BO TITUONG MAI
ĐỀ TÀI : 2001 — 78 — 052
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ QUỐC TẾ VỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA
VIỆT NAM - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Cơ quan quản lý đề tài: BỘ THƯƠNG MẠI
Cơ quan chủ trì thực hiện: VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
Chủ nhiệm dé tai: TS, Dinh Van Thanh Phó chủ nhiệm đề tài: CN Phạm Hồng Tú
Thư ký đề tài: CN Đỗ Kim Chỉ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
Trang 2MUC LUC
Mé dau
PHAN THU NHAT
Phương pháp luận và phương pháp phân tích mối quan hệ giữa
giá quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá Sự hình thành giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế
Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của giá cả hàng hoá trên thị
trường quốc tế
Các bộ phận cơ bản của giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Các yếu tố ảnh hưởng và những xu hướng thay đổi giá cả hàng hoá
quốc tế hiện nay
._ Mối quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu hàng
hoá của một nước
Mối quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất và xuất khẩu
Mối quan hệ giữa giá quốc tế với nhập khẩu và sản xuất
Céc phương pháp phán tích quan hệ giữa giá quốc tế với sẩn xuát và xuất nhập khẩu hàng hoá
Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất và xuất khẩu hàng hoá
Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với nhập khẩu và sản xuất hàng
hoá
PHAN THU HAI
Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất và xuất nhập
khẩu hàng hoá của Việt Nam 1991 - 2001
Đặc trưng chủ yếu của sản xuất và xuất nhập khẩu ở Việt Nam
._ Đặc trưng về cơ cấu sản xuất và xuất nhập khẩu
Đặc trưng về trình độ phát triển của năng lực sản xuất và xuất nhập khẩu
Đặc trưng về sự hình thành giá cả 4 Những đặc trưng khác
IL Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với sẵn xuất và xuất nhập khẩu
Trang 3HH Be Yeh > H 1H 2> 8 hBm= Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam Phân tích quan hệ giữa giá quốc tế với nhập khẩu và sản xuất của Việt Nam
Những vấn đề đặt ra trong việc xử lý mối quan hệ giữa giá quốc tế với sẵn xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam 1991 - 2001
Đối với chính sách đầu tư Đối với chính sách thương mại
Đối với chính sách tài chính, tín dụng
Đối với doanh nghiệp 8
PHAN THU BA
Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong mối quan hệ với
giá cả quốc tế
Dự báo những nhân tố tác động và xu hướng của giá cả một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam trên thị trường thế giới
Kiến nghị về một số chính sách và giải pháp
Đối với chính sách đầu tư Đối với chính sách thương mại
Đối với chính sách tài chính, tín dụng
Một số giải pháp khác
Các giải pháp đối với các doanh nghiệp
Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh Xay dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu
Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp
Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và các hoạt động nghiên cứu triển khai để tăng năng suất
Trang 4DANH MUC CHU VIET TAT
Tiéng Anh:
ADB -( Asian Development Bank) Ngan hang phat triển chau A
ASEAN ~ (Association of South East Asian Nations) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CET - ( Constant Elasticity oƒ Transformation function) hàm số có độ co
đãn bất biến
CES — ( Constant Elasticity of Substitution function) ham số có độ co dan
thay thé bat bién
CGE — ( The Computable General Equilibrium Model) Mo hinh can bang
tổng thể định lượng
CFR - ( Cost and Freight) giao hang đến nơi nhận CIF ~ ( Cost and Freiglt) chỉ phí, bảo hiểm va van tai EXW - ( Exwork) giao hàng tại xưởng
PAS — ( Free Alongside Ship)giao dọc man tau
FDI - ( Foreing Direct Investment) dau tu truc tiép nudc ngoai
FOB - ( Free on Board) giao lén tau
GATP - ( Global Trade Assistance and Protection) M6 hinh hé trg va bao hộ thương mại toàn cầu
IME - (International Monetary Fund) Quỹ tiên tệ quốc tế
WB - (World Bank) Ngan hang thé giới
WTO - (World Trade Organisation) Tổ chức thương mại thế giới WHO ~ (World Health Organisation) Tổ chức sức khoẻ thế giới
Tiếng Việt:
Trang 5Bang 1 Bang 2 Bang 3 Bang 4 Bang 5 Bang 6 Bang 7 Bang 8 Bang 9 Bang 10 Bang 11 Bang 12 Bang 13 Bang 14 Bang 15 PLI PL2 PL3 PL4
DANH MUC BANG, BIEU, PHU LUC
Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế
Cơ cấu giá trị sản xuất theo ác ngành công nghiệp Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu theo nhóm hàng
Tỷ trọng phân bố thị trường xuất khẩu của Việt Nam Tỷ trọng phân bố thị trường nhập khẩu của Việt Nam
Mức độ sử dụng các đầu vào sản xuất của một số ngành và
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Cước phí vận tải biển sang các cảng chính ở châu Âu Quan hệ giữa phát triển xuất khẩu và chỉ số giá xuất khẩu của Việt Nam
Quan hệ giữa chỉ số giá phát triển xuất khẩu và chỉ số giá xuất khẩu gạo của Việt Nam
Quan hệ giữa chỉ số phát triển xuất khẩu và chỉ số giá xuất khẩu cao su của Việt Nam
Quan hệ giữa chỉ số phát triển xuất khẩu và chỉ số giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Quan hệ giữa chỉ số phát triển xuất khẩu và chỉ số giá xuất
khẩu chè của Việt Nam
Đơn giá xuất khẩu của một số sản phẩm giày dép Mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu của một số ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam
Quan hệ giữa phát triển nhập khẩu và chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam
Thay đổi lượng xuất khẩu khi giá xuất khẩu thay đổi
Thay đổi kim ngạch xuất khẩu do thay đổi giá xuất khẩu Gía cả hàng hoá và dự báo giá cả hàng hoá từ nay tới 2010
Trang 6MO DAU
Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nên kinh tế trong những năm
vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển quan trọng như nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân thời kỳ 1991 - 2001 là 7,62%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu là 21,56%/năm; thu nhập và đời sống đân cư được cải thiện đáng kể Hiện nay, ở nước ta, giá trị xuất khẩu so
với GDP là trên 50% và gần 40% nếu không tính đến xuất khẩu dầu mỏ Điều đó có nghĩa là quan hệ giữa nên kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới nói
chung và quan hệ giữa sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với những biến động về thị trường và giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới nói riêng ngày càng mở rộng và ở mức độ chặt chẽ hơn
Trong giai đoạn tới, cùng với xu hướng phát triển của quá trình tồn cầu
hố, tự do hoá thương mại, các nền kinh tế trên thế giới sẽ có sự đan đệt vào
nhau ngày càng chặt chế hơn, những biến động trên thị trường hàng hoá thế giới sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hơn với mức độ và cường độ ngày càng cao hơn
đối với mỗi nền kinh tế Có thể thấy rằng, hầu hết những biến động trên thị trường thế giới sẽ được phản ánh qua những thay đổi về giá cả hàng hoá trên thị trường thế piới Hơn nữa, giá cả và biến động giá cả thị trường không chi phản ánh quan hệ cung - cầu hàng hoá và những biến động hay xu hướng phát
triển của các yếu tố trong quan hệ đó, mà giá cả còn được hình thành thông qua tính chất, mức độ, phạm vi của cạnh tranh Nghĩa là, trong xu thế vận động của kinh tế và thương mại thế giới hiện nay, giá cả hàng hoá trong nước quan hệ chặt chế hơn với giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Giá cả hàng hoá trong nước vừa chứa đựng sự vận động bên trong của giá cả quốc tế, vừa với tư cách là một bộ phận tham gia vào sự hình thành của giá quốc tế thông qua các hoạt động ngoại thương
Trang 7khẩu của nước ta Do đó, việc nghiên cứu quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản
xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta cũng được đặt ra và Bộ Thương mại
đã cho phép triển khai ở qui mô của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ phương pháp luận và phương
pháp phân tích mối quan hệ giữa giá quốc tế với sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, trên cơ sở đó phân tích thử nghiệm một số mặt hàng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong mối quan hệ với giá cả quốc tế trong giai đoạn đến năm 2010
Đối tượng nghiên cứu là giá cá hàng hoá trên thị trường thế giới dặt
trong mối quan hệ với sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các hàng hoá xuất khẩu
và các hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu: các phương pháp phân tích
thống kê (hồi quy tương quan, chỉ số .); Phương pháp phân tích kinh tế tổng
hợp; Phương pháp chuyên gia
Nội dung nghiên cứu của đề tài, gầm 3 phần:
Phần thứ nhất: Phương pháp luận và phương pháp phân tích mối quan hệ piữa giá cả quốc tế với sẵn xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá
Phần thứ hai: Phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1991 - 2001
Trang 8Phần thứ nhất
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CẢ QUỐC TẾ VỚI SẲN XUẤT VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
I Sự hình thành giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế
1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của giá cả hàng hoá trên thị
trường quốc tế
Giá cả và sự hình thành giá cả diễn biến hết sức phức tạp Giá cả là mội phạm trù của sản xuất và trao đổi hàng hoá Giá cả hàng hoá do giá trị hàng hoá và giá trị của tiền tệ quyết định Giá cả hàng hoá là hình thức biểu hiện
bằng tiên của giá trị hàng hoá, do đó nó thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị hàng
hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị tiền tệ Giá cả hàng hoá còn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu hàng hoá Trong điều kiện thị trường tự do cạnh tranh, giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá
Còn về giá trị, trong các cuốn sách kinh điển của chủ nghĩa Mac và sách
giáo khoa về kinh tế chính trị đã định rõ: Giá trị là lao động của những ngươi
sẵn xuất hàng hoá được vật hoá trong hàng hoá Giá trị biểu hiện trong trao đổi hàng hoá như là giá trị trao đổi Đại lượng giá trị của hàng hoá cá biệt (giá trị cá biệt) được xác định bởi số lượng lao động hao phí sản xuất ra nó Giá trị xã hội của hàng hoá được xác định bởi hao phí lao động cần thiết Giá trị là cơ
sở của giá cả Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả xoay quanh giá trị Trên thị trường có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
-_ Giá cả bằng giá trị hàng hoá, tức cung bằng cầu - Giá cả cao hơn giá trị, tức cung nhỏ hơn cầu
-_ Giá cả thấp hơn giá trị, tức cung lớn hơn cầu
Về phương diện lý luận, chỉ để cập đến khái niệm giá cả, chúng ta đã
thấy tính phức tạp trong chính nội hàm của nó Giá cả là biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hoá nhưng giá trị luôn vận động và biến đổi Trên thị trường thế giới, có nhiều loại tiền tệ khác nhau được sử dụng nên sự biểu hiện ấy cũng khác nhau Đồng thời, cung cầu trên thị trường thế giới lại luôn biến động do
chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả yếu tố kinh tế lẫn chính trị, xã hội Vì vậy, để phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và
xuất nhập khẩu của một nước cần phải phân tích không chỉ là các yếu tố biểu hiện bể mặt mà còn phải phân tích cả các yếu tố tác động đến nội hàm bên
trong của mỗi yếu tố
Trang 9nlnf gắn xuất và thương mại Từ đó, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
cũng có nhiều loại khác nhau như giá xuất xưởng, giá bán buôn, giá bán lẻ,
các mức giá cụ thể gấn liền với điều kiện giao hàng theo INCOTERM Đồng thời, đối với từng mặt hàng cụ thể thì trên thị trường còn có nhiều người mua
và người bán khác nhau, họ có thể thoả thuận và quyết định các mức giá cụ thể
