1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tiểu luận Phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của việt nam thời gian qua

31 733 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 313,5 KB
File đính kèm sự biến động của tỷ giá hối đoái.rar (167 KB)

Nội dung

Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại Nội dungchủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai của một nước có thể xấu đi hay tốt lênkhi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ

Trang 1

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM I 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7

I TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 7

1 Khái niệm 7

2 Phân loại tỷ giá hối đoái 8

2.1 phân loại theo chế dộ quản lý 8

2.2 phân loại theo phương thức giao dịch 8

2.3 phân loại theo giá trị của tỷ giá 8

2.4 phân loại theo thời điểm giao dịch 8

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 8

1 Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế 8

2 Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế 9

2.1 Tác động của tài khoản vãng lai tới tỷ giá hối đoái 9

2.2 Tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái 10

3 Mức chênh lệch lạm phát 10

4 Sự thay đổi lãi suất trong nước 11

5 Kiểm soát của chính phủ 11

5.1 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 11

5.2 Tiền lương, kiểm soát giá cả, ngang giá sức mua 12

6 Một số nhân tố khác 12

CHƯƠNG II: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI HOẠT ĐỘNG XNK CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 13

I SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG THỜI GIAN QUA .13 II TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 18

Trang 2

1 Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam 18

2 Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam 19

2.1 Đối với hoạt động xuất khẩu 20

2.2 Đối với hoạt động nhập khẩu 20

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 22

I CƠ SỞ ĐỂ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP 22

1 Trên tầm vĩ mô 22

2 Trên tầm vi mô 22

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 24

1 Giải pháp mang tính vĩ mô 24

1.1 Phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá 24

1.2 Xây dựng thị trường ngoại hối ở Việt Nam 25

2 Những giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 25

3 Giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng hai tỷ giá 26

4 Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái 27

III KIẾN NGHỊ 28

1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lí vĩ mô 28

2 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 29

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM I

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

CNY: Đồng nhân tệ

EUR: Đồng tiền chung Liên minh Châu Âu

Eximbank: Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớnmạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Cũnggiống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tácđộng quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế của mỗi quốc gia nói riêng Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của cácnước trong quan hệ kinh tế quốc tế

Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanhtoán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tàikhoản vãng lai Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (Nội dungchủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lênkhi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệmất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cânthanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hốiđoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhậpkhẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi

Việt Nam sau gần 25 năm đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóatập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,theo định hướng XHCN, đất nước ta đã có những biến đổi sâu sắc, đạt đượcnhững thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó những đổi mới về chínhsách tài chính-tiền tệ và tỷ giá hối đoái đã có tác động tích cực góp phần tạo nên

sự ổn định môi trường kinh tế xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển

Trong một nền kinh tế phát triển hướng nội trước dây các mới quan hệ vớibên ngoài về ngoại thương, ngoại hối đều thông qua hệ thống độc quyền củaNhà nước; việc xác định tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam và ngoại tệ khôngxét tới quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường mà nhất nhất theo tỷ giá cốđịnh - đa tỷ giá do Nhà nước quy định Hiện nay Việt Nam đã thực hiện chínhsách tỷ giá theo định hướng thị trường đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc xử

Trang 6

lý tỷ giá thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi.Nhờ đó đã góp phần kiềm chế lạm phát cải thiện cán cân thanh toán, tăng được

dự trữ ngoại tệ quốc gia hạn chế được những biến động của tỷ giá đồng ViệtNam và đồng đôla trước những biến động của giá đôla trên thế giới

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóađất nước, chính sách tài chính-tiền tệ nói chung, cũng như tỷ giá hối đoái nóiriêng tuy đã có những thành công, nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp với sựphát triển kinh tế và những đòi hỏi của thực tiễn đất nước trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế

Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bài tiểuluận này nhóm chúng tôi muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hốiđoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển

Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốn phầnnào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạtđộng xuất nhập khẩu ở nước ta Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếutrong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục và một sốgiải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp

độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đất nước cũng nhưtrong khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới nền kinh tế nóichung và tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn làmột vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu kỹ càng Bởi vậy bài tiểu luận nàychỉ đề cập được một khía cạnh nào đó của vấn đề và nhóm chúng tôi không thểkhông tránh khỏi những điểm khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của cô giáo và các bạn trong lớp

Vinh, ngày 22 tháng 9 năm 2011

Trang 7

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Khi nghiên cứu những nền kinh tế mở có hoạt động thương mại và tàichính với các quốc gia khác, chúng ta thấy có sự khác biệt về đồng tiền của cácquốc gia trong việc thực hiên các giao dịch Hơn nữa, nếu tỷ giá không thay đổithì các ngân hàng, các công ty và cá nhân không cần phải tốn kém nhiều thờigian quý báu vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi ro ngoại hối, các chínhphủ cũng chẳng cần phải quan tâm tới vấn đề này Tiếc thay, tỷ giá hối đoái lại

là một trong những nhân tố hay biến động nhất Trong chương này chúng ta tậptrung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái

là cái gì? Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái?

I TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1 Khái niệm

Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hoá mạnh mẽ,vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành quy luật tất yếu trong qúatrình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng hầu hết cácquốc gia hay nhóm các quốc gia vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình Vì vậy,

để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trước hết là quan hệ muabán trao đổi hàng hoá- dịch vụ và đầu tư giữa các nước hay các nhóm nước vớinhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải được chuyển hoá lẫn cho nhau Mốitương quan theo đó mà đồng tiền các nước được chuyển đổi cho nhau theo một

tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện các thanh toán phục vụ cho việc giao dịch,buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốc tế thì được gọi là tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được đo lường bằng những đơn vị tiền tệ khác.

Ví dụ: Vào ngày 22/8/2011 tỷ giá bán ra của các ngoại tệ - đồng tại ngân

hàng ngoại thương Việt Nam là 1 EUR= 29.796VND;1 USD = 20.800VND, 1JPY= 267.55VND

Trang 8

2 Phân loại tỷ giá hối đoái

2.1 phân loại theo chế dộ quản lý

- Tỷ giá hối đoái chính thức: Là tỷ giá do Nhà nước công bố

- Tỷ giá thị trường( tự do và chợ đen): Là tỷ giá được hình thành do quan

hệ cung-cầu ngoại tệ hoặc do các hoạt động của thị trường vàng bạc, đá quý

2.2 phân loại theo phương thức giao dịch

- Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá thực hiện ngay tại thời điểm ký kết

- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: Là tỷ giá được áp dụng theo ngày chấp nhậnthanh toán

2.3 phân loại theo giá trị của tỷ giá

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá không kể đến sự biến động của tỷ

lệ lạm phát giữa các quốc gia

- Tỷ giá hối đoái thực tế: Là tỷ giá mà cộng thêm tỷ lệ lạm phát

2.4 phân loại theo thời điểm giao dịch

- Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá bắt đầu của một ngày giao dịch

- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1 Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh tình hình chính trị - kinh tế thế giới đầy biến động phứctạp như hiện nay, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và ổnđịnh luôn là trọng tâm chính yếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia,đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển thường có mức tích luỹ thấp, songnhu cầu đầu tư lại cao, do vậy để tăng trưởng kinh tế nhất thiết phải dựa vàonguồn vốn vay nước ngoài Về cơ bản, phần vốn thuần tuý chuyển từ bên ngoàivào cho phép một nước duy trì khoản thiếu hụt trong tài khoản vãng lai Số thiếuhụt đó cho thấy, tổng chi tiêu cao hơn tổng thu nhập Điều này có ảnh hưởng lớntới cán cân thanh toán, tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái

Trang 9

Hình 1 : Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới tỷ giá hối đoái.

