và mỡ; trong đường hướng yếmkhí, oxygen không tham gia vào quá trình tổng hợp ATP và chỉ có carbonhydrat lànguồn nguyên liệu chính [19, tr 34], [63, tr 10]

Trang 10

Tùy vào thời gian vận động và cường độ bài tập sẽ có tỷ lệ phần trăm nănglượng ưa khí hay yếm khí tham gia cung cấp cho quá trình co cơ Trong công táchuấn luyện ngày nay việc xác định đúng cơ chế cung cấp năng lượng sẽ giúp cáchuấn luyện viên thực hiện được mục tiêu huấn luyện, phát huy tiềm năng của VĐVđể đạt thành tích cao [31, tr 43 - 46]

1.2.3 Yếu tố tố chất thể lực:

Trong chạy CLTB, VĐV cố gắng nhanh chóng đạt tốc độ thi đấu và duy trì nótrong chạy giữa quãng và tạo điều kiện để tăng tốc khi về đích Các CLTB thuộccông suất gần tối đa, khi chạy nợ oxy tăng đến kết thúc cự ly, đặc biệt cuối cự lynhu cầu oxy tăng cực đại Như vậy, các yếu tố tạo nên công suất của cơ thể để tạoTTTT thì bên cạnh các yếu tố chức năng của cơ thể còn có các yếu tố tố chất thểlực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền Trong đó người ta quan tâm đến tố chấtthể lực chuyên môn và tố chất thể lực đặc trưng Yếu tố thể lực đặc trưng là nhữngnhân tố ảnh hưởng lớn và có tỷ trọng cao đến thành tích các CLTB

1.2.4 Yếu tố tâm lý:

TTTT mà VĐV chạy CLTB đạt được không chỉ gắn liền với trình độ phát triểncác tố chất vận động, các chức năng sinh lý mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của hệthần kinh Các công trình nghiên cứu cho thấy loại hình thần kinh là một trongnhững nhân tố có liên quan đến thành tích chạy Những VĐV có loại hình thầnkinh mạnh, ít nhạy cảm thì có khả năng vận động cao, kéo dài tốt hơn những VĐVcó hệ thống thần kinh yếu, nhạy cảm

Thực tế về mối quan hệ chặt chẽ, tuyến tính giữa các chỉ số sức mạnh cảm giáccủa hệ thần kinh và trình độ vận động nói lên rằng sức bền phụ thuộc nhiều vàođặc điểm của hệ thống thần kinh của VĐV Có thể kết luận, việc đạt thành tích caotrong chạy CLTB chỉ có được ở những VĐV có hệ thần kinh linh hoạt với điềukiện phải tập luyện có hệ thống và có mục đích [44, tr 29]

1.2.5 Yếu tố kỹ chiến thuật:

+ Kỹ thuật: Kỹ thuật chạy CLTB không thuộc loại kỹ thuật khó Tuy nhiên nếu

có kỹ thuật phù hợp (với nguyên lý kỹ thuật, với đặc điểm cá nhân) sẽ giúp choVĐV tiết kiệm được sức để nâng cao hiệu quả chạy (chạy được lâu và nhanh).

Vì vậy động tác chạy hợp lý về cấu trúc tự nhiên cần phải phù hợp với cự ly lựachọn để chuyên môn hóa, có nghĩa là phù hợp với trình độ huấn luyện kỹ thuật cầnthiết mà tiêu chuẩn của kỹ thuật là các thông số được đo một cách khách quan:Thời gian của bước đôi (gồm hai bước, một bước từ chân phải và một bước từchân trái), ĐDB và TSB, thời gian chống, chỉ số A, góc gấp tối đa và tối thiểu củachân ở các khớp

Trang 11

Như vậy trong mỗi cự ly chạy có những tiêu chuẩn nhất định của nó và điềunày được phản ánh trong tương quan giữa ĐDB và TSB, trong mức chỉ số tích cựcchạy A [30, tr 38 - 39], [44, tr 109 - 111]

+ Chiến thuật: Theo Nguyễn Kim Minh (2004) [30, tr 38 - 39], diễn biến tốc

độ trong chạy cự ly 800m và 1500m liên quan tới chiến thuật trong chạy CLTB.Biết phân bố tốc độ chạy hợp lý trên cự ly trong chạy CLTB cũng là một yếu tố cóliên quan tới thành tích Các VĐV hàng đầu thế giới tăng tốc rất cao khi vượt400m đầu ở cự ly 800m (trung bình từ 7.75m/gy đến 8m/gy) Xu hướng chungtrong chạy 1500m, đoạn chạy từ 400m đến 800m tốc độ bị giảm dần so với 400mđầu Tiếp theo, ở 700m còn lại, tốc độ lại tăng dần (thí dụ: Ở 400m đầu VĐV chạyvới tốc độ trên 7m/gy; ở 400m tiếp theo, tốc độ giảm xuống tới 6.6 đến 6.8m/gy.Tiếp theo tốc độ lại tăng dần và VĐV về đích ở tốc độ 7.20 – 7.30m/gy)

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:2.1 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phươngpháp sau:

2.1.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:

2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Các chỉ tiêu sư phạm gồm: Bật xa 3 bước (m), Bật xa 10 bước (m), Chạy 30mxpc (gy), Chạy 100m xpc (gy) Chạy 400m (gy), Chạy 600m (gy), Chạy 800m(gy), Chạy 1500m (gy), Chạy 12 ph, Lực lưng (kg), Lực đùi (kg).