khác nhau để mua và bán Rõ ràng là, khi phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước cũng cần phải có sự lựa chọn loại giá nào để phân tích Thông thường, trong phân tích kinh tế vĩ mô người ta phải sử dụng mức giá chung được xác định theo niên giám thống kê của quốc gia và phân tích theo thời điểm cho từng năm hoặc từng niên vụ
Để làm rõ vấn đề chung về mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất
và xuất nhập khẩu của một nước, trước hết cần phải xem xét tới những đặc trưng cơ bản của giá cả trên thị trường quốc tế
Cũng giống như các loại giá khác, giá cả của hàng hố được bn bán trên thị trường quốc tế được hình thành do sự tương tác trong, quan hệ ràng
buộc giữa giá cả với các nhân tố kinh tế và giữa giá cả với các chỉ số kinh tế
quan trọng Tuy nhiên, sự khác biệt giữa giá cả hàng hoá trên thị trường quốc
tế, hay gọi tất là giá cả quốc tế và giá nội địa là ở phạm vỉ diễn ra của các mối quan hệ tương tác đó Chính sự mở rộng về phạm vi (cả về không gian và thời gian) của các mối quan hệ tương tác đó tạo nên những đặc trưng trong quá
trình hình thành của giá cả trên thị trường quốc tế:
Thứ nhất, mức giá cả của một loại hàng hoá nào đó trên thị trường quốc
tế được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới về hàng hoá đó
Kinh tế học giải thích quá trình hình thành và phát triển của thương mại quốc tế dựa trên hai lý do cơ bản: một là, các nước tiến hành buôn bán với nhau vì họ khác nhau, nghĩa là, một nước nào đó có thể làm tốt hơn nước khác về một sản phẩm nào đó; hai là, các nước tiến hành buôn bán với nhau để dat được lợi thế nhờ qui mô sản xuất, nghĩa là, nếu như mỗi nước đi vào chun mơn hố một số sản phẩm nào đó, nó có thể sản xuất hàng hoá này ở qui mô lớn hơn (phù hợp với lượng cầu lớn hơn ở phạm vi quốc tế) và đo đó có hiệu quả hơn trong trường hợp nước đó sản xuất tất cả mọi thứ hàng hoá
Như vay, khi không có thương mại quốc tế, giá cả được hình thành dựa trên những "cân nhấc” phụ thuộc vào quan hệ giữa khả nang sản xuất và như cầu trong nude Nghia là, khi không có thương mại quốc tế, nền kinh tế nội địa sẽ phải sản xuất mọi hàng hoá đáp ứng nhu cầu xã hội và giá cả của các hàng hoá sẽ được xác định bằng yêu cầu tương đối về lao động theo đơn vị sản
Trang 10Khi có thương mại quốc tế, giá cả được xác định không chỉ dựa trên chi phí cơ hội của nền kinh tế trong nước, mà dựa trên chi phí cơ hội để sản xuất ra cùng một sản phẩm ở các nên kinh tế, các quốc gia khác Rõ ràng, nước nào có khả năng sản xuất tốt hơn về loại hàng hoá nào đó sẽ có chỉ phí cơ hội thấp hơn Điểu này có nghĩa là, chỉ phí cơ hội để sản xuất cùng một sản phẩm ở phạm vi quốc tế sẽ dao động trong khoảng chênh lệch giữa các chi phí cơ hội trong nước (cao nhất và thấp nhất) của các nước khác nhau tham gia vào thương mại quốc tế Do đó, các nước có chỉ phí cơ hội sản xuất sản phẩm nào đó cao hơn sẽ tiến hành nhập khẩu sản phẩm đó từ những nước có chỉ phí cơ hội thấp hơn và ngược lại, các nước có chi phi cơ hội sản xuất sản phẩm nào đó
thấp hơn sẽ tiến hành xuất khẩu sản phẩm đó đến những nước có chỉ phí cơ hội
cao hơn Trong trường hợp này, giá cả quốc tế sẽ có tác động điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ hai, giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế có liên quan đến các yếu tố kinh tế chính trị và nhiều khi các yếu tố này có tính chất quyết định
đến giá cả hàng hoá, nhất là đối với hàng nông sản
Trong nền kinh tế thị trường, lý thuyết cân bằng chung cho rằng, hệ
thống giá cả và tiên lương hoàn toàn linh hoạt và có khả năng tự điều chỉnh
dưới sự hướng dẫn của "bàn tay vô hình" Tuy nhiên, những khuyết tật của thị trường tự do có nguy cơ đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, mà điển hình là cuộc đại suy thoái vào các năm 1929 - 1933 Điều đó
đã làm lung lay nền tắng của lý thuết cổ điển về vai trò của Nhà nước, buộc
Nhà nước phải can thiệp vào thị trường Trong các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường thì các biện pháp nhằm hạn chế "quyền" định đoạt giá cả quá nhiều của thị trường tự do có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi vì, giá cả
là vấn đề trung tâm của kinh tế thị trường, là phạm trù tổng hợp có ảnh hưởng
và chịu ảnh hưởng của hầu hết các nhân tố trong kịnh tế thị trường Các Chính
phủ sử dụng chính sách giá cả để tìm kiếm không chỉ những lợi ích về kinh tế,
mà còn vì những lợi ích về chính trị Rõ ràng, mục tiêu can thiệp đến giá cả
của Nhà nước không thể trái ngược với mục tiêu chính trị
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, giá cả - đó là quan hệ trao đổi của cải vật chất giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Do đó, các chính sách giá của một nước có ảnh hưởng đến lợi ích của chính nước đó và của các nước đối tác
Đương nhiên, trong chính sách giá cả mà Nhà nước sử dụng cũng bao hàm
động cơ từ các yếu tố kinh tế chính trị Điều đó giải thích tại sao, với cùng một loại sản phẩm, một số nước đánh thuế cao, trong khi một số nước khác lại
không làm như vậy và thậm chí còn thực hiện chính sách hỗ trợ; và giải thích tại sao mức độ can thiệp của cùng một Nhà nước lại không đồng đều giữa các
Trang 11trường khác nhau Điển hình cho những can thiệp khác nhau của Chính phủ đến giá cả hàng, hoá trong thương mại quốc tế là ở trong lĩnh vực sản xuất và
buôn bán các sản phẩm nông nghiệp Điều này xuất phát từ ảnh hưởng trực
tiếp của giá cả đến thu nhập, đời sống của các tầng lớp dan cư và thực hiện công bằng xã hội
Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, những can thiệp về giá cả của các Chính phủ trong thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề chính
trị gây nhiều tranh cãi giữa các nhóm lợi ích, các Chính phủ khác nhau Rõ
ràng, các Chính phủ có thể sử dụng biện pháp can thiệp đến giá cả quốc tế để đạt được mục tiêu chính trị, như việc Bây áp lực đối với Chính phủ khác Đồng thời, Chính phủ cũng có thể sử dụng các biện pháp chính trị để đạt được mục tiêu kinh tế mà trong đó giá cả là vấn đề trọng tâm
Thứ ba, giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế vận động trong mối quan
hệ tương tác với các nhân tố kinh tế trong nước và quốc tế
Những nghiên cứu kinh tế đã khẳng định rằng, mọi nền kinh tế déu chi có những nguồn lực hạn chế, do đó, có những giới hạn về năng lực sản xuất
Những giới hạn về khả năng sản xuất là nhân tố có tính quyết định đến mức
giá cả trên thị trường, nhưng đồng thời giá cả trên thị trường có tác dụng phân bố hợp lý các nguồn lực hạn chế đó
Khi quan hệ kinh tế được mở rộng, giới hạn về khả năng sản xuất cũng sẽ được mở rộng, bởi vì:
e Khi tham gia vào thương mại quốc tế, giới hạn về khả năng san xuất của _
mỗi nước sẽ được mở rộng hơn thông qua việc thực hiện chuyên môn hoá sản xuất vào những sản phẩm có chỉ phí cơ hội trong nước thấp hơn để đổi
lấy khối lượng sản phẩm có chỉ phí cơ hội cao hơn từ nước khác Việc trao
đổi đó sẽ làm tăng khối lượng của hai loại sản phẩm ở cả hai nước, nghĩa là, tổng khối lượng của hai loại sản phẩm được nâng lên Trong trường hợp
này, đầu tiên giá cả nội địa là yếu tố quyết định đến xu hướng chuyên môn hóa sản xuất trong nước, sau đó đến lượt mình, xu hướng chuyên môn hoá đó lại ảnh hưởng đến mức giá trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, trong thực tế, xu hướng chuyên mơn hố khơng hồn tồn được đẩy lên quá cao xuất phát từ 3 lý do cơ bản: sự tồn tại của nhiều yếu tố sản xuất có khả năng thay thế nhau; chi phí vận chuyển; yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước trước các nhà cạnh tranh quốc tế Như vậy, thương mại quốc tế tuy có tác động đến giới hạn về khả năng sản xuất (ở phạm vi quốc tế) nhưng mức độ tác động đó cũng còn bị hạn chế bởi các yếu tố khác nhau
se Những yếu tố làm hạn chế việc trao đổi hàng hoá giữa các nước và do đó
làm hạn chế khả năng mở rộng giới hạn khả năng sản xuất ở phạm ví quốc
Trang 12chuyển của các yếu tố sản xuất ở phạm vi quốc tế Sự dịch chuyển của các
yếu tố sản xuất bất nguồn từ thực tế, các nước không thể có lợi thế quốc gia mạnh về tất cả các yếu tố sẵn xuất, mà thông thường chỉ có ở một vài
yếu tố Do đó, mức giá của sản phẩm sản xuất ra - được xác định trên cơ SỞ
kết hợp mức chỉ phí cho các yếu tố sản xuất ở các nước khác nhau - không có chênh lệch lớn Trong khi đó, mức độ bảo hộ và chỉ phí vận chuyển sản phẩm đôi khi lại quá lớn Như vay, néu thay vi phai thực hiện trao đổi các sản phẩm mà trong đó bao hàm cả những yếu tố sản xuất không có lợi thế bằng việc chỉ chuyển dịch các yếu tố sản xuất có lợi thế (vốn, lao động, công nghệ .), thì giới hạn về khả năng sản xuất của mỗi nước vẫn có thể
được mở rộng hơn Chính nhu cầu và khả năng dịch chuyển của các yếu tố
sản xuất (có thể trao đối được) giữa các nước đã hình thành nên các nhân tố kinh tế có tính quốc tế hoá cao như: đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài, vay nợ nước ngoài, thị trường chuyển giao công nghệ, thị trường lao động Trong điều kiện đó, đương nhiên giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế cũng nằm trong quan hệ tương tác với các nhân tố kinh tế quốc tế
Thứ tứ, giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế có liên quan chặt chẽ với triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển
Tăng trưởng kinh tế là biểu đạt lượng của cải xã hội tăng lên do nền
kinh tế tạo ra, mà giá cả là thước đo của cải Về phương diện vĩ mô, những nghiên cứu thống kê cho thấy, có mối liên hệ phụ thuộc giữa tăng trưởng kinh
tế và mức giá chung, nói cách khác, giá cả hàng hoá thay đổi có liên quan chặt chẽ với triển vọng về tăng trưởng kinh tế Nếu nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì giá trị của đồng tiền nội địa sẽ được ổn định, tỷ giá hối đoái được kiểm soát tốt, giá cả hàng hoá trong nước ổn định Ngược lại nếu nền kinh tế
tăng trưởng kém hay suy thoái thì giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm so với đồng
ngoại tệ Khi đó việc điều chỉnh tỷ giá hốt đoái sẽ có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một nước
Trong thế giới hiện nay, các nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau do
mối quan hệ tương tác của các nhân tố kinh tế quốc tế Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định thì giá cả trên thị trường thế giới không có biến động lớn,
ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đặc biệt là có sự tham hụt hay thặng dư
lớn trong tài khoản vãng lai của các nước, sự định giá đồng tiền quá cao hay quá thấp, công nợ chồng chất ở một số nước sẽ tác động đến khả năng sản xuất và khả năng tiêu dùng và do đó ảnh hưởng đến mức giá cụ thể trên thị
trường thế giới Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế các nước phát triển với sức mạnh và khả năng của nó trong việc điều chỉnh các chính sách
Trang 132 Các bộ phận cơ bản của giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
Thông thường, các bộ phận cơ bản nhất của giá cả hàng hoá trên thị trường bao gồm: các khoản chỉ phí và lợi nhuận Như vậy, giá cả hàng hoá vừa
phụ thuộc vào các khoản chỉ phí thực tế, vừa phụ thuộc vào mục tiêu lợi nhuận cần đạt được của các nhà sản xuất, kinh doanh Hơn nữa, các khoản chỉ phí
không chỉ phụ thuộc vào giới hạn khả năng sản xuất, mà còn phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành giá cả như: giá xuất xưởng,
giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ Ở các khâu khác
nhau, mức giá cả hàng hoá cũng khác nhau do các khoản chỉ phí tăng thêm giá trị hàng hoá trong quá trình vận chuyển, lưu thơng hàng hố và mức độ phân chia lợi nhuận giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá trên thị trường Trong đó, giá xuất xưởng là mức giá cơ bản nhất, nó bao gồm các chỉ phí và lợi nhuận của nhà sản xuất