Giả sử trong điều kiện nền kinh tế phát triển bình thường, đường cung S

và đường cầu D1 về ngoại tệ giao nhau tại điểm A, xác định mức tỷ giá hối đoái

là E1 Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế khiến cho nhu cầu vốn đầu tư tăngvọt, đẩy đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải, trong khi đó cung ngoại tệchưa đủ để đáp ứng kịp thời do đó đẩy tỷ giá lên mức E2 Ngoài phạm vi ảnhhướng có tính hướng ngoại nói trên, tăng trưởng kinh tế còn tạo ra một loạtnhững tác động bên trong đối với tỷ giá hối đoái, có thể kể đến như: tình hìnhthu chi ngân sách Nhà nước, thu nhập và lòng tin của công chúng vào đồng tiềnquốc gia

2 Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu có liên quan trực tiếpđến những thay đổi của tỷ giá hối đoái Đó là: tài khoản vãng lai, tài khoản vốn

và tài khoản dự trữ chính thức Phương pháp bút toán kép của cán cân thanhtoán, làm cho cán cân thanh toán tại bất cứ thời điểm nào cũng luôn thăng bằng,không hàm ý xảy ra sự cân bằng với từng khoản mục của nó

2.1 Tác động của tài khoản vãng lai tới tỷ giá hối đoái

Cách tiếp cận xác định tỷ giá đã cho chúng ta thấy những nhân tố tác độnglàm thay đổi cung cầu ngoại tệ có liên quan trực tiếp đến sự thay đổi của cán cânthương mại chính là: mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích củangười tiêu dùng về hàng hoá nội so với hàng ngoại và năng suất lao động của

Tỷ giá(USD/VND)

D1

D2

E1 E2

S

A

B

Trang 10

một nước Mọi sự biến động của các nhân tố này, tương tác lẫn nhau làm thayđổi cầu về xuất nhập khẩu (sẽ nghiên cứu ở phần sau) Những thay đổi về cầuxuất nhập khẩu, nếu làm cho cán cân thương mại dịch chuyển về phía thặng dư,nước có điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ, sẽ có tác động làm giảm tỷ giá hối đoái

và tăng giá đồng nội tệ Ngược lại, nếu những thay đổi về cầu xuât nhập khẩulàm tăng sự thâm hụt của cán cân thương mại sẽ có tác động làm tăng tỷ giá hốiđoái và giảm giá trị đồng nội tệ

2.2 Tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái

Không giống như tài khoản vãng lai có tác động trực tiếp đến những thayđổi của tỷ giá hối đoái, tài khoản vốn có cơ chế tác động phức tạp hơn và phảithông qua cơ chế tác động của lý thuyết lượng cầu tài sản với các nhân tố rấtphức tạp (thu nhập, tỷ suất lợi tức, rủi ro, tính lỏng) Cụ thể, bất kỳ nhân tố nào

có tác động làm thay đổi tỷ suất lợi tức của các tài sản theo hướng làm tăng giátrị của tài sản nội tệ cao hơn tài sản nước ngoài thì đều có tác động là giảm tỷgiá hối đoái và ngược lại, mọi nhân tố tác động làm tăng tỷ suất lợi tức của tàisản ngoại tệ cao hơn tài sản nội tệ thì có tác động làm tăng tỷ giá hối đoái

3 Mức chênh lệch lạm phát

Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hainước tương đương nhau, có cơ chế ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá hối đoái biếnđộng phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào cómức chênh lệch lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so vớiđồng tiền nước còn lại Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức muacủa đồng tiền, theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so vớimức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đógiảm giá và ngược lại Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởngdến biến động của tỷ giá trong dài hạn

Trang 11

4 Sự thay đổi lãi suất trong nước

Trong nền kinh tế thị trường khi Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất tiềngửi nội tệ những người có ngoại tệ sẽ đem ngoại tệ ra bán đổi lấy nội tệ để gửivào ngân hàng hưởng mức lãi suất cao như vậy sẽ làm cho cung cầu về nội tệtăng làm cho đồng nội tệ được giá hơn Nhưng trong trường hợp lãi suất tiền gửinội tệ tăng do yếu tố trượt giá (lạm phát tăng), thì sẽ không làm cho giá trị làmcho giá trị nội tệ tăng mà chỉ là sự bù đắp lại mức giảm giá của đồng nội tệ

