Qua phân tích các quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính và nhiệm vụ của cơ quan Hải quan, luận văn xác định: thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa là trình tự,
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
K
HỒ THỊ HỒNG
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 60.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VŨ THƯ
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài có tính cấp thiết vì các lý do sau đây:
- Do yêu cầu hội nhập và phát triển, để phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ trương cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế, để công tác quản lý nhà nước về hải quan có hiệu lực, hiệu quả
- Khắc phục những hạn chế của thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta hiện nay
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập ở những góc độ, khía cạnh nhất định về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa có đề tài khoa học nghiên cứu một cách tổng thể cũng như đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây là nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng để học viên nghiên cứu đề tài luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với các chuẩn mực, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết và tham gia
Trang 43.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: (1) Giải quyết các vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; (2) Đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay; (3) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở nước
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp dự báo…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa, cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính nói chung, trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa nói riêng
Trang 57 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận gồm 3 chương, 9 tiết
Qua phân tích các quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính và
nhiệm vụ của cơ quan Hải quan, luận văn xác định: thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa là trình tự, cách thứ thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan, các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tiến hành hoạt động xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật
Trong khái nhiệm này có ba yếu tố đáng chú ý là: chủ thể tiến hành; đối tượng của thủ tục; các giai đoạn của thủ tục
- Chủ thể tiến hành thủ tục gồm: công chức Hải quan có thẩm quyền và người khai hải quan
- Đối tượng của thủ tục: Hàng hoá xuất, nhập khẩu
- Các giai đoạn của thủ tục: khởi xướng vụ việc, giai đoạn xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc, giai đoạn thi hành quyết định và giai đoạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành
1.1.2 Đặc điểm thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như các thủ tục hành chính khác có những đặc điểm chung sau:
Trang 6Một là, là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước hay thủ
tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Hai là, do quy phạm pháp luật hành chính quy định Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung, quy phạm thủ tục
Ba là, có tính mềm dẻo, linh hoạt
Ngoài những đặc điểm chung của thủ tục hành hành chính nói chung, thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa còn có những đặc điểm riêng sau :
Thứ nhất, mang tính chất đặc thù với các nghiệp vụ chuyên sâu
Thứ hai, được thực hiện chủ yếu tại biên giới quốc gia
Thứ ba, mang tính chất liên ngành
Thứ tư, gắn liền với tự động hóa, điện tử hóa
1.1.3 Vai trò của thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Cũng giống như thủ tục hành chính nói chung, thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa có hai vai trò sau:
Thứ nhất, thủ tục hành chính với tư cách là quy phạm pháp luật hình
thức, nó bảo đảm thực hiện quy phạm pháp luật nội dung
Thứ hai, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành bộ máy
nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của người dân
Ngoài vai trò của thủ tục hành chính nói chung, thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa còn có một số vai trò khác sau:
Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước thông qua việc áp thuế đối với hàng
hóa xuất, nhập khẩu có thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định;
Thứ hai, qua việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng hóa ngăn chặn hành vi buôn lậu góp phần thu ngân sách và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội
Thứ ba, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội Thông qua việc
ngăn chặn việc nhập khẩu các loại hàng hóa không được phép nhập khẩu,
Trang 7gây nguy hại cho sức khỏe và an toàn của người dân, môi trường
Thứ tư, thông qua thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập
khẩu hàng hóa nhà nước thực hiện việc bảo vệ nền sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong
nước, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế
Thứ năm, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới,
thông qua việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong lĩnh vực
Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa là vấn đề được đặt ra ở nhiều quốc gia Ở nước ta, cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực này xuất phát từ những lý do: (1) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan; (2) Xuất phát từ yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế; (3) Từ yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu; (4) Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; (5) Để khắc phục những hạn chế của thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta hiện nay
1.2.2 Các nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Để cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhâp khẩu hàng hóa có hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc cải cách phải đồng bộ, thống nhất từ Trung ương
Trang 8đến địa phương Thứ hai, việc quy định mới về bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ các
quy định về thủ tục hành chính phải được thể hiện bằng văn bản, đảm bảo tính đồng bộ;
Thứ ba, việc cải cách phải đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống
nhất, khắc phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ và phải gắn liền với việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, đồng thời đảm bảo công tác quản
lý nhà nước về hải quan
Thứ tư, việc cải cách phải được phân công trách nhiệm, nhiệm vụ
rõ ràng giữa các Bộ, ngành tránh chồng chéo, đùn đẩy, gây khó khăn cho hoạt động xuất, nhập khẩu của người dân và doanh nghiệp
Thứ năm, việc cải cách phải đảm bảo phải phù hợp tình hình thực tế
của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa ở nước ta hiện nay, phù hợp với bối cảnh chung của khu vực, thế giới
Thứ sáu, công chức được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ và giải quyết
việc của các tổ chức, cá nhân phải là những người có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp, liêm khiết, có tác phong thái độ nghiêm chỉnh…
1.2.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Nội dung của cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa thể hiện trên hai phương diện là cải cách quy định pháp luật về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa và cải cách việc tổ chức thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa
1.2.3.1 Cải cách quy định pháp luật về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Mục tiêu: quy định pháp luật về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa theo hướng đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Yêu cầu: Bãi bỏ những thủ tục ban hành không đúng thẩm quyền,
Trang 9trái pháp luật, không cần thiết; những thủ tục không phù hợp với thực tế thì sửa đổi, bổ sung Quy định pháp luật về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa phải đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ thực hiện, phù hợp với thực tế, phù hợp với các chuẩn mực, cam kết quốc tế
1.2.3.2 Cải cách việc tổ chức thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Mục tiêu: Nhằm thực hiện quy định của pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời để các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Yêu cầu: phải đảm đảm công khai, minh bạch, đúng quy định, nhanh chóng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa Đảm bảo thực hiện cải cách đồng bộ
Tóm lại, việc cải cách TTHC đối với hoạt động xuất, nhập khẩu
hàng hóa phải đồng bộ, thống nhất trên hai phương diện là cải cách quy định pháp luật và cải cách việc tổ chức thực hiện thủ tục
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Thứ nhất, chủ trương đường lối, chính sách về cải cách thủ tục
hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Đảng và nhà nước
Thứ hai, quyết tâm của ngành Hải quan trong công tác cải cách thủ
tục hành chính đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa Trình độ chuyên môn và ý thức đạo đức của cán bộ công chức hải quan
Thứ ba, sự phối hợp giữa cơ quan hải quan và các bộ, ngành có liên
quan đối với công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Thứ tư, nhận thức và trình độ chuyên môn người cán bộ có chức
năng thực hiện công tác xuất, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Thứ năm, phương tiện, máy móc kỹ thuật hỗ trợ trong việc thực
Trang 10hiện thủ tục đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Bối cảnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Cải cách TTHC là khâu đột phá của cải cách hành chính Cải cách hành chính được tiến giữa năm 1986 là đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế- xã hội, trong bối cảnh đó buộc phải đổi mới Cải cách TTHC đặt trong bối cảnh của cải cách hành chính là khủng hoảng của kinh tế- xã hội Từ năm
1986 đến nay Đảng, Chính phủ đã không ngừng tiến hành cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC trong hoạt động xuất, nhập khẩu đến nay
Để thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 ngành Hải quan nói riêng và các Bộ quản lý chuyên ngành nói chung đã có nhiều nỗ lực để cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa Trước
xu thế phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới mà Việt Nam là thành viên của nhiều liên minh thuế quan và là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng thương mại quốc tế, tham dự ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài thì vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan là một đòi hỏi tất yếu đối với Việt Nam
2.1.2 Yêu cầu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức trong xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong nhà nước pháp quyền yêu cầu về đảm bảo nhân quyền, quyền lợi ích hợp pháp của người dân là bắt buộc Pháp luật về thủ tục là