Ở các khâu tiếp theo của quá trình sản xuất, giá cả hàng hoá có xu
hướng tăng lên do các khoản chỉ phí hay giá trị tăng thêm trong quá trình lưu
thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng Như vậy, về cơ bản, ở các khâu khác nhau giá cả hàng hoá trên thị trường vẫn bao gồm các bộ phận cơ bản là các khoản chi phí và lợi nhuận, nhưng có sự khác nhau về lượng Nhìn chung, những khoản chỉ phí cơ bản cấu thành giá cả hàng hoá bao gồm:
øe_ Chí phí cấu thành của giá thành sản xuất, bao gồm các khoản chỉ phí cho các yếu tố đầu vào của sản xuất, như nguyên, nhiên, vật liệu, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tiền lương
e_ Chỉ phí vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng xuất
khẩu gắn liên với điều kiện giao hàng theo hợp đồng ngoại thương
Chẳng hạn, giao hàng tại xưởng (EXW - Ex Work), giao dọc mạn tau (FAS - Free Alongside Ship), giao lén tau (FOB - Free on Board), giao hang dén noi nhan (CFR - Cost and Freight, CIF - Cost,
Insurance and Freight, CIP - Carriage and Insurance paid to ),
© Chi phi bao hiém cho hang hod trong qué trinh van chuyén
© Chi phí liên quan đến việc thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hoá như
thủ tục hải quan, kiểm định chất lượng hàng hoá
e Các chi phí liên quan đến việc áp dụng các công cụ của chính sách thương mại, như thuế xuất - nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn
chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu
Do đó, trên thị trường hàng hoá thế giới, tại nhiều khu vực thị trường
khác nhau, tuy có sự chênh lệch về giá thành sản xuất, nhưng mức độ chênh
Trang 14tạo ra, nên hoạt động mua bán trao đổi giữa các khu vực này cũng sẽ không diễn ra Tình trạng này không chỉ do sự cản trở về các khoản chi phí tăng thêm trong quá trình lưu thông (trong nhiều trường hợp nó chiếm phan rat ton trong cấu thành chi phí), mà còn bởi các yếu tố khác như đã để cập ở mục trên
Trong thực tế thương mại hàng hoá thế giới, tổng lượng chỉ phí cấu thành trong giá cả hàng hoá thế giới còn bị chị phối bởi các chính sách can thiệp của các Chính phủ như: chính sách tiển tệ, chính sách tín dụng, chính
sách lãi suất, chính sách tỷ giá, chính sách khuyến khích sản xuất, chính sách xã hội và các chính sách khác Các chính sách can thiệp đó có thể trực tiếp hay
gián tiếp làm tăng hay giảm qui mô chỉ phí ngay khâu sản xuất và các khoản chỉ phí tăng thêm ở khâu lưu thông hàng hoá
Trong các bộ phận cấu thành chi phí trong giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới thì các công cụ của chính sách thương mại có thể làm tăng hay giảm giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước hay nước ngoài và do đó có thể xem như một bộ phận cấu thành vào giá cả quốc tế Tuy nhiên, về bản chất, nó là khoản thu hay chỉ của Chính phủ và nó không phải là chỉ phí làm tăng hay giảm giá trị của hàng hoá, đúng hơn nó thuộc phần giá trị thăng dư hay lợi nhuận mà các nhà sản xuất và nhà kinh doanh buộc phải trả cho Chính phủ hay được Chính phủ bù đắp Chính vì vậy, các chính sách can thiệp đến giá cả hàng hoá của Chính phủ nói chung có tác động khuyến khích hay hạn chế sản xuất, tiêu đùng trong nước cũng như các hoạt động ngoại thương trên cơ sở làm tăng hay giảm qui m6 chi phi
3 Các yếu tố ảnh hưởng và những xu hướng thay đổi gid cd hang hod
quốc tế hiện nay
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá
Những nghiên cứu về giá cả cho thấy, sự thay đổi, lên xuống của giá cả không chỉ chịu ảnh hưởng do sự biến đổi của cái cốt lõi của giá cả, tức là giá trị, mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố trực tiếp khác - những nhân tố tạo nên sự độc lập tương đối của giá cả với giá trị Đồng thời, trong nên kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những
khuyết tật của thị trường tự do trong lĩnh vực giá cả Những ảnh hưởng của các can thiệp Nhà nước đến giá cả thị trường có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp
e Khái quát chung những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá quốc
tẾ :
Trước hết, nhân tố có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá là khả năng sản
Trang 15quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: năng suất lao động tăng lên thi giá trị và giá cả giảm và ngược lại Đồng thời, khả năng sản xuất xã hội lại được quyết định bởi các nhân tố như: các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật,
trình độ khoa học công nghệ Nhìn chung, khả năng sản xuất xã hội là có
giới hạn và bị giới hạn bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất Tuy giới hạn đó ở mỗi nên kinh tế khác nhau, trong các giai đoạn phát triển khác nhau là khác nhau, nhưng giới hạn khả năng sản xuất của một nên kinh tế trong một giai đoạn nhất định vẫn có thể được mở rộng nhờ thương mại quốc tế Nghĩa là, năng suất lao động xã hội trong môi trường thương mại quốc tế có xu hướng tăng lên, do đó, giá trị và giá cả hàng hoá lại có xu hướng giảm xuống
Thứ hai, nhu cầu xã hội là nhân tố có tác động lớn đến hình thành giá cả Mỗi sản phẩm được sản xuất ra nhằm thoả mãn một số nhu cầu nào đó của
xã hội, do đó, khi xã hội không có nhu cầu về sản phẩm đó đương nhiên nó sẽ
không có giá, ngược lại những sản phẩm mang tính chất mốt thời đại thì càng
có giá cao Nhu cầu xã hội ở đây là nhu cầu tự nhiên của con người, nó biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội và mang tính lịch sử Ở các xã hội khác nhau do sự khác biệt về trình độ phát triển, môi trường sống, quan niệm về lối
sống, tôn giáo khác nhau nên nhu cầu xã hội cũng khác nhau và có đánh giá khác nhau về giá trị Tuy nhiên, trong môi trường quốc tế, sự giao lưu về kinh tế, văn hoá cũng góp phần vào sự biến đổi, phát triển của nhu cầu xã hội Do đó, những sự biến đổi này sẽ ảnh hưởng đến giá cả của hàng hố
Thứ ba, phân cơng lao động xã hội cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến giá trị, giá cả hàng hoá Mặc dù, phân công lao động xã hội là kết quả của sự kết hợp giữa khả năng sản xuất và nhu cầu xã hội Nhưng, phân công lao động xã hội cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, chính trị khác, đo đó,
cũng có tính độc lập tương đối của nó và có tác động trở lại đối với giá cả hàng
hoá Rõ ràng, một trong những tác dụng của phân công lao công xã hội là tạo ra xu hướng chuyên môn hố và chun mơn hố lại tạo điều kiện để nâng cao
năng suất lao động xã hội và do đó làm giảm giá cả Trên phạm vị quốc tế,
phân công lao động quốc tế ngày càng trở nên sâu sắc hơn và đo đó cũng có tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế
Thứ tiz, quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường có ảr¡h hưởng trực tiếp lên mức giá và sự vận động của giá cả Nhưng ngược lại, giá cả cũng có ảnh hưởng lên mức cung, mức cầu và sự vận động của nó Đây là mối quan hệ tương tác phức tạp Đầu mối của quan hệ tương tác này là ở chỗ, tại thời điểm
người sản xuất kinh doanh đưa ra dự kiến mức giá cả của hàng hoá có sự phụ
thuộc vào giá trị (bao gồm các khoản chi phí và lợi nhuận) Sau đó, mức giá cơ sở này được quyết định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường Tuy nhiên,
cung, cầu không chỉ phụ thuộc vào mức giá, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu
Trang 16các doanh nghiệp, thời vụ sản xuất Những yếu tố này làm cho cung, cầu thay đổi và tác động trở lại mức giá Trên thị trường thế giới, quan hệ cung, cầu còn bị tác động bởi các yếu tố như: thời gian giao hàng, các điều kiện tiếp
cận thị trường, những thay đổi trong quan hệ ngoại giao
Thứ năm, sức mua của tiền tệ cũng là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp lên
mức giá trên thị trường Đây là quan hệ tỷ lệ nghịch, nếu sức mua của tiền tệ
tăng lên thì mức giá cả giảm xuống và ngược lại Nhưng sức mua của tiền tệ lại phụ thuộc vào giá trị danh nghĩa, giá trị thực tế của tiền tệ và khối lượng tiền tệ
lưu thông trên thị trường Trên thị trường thế giới, các quốc gia khác nhau sử
dụng những đơn vị tiền tệ khác nhau có giá trị danh nghĩa, giá trị thực tế cũng
như mức cung - cầu tiền tệ khác nhau, hay nói cách khác là có sức mua khác nhau Việc chuyển đổi giữa các đồng tiền và định giá của mỗi đồng tiền được
thông qua tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, trong quan hệ của tỷ giá hối đoái, mỗi đồng tiên cũng có thể được định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực của nó
do nhiều nguyên nhân khác nhau như nợ nước ngoài, cán cân thanh toán, chính
sách thương mại Việc định giá cao hay thấp của mỗi đồng tiền cũng có ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả trên thị trường thế giới Nếu đồng tiền được định giá
thấp hơn sẽ làm cho giá cả hàng hoá trong nước rẻ hơn giá cả của hàng hoá
trên thị trường thế giới, do đó, nước này có thể xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường thế giới với mức giá thấp hơn Ngược lại, nếu đồng tiền được định
giá cao hon sẽ làm cho giá cả hàng hoá trong nước đắt hơn giá cả của hàng hoá trên thị trường thế giới, do đó, nước này có thể nhập khẩu hàng hoá của mình từ thị trường thế giới với mức giá cao hơn
Thứ sáu, giá cả của các hàng hoá khác là nhân tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hướng gián tiếp đến giá cả một loại hàng hoá nào đó trên thị trường Chẳng hạn, khi giá dầu thô tăng lên thì giá cả của một số loại sản
phẩm là chế phẩm của dầu thô tăng lên, đồng thời giá cả dịch vụ vận tải cũng
có thể tăng Trong trường hợp các hàng hoá có quan hệ thay thế nhau, thì giá
cả của hàng hoá nào đó thay đổi sẽ có thể làm chuyển dịch cầu trên thị trường và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi mức giá của các hàng hoá khác Trong trường hợp khác, ảnh hưởng giá cả của các hàng hoá khác đến giá cả
của một loại hàng hoá nào đó mang tính gián tiếp nhiều hơn thông qua việc tác động đến giá cả các nguyên liệu đầu vào, đến sức mua của thị trường Trên thị trường quốc tế, giá cả của các hàng hoá khác cũng có ảnh hưởng tương tự
Thứ bảy, trong điêu kiện thị trường tự do, sự hình thành mức giá và sự vận động của giá cả chịu sự ảnh hưởng của các qui luật kinh tế, các quan hệ thị trường, đặc biệt là yếu tố cạnh tranh Tuy nhiên, trong các nền kinh tế thị
Trang 17công bằng xã hội Những chính sách có ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoá
như chính sách đầu tư, chính sách về tiên lương và thu nhập Bên cạnh đó,
những công cụ chủ yếu mà Nhà nước vận dụng trong điều tiết giá cả, bao gồm:
+ Tài chính là công cụ quan trọng nhất mà Nhà nước có thể sử dụng để
tác động vào mức giá, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính cho các đơn vị sản xuất,
hộ trợ thu mua sản phẩm
+ Tiền tệ: Nhà nước là người quyết định chính sách tiền tệ của quốc gia, do đó, Nhà nước có thể tác động làm tăng hay giảm sức mua của đồng tiền để điều tiết giá cả
+ Tín dụng - ngân hàng: đây là công cụ có liên quan chặt chẽ với công
cu tién tệ Trên cơ sở thay đổi lãi suất tín đụng, lãi suất ngân hàng mà Nhà nước có thể tác động đến cung - cầu và ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường
+ Hệ thống pháp lý: Nhà nước quản lý kinh tế thông qua pháp luật, do
đó, Nhà nước có thể luật pháp hoá những quan hệ ứng xử nhằm đảm bảo quan
hệ ổn định giữa các mức giá, hoặc thông qua các tổ chức kinh tế để đảm bảo
mức giá nào đó đối với những hàng hoá nhất định
+ Chính sách kinh tế đối ngoại: đây là công cụ đặc biệt quan trọng đối
với việc điều tiết giá cả của Nhà nước cả ở tầm vĩ mô và vi mô Những công cụ
của chính sách kinh tế đối ngoại là thuế xuất, nhập khẩu, các qui định khác về
quản lý xuất, nhập khẩu và đặc biệt là tỷ giá hối đối
Mặc dù, những cơng cụ điều tiết giá cả trên đây được các Nhà nước vận dụng trong phạm vi của một nền kinh tế và gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mức giá trên thị trường trong nước, nhưng qua đó cũng gây ảnh hưởng