2.1.4 Phương pháp kiểm tra chức năng sinh lý:

Mạch yên tĩnh (lần/ph), Huyết áp (mmHg), Axit lactic máu yên tĩnh (mmol/l),DTS (ml), DTS tương đối (ml/kg), Công năng tim (HW: Heart Working), VO2max(ml/kg/ph), Test PWC170 (m/gy), VAnT(m/gy)

2.1.5 Phương pháp toán thống kê:

- Các tham số đặc trưng thống kê gồm: , , , 2, Xmax, Xmin, Cv%, thang

độ C theo công thức: C = 5 + 2Z.

- Hệ số tương quan (r), xác định tỷ trọng ảnh hưởng () của các chỉ tiêu được

thực hiện bằng hệ phương trình bậc nhất đa ẩn số

- Phương pháp Wilcoxon kiểm định và đánh giá sự đồng nhất của tập hợp sốliệu ý kiến giữa 2 lần phỏng vấn và độ tin cậy của khách thể phỏng vấn, p hươngpháp kiểm định Shapyro Winki kiểm định phân phối chuẩn với cỡ mẫu n < 50

Trang 12

2.2 Tổ chức nghiên cứu:

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Xác định quan hệ giữa thành tích thi đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực,kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 – 18.

2.2.2 Khách thể nghiên cứu:

Gồm có 30 VĐV nam và 26 VĐV nữ chạy CLTB lứa tuổi 16 - 18 của Tp HồChí Minh, Tỉnh Khánh Hòa, Đaklak và An Giang,

2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu:

Gồm 3 giai đoạn cơ bản sau đây:Giai đoạn 1: Từ tháng 6/2006 đến 6/2007.Giai đoạn 2: Từ 6/2007 đến 6/2008Giai đoạn 3: Từ 6/2008 đến 6/2009

2.2.4 Địa điểm nghiên cứu:

Viện Khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT Tp Hồ Chí Minh, Trung TâmHuấn luyện Thể thao Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Cơ sở xác định nội dung đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹchiến thuật của VĐV chạy CLTB lứa tuổi 16 -18.

Để có cơ sở xác định nội dung đánh giá chức năng sinh

lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐV chạy CLTB

lứa tuổi 16 - 18, quá trình nghiên cứu luận án thực hiện theocác bước như sau:

3.1.1 Hệ thống hóa các chỉ tiêu đã được sử dụng

trong đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐVĐK chạy CLTB:

- Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ

chiến thuật của VĐV ĐK chạy CLTB: Đề tài đã dựa vào các công trình nghiên cứu

đánh giá TĐTL môn chạy CLTB của các tác giả trong và ngoài nước (mục 1.5.2),(1): P.D.Siris, P.M Gaidarsca, K.I Rachep [39, tr 28], (2): Nguyễn Kim Minh[30, tr 27], (3): Viện khoa học TDTT [53, tr 34 - 40], (4): Nguyễn Ngọc Cừ [9, tr.3], (5): Nguyễn Thành Long [29, tr 37], (6): Trịnh Hùng Thanh, (7): Lê Đình Hải[15, tr 53], (8): Nguyễn Đại Dương - Hồ Thị Tố Tâm [13, tr 17 - 19]

- Luận án tiến hành theo các nguyên tắc sau:

 Chọn những nội dung chỉ tiêu có đa số tác giả sử dụng

Tác giả luận án

Trịnh Toán

Trang 13

 Chọn những nội dung có ít sử dụng nhưng phù hợp với đặc điểm giaiđoạn huấn luyện của lứa tuổi, môn ĐK CLTB và điều kiện thực tiễn của quá trìnhnghiên cứu.

3.1.2 Xác định các nội dung đánh giá thông qua kết quả phỏng vấn:

Từ kết quả chọn lựa các nội dung ở trên, để đảm bảo tính khách quan và độ tincậy của các nội dung đánh giá, đã tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn Quá trìnhphỏng vấn được tiến hành 2 lần cách nhau 2 tháng, có cùng nội dung, cùng một đốitượng, cùng cách thức trả lời

Tổng hợp 2 lần phỏng vấn, có 56 lượt ý kiến trả lời, trong đó có 8 lượt phỏngvấn các chuyên gia và nhà khoa học, chiếm tỷ lệ:14.28%, có 19 lượt ý kiến củaHLV và giáo viên giảng dạy ĐK, chiếm tỷ lệ 33.92%, có 29 lượt ý kiến của HLV ởcác Trung tâm Huấn luyện Thể thao các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷlệ: 51.78%.