Những thay đổi trong lãi suất thường được coi là nhân tố chính tác độngđến tỷ giá Nhưng để dự đoán được chiều hướng và khả năng biến đổi của tỷ giátrong tương lai thì cần phải nắm rõ nguồn gốc sinh ra những thay đổi trong lãisuất Bởi vì, mỗi nguồn gốc khác nhau sẽ dẫn đến những thay đổi khác nhautrong tỷ giá Nếu sự tăng của lãi suất trong nước là so sự tăng lên của lãi suấtthực tế, thì tỷ giá sẽ biến đổi theo hướng tăng giá đồng nội tệ và ngược lại Nếu

nó lại có nguyên nhân tăng lên của lạm phát dự tính, thì chúng ta sẽ thấy tỷ giábiến đổi theo hướng giảm giá đồng nội tệ

5 Kiểm soát của chính phủ

Đối với những đồng tiền có cơ chế tỷ giá cố định, thì can thiệp của Chínhphủ thông qua hoạt động của NHTW trên thị trường mở là bắt buộc, nhằm duytrì tỷ giá chỉ được biến động trong một biên độ nhất định Về mặt lý thuyết, dolượng dự trữ ngoại hối chỉ có hạn, cho nên nhìn chung, hoạt động can thiệp củaNHTW trên thị trường ngoại hối gây ảnh hưởng trực tiếp lên tỷ giá trong ngắnhạn, chứ không ảnh hưởng trong dài hạn Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, cácchính phủ và các NHTW có thể tác động làm cho tỷ giá danh nghĩa thay đổitrong dài hạn thông qua việc thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ

5.1 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khoá và tiền tệ có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại,

do đó, ảnh hưởng lên cung cầu đồng bản tệ thông qua hiệu ứng giá cả và thunhập Tăng cung tiền trong nước sẽ làm cho mặt bằng giá cả trong nước tănglên, dẫn đến kích thích nhập khẩu Thặng dư kinh tế sẽ kìm hãm các hoạt động

Trang 12

kinh tế, giảm thu nhập, do đó giảm nhu cầu nhập khẩu, kích thích xuất khẩu.Hiệu quả của chính sách này phụ thuộc vào độ co giãn của giá cả và thu nhập vềnhu cầu hàng hoá xuất nhập khẩu.

5.2 Tiền lương, kiểm soát giá cả, ngang giá sức mua

Các chính phủ duy trì giá cả ổn định thông qua điều chỉnh lượng tiền cungứng, và trong những trường hợp đặc biệt, thông qua tiền lương và kiểm soát giá

cả Các biện pháp này cũng ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua mối liên kết giữalạm phát và giá trị đồng bản tệ Mối liên hệ này được gọi là ngang giá sức mua(Purchasing power parity - PPP) Thuyết ngang giá sức mua đòi hỏi tỷ giá giữabất kỳ 2 đồng tiền nào cũng sẽ được điều chỉnh để phản ánh những thay đổitrong mức giá cả hàng hoá, dịch vụ của hai nước

6 Một số nhân tố khác

Ngoài những nhân tố trên tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của một sốnhân tố khác như yếu tố tâm lý của công chúng, năng suất lao động của quốcgia Trên thực tế, mỗi khi tình hình kinh tế chính trị xã hội thay đổi đều tạo ranhững tác dộng về mặt tâm lý của công chúng khiến cho tỷ giá có thể bị độtbiến Cơn sốt đô la sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997 làmột trong những ví dụ điển hình

Có thể nói sự biến động của tỷ giá hối đoái là kết quả tổng hợp của cácmối tác động từ nhiều nhân tố trong nền kinh tế Ngược lại mỗi biến động của tỷgiá hối đoái lại ảnh hưởng trở lại đến nền kinh tế và điều này tạo nên một mốitổng hoà phụ thuộc lẫn nhau của các yếu tố trong nền kinh tế

Trang 13

CHƯƠNG II: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI HOẠT ĐỘNG XNK CỦA VIỆT

NAM TRONG THỜI GIAN QUA

I SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG THỜI GIAN QUA

Biến động tỷ giá luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hìnhsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh

doanh xuất nhập khẩu Trong thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái giữa VND và