đến mức giá trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các công cụ của chính sách
thương mại Hơn nữa, trong nền kinh tế thế giới hiện nay, tình trạng tài chính quốc tế, các chính sách tiên tệ, chính sách lãi suất của các nước lớn dang ngay càng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng các công cụ điều tiết giá cả của mỗi nền kinh tế
Nhìn chung, giá cả là vấn đề trung tâm của kinh tế thị trường Mối quan
hệ tương tác giữa các nhân tố trong nên kinh tế với giá cả là mối quan hệ hết sức phức tạp Tính phức tạp đó càng được tăng lên trong môi trường kinh tế quốc tế,
3.2 Những xu hướng ảnh hưởng đến giá cả quốc tế hiện nay
Ngày nay, quan hệ giữa các nền kinh tế khác nhau ngày càng được mở
rộng hơn và sâu sắc hơn Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế cũng ở mức độ lớn hơn Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia,
mỗi khu vực đều gây tác động đến tình hình kinh tế thế giới nói chung và giá
Trang 18quá trình phát triển quan hệ giữa các nước đã tạo nên những xu hướng phát triển chung ở phạm vi quốc tế Trong đó, những xu hướng cơ bản có ảnh' hưởng đến mức giá và sự vận động của giá cả trên thị trường quốc tế, bao gồm:
Một là, xu hướng tự do hoá thương mại đang ngày càng mạnh lên gây
ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế
Tự do hoá thương mại có nghĩa là các Nhà nước phải giảm bớt những
can thiệp đến hoạt động ngoại thương như cất giảm thuế quan, đỡ bỏ những
hàng rào phi thuế quan, tăng cơ hội tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hoá nước ngoài Nhìn chung, xu hướng tự do hoá thương mại có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế ở những khía cạnh chủ yếu sau:
- Tu do hoá thương mại sẽ làm tăng khối lượng buôn bán của mỗi nước nói riêng và tổng khối lượng buôn bán trên thị trường quốc tế nói chung Tuy nhiên, tại những thời điểm nhất định, khả năng tăng lượng
cung ứng hay lượng cầu trên thị trường thế giới có thể sẽ không phù hợp
với nhau Do đó, sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị
trương thế giới do tác động của tự do hoá thương mại sẽ có ảnh hưởng
đến mức gía cả hàng hoá quốc tế
- Tu do hoá thương mại sẽ làm giảm giá cả hàng hoá nhập khẩu, do đó, sé
làm giảm chỉ phí sản xuất của những sản phẩm trong nước có sử dụng các đầu vào nhập khẩu Như vậy, khi những sản phẩm này được sản xuất để xuất khẩu (với mức giá thấp hơn) sẽ có tác động đến mức giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới Hơn nữa, ở mức giá xuất khẩu thấp hơn này
cộng với mức thuế quan được cắt giảm ở nước nhập khẩu, có thể sẽ kích
thích lượng cầu trên thị trường thế giới tăng lên và tạo ra cơ hội mở rộng qui mô sản xuất của nước xuất khẩu Điều đó lại có tác động làm giảm chỉ phí sản xuất
-_ Tự do hoá thương mại sẽ tạo môi trường cạnh tranh quốc tế công bằng
hơn và làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Điều đó đương
nhiên sẽ có ảnh hưởng đến mức giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới, bởi vì, cạnh tranh sẽ khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh tăng
cường khai thác có hiệu quả các nguồn lực và giảm giá sản phẩm cung ứng trên thị trường
Nai là, các dòng lưu chuyển vốn nói chung và dòng vốn đầu tư trực tiếp nude ngoai (FDI) ndi riêng có xu hướng gia tăng trên thị trường quốc tế đang
ngày càng ảnh hưởng đến mức giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
Trang 19Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vị trí quan trọng so với các dòng
vốn đi chuyển khác Bởi vì, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận vốn có thể đồng thời tiếp nhận cả kinh nghiệm, kỹ năng quản
lý, công nghệ, các kênh tiêu thụ do các nhà đầu tư (thường là các công ty xuyên quốc gia) mang vào Do vậy, tác dụng của vốn FDI không chỉ là đáp
ứng nhu cầu vốn của nước nhập khẩu, mà còn là sự kết hợp để tận dụng được những khác biệt giữa các nước về chỉ phí sản xuất
Tuy nhiên, quyết định của nhà đầu tư nước ngoài được đựa trên hai
hướng cơ bản: tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả Trong trường hợp tìm
kiếm thị trường, động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài là "vượt qua hàng rào thuế quan”, tham nhập thị trường nội địa Do đó, trong trường hợp này, ảnh hưởng của FDI đến mức giá cả hàng hoá trên thị trường nội địa mạnh
hơn so với giá cả thị trường quốc tế Đối với trường hợp tìm kiếm hiệu quả,
động lực thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài là hạ thấp chi phí sản xuất dựa
vào những lợi thế (tài nguyên, lao động ) cuả nước được đầu tư để tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu Qua đó, giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng theo xu hướng giảm Trường hợp này khá phổ biến ở
các nước đang phát triển định hướng xuất khẩu
Ba là, xu hướng phát triển trong lĩnh vực phân công và hợp tác lao động
quốc tế hiện nay cũng tác động đến giá cả quốc tế
Cùng với quá trình phát triển của thương mại quốc tế, quá trình phân công và hợp tác lao động quốc tế cũng ngày càng sâu rộng hơn Khi thương
mại quốc tế chủ yếu diễn ra giữa các ngành sản xuất thì sự phân công lao động quốc tế cũng diễn ra theo phạm vi ngành và khi thương mại quốc tế phát triển trong một ngành sản xuất thì sự phân công lao động cũng điễn ra ngay trong
một qui trình sản xuất Cơ sở của quá trình này là sự tiến bộ về công nghệ đã
cho phép tách những bộ phận khác nhau của quá trình sản xuất, tạo nên "sự phân công trong dây truyền giá trị” giữa các nền sản xuất trên thế giới Điều này cho phép tận dụng được những lợi thế khác nhau của các nước khác nhau trong việc sản xuất cùng một sản phẩm Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp điện tử, các nước phát triển được coi là có lợi thế về vốn, kỹ năng, công nghệ, nhưng lại bị hạn chế về mức tiên lương cao do-.khan hiếm lao động và những hạn chế ngặt nghèo trong việc nhập khẩu lao động Việc chuyển công đoạn lấp ráp các sản phẩm điện tử ra nước ngoài (những nước có tiền công thấp) đã làm
giảm chỉ phí sản xuất Điêu đó đã được thể hiện trong xu hướng giảm rõ rệt về giá cả các mặt hàng điện tử trên thị trường thế giới trong vài thập kỷ qua
Bốn là, xu hướng chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hiện nay đã tạo điều
kiện để các nước kém phát triển và đang phát triển tăng năng suất lao động và
Trang 20Trong những thập kỷ vừa qua, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật là rất lớn và đặc biệt là khả năng áp dụng nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn đã làm cho chu kỳ đổi mới, thay thế công nghệ
điễn ra nhanh hơn Cùng với điều đó, xu hướng chuyển giao công nghệ trên thế
giới cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn Các nước đi sau có thể tiếp cận nhanh hơn với trình độ công nghệ hiện đại trên thế giới với mức chỉ phí thấp hơn nhiều so với việc đầu tư nghiên cứu Các công nghệ được chuyển giao có
thể là công nghệ toàn bộ hay từng phần công nghệ Điều đó phụ thuộc vào khả năng tiếp cận công nghệ của nước được chuyển giao, vào trình độ công nghệ, vào yêu cầu sử dụng lao động của công nghệ đó Chẳng hạn, công nghệ sản xuất các sản phẩm may mặc, giầy dép, chế biến hàng nông sản là những loại công nghệ có thể được chuyển giao toàn bộ, còn các lĩnh vực công nghệ cao thường được chuyển giao từng phần - những phần do yêu cầu sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi kỹ năng sử dụng trung bình
Nhìn chung, xu hướng chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ sản xuất các sản phẩm cho mục tiêu xuất khẩu của nước được chuyển giao, có thể tác động đến giá cả hàng hoá quốc tế trên các phương diện:
-_ Các nước được chuyển giao công nghệ với mức chỉ phí thấp hơn so với đầu tư nghiên cứu xây dựng công nghệ Do đó, mức khấu hao về công
nghệ cấu thành trong chỉ phí sản xuất sản phẩm sẽ thấp hơn và giúp các
nước này có thể đưa ra thị trường những sản phẩm có mức giá thấp hơn -_ Công nghệ với tư cách là một trong những yếu tố quyết định khả năng
sản xuất xã hội, đo đó, các nước được chuyển giao công nghệ có thể nhờ nó mà tăng năng suất lao động, hạ thấp giá cả sản xuất và nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường (cả về giá và chất lượng)
-_ Đồng thời, công nghệ với tư cách là giải pháp toàn bộ trong quá trình sản xuất, bao hàm cả việc xử lý các phụ phẩm, hạn chế tiêu hao nguyên, vật liệu, nâng cao giá trị thương phẩm, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải công nghiệp do đó làm giảm tổng chi phí cho quá trình sản xuất,
lưu thông sản phẩm
Năm là, mặc đù còn có chiến tranh khu vực, xung đột về tôn giáo và sắc tộc, nhưng xu hướng hợp tác là điều kiện quan trọng để mở rộng giao lưu quốc tế cả về kinh tế và văn hoá, xã hội và tạo ra khả năng mở rộng nhủ cầu xã hội
Thực tế, trong thập kỷ vừa qua, những biến chuyển trong đường lối quan hệ ngoại giao giữa các nước và các khu vực trên thế giới đã có tác động đến
quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá, xã hội ở phạm vi quốc tế Sự mở rộng
giao lưu quốc tế về phương diện văn hoá, xã hội đã có tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển của nhu cầu xã hội ở mỗi nước, khu vực trên thế giới
Trang 21trang, nhu cầu về các sản phẩm văn hoá Rõ ràng, nhu cầu xã hội là nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá Khi nhu cầu xã hội được mở rộng và phát triển, có nghĩa là, nhiều sản phẩm sẽ trở nên có "tính cần thiết" ở phạm vi xã
hội lớn hơn, hay có "tính cần thiết” ở mức độ cao hơn Đương nhiên, khi "tinh cần thiết" của sản phẩm được tăng cường thì sản phẩm đó sẽ được đánh giá cao hơn và giá trị của sản phẩm đó có thể sẽ được nâng lên trong xã hội tiêu dùng
ở phạm vi quốc tế
Nhìn chung, mối quan hệ giữa giá cả và các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội là mối quan hệ tương tác đa chiều, đa phương diện Trên thị trường quốc tế, những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến giá cả hàng hố quốc tế khơng chỉ bao hàm những nhân tố tác động ở phạm vi trong nước mà còn có những nhân tố được hình thành trong quá trình quốc tế hoá Đồng thời, những nhân tố được hình thành ở môi trường quốc tế (mà có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá quốc tế) cũng rất phong phú và đa dạng, trong đó có những nhân tố được phản ánh và có những nhân tố chưa được phản ánh trong các xu hướng phát triển ở phạm vi quốc tế Do vậy, những xu hướng phát triển có ảnh hưởng đến giá cả quốc tế được trình bày trên đây chỉ với mức độ là những xu hướng chủ yếu và bao hàm những nhân tố chủ yếu
II Mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất - nhập khẩu
hàng hoá của một nước
Mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế với sản xuất và
xuất nhập khẩu của một nước trước hết được thể hiện qua mối quan hệ giữa giá
cả hàng hoá trên thị trường quốc tế với giá cả hàng hoá trong nước và tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước Trong đó:
+ Mối quan hệ giữa giá cả trên thị trường quốc tế và giá cả trên thị trường trong nước không phải là mối quan hệ toàn diện Về cơ bản, giá cả
hàng hoá trên thị trường quốc tế chỉ có quan hệ chặt chẽ với từng bộ phận giá
cả hàng hoá trên thị trường trong nước thông qua những hàng hoá xuất nhập khẩu và những hàng hoá có khả năng thay thế với những hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng ở mức độ ít chặt chế hơn Nghĩa là, mức độ tương tác (lớn hay nhỏ) trong mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế và thị
trường trong nước phụ thuộc vào tỷ lệ trao đổi (phần hàng hoá xuất nhập khẩu)
cũng như phụ thuộc vào mức độ co dãn giữa những hàng hoá có thể thay thế
với hàng hoá xuất nhập khẩu