Từ kết quả thống kê qua hai lần phỏng vấn, luận án tiến hành kiểm định đểđánh giá độ tin cậy và sự đồng nhất ý kiến giữa 2 lần phỏng vấn bằng phương phápkiểm định Wilcoxon Kết quả kiểm định theo phương pháp Wilcoxon qua hai lầnphỏng vấn, quy ước chọn lựa những chỉ tiêu đánh giá có kết quả trùng khớp qua 2lần phỏng vấn và có tỷ lệ trên 75% số người tán đồng trong cả 2 lần phỏng vấn vàloại bỏ các chỉ tiêu có tỉ lệ phần trăm đạt dưới 75% người tán thành Từ 29 chỉtiêu, lựa chọn được 25 chỉ tiêu, trong đó:

Chức năng sinh lý - Có 10 chỉ tiêu: Tần số nhịp tim (lần /phút), HA tối đa

(mmHg), HA tối thiểu (mmHg), Công năng tim, Dung tích sống (ml), DTS/Cânnặng (ml/kg), VO2max tương đối (ml/kg/ph), PWC170 (m/gy), Axit lactic (mmol/l),

VAnT (m/gy)

Tố chất thể lực - Có 12 chỉ tiêu: Bật xa 3 bước tại chỗ (m), Bật xa 10 bước tại

chỗ (m), Chạy 30m xpc (gy), Chạy 100m xpc (gy), Chạy 400m (gy), Chạy 600m(gy), Chạy 800m (gy), Chạy 1000m (gy), Chạy 1.500m (gy), Chạy 12ph (TestCooper) (m), Lực cơ lưng (kG), Lực cơ đùi (kG)

Kỹ chiến thuật - Có 3 chỉ tiêu: Tốc độ chạy trung bình (m/gy), ĐDB chạy (m),

TSB chạy (bước/gy).

3.1.3 Kiểm nghiệm độ tin cậy của các chỉ tiêu được lựa chọn:

Để kiểm nghiệm độ tin cậy của test, luận án chọn nhóm VĐV chạy CLTB lứatuổi 16 - 18 của đội ĐK trẻ thành phố Hồ Chí Minh gồm 14 VĐV nam, 10 VĐVnữ, tiến hành trong 2 lần cách nhau 7 ngày với cùng điều kiện như nhau Tiến hànhđánh giá độ tin cậy của test theo phương pháp tính hệ số tương quan cặp (retest),giữa kết quả 2 lần kiểm tra

Trang 14

Nếu test có hệ số tương quan r > 0.8 và P < 0.05, thì test có đủ độ tin cậy để sửdụng đo lường đánh giá Nếu hệ số tương quan r < 0.8 hoặc P > 0.05, thì không đủđộ tin cậy

Kết quả hai lần kiểm nghiệm test cho thấy, tất cả các chỉ tiêu kiểm tra đều có hệsố tương quan r > 0.8 với dộ tin cậy ở ngưỡng xác suất 0.01, nên các chỉ tiêu trêncó đủ độ tin cậy để đánh giá trình độ tập luyện cho khách thể nghiên cứu.

3.1.4 Kiểm nghiệm tính thông báo của các chỉ tiêu được lựa chọn:

Để kiểm nghiệm tính thông báo các chỉ tiêu nghiên cứu, tiến hành tính hệ sốtương quan giữa kết quả của các chỉ tiêu thu được qua kiểm tra với thành tích thiđấu của nam và nữ VĐV chạy CLTB Kết quả có 25 chỉ tiêu thể hiện mối tươngquan với thành tích thi đấu đều cór > 0.3 Theo tiêu chuẩn trên thì các chỉ tiêunày có đủ tính thông báo để chọn đánh giá trình độ tập luyện cho nhóm khách thểnghiên cứu.

