1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài giảng luật hành chính Việt Nam

122 4,6K 61

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con ngư

Trang 1

CHƯƠNG V

LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Trang 2

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Văn bản pháp luật:

 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi 2007; 2008)

 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

 Luật cán bộ công chức 2008

 Luật viên chức 2010

Giáo trình, tài liệu tham khảo

 Nhà nước và pháp luật đại cương, Khoa luật – ĐHQGHN- NXB ĐHQGHN

 Giáo trình luật hành chính, Trường đại học luật Hà Nội, NXB CAND

Trang 3

I Khái niệm luật hành chính

1.1 Đối tượng điều chỉnh

hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Trang 4

Quản lý

- Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị;

- Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy

- Một cách tổng quát nhất, quản lý được xem là quá trình "tổ chức

và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là

sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phương diện điều hành

 Tóm lại, quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một

quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra từ trước

Trang 5

Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà

nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người

Ðiểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của các tổ chức xã hội ), là tính quyền lực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần Từ khi xuất hiện, nhà nuớc điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước

Trang 6

Quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều

hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành

Quản lý hành chính nhà nước trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và các

cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp

Trang 7

I Khái niệm luật hành chính

1.1 Đối tượng điều chỉnh (tiếp)

 Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

 Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình

 Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định

Trang 8

* Quan hệ dọc

1 Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với

cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp trên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỷ thuật, cơ cấu, tổ chức

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND tỉnh Cần Thơ; Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp

2 Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ; giữa Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ với UBND huyện Ô Môn

3 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục - Ðào tạo với Trường đại học Cần Thơ, Giữa Bộ Y tế và các bệnh viện nhà nước

Trang 9

* Quan hệ ngang

1 Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung

với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp

Ví dụ: Mối quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ; Giữa Chính Phủ với Bộ Tư pháp

2 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với nhau Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:

- Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục - Ðào tạo trong việc quản

lý ngân sách Nhà nước; giữa Sở Lao động Thương binh -Xã hội với các Sở khác trong việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước

- Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể

Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ tư pháp ban

hành về vấn đề liên quan đến việc đào tạo cử nhân Luật; Thông tư liên ngành do

Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành

Trang 10

* Quan hệ ngang

3 Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các

đơn vị, cơ sở trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó

Ví dụ: quan hệ giữa UBND TP Hà nội với Học viện Ngân hàng

Trang 11

I Khái niệm luật hành chính

1.2 Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh (quyền uy)

Chính đối tượng điều chỉnh của luật hành chính đã quyết định phương pháp điều chỉnh của ngành luật này Hoạt động động quản lý, hoạt động chấp hành, điều hành sẽ không thể thực hiện được nếu không có yếu tố quyền uy

Trang 12

1.2 Phương pháp điều chỉnh (tiếp)

Biểu hiện cụ thể của phương pháp mệnh lệnh

gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước

ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền

hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước

Trang 13

I Khái niệm luật hành chính

1.3 Định nghĩa

Luật hành chính là một nghành luật trong

hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành điều hành phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Trang 14

I Khái niệm luật hành chính

1.4 Nguồn của luật hành chính

Là những văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng những quy phạm pháp luật hành chính

 Hiến pháp

 Văn bản QPPL của cơ quan quyền lực nhà nước

 Văn bản QPPL của Chủ tịch nước

 Văn bản QPPL của cơ quan hành chính nhà nước

 Văn bản QPPL của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao của Viện trưởng VKSND tối cao

 Văn bản QPPL liên tịch

Trang 15

II Quy chế pháp lý về cán bộ, công chức, viên chức

2.1 Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê

chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm

kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ( Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008)

Trang 16

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ

nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật ( Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008)

Trang 17

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung

là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng

ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương

từ ngân sách nhà nước ( Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008)

Trang 18

Viên chức là công dân Việt Nam được

tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại

đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật(Điều 2 Luật viên chức 2010)

Trang 19

II Quy chế pháp lý về cán bộ, công chức, viên chức

2.2 Quyền, nghĩa vụ cơ bản của cán bộ công chức, viên chức

2.2.1 Quyền của cán bộ, công chức, viên chức

 Quyền của cán bộ, công chức (Điều 8- Điều 10 Luật CBCC)

 Quyền của viên chức (Điều 11- Điều 15 Luật viên chức)

2.2.2 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức

 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức (Điều 11- Điều 14 Luật CBCC)

 Nghĩa vụ của viên chức (Điều 16-Điều 19 Luật viên chức)