Trang 22Việc thực hiện các chính sách can thiệp của Nhà nước đến giá cả trên thị trường trong nước là tất yếu xuất phát từ quan hệ ràng buộc giữa giá cả với các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu kinh tế
Đương nhiên, những can thiệp của Nhà nước đến giá cả trên thị trường trong
nước sẽ có tác động đến khả năng và mức độ điều chỉnh của giá cả trên thị trường quốc tế đến tỷ lệ trao đổi và cơ cấu sản xuất trong nước Chẳng hạn, khi có sự giảm giá trên thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của một nước, khi đó Nhà nước sẽ có những chính sách can thiệp để duy trì
sản lượng xuất khẩu, đảm bảo thu nhập và việc làm cho người lao động Từ đó,
tác động điều tiết tự nhiên của giá cả trên thị trường thế giới đối với tỷ lệ trao đổi và cơ cấu sản xuất đã có sự biến tướng nhất định, tác dụng điều chỉnh có
thể chuyển từ sự giảm sản lượng, giảm việc làm sang tăng chỉ tiêu của Chính
phủ, tăng vay nợ Tuy nhiên, chính sự can thiệp của Nhà nước (có thể thông
qua điều chỉnh tỷ giá hối đoái có tợi cho xuất khẩu, hay tăng trợ cấp xuất khẩu, hay các hỗ trợ khác ) thì suy cho cùng, sự thay đổi giá cả trên thị trường thế giới vẫn để lại dấu ấn đối với nên kinh tế
Cần lưu ý rằng, mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước là mối quan hệ tương tác Nghĩa là, giá cả và những thay đổi giá cả trên thị trường quốc tế sẽ có những tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước (với tư cách là bộ phận tham gia
vào tổng cung, tổng cầu trên thị trường thế giới) và ngược lại, tỷ lệ hay mức độ
tham gia của một nước vào tổng cung, tổng cầu hàng hoá trên thị trường thế giới, cũng như vai trò của hàng hoá được cung ứng đó đối với những hàng hoá khác và đối với nền kinh tế của các nước có liên quan sẽ có những tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới, Tuy nhiên, đo sự tồn tại của rất
nhiều các nhà cung ứng tiềm năng trên thị trường thế giới, giới hạn khả năng sản xuất và qui mô nhu cầu của một nước (nhất là đối với các nền kinh tế nhỏ),
cũng như sự tổn tại và phat triển nhanh của các tập đoàn lớn, tập đoàn xuyên
quốc g1a những ảnh hưởng của một nước đến giá cả hàng hoá trên thị trường
thế giới là rất nhỏ bé Những nền kinh tế có ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá
trên thị trường thế giới thường là những nên kinh tế lớn (Hoa Kỳ, các nước EU,
Nhật bản ) hoặc các nước nắm giữ tỷ lệ lớn trong cung ứng dầu mỏ Vì vậy, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế với sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước thường được chú trọng đến phương diện (chiều) ảnh hưởng của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế đối với sản
xuất và xuất nhập khẩu của một nước
Mặc dù những ảnh hưởng của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế là những ảnh hưởng có sức lan truyền đối với cả sản xuất, xuất khẩu và nhập
khẩu do tính chất điều chỉnh của giá cả đối với tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế và khả năng thay thế giữa nhập khẩu với sản xuất trong nước hay giữa
Trang 23xuất khẩu hay nhập khẩu với mức độ tập trung cao vào một số hàng hoá chủ yếu, hơn nữa sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới không mang tính đồng loạt Ðo đó, khi có những biến động về giá cả hàng hoá trên thị trường
thế giới, thì tác động của nó có thể chủ yếu là thông qua nhập khẩu, sau đó
đến tiêu dùng và sản xuất trong nước, hoặc chủ yếu thông qua xuất khẩu đến
sản lượng sản xuất và tiêu dùng trong nước Theo cách tiếp cận này, Để tài sẽ
đi sâu vào từng hướng tác động của mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản
xuất và xuất, nhập khẩu của một nước
1 Mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất khẩm hàng
hoá
Trong thương mại quốc tế, sản xuất hàng hoá xuất khẩu của một nước, trước hết phụ thuộc vào mức chỉ phí cơ hội của nước đó phải thấp hơn so với
nước ngoài và đồng thời mức giá xuất khẩu (kể cả cước phí vận chuyển hàng
hoá xuất khẩu) phải thấp hơn mức giá bán so với các nhà cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu Thứ hai, sản xuất hàng hoá xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào giới hạn khả năng sản xuất của nước đó Một nước không thể huy
động mọi nguồn lực chỉ để sản xuất hàng hoá xuất khẩu Bởi vì, khi đó nguồn
lực để sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ trở nên tương đối khan hiếm, làm tăng
chỉ phí sản xuất và mức giá của hàng hoá xuất khẩu Hơn nữa, điều đó cũng
làm sai lệch giữa cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước trở nên đất đỏ
hơn, nghĩa là, các nhà sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ kém hiệu quả hơn so với
các nhà sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước Nói cách khác, sản xuất hàng hoá xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào giá cả tương đối giữa các hàng hoá sản xuất trong nước, mà giá cả tương đối đó do giới hạn khả năng sản xuất
và tính cấp thiết khác nhau của nhu cầu trong hệ thống nhu cầu xã hội của nền
kinh tế qui định 7hứ ba, các biện pháp thương mại của nước ngoài được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu của nước khác cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
sản xuất hàng hoá xuất khẩu của một nước xuất khẩu Bởi vì trên thị trường
xuất khẩu luôn tồn tại các nhà cạnh tranh xuất khẩu từ các nước khác nhau, trong khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa nước nhập khẩu với các nước xuất khẩu lại chịu sự chỉ phối nhất định của quan hệ chính trị và kinh tế khác nhau
Trong thực tế, có những nước chưa phải là thành viên của WTO và không tham
gia vào các khu vực thị trường tự do thì vẫn bị phân biệt đối xử
Như vậy, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của một nước chịu sự ràng
buộc cả từ bên trong và bên ngoài trên nhiều phương diện khác nhau Trong
Trang 24hàng hoá giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, là cơ sở xác định khả năng cạnh tranh (về giá) của nhà xuất khẩu trong nước so với các nhà cạnh tranh nước ngoài Có thể thấy rằng, giá cả quốc tế là cơ sở trong việc xem xét khả năng sản xuất hàng hoá xuất khẩu và khả năng :có thể xuất khẩu của một
nước Tuy nhiên, giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới thường không ổn định và luôn thay đổi do sự tương tác giữa giá cả với các nhân tố kinh tế trong nước và quốc tế, mà các nhân tố này lại luôn biến đổi Đương nhiên, khi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi khả năng sản xuất hàng hoá xuất khẩu và khả năng có thể xuất khẩu của một nước
Sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau Trong đó, xét về thời hạn tác
động của các yếu tố, có những yếu tố chỉ gây nên những tác động có tính ngắn
hạn (như biến động của thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng cung ứng đối với hàng nông sản hay đến điều kiện vận chuyển của hàng hoá; sự gia tăng nhu
cầu đự trữ tại các nước nhập khẩu ) và có những yếu tố gây nên những tác
động có tính dài hạn đối với giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới (như xu hướng phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, các xu hướng phát
triển của nhu cầu tiêu dùng ) Những thay đổi của giá cả hàng hoá trên thị
trường quốc tế có tính dài hạn thường liên quan đến các yếu tố kinh tế như: sự
thay đổi về lợi thế so sánh giữa các nhà xuất khẩu và giữa các nước xuất khẩu;
sự thay đổi tương quan giá cả giữa các hàng hoá khác nhau do sự vận động của hệ thống nhu cầu và sự xuất hiện của những hàng hoá thay thế nhau; sự thay đổi trong việc klud thác các yếu tố nguồn lực cho sắn xuất do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật )
Trong mối quan hệ giữa giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới với sản xuất và xuất khẩu của mội nước, xét theo chiều ảnh hưởng của giá cả quốc tế, thì những thay đổi của giá cả có tính ngắn hạn hay dài hạn đều gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của một nước Tuy
nhiên, những thay đổi giá cả có tính ngắn hạn cũng thường chỉ gây nên những
Trang 25quan trọng hơn so với những thay đổi ngắn hạn trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất khẩu của một nước
Những áp lực được tạo ra từ những xu hướng thay đổi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới đối với sản xuất và xuất khẩu của một nước được thể hiện qua các khía cạnh cơ bản của nền kinh tế, như:
Một là, tác động trực tiếp đến hiệu quả của ngành và các doanh nghiệp
sản xuất hàng hoá xuất khẩu
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu xác định tính hiệu quả của ngành và các doanh nghiệp Trong điều kiện của nên kinh tế thị trường, khi lợi nhuận hay hiệu quả của một ngành sản xuất thay đổi sẽ tạo ra sự địch chuyển các
nguồn lực sản xuất giữa ngành sản xuất đó với các ngành sản xuất khác
Chẳng hạn, xu hướng giảm giá xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều
lao động (dệt may, giầy dép) xuất hiện trên thị trường thế giới vào những thập niên giữa thế kỷ 20 đo sự tham gia cạnh tranh của các nhà xuất khẩu mới (các
nước đang phát triển) có lợi thế hơn về giá nhân công so với các nhà xuất khẩu
cũ (những nước có nền kinh tế phát triển) Xu hướng giảm giá xuất khẩu của
các hàng hoá này đã kích thích các nhà xuất khẩu tại các nước phát triển
chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sang nhập khẩu sản phẩm và chuyển giao (xuất
khẩu) công nghệ sản xuất ra nước ngồi
Như vậy, thơng qua việc tác động đến hiệu quả đối với sản xuất hàng hoá xuất khẩu, sự thay đổi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới đã làm thay đổi năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng như cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu của một nước
Nai là, tác động đến việc làm và thu nhập của người lao động trong khu
vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu và trong toàn nền kinh tế
Mặc dù sản xuất hàng hoá xuất khẩu chỉ chiếm một bộ phận trong nền sản xuất của một nước nhưng giữa các ngành sản xuất trong nền kinh tế có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong dây truyền sản xuất xã hội, khi sản phẩm của ngành sản xuất này là nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất khác Do đó,
khi khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu sử dụng càng nhiều yếu tố đầu vào
Trang 26Ba là, tác động đến cán cân thương mại và qua đó tác động đến cần cân
thanh toán và tỷ giá hối đoái của nước xuất khẩu
Những thay đổi về giá cả trên thị trường thế giới có tác động đến tăng
xuất khẩu, nhập khẩu và ngược lại Điều đó có liên quan đến việc phải tăng hoặc giảm tổng số tiền phải thanh toán
Chẳng hạn, khi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới thay
đổi sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập xuất khẩu của một nước Khi đó, nếu mức vay nợ nước ngoài và mức nhập khẩu của một nước ổn định thì sự thay đổi về thu nhập xuất khẩu đó sẽ ảnh hưởng làm hạn chế mức cung về ngoại lỆ trên thị trường trong nước và qua đó có thể làm thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế
Sự khan hiếm của đồng ngoại tệ trên thị trường trong nước sẽ làm cho giá trị
của đồng ngoại tệ tăng lên hay giá trị của đồng nội tệ giảm xuống Điều này
dường như có tác động kích thích trở đối với lại xuất khẩu Tuy nhiên, đây là khả năng tác động mang tính lý thuyết nhiều hơn Trong thực tế, mức cung về ngoại tệ trên thị trường trong nước còn do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác Đồng thời, sự biến động về tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào tình trạng của cầu và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cầu về ngoại tệ, cũng như chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Nhà nước Trong đó, chính sách quản lý tỷ giá hối của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu Nếu