3.2 Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật của VĐVchạy CLTB ở lứa tuổi 16 – 18:

3.2.1 Hiện trạng chức năng sinh lý, tố chất thể lực và kỹ chiến thuật củaVĐV chạy CLTB ở lứa tuổi 16 - 18 qua các nội dung:

Sự vận động của cơ thể được thực hiện dựa vào hai hệ thống chức năng của cơthể là hệ vận động bao gồm hệ cơ và xương, thực hiện chức năng chuyển động củacơ thể và hệ cơ quan chức năng của cơ thể có nhiệm vụ vận chuyển cung cấpnguồn nhiên liệu, dưỡng khí cho hệ vận động Khi hệ vận động tăng hoạt động thìhệ cơ quan chức năng cũng tăng tương ứng Các chỉ tiêu chức năng sinh lý phảnánh tình trạng sức khỏe, khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng như tuầnhoàn hô hấp, năng lực vận chuyển hấp thụ oxy, tốc độ và dung lượng cung cấpnăng lượng của cơ thể Các chỉ tiêu chức năng sinh lý tốt phản ảnh công suất hoạtđộng của cơ thể càng cao

3.2.1.1 Hiện trạng chức năng sinh lý:

Sau khi tiến hành bước chọn lựa, phỏng vấn và kiểm định độ tin cậy, tính thôngbáo của test, tiến hành nghiên cứu 10 chỉ tiêu chức năng sinh lý gồm các chỉ tiêuchức năng sinh lý tĩnh: Mạch yên tĩnh, HA, DTS và DTS tương đối, axit lactic yêntĩnh Các chỉ tiêu chức năng sinh lý động gồm: Công năng tim, PWC170, VO2max,VAnT, đươc tiến hành trên 30 nam VĐV và 26 nữ VĐV lứa tuổi 16 – 18.

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá chức năng sinh lý được trình bày ở bảng 3.6.

Trang 15

Nữ (n=26)

1Mạch yên tĩnh (lần/phút)59.850.0352.0068.004.657.782HA tối đa (mmHg)107.040.0395.00121.007.637.133HA tối thiểu (mmHg)60.620.0455.0075.005.499.064AL yên tĩnh (mmol/lít)2.380.091.503.250.5422.695DTS (ml)2910.380.032500.003250.00227.607.826DTS tương đối (ml/kg)62.450.0550.9676.837.0911.367Công năng tim6.940.084.509.401.4320.648VO2max (ml/kg/ph)57.400.0252.4361.372.854.979PWC 170 (m/gy)3.980.043.274.960.4210.6610VAnT (m/gy)3.200.032.733.640.278.53

3.2.1.2 Hiện trạng các chỉ tiêu tố chất thể lực:

Tố chất thể lực là khả năng thể lực của cơ thể biểu hiện trong quá trình vậnđộng như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, phối hợp vận động, mềm dẻo là cơ sởđể tiếp thu nhanh chóng các kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao TTTT [26, tr.190] Do vậy nghiên cứu đánh giá các tố chất thể lực có ý nghĩa quan trọng vì quađó tìm hiểu thực trạng phát triển tố chất thể lực của người tập và đánh giá hiệu quảcông tác huấn luyện, là cơ sở để nâng cao TTTT.

Sau khi chọn lựa và kiểm định độ tin cậy và tính thông báo của 12 chỉ tiêu làcác test đặc trưng cho đánh giá các tố chất thể lực chuyên môn của môn chạyCLTB Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu tố chất thể lực của nam và nữ VĐV chạyCLTB trình bày ở bảng 3.7

Trang 16

Nữ (n = 26)

1Bật xa 3 bước (m)6.130.0255.386.650.376.112Bật xa 10 bước (m)21.470.03418.5025.001.798.353Chạy 30m xpc (gy)4.630.0214.154.970.245.284Chạy 100m xpc (gy)14.200.01413.2515.430.503.505Chạy 400m (gy)65.850.02659.3073.004.266.476Chạy 600m (gy)120.610.026105.15132.237.886.537Chạy 800m (gy)159.270.025142.75177.239.746.128Chạy 1000m (gy)199.000.014188.21218.176.843.449Chạy 1500m (gy)320.780.022295.95354.0017.465.4410Chạy 12 phút (m)3080.000.0162820.003250.00121.413.9411Lực cơ lưng (kG)60.500.04645.0072.006.8911.4012Lực cơ đùi (kG)52.810.06232.0071.008.0615.26

3.2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kỹ chiến thuật chạy CLTB của nam và nữ VĐV lứa tuổi 16 - 18:

Các thông số kỹ chiến thuật được xác định theo một số tác giả đã phân đoạntrên các cự ly 800m và 1500m để nghiên cứu như sau: Cự ly chạy 800m phânthành 4 đoạn, xác định thành tích, TSB và ĐDB các đoạn 200m(1), 200m(2),200m(3), 200m(4) Cự ly 1500m cũng phân 4 đoạn gồm 400m(1), 400m(2),400m(3) và 300m(4) [11, tr.17- 19], [27, tr 74- 78], [41, tr 27- 19] Theo sự phânđoạn này để nghiên cứu diễn biến kỹ chiến thuật của hai cự ly 800m và 1500m củanam và nữ VĐV lứa tuổi 16 - 18 Các chỉ số kỹ chiến thuật nghiên cứu gồmTĐTB, TSB chạy, ĐDB.

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w