USD đã biến động theo chiều hướng không ổn định, giá trị VND sụt giảm

Trong khi đồng USD mất giá so với đồng tiền khác như đồng EUR, JPY còn VND lại giảm giá so với USD, nên tỷ giá VND với các ngoại tệ khác càngbất lợi hơn đối với nước ta Điều đó tác động tới thương mại quốc tế trong điềukiện tỷ lệ nhập siêu của nước ta khá cao, các khoản nợ nước ngoài đến hạn phảitrả, bởi vì phải làm ra một lượng hàng hóa nhiều hơn bằng VND mới có thể trảđược một đơn vị ngoại tệ; những doanh nghiệp vay thương mại với lãi suất caothời hạn ngắn để đầu tư dài hạn càng gặp nhiều khó khăn Thực trạng đó có liênquan đến vấn đề cơ bản: “đô la hóa”

Việc biến động của tỷ giá hối đoái trong những năm gần đây có nhiềunguyên nhân gắn liền với tình trạng “đô la hóa” không chính thức ở nước ta.Mặc dù chính phủ theo đuổi chính sách quản lý ngoại hối theo hướng nhất quán

“trên thị trường Việt Nam chỉ giao dịch bằng đồng VND” nhưng thực tế ngoại tệ

và vàng được sủ dụng khá phổ biến như các phương tiện thanh toán trong giaodịch thanh toán trong giao dịch buôn bán bất động sản, hàng hóa đắt tiền, vay,trả nợ, cất trữ Mỗi khi có biến động về tỷ giá thì các ngoại tệ, nhất là USD giatăng vai trò trên thị trường Sự biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian vừa qua

do cung cầu về ngoại tệ, nhất là USD có lúc trở nên căng thẳng, do chính sách tỷgiá và việc điều hành tỷ giá thiếu linh hoạt, không kịp thời ứng phó với biếnđộng của thị trường

Trang 14

do tỷ giá này cao hơn khoảng 100-150 đồng

Trong tháng 8/2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng có diễn biến nhíchlên dần theo từng tuần, thực hiện chuỗi tăng tới 7 đồng so với đầu tháng Cụ thể

tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 16.489 VND/USD lên 16.493 VND/USD vàdừng ở mức 16.496 VND/USD trong hai tuần cuối tháng 8 Theo đó, tỷ giá trênthị trường tự do ổn định quanh mức 16.580-16.610 VND/USD (cao hơn 10 đồng

so với tỷ giá thông báo đầu tháng là 16.550-16.600 VND/USD) nhưng thấp hơn

20 đồng so với mức ổn định trong hai tuần giữa tháng là 16.580-16.630VND/USD

Tỷ giá USD/VND trong tháng 9/2008 không có sự biến động nhiều, chỉ

có gia tăng mạnh từ 16.560 lên 16.740 (ngày 15/9 đến ngày 19/9), sau đó giảmxuống chỉ còn 16.630 VND/USD trong ngày 24/9 Từ cuối tháng 9 cho đến19/10 tỷ giá tiếp tục được ổn định quanh mốc 16.550 VND/USD

Ngày 22/10 tỷ giá USD/VND ở các NHTM bất ngờ tăng vọt tới mốc16.800 VND/USD, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn ổn định, thậmchí giảm nhẹ Ngày 23/10, giá bán ra đồng USD của các ngân hàng thương mạiđồng loạt niêm yết ở mức 16.850 VND

Trang 15

Hình 2 Biểu đồ biểu diễn biến động tỷ giá VND/USD năm 2008

- Năm 2009 và năm 2010:

Hình 3: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010

Nguồn: SBV, dữ liệu của TVSC

16.150

16.960

16.550 16.560

16.830 16.619

16.075 15.858

15.955

16.500 15.982

20084/15/

20085/15/

20086/15/

20087/15/

20088/15/

20089/15/

2008

10/15/2008

11/15/2008

Tỷ giá VND/USD

Ngày đăng: 26/01/2018, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w