Nhà nước thi hành chính sách quản lý tỷ giá hối đoái chặt chẽ thì khi giá trị thực tế của đồng nội tệ giảm xuống, nhưng Nhà nước không điều chỉnh giá trị
danh nghĩa của đồng nội tệ hay chỉ điều chỉnh ở mức hạn chế, khi đó tác đông
kích thích của tỷ giá hối đoái đối với xuất khẩu sẽ không xảy ra, hay không đủ mạnh để tạo ra kích thích
Bốn là, tác động đến tổng mức tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế và
qua đó tác động đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế
Tổng mức tiết kiệm của nền kinh tế có liên quan đến thu nhập và chỉ tiêu của các hộ gia đình cũng như của Chính phủ Trong khi đó, những thay đổi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập và chỉ tiêu của các hộ gia đình, cũng như thu nhập và chỉ tiêu của Chính phủ Chẳng hạn, khi giá cả xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm xuống làm cho mục tiêu xuất khẩu của Chính phủ cũng có khả năng giảm sút,
khi đó Chính phủ có thể phải tăng chỉ tiêu để hỗ trợ cho khu vực sản xuất hàng xuất khẩu và/hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt những thiệt hại
cho khu vực này cũng như những ảnh hưởng không thuận lợi đối với toàn nền
kinh tế
Trang 27lại Đương nhiên, đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả
năng tăng trưởng của nên kinh tế, qui mô đầu tư càng lớn thì nên kinh tế càng
có khả năng tăng trưởng cao
Nhìn chung, những thay đổi giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường
thế giới sẽ không chỉ gây tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu của
nên kinh tế, mà đến cả kinh tế vị mô thông qua việc điều chỉnh hành vị của các
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và các doanh nghiệp thuộc các khu vực sản xuất khác trong nên kinh tế, Đương nhiên, khi các đại lượng kinh tế vĩ mô của nền kinh tế bị thay đổi, do tác động của những thay đối giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới, sẽ gây ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển của một nước, như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng sản lượng, tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong nên kinh tế, thực hiện công bằng và ổn định xã hội Khi đó, Nhà nước sẽ phải đưa ra các điều chỉnh kinh tế vĩ mô để đạt được các mục tiêu phát triển đã dat ra Vi vay, việc nghiên cứu các xu hướng giá cả hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc để xuất các chính sách và đảm bảo tính ổn định trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
2 Mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với nhập khẩu hàng hoá và sản
xuất của một nước
Khi giá cả trên thị trường thế giới đối với các hàng hoá cần nhập khẩu chủ yếu của một nước thay đổi sẽ trực tiếp làm thay đổi giá cả của hàng hoá nhập khẩu đó trên thị trường trong nước Đương nhiên, sự thay đổi giá cả của bộ phận hàng hoá nhập khẩu trên thị trường trong nước sẽ tạo nên những ảnh
hưởng dây truyền đối với nên kinh tế và sản xuất trong nước Tuy nhiên, phạm vi và mức độ của những ảnh hưởng này sẽ phụ thuộc vào vai trò của hàng hoá nhập khẩu đối với nền kinh tế Các hàng hoá nhập khẩu có thể được phân theo những nhóm khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, như:
Hàng hoá nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, bao gồm: hàng hoá thuộc nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm và hàng
hoá tiêu đùng thơng thường
Hàng hố nhập khẩu là những tư liệu sản xuất cho sản xuất trong nước, bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc, thiết bị
Những tác động đến nhập khẩu và sản xuất trong nước do sự thay đổi
giá cả của hàng hoá tiêu dùng cần nhập khẩu trên thị trường thế giới:
Những hàng hoá nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước là những thành
phẩm Giá bán của nó trên thị trường trong nước bao gồm: giá nhập khẩu, thuế và các khoản phụ thu, lợi nhuận của nhà kinh doanh Do đó, khi giá nhập khẩu
những hàng hoá này trên thị trường thế giới thay đổi sẽ trực tiếp làm thay đổi
Trang 28chính sách can thiệp của Nhà nước đến các hàng hoá nhập khẩu cho tiêu dùng
trong nước không thay đổi Sự thay đổi giá cả của một bộ phận hàng hoá trên
thị trường trong nước tất yếu sẽ gây nên những ảnh hưởng tương tác giữa giá cả với giá cả và giữa giá cả với các yếu tố kinh tế trong nước, như:
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu của các hộ gia đình và qua đó tạo nên khả năng
chuyển dịch của nhu cầu tiêu dùng của dân cư đối với các hàng hoá thay
thế:
Khi giá cả hàng hoá cần nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng lên hay
giảm xuống sẽ gây ra sự thay đổi tương ứng của giá cả trong nước của chính những hàng hoá nhập khẩu đó Trong điều kiện thu nhập của các hộ gia đình
ổn định, thì sự thay đổi giá cả đó sẽ làm thay đổi khả năng chỉ tiêu của các hộ
gia đình Chẳng hạn, khi giá hàng nhập khẩu tăng lên, khi đó các gia đình hoặc
là phải tăng khoản chỉ cho những hàng hoá nhập khẩu, hoặc là phải chuyển
sang mua những hàng hoá sản xuất trong nước có mức giá thấp hơn, hoặc là
phải tiết chế nhu cầu (tạm hoãn tiêu dùng) Trong trường hợp các hộ gia đình
phải tăng chỉ cho hàng hoá nhập khẩu (thường đối với hàng hoá tiêu dùng cần thiết và trong nước không có sản phẩm thay thế), đương nhiên các khoản chỉ
tiêu khác của các hộ gia đình sẽ bị cắt giảm và điều này lại pây tác động, đến các ngành cung cấp các sản phẩm bị cắt giảm tiêu dùng, hoặc đến mức tiết
kiệm của hộ gia đình Trong trường hợp các hộ gia đình chuyển sang tiêu dùng
các hàng hoá sản xuất trong nước (nếu mức giá thấp hơn và mức độ chất lượng
có thể chấp nhận), điều này sẽ kích thích các ngành sản xuất trong nước tăng sản lượng cung ứng cho thị trường Trong trường hợp các hộ gia đình tạm hoãn
tiêu dùng, điều này sẽ làm giảm lượng hàng hoá cần nhập khẩu, nhưng lại làm
tăng mức tiết kiệm trong các hộ gia đình, hay tăng chỉ tiêu cho các hàng hoá, dịch vụ khác
Như vậy, sự thay đổi giá cả của những hàng hoá nhập khẩu trên thị trường thế giới sẽ vừa gây nên sự chuyển dịch nhu cầu tiêu dùng, vừa tác động đến mức tiết kiệm của các hộ gia đình Trong đó, chính sự chuyển dịch của nhu cầu sẽ gây tác động đến khả năng tăng trưởng của các ngành sản xuất
trong nước
- _ Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển và sản lượng của các ngành sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu
Đối với mỗi nên kinh tế, khả năng nhập khẩu, cũng giống như xuất khẩu, sẽ phụ thuộc vào mức chi phí cơ hội hay tương quan giá cả giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hố nước ngồi được nhập khẩu Do vậy, khi
giá cả các hàng hoá cần nhập khẩu của nên kinh tế thay đổi cũng sẽ làm thay
Trang 29hàng hố nhập khẩu (khơng tính đến các biện pháp can thiệp nhằm hạn chế nhập khẩu) ở mức xấp xỉ với giá cả hàng hoá sản xuất trong nước, thì sẽ xuất hiện khả năng phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thay thế, hay tạo điều kiện tăng trưởng tốt hơn cho các ngành sản xuất này
- Anh hudng đến quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước
và ty giá hối đoái
Nếu như sự thay đổi giá cả hàng hoá xuất khẩu lớn sẽ gây ảnh hưởng
đến yếu tố cung thì sự thay đổi của giá cả hàng hoá nhập khẩu sẽ gây ảnh
hưởng đến yếu tố cầu về ngoại tệ trên thị trường trong nước, do đó đếu tác
động đến quan hệ tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ
Trong trường hợp giá cả trên thị trường thế giới của các hàng hoá tiêu dùng cần nhập khẩu thay đổi, thì mức độ tác động của sự thay đổi đó đến cầu về ngoại tệ và qua đó đến quan hệ tỷ giá còn phụ thuộc vào dung lượng hàng hoá cần nhập khẩu, tính cần thiết của những hàng hoá nhập khẩu đối với nhu cầu tiêu dùng của đân cư, khả năng thay thế của các hàng hoá sản xuất trong
nước, trình độ phát triển nhu cầu của dân cư và các chính sách điều chỉnh của Nhà nước trước những biến động giá cả
Nhìn chung, những hàng hoá nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước càng
có vị trí quan trọng đối với đời sống của dân cư, nhất là đối với các sản phẩm lương thực, thực phẩm, tức là sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế khi có sự biến động giá cả, thông thường các nền kinh tế (đù là nên kinh tế phát triển theo định hướng thay thế nhập khẩu hay định hướng xuất khẩu) thường áp dụng các chính sách bảo hộ cao đối với những hàng hoá này để khuyến khích
sản xuất trong nước Do đó, những ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả của hàng hoá này trên thị trường trong nước đối với sản xuất trong nước thường được kiềm chế bằng các chính sách can thiệp của Nhà nước
Những tác động đến nhập khẩu và sản xuất trong nước do sự thay đổi
giá cả của hàng hoá đầu vào cho sản xuất cần nhập khẩu trên thị trường thế giới:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, về các giải pháp công nghệ mới, về phân công và hợp tác lao động quốc tế thương mại quốc tế trong một ngành sản xuất, thương mại về các chỉ tiết của một sản phẩm cũng không ngừng được gia tăng nhanh chóng, kéo theo sự tham gia của nhiều nên kinh tế có trình độ phát triển khác nhau (kể cả nước kém phát triển) và các nền , kinh tế cùng cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm tương tự nhau
Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế đều thực hiện chính sách thuế quan thấp, ưu đãi đối với nhập khẩu các đầu vào sản xuất hay các sản phẩm trung
Trang 30phẩm Có thể thấy rằng, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay sản phẩm trung
gian có vị trí hết sức quan trọng đối với sản xuất trong nước, không chỉ trên phương diện bổ sung cho nguồn lực sản xuất trong nước bị hạn chế, tăng
cường hiệu quả của nên kinh tế, mà quan trọng hơn là trên phương diện mở ra khả năng phát triển của một ngành sản xuất ngay cả trong trường hợp bị hạn
chế do giới hạn khả năng sản xuất trong nước Chính vì vậy, giá cả trên thị trường thế giới và sự thay đổi giá cả của các đầu vào, hay các sản phẩm trung gian nhập khẩu có quan hệ chặt chế với cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế và sản lượng của các ngành sản xuất trong nước
- _ Tác động đến cơ cấu sản xuất của nền kinh tế:
Để sản xuất ra sản phẩm cần có sự kết hợp của các yếu tố sản xuất Giá
cả của các yếu tố sản xuất cấu thành giá cả của sản phẩm được sản xuất ra
“Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế sẽ quyết định sản xuât
sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu dựa trên giá cả thị trường Do đó, nếu như chỉ phí cho một yếu sản xuất nào đó qúa cao cũng có thể tạo ra nguy cơ
làm cho giá sản xuất một sản phẩm cụ thể nào đó cao hơn giá thị trường (ở đây để cập đến phạm vi thị trường quốc tế), thì sản xuất sản phẩm đó khó có thể được phát triển trong điều kiện của nền kinh tế Nghĩa là, cơ cấu sản xuất của
một nên kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ với giá cả của các yếu tố sản xuất Đối với nền kinh tế "đóng cửa", cơ cấu sản xuất sẽ do giới hạn và mức giá cả của các yếu tố sản xuất trong nước quy định Đối với nên kinh tế "mở cửa”, nhất là trong môi trường thương mại tự do, sự dịch chuyển của các yếu tố sản xuất ở phạm vi quốc tế sé tạo điều kiện để nền kinh tế tiếp cận với các yếu tố
sản xuất bên ngoài có mức giá cả thấp hơn so yếu tố trong nước Khi đó, cơ
cấu sản xuất của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào giới hạn và mức giá của các yếu tố sản xuất trong nước, mà còn ở phạm vi quốc tế Nói cách khác, trong môi trường thương mại quốc tế, giá cả của các yếu tố sản xuất sẽ phân bổ các nguồn lực sản xuất ở phạm vi quốc tế và qua đó sẽ điều chỉnh cơ cấu
sản xuất của một nước Chẳng hạn, một nước có khả năng phát triển ngành