Trang 11quy phạm pháp luật hình thức, thông qua quy phạm pháp luật hình thức để
các chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình
2.1.3 Đòi hỏi về bảo đảm pháp chế trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Pháp chế là sự triệt để tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong nhà nước pháp chế Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước được hiểu là trật tự pháp luật nhằm bảo
vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội
2.1.4 Khắc phục các hạn chế của thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Do quá trình phát triển và hội nhập diễn ra ngày càng sâu, rộng và hoạt động xuất, nhập khẩu liên quan đến nhiều Bộ quản lý chuyên ngành, vì vậy thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn còn rườm rà, chồng chéo, quy trình thủ tục chưa đơn giản… dẫn đến thời gian thông quan hàng hóa còn kéo dài, gây lãng phí về thời gian cho doanh nghiệp… Để khắc phục những hạn chế của thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất, khẩu nhập hàng hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan và đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác là tất yếu
2.2 Cải cách pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
2.2.1 Quá trình cải cách pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Luật Hải quan 2001 đã qui định rõ ràng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.Đa số các doanh nghiệp đều khẳng định rằng các qui trình thủ tục hải quan đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều yếu tố thuận
Trang 12lợi như giảm bớt thời gian làm TTHQ cho từng lô hàng XNK, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi phương tiện vận tải của các doanh nghiệp;
Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005 chưa quy định cụ thể về thủ tục hải quan điện tử mà giao Chính phủ quy định cụ thể
về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý các chứng từ điện tử, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước hữu quan,
tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩy trong việc xây dựng, phát triển, khai thác hệ thống thông tin máy tính hải quan
Luật Hải quan năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất chứa đựng những quy phạm pháp luật về thủ tục hải quan Cùng với Luật Hải quan là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật dưới hình thức Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các thông tư của Bộ Tài chính…tạo thành một hệ thống văn bản về thủ tục hải quan tương đối đầy đủ
Luật Hải quan 2014 là cơ sở pháp lý để cải cách hành chính, đặt nền tảng cho việc áp dụng rộng rãi hải quan điện tử nhằm hướng tới hoạt động hải quan công khai, minh bạch và hiệu quả hơn, triển khai nhiều biện pháp cải tiến quy trình thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ Các quy định của Luật Hải quan phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, tiên tiến Cụ thể:
Một là, áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan
Hai là, áp dụng thủ tục hải quan điện tử
Ba là, về hồ sơ hải quan: đã được đơn giản hoá, giảm bớt giấy tờ
không cần thiết, như: hợp đồng đối với hàng xuất, nhập khẩu; giấy thông báo thuế Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được giảm thiểu tối đa, đơn giản hoá các hình thức trình, nộp chứng từ;
Bốn là, về quy trình thủ tục hải quan: đã bỏ bớt các khâu không cần thiết, rườm rà
Năm là, về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, công chức hải
Trang 13quan: quyền lợi của người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan cũng như trách nhiệm của công chức hải quan trong thi hành công vụ được quy định rất rõ, tránh việc lạm quyền gây phiền hà sách nhiễu và đảm bảo được quyền lợi của người khai hải quan
2.2.2 Đánh giá chung kết quả cải cách pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Cải cách pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập hàng hóa đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, cải cách pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động
xuất, nhập khẩu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu
Thứ hai, cải cách thủ tục trong hoạt động xuất, nhập khẩu tạo cơ sở
cho sự thay đổi về phương thức quản lý hải quan: Phương thức quản lý hải quan được thay đổi theo hướng hiện đại, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, kiểm soát sự tuân thủ sau thông quan và ứng dụng công nghệ thông tin Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan Chuyển đổi từ phương thức quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên nền tảng quản lý rủi ro
Thứ ba, cải cách thủ tục trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
về cơ bản đã phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam ký kết, gia nhập:
Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được, cải cách pháp luật trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa còn có hạn chế: các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan còn có những quy định không thống nhất dẫn đến cách hiểu khác nhau, ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
2.3 Cải cách việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Để thực hiện các quy định của pháp luật về cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, ngành Hải quan đã không