trồng bông, nhưng ngành công nghiệp dệt lại không phát triển do thiếu công nghệ (trong nước không tạo ra được công nghệ, hoặc giá để tạo công nghệ quá cao) Ngược lại, một nước có khả năng về công nghệ, nhưng lại thiếu nguyên liệu bông (do không có lợi thế về sản xuất bông, hay giá bông sản xuất trong nước quá cao) Hai nước này có thể trao đổi với nhau, và qua đó mở ra khả năng phát triển của ngành công nghiệp dệt Tuy nhiên, nếu như giá cả trao đổi của các yếu tố sản xuất này ở mức hợp lý, nghĩa là, làm cho giá vải sản xuất trong nước thấp hơn so với giá vải đang được nhập khẩu thì cả hai nước, hoặc ít nhất một nước sẽ có cơ hội để phát triển ngành sản xuất vải Ngược lại, nếu mức giá của cả hai yếu tố này quá cao làm cho giá vải sản xuất ở cả hai nước
Trang 31Đồng thời, đối với một nền kinh tế đang phát triển một ngành sản xuất
nào đó có mức độ phụ thuộc cao vào yếu tố sản xuất được nhập khẩu, nhưng
giá cả nhập khẩu của yếu tố sản xuất này liên tục tăng lên (chẳng hạn do chính sách hạn chế xuất khẩu của nước xuất khẩu để phát triển sản xuất trong nước hay bảo vệ môi trường ) dẫn đến giá sản phẩm sản xuất trong nước tăng thì khả năng của ngành sản xuất này trong nên kinh tế cũng sẽ giảm dần và thạm
chí bị loại bỏ khỏi cơ cấu sản xuất chung của nền kinh tế
- _ Tác động đến sản lượng của các ngành sản xuất:
Khi trong nền kinh tế có các ngành sản xuất dựa trên các yếu tố đầu vào nhập khẩu thì đương nhiên sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào nhập khẩu sẽ gây tác động đến giá cả sản xuất các sản phẩm của ngành sản xuất đó Theo logíc đó và xét trong mối quan hệ giữa giá cả và sản lượng cung ứng, rõ ràng sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào nhập khẩu cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cung ứng
Cụ thể, nếu giá cả của yếu tố đầu vào nhập khẩu tăng lên làm cho giá cả sản phẩm được sản xuất ra cao hơn giá cả thị trường hay làm cho lợi nhuận của
nhà sản xuất piẩm xuống, thì khi đó nhà sản xuất sẽ: hoặc là phải cất piẩm san lượng sản xuất để giảm mức cung trên thị trường và qua đó nhà sản xuất mong
chờ giá cả trên thị trường tăng lên đo sự thiếu hụt của cung so với cầu; hoặc là phải đưa ra quyết định trực tiếp tăng giá bán sản phẩm trên thị trường để đảm bảo lợi nhuận sản xuất thu được Trong trường hợp nhà sản xuất tăng giá bán trên thị trường, khi giá bán hàng hoá trên thị trường tăng lên sẽ làm thu hẹp
nhu cầu trên thị trường và điều đó lại kéo theo sự suy giảm khối lượng cung
ứng hàng hoá trên thị trường hay sản lượng sản phẩm sản xuất
Tác động đến sản lượng của các ngành sản xuất trong nước có liên quan: trong một nên kính tế, các ngành sản xuất dù có sử dụng nhiều đầu vào cho sản xuất từ nguồn nhập khẩu đến đâu thì vẫn cần thiết phải sử đụng các
yếu tố đầu vào trong nước, ít nhất là những yếu tố thuộc về lợi thế so sánh ở
phạm vi ngành và phạm vị quốc gia và các nguyên vật liệu được sản xuất trong
nước với mức giá cạnh tranh so với giá nhập khẩu Đồng thời, trong mỗi nên kinh tế luôn tồn tại khả năng thay thế giữa các yếu tố sản xuất và giữa các
nguồn cung ứng (trong nước hay nhập khẩu) các yếu tố đó Khi giá cả các yếu
tố đầu vào cho sản xuất được nhập khẩu thay đổi, nghĩa là tương quan giá cả
giữa nó với các yếu tố đầu vào được cung ứng trong nước cũng thay đổi Các yếu tố đầu vào trong nước sẽ trở nên đắt hơn, hay rẻ hơn so với các yếu tố đầu vào nhập khẩu Do đó, khi giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất được nhập khẩu thay đổi sẽ có sự co dãn hay sự thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố đầu vào trong nước và đầu vào nhập khẩu Khả năng thay thế càng lớn thì tác động của
Trang 32Nhìn chung, mối quan hệ giữa giá cả với các nhân tố kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế-vĩ mô của một nên kinh tế là mối quan hệ hết sức phức tạp, da chiều và đa phương diện Tính đa chiều, đa phương diện và phức tạp đó không
chỉ xuất phát từ vai trò trung tâm của giá cả trong nền kinh tế thị trường mà còn từ sự phát triển nhận thức về vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và việc sử dụng công cụ chính sách giá cả trong hoạt động điều tiết nền
kinh tế của Nhà nước Tương tự như vậy, trong quan hệ kinh tế, thương mại
quốc tế thì giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế cũng có vai trò trung tâm và hết sức phức tạp Rõ ràng, trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự tương tác của giá cả trên thị trường quốc tế với nhân tố, các chỉ tiêu kinh tế quốc tế và với mỗi nền kinh tế càng trở nên chặt chẽ hơn và quan trọng hơn Do đó, các nền kinh tế không thể không tính đến những ảnh hưởng của giá cả quốc tế đến khả năng phát triển của mình để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời
IH Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sẵn
xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá của một nước
Những biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ gây nên những ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia từ nhiều phương
điện khác nhau Vì vậy, việc phân tích quan hệ ảnh hưởng này trở nên phức tạp và phải sử dụng các mơ hình tốn học với nhiều biến số khác nhau Nhìn chung, các phương pháp phân tích mối quan hệ giữa gid cả quốc tế với sản xuất và xuất, nhập khẩu của một nước được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở sử dụng các biến số hay một hệ thống các biến số kinh tế khác nhau Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau, các phương pháp phân tích cũng đòi hỏi phải xây dựng những cơ sở dữ liệu để lượng hoá được các biến số trong mô
hình phân tích Trong đó, các phương pháp phổ biến có thể sử dụng để phân
tích những tác động của giá cả đến sản xuất và xuất nhập khẩu của một nước,
như mô hình cân bằng tổng thể định lượng (CGE-The Computable General Equilibrium Model), mô hình hỗ trợ và bảo hộ thương mại toàn cầu (GTAP -
Global Trade Assistance and Protection), hoặc các phương pháp xác định hệ số co đãn câu xuất khẩu theo thu nhập và giá cả của nước nhập khẩu Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất, nhập khẩu của một nước:
+ Mô hình cân bằng tổng thể định lượng (CGE)',
' Neudn: Dewis, de Mole, Robinson (1982) va Skoven, Walley (1992) Cdc ngnyén tac
Trang 33CGE là mô hình cân bằng tổng thể định lượng dùng để mô phỏng các
biến động kinh tế và xã hội theo nhiều kịch bản khác nhau như: những, biến động về điều kiện thương mại (sự tăng giá đầu nhập khẩu, sự giảm giá các mặt hàng xuất khẩu, giảm vay nợ nước ngoài ); những thay đổi trong chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thương mại (thuế, trợ cấp ); những thay đổi trong cơ cấu kinh tế và xã hội trong nước
Về cơ bản, các mô hình CGE là mô hình cân bằng tổng thể Vì vậy, việc áp dụng mô hình CGE để mô phỏng các tác động kinh tế và xã hội là khoảng thời gian khi trạng thái cân bằng mới được thiết lập sau các biến động Do đó, các mô hình CGE là các mô hình mô phỏng các kịch bản biến động ở tâm trung hạn và nó là mô hình tĩnh
Mô hình CGE được vận hành trên cơ sở các tác nhân và hành vi của chúng, các qui luật cân bằng thị trường khác nhau và các đặc tính của kinh tế vĩ mô Trong đó:
Về các tác nhân và hành vì của chúng trong mô hình CGŒE:
Các tác nhân trong mô hình CGE bao gồm người sản xuất, người buôn bán và các hộ gia đình Về hành vi của các tác nhân: người sản xuất với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, do đó, họ sẽ tự quyết định qui mô sản xuất, mức sử dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, bán sản phẩm ra thị trường (trong nước hay ngoài nước) dựa trên cơ sở giá cả thị trường; người buôn bán sẽ khai thác
nguồn cung trong nước hay nhập khẩu tuỳ thuộc giá tương đối với giả định là
hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu là những hàng hố khơng thể thay thế nhau một cách hoàn hảo; các hộ gia đình với mục tiêu tối đa hoá lợi ích kinh tế, vì vậy, họ tự quyết định mức tiêu dùng dựa trên thu nhập và giá cả
Về các cân bằng thị trường trong mô hình CGE:
Mô hình CGE là mô hình cân bằng tổng thể định lượng, do đó các đại lượng trong mô hình phải được cân bằng: cân bằng về cung cầu hàng hoá trên
thị trường sản phẩm; cung cầu các yếu tố sản xuất trên thị trường các yếu tố; cung cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối Trong trạng thái cân bằng của các thị trường, giá cả cân bằng của hàng hoá, các yếu tố sản xuất và tỷ giá hối đoái
được xác định một cách tương ứng
Về các đặc tính kinh tế vĩ mô trong mô hình CGE:
Trong mô hình cân bằng tổng thể định lượng có bốn đại lượng kinh tế vĩ
mô chính Sự vận động chung của mô hình sẽ xoay quanh các ° qui luật điều tiết các đại lượng kinh tế vĩ mô này:
Trang 34nên sự biến động của tỷ giá hối đoái thực, qua đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế
e Cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư: những thay đổi về đầu tư do biến
động của mức tiết kiệm thường không gây nên những biến động lớn,
vì về cơ bản, nó chỉ ảnh hưởng đến cầu (sự thay đổi giữa các bộ phận
của cầu - cầu đầu tư và cầu tiêu dùng cuối cùng)
e® Ngân sách Nhà nước: việc cân đối ngân sách Nhà nước là rất quan trọng, do đó, nếu ngân sách Nhà nước bị giảm ở nguồn thu này cần
được bổ sung từ các nguồn thu khác Chẳng hạn, tự do hoá thương
mại làm giảm nguồn thu ngân sách do cất giảm thuế quan, phải được bù đấp bằng cách hoặc tăng các loại thuế khác, hoặc cất giảm chỉ tiêu của Chính phủ, hoặc giảm nguồn cho vay của Nhà nước
e« Cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất: các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, trong đó vốn được coi là cố định và được toàn dụng hay được sử dụng hết trong từng lĩnh vực kinh tế, còn lao động có tính dịch chuyển giữa các khu vực kinh tế khác nhau và có thể có hoặc không được sử dụng hết Việc có sử dụng hết nguồn nhân lực trong nên kinh tế hay không có một ý nghĩa quan trọng đổi với nên
kinh tế
Về giá cả được đề cập trong mô hinh CGE:
Các mô hình CGE chỉ “chạy” được với giá tương đối chứ không phải là mức giá tuyệt đối của hàng hoá nào như: giá chung cho người sản xuất, giá chung cho người tiêu dùng, hay tỷ giá hối đoái Trong đó, giá cho người sản xuất là giá sản xuất tổng hợp dựa trên mức tiền lương cố định theo chỉ phí sản xuất Giá chung cho người tiêu dùng là chỉ số giá tiêu dùng được xác định dựa trên mức tiền lương cố định theo nghĩa sức mua
Mô hình CGE bao gồm 32 phương trình, bao gồm các phương trình về
khả năng của sản xuất; mức độ toàn dụng trên thị trường lao động; mức tiền lương; qui mô thu nhập của quốc gia và hộ gia đình; qui mô tiết kiệm và đầu tư; qui mô nhu cầu về sản phẩm của hộ gia đình, Chính phủ và cầu về đầu tr: quan hệ với thị trường nước ngoài Các biến số được đưa vào mô hình, bao gồm: lao động; vốn; tiền lương; thu nhập của hộ, Chính phủ; giá cả trên thị trường trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu; tỷ giá hối đoái,
Các tham số chủ yếu trong mô hình được xác định từ các nghiên cứu độc lập qua thực nghiệm, bao gồm:
- Hés6 co dan thay thé giữa lao động và vốn
Trang 35- Hés6co dan chuyén déi giữa sản xuất trong nước và xuất khẩu - _ Hệ số co đãn thay thế giữa nhập khẩu và sản xuất trong nước
Mô hình CGE về cơ bản là mô hình lý thuyết, nó có thể trả lời mọi câu hỏi tuỳ theo mục tiêu cần nghiên cứu Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể phân tích một cách chỉ tiết theo ngành và kết quả đánh giá không cụ thể như các ước lượng bằng kinh tế lượng Do đó, CGE chủ yếu được sử dụng để
khảo sát các lựa chọn có thể khi xây dựng chính sách Vấn để chủ yếu trong
mô hình CGE là việc xác định các tham số (các hệ số co dãn) trên cơ sở các
phân tích thực nghiệm và xác định độ tin cậy của nó
Việc vận dụng mô hình CGE vào phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất, nhập khẩu của một nước được tiến hành trên cơ
sở sơ đồ mô tả ngoại thương trong nền kinh tế như sau: (Sơ đồ 1) Sơ đồ 1 Ngoại thương trong mô hình CGE Xuất khẩu: X Sản xuất Q (Giá cả P) Tiêu dùng C là Nhập khẩu M PM = PYM (1 4 1M)
Trong dé: Q là sản lượng trong nước ở mức giá là P*
€ là lượng tiêu dùng trong nước ở mức giá là P“
X là lượng xuất khẩu ở mức giá là PẺ trên thị trương thế giới M là lượng nhập khẩu ở mức giá là PM trên thị trương thế giới
tÝ và t! là mức thuế xuất, nhập khẩu
ơ là hệ số co đãn chuyển đổi giữa sản xuất và xuất khẩu
B là hệ số co dãn thay thế giữa sản xuất và nhập khẩu
Trong mô hình ngoại thương của một nước, khả năng sản xuất trong
nước được xác định bằng sản lượng có thể xuất khẩu và phần còn lại để đáp
Trang 36(do sản xuất đã đành một phân cho xuất khẩu) được bù đắp bằng lượng hàng nhập khẩu Trong mô hình, các tham số quan trọng là hệ số co đãn thay thế giữa hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu, hệ số co đãn giữa sản xuất và xuất khẩu
Việc xây dựng phương pháp phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất, nhập khẩu của một nước theo mô hình CGE như sau:
Trước hết, đối với mỗi nên kinh tế luôn tồn tại một giới hạn về khả năng
sản xuất và một giới hạn về khả năng tiêu dùng Về giới hạn sản xuất; tổng sản phẩm quốc nội được của một nước phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản là vốn và lao động Nếu lượng các yếu tố này được sử dụng nhiều để sản xuất hàng hoá
thứ ¡ thì phần đành để sản xuất các hàng hoá khác sẽ ít đi Như vậy, theo quan
điểm cân đối, nên sản xuất sẽ chỉ sản xuất hàng hoá ¡ với lượng Q để cung ứng cho tiêu dùng trong nước và (có thể) cho xuất khẩu Về giới hạn tiêu dùng:
tổng lượng tiêu dùng của một nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng thu nhập và
giá cả Đối với các hàng hoá cụ thể, lượng tiêu dùng con phụ thuộc vào mức độ
cấp thiết của nhu cầu đối với hàng hoá đó Như vậy, lượng tiêu dùng của các
hàng hoá khác nhau là khác nhau Tuy nhiên, với mỗi hàng hoá cụ thể sẽ có
một giới hạn tiêu dùng cụ thể C được xác định bằng lượng hàng hoá từ sản
xuất trong nước và (có thể) từ nguồn nhập khẩu
Thứ hai, quan hệ giữa lượng sản xuất trong nước cho tiêu dùng trong
nước và để xuất khẩu của hàng hoá ¡ trong giới hạn chung là Q, cũng như quan hệ giữa tiêu thụ trong nước đối với hàng hoá ¡ do sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu trong giới hạn tiêu dùng chung là C
+ Về quan hệ giữa D và E là mối quan hệ chuyển đổi và cơ sở xác định quan hệ chuyển đổi đó là giá tương đối giữa giá trong nước và giá xuất khẩu
Từ đó, quan hệ giữa Q, E và D dưới dạng hàm số như sau:
Q=CET (D,E)
Q là hàm số chuyển đổi hàng hoá sản xuất trong nước sang E và D Đặc
trưng của hàm số này là có dé co dan bat biến (Constant Elasticity of Transformation function - CET), ký hiệu là ơ, nó phản ánh mức độ dễ dàng có
thể chuyển đổi cơ cấu lĩnh vực sản xuất giữa các thị trường trong nước và
ngoài nước Trên cơ sở hàm số này có thể xác định tý lệ tối ưu giữa bán hàng
hoá trong nước và bán hàng xuất khẩu (E/D) theo giá trung bình trên thị trường
trong nước (P„) và giá xuất khẩu được tính theo đồng nội tệ có tính đến chính
sách ngoại thương (P,, = Pwr (1 — tg).c với e là tỷ giá hối đoái), như sau:
E/D =k.(Pg/Pp}^œ
Trang 37giá trong nước và giá nhập khẩu Do vậy, quan hệ giữa Q, M và C dưới dạng hàm số như sau:
C=CES(D,M)
C là hàm số thay thế giữa hàng hoá sản xuất trong nước sang E và M Hàm số này cũng có độ co dãn thay thế bất biến (Constant Elasticity of Substitution function - CES), ký hiệu là B, nó phản ánh mức độ dễ dàng có thể thay thế giữa
sản xuất trong nước và nhập khẩu Trên cơ sở hàm số này có thể xác định tỷ lệ
tối ưu của hàng hoá trong nước và hàng nhập khẩu (D/M) theo giá bán trung bình hàng hoá trong nước (Pp) và giá nhập khẩu (Py,) tính theo đồng nội tệ và có tính đến chính sách ngoại thương: Pụ = Pựw (1 + tụ).e với e là tỷ giá:
DM =k.(Pg/Pu)^B
Thứ ba, với giả định cán cân thương mại của nền kinh tế được cân bằng, khi dé: P,, E= Py, M
Thực hiện các phép biến đổi và thay giá trị của Pg và Pụ từ các quan hệ tỷ lệ giữa D với E và M theo các loại giá tương ứng Kết quả thu được phương trình cho thấy, giá cả hàng hoá trên thị trường trong nước Pp chịu ảnh hưởng
của tỷ giá hối đoái e của giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế (P„ và P¡, ),
chính sách ngoại thương (tụ và í; ), hệ số co dan chuyển đổi sản xuất trong nước œ và của hệ số co dãn thay thế ÿ
+ Mô hình hỗ trợ và bảo hộ thương mại toàn céu GTAP’
Về cơ sở lý thuyết, mô hình GTAP thuộc lớp mô hình cân bằng định lượng tổng thể CGE, nhưng GTAP cho phép phân tích tác động qua lại giữa
các nên kinh tế với nhau trong bối cảnh tồn cầu hố
Về cấu trúc, mô hình GATP được sử dụng trên cơ sở đữ liệu phân mỗi nên kinh tế một cách chỉ tiết hơn, gồm 50 ngành kinh tế khác nhau Để tiến hành phân tích theo mô hình GTAP, các ngành sản xuất này lại được nhóm lại
tùy theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể Chẳng hạn, đối với Việt Nam, có thể
nhóm các ngành kinh tế thành các nhóm: nhóm các ngành xuất khẩu quan trọng (nông sản, khai khoáng, may mặc ); nhóm các ngành nhập khẩu quan trọng (hoá chất, máy móc thiết bị, kim loại )
Nhìn chung, những phương pháp phân tích trên đây cân có cơ sở dữ liệu đảm bảo và các cơng cụ tính tốn hiện đại Việc ấp dụng các phương pháp này trong điều kiện cơ sở ‹lữ liệu và các công cụ tính toán liện có Ở nước ta hiện nay là chưa có tính khả thí Vì vậy, để phân tích mối quan hệ giữa giá cả quốc
Trang 38` tế với sẵn xuất và xuất nhập khẩu của nước ta, trong điều kiện hiện nay, có thể áp dụng phương pháp đơn giản, phù hợp với hệ thống số liệu thống kê hiện có
1 Phân tích quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản xuất và xuất khẩu
Từ trước đến nay, khi đánh giá về tình hình phát triển xuất khẩu thường
dựa vào chỉ tiêu phát triển kim ngạch xuất khẩu qua các năm hay qua một giai đoạn cụ thể nào đó Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường chỉ phản ánh chung về kết
quả xuất khẩu đạt được mà không cho thấy tác động của giá cả và tình hình
phát triển của sản xuất trong nước về các mặt hàng xuất khẩu, cũng như đánh
giá khả năng linh động của ngành sản xuất trong việc đáp ứng cho nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu trước những sự biến động của giá cả quốc tế
Để đạt được mục tiêu phân tích này, có thể tiếp cận từ quan hệ giữa lượng, giá cả và giá trị xuất khẩu
Với từng mặt hàng cụ thể, quan hệ này được mô tả theo công thức sau:
G, = P.M, Trong đó, G, là giá trị xuất khẩu, P, giá xuất khẩu và M, là khối
lượng xuất khẩu của mặt hàng 1, với ¡ = 1 + m
Đối với xuất khẩu chung của nên kinh tế, ta có: 5G,= 3 P,M, ()°
Chỉ số phát triển xuất khẩu của năm này so với năm trước đó sẽ được
tính theo công thức:
2G, _ ÈPUMj _ 3Pị , M¡
YGix DP ie Mix 3Pụ M, (2)
j năm cần tính (j = 1 +n); k là năm gốc để so sánh (k = 1 + j)
Biểu thức trên chính là biểu thức phản ánh quan hệ về chỉ số phát triển giữa kim ngạch xuất khẩu với giá cả và khối lượng xuất khẩu hàng năm hay
trong một giai đoạn cụ thể nào đó Nếu đặt:
XG, XP; 2M,
Tre EBw ý TnPyï ch = My (3)
2G; k DP ik * >My, k
Ta có: gy = Pe» My (4)
Trong trường hợp tính toán chung cho nhiều mặt hàng xuất khẩu cần lưu ý rằng P là giá cả tương đối của các mặt hàng xuất khẩu Để thấy được sự phát
triển chung về sản lượng xuất khẩu của nền kinh tế, có thể được suy ra từ biểu
thức trên đây:
Ma = Øw / Dụ (>)
Trang 39Để đánh giá tác động do biến động của giá cả đến chỉ số phát triển kim
ngạch và sản lượng xuất khẩu qua các năm, ta có thể tính lại kim ngạch xuất khẩu ở năm j theo giá của năm trước đó (năm thứ k) Tuy nhiên, để ý rằng mụ, cũng chính là chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu đã loại trừ mức độ tăng, giảm giá xuất khẩu của năm j so với năm thứ k
Khi đó, so sánh giữa Mix va g, sẽ cho ta biết mức độ tác động của thay đổi giá cả xuất khẩu đến chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu chung
Dat uy = Sx - Mp
Uj là chênh lệch về chỉ số phát triển kim ngạch xuất khẩu năm j do biến động giá của năm j so với năm thứ k tạo nên Đồng thời, u, j Cũng cho biết do sự thay đổi giá của năm ¡ so với năm thứ k đã làm tăng hay giảm bao nhiêu % kim ngạch của năm j so với năm thứ k
Nếu so sánh u„ với 1 - pụ,, ta có:
Six = Uy Ap, —1)
§,, luén 1dn nhan cdc gid tri duong, bdi vi:
Khi u„ >0 nghĩa là cùng với lượng xuất khẩu của năm j, chỉ số phát triển về kim ngạch xuất khẩu năm j tính theo giá của năm j cao hơn so với chí số phát triển về kim ngạch xuất khẩu của năm j tính theo theo giá của năm thứ k
Điều này cũng đồng nghĩa với giá xuất khẩu của năm j cao hơn giá xuất khẩu
của năm thứ k Do đó, (p„ — L) >0
Ngược lại, khi u„ <0 nghĩa là cùng với lượng xuất khẩu của năm j, chỉ SỐ phát triển về kim ngạch xuất khẩu năm j tính theo giá của năm j thấp hơn so với chỉ số phát triển về kim ngạch xuất khẩu của năm j tính theo theo giá của năm thứ k Điều này cũng đồng nghĩa với giá xuất khẩu của năm j thấp hơn giá xuất khẩu của năm thứ k Do đó, (p„ — 1) <0
ý nghiã của hệ số ổ, là ở chỗ nó cho biết tăng hay giảm 1% của giá
xuất khẩu của năm j so năm thứ k sẽ tương ứng với bao nhiêu % tăng giảm về lượng xuất khẩu của năm j so với năm thứ k
Các trường hợp cụ thể của 8, :
® 6, = 1 xay ra khi thụ = (Px - 1), nghia là chỉ số tăng, giảm kim ngạch xuất khẩu đúng bằng chỉ số tăng, giảm giá xuất khẩu Nói cách khác, chỉ số phát triển về lượng xuất khẩu không tăng khi có sự tăng, giảm giá xuất khẩu Do đó, trong trường hợp này giá cả xuất khẩu hầu như
không có tác động đến sản lượng xuất khẩu
Trang 40chỉ số tăng, giảm về lượng xuất khẩu tăng nhỏ hơn so với chỉ số tăng,
giảm giá xuất khẩu (xét về trị tuyệt đối) Do đó, trong trường hợp này
giá cả xuất khẩu chỉ có tác động nhỏ đến việc tăng, giảm sản lượng
xuất khẩu do khả năng sản xuất trong nước về mặt hàng i là có giới hạn Khi giá xuất khẩu tăng, giảm kéo theo giá bán trong nước tăng, giảm gần như tương ứng và tỷ lệ giữa cầu trong nước và cầu xuất khẩu thay đổi không lớn
e 8, > | xảy ra khi uy > (Py - 1), nghia là chỉ số tăng, giảm kim ngạch xuất khẩu lớn hơn ‘chi SỐ tăng, giảm giá xuất khẩu Nói cách khác,
chỉ số tăng, giảm về lượng xuất khẩu cũng tăng lớn hơn so với chỉ số tăng, giảm giá xuất khẩu (xét về trị tuyệt đối) Do đó, trong trường
hợp này giá cả xuất khẩu có tác động lớn đến việc tăng, giảm sản lượng xuất khẩu do khả năng sản xuất trong nước lớn và tiêu dùng
trong nước được đáp ứng đây đủ Khi đó giá xuất khẩu tăng, giảm
không tác động mạnh đến giá bán trong nước và tỷ lệ giữa cầu trong
nước và cầu xuất khẩu có sự thay đổi lớn Do vậy, khi sản lượng sẵn xuất trong nước tăng lên thì lượng dành cho xuất khẩu vẫn có thể
tăng lên ngay cả khi giá xuất khẩu giảm
e Trường hợp đặc biệt, khi không có sự thay đổi giá thì (P, - 1) = 0 khi đó u„ = 0 do không có sự tác động của thay đổi giá lên kim ngạch xuất khẩu Hệ số 5, khong được xác định
2 Phân tích quan hệ giữa giá cả quốc tế với nhập khẩu và sẩn xuất Tương tự như quá trình phân tích quan hệ giữa giá cả quốc tế với sản
xuất và xuất khẩu Tuy nhiên, để phân biệt, đối với các biểu thức phân tích
quan hệ giữa giá cả quốc tế với nhập khẩu và sản xuất có thể thêm (*) vào các
ký hiệu đại lượng trong các biểu thức Khi đó, hệ số 5, được viết là 5*;,
Các trường hợp cụ thể của õ*„ :
® ð*;¿ = | xây ra khi u*, = (p*, - 1), nghĩa là chỉ số tăng, giảm kim ngạch nhập khẩu đúng bằng chỉ số tăng, giảm giá nhập khẩu Nói cách khác, chỉ số phát triển về lượng nhập khẩu không tăng khi có sự tăng, giảm giá nhập khẩu Do đó, trong trường hợp này giá cả nhập
khẩu hầu như không có tác động đến lượng nhập khẩu