Trang 20

II Quy chế pháp lý về cán bộ, công chức, viên chức

2.3 Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

Trang 21

III Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm

hành chính

3.1 Vi phạm hành chính

3.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính

Trang 22

3.1 Vi phạm hành chính

3.1.2 Cấu thành vi phạm hành chính

Cấu thành của VPHC

Mặt khách quan

Khách

thể

Mặt chủ quan

Chủ thể

Trang 23

Mặt khách quan

Trang 24

Mặt chủ quan

 Lỗi

 Động cơ, mục đích

Trang 25

Chủ thể

Chủ thể vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính

 Chủ thể là cá nhân

- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính ( khoản 15 Điều 2 Luật xử lý VPHC)

- Tuổi chịu trách nhiệm hành chính ( điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý VPHC)

 Chủ thể là tổ chức

Trang 26

Khách thể

được pháp luật hành chính bảo vệ Nói cách khác vi phạm pháp luật hành chính là vi phạm đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ

Trang 27

III Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

3.2 Xử lý vi phạm hành chính

3.2.1 Định nghĩa

phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác (Điều 1 Luật VPHC 2012).

Trang 28

3.2 Xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trang 29

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được

áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về

an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải

là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại

xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trang 30

3.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

 Tịch thu tang vật, phương

tiện được sử dụng để vi phạm

hành chính

 Trục xuất (chỉ áp dụng với

người nước ngoài-có thể là

hình phạt chính hoặc hình

phạt bổ sung)

 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

 Đưa vào trường giáo dưỡng

 Đưa vào cơ sở giáo dục

 Đưa vào cơ sở chữa bệnh

 Quản chế hành chính

Xử phạt hành chính Các biện pháp xử lý hành chính khác

Trang 31

3.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

 Tịch thu tang vật,

phương tiện được sử

dụng để vi phạm hành

chính

 Trục xuất

 Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

 Đưa vào trường giáo dưỡng

 Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

 Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Xử phạt hành chính (Điều 21 – 27 Luật xử lý VPHC)

Các biện pháp xử lý hành chính khác (Điều 89 – 96 Luật xử lý VPHC)

Trang 32

3.2.3 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

 Ủy ban nhân dân các cấp

 Cơ quan cảnh sát

 Cơ quan hải quan

 Cơ quan kiểm lâm

 Cơ quan thuế

 Cơ quan quản lý thị trường

 Cơ quan thanh tr chuyên

ngành

 Tòa án nhân dân và Cơ quan

thi hành án

 Hình thức xử lý(loại biện pháp)

 Mức xử phạt(phạt tiền)

Chủ thể có thẩm quyền Hình thức xử lý và mức xử lý

Trang 33

CHƯƠNG VII

LUẬT LAO ĐỘNG

Trang 34

TÀI LIỆU HỌC TẬP

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Bộ luật lao động 2012

Luật Bảo hiểm xã hội 2006

GIÁO TRÌNH

Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương – Khoa

Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Giáo trình Luật lao động – Trường ĐH Luật Hà Nội

Giáo trình Luật an sinh xã hội – Trường ĐH Luật Hà

Nội

Trang 35

I - KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG

1 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là QH lao động và những QH liên quan đến quan hệ lao động

- Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người hình

thành nên trong quá trình lao động

- Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động

gồm: Quan hệ về việc làm; Quan hệ học nghề; Quan hệ bồi thường thiệt hại; Quan hệ về bảo hiểm xã hội; Quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động; Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công; Quan hệ về quản lý lao động

Trang 36

I - KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG

2 Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp thỏa thuận: Bằng phương pháp này đã hình

thành nên quan hệ lao động cá nhân (trên cơ sở hợp đồng lao động)

và quan hệ lao động tập thể (trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể)

- Phương pháp mệnh lệnh: là phương pháp được sử dụng hợp

lý trong luật lao động, chủ yếu là trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành lao động

- Phương pháp “tham gia của công đoàn”: là phương pháp

đặc thù của Luật lao động Công đoàn tham gia vào quan hệ lao động với tư cách là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Trang 37

I - KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG

3 Định nghĩa

Luật lao động là 1 ngành luật độc lập trong hệ

thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh quan hệ lao động làm công ăn lương với người

sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động

Trang 38

I - KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG

4 Nguồn của luật lao động

Nguồn của Luật lao động là các văn bản pháp luật do CQNN

có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động Nguồn của Luật lao động gồm các văn

bản luật và văn bản dưới luật, trong đó, Luật lao động 1994 (sửa

đổi, bổ sung 2006, 2007, sau này là Luật lao động 2012) là nguồn

chủ yếu của luật lao động Việt Nam.

Trang 39

II MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN

CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

 Việc làm và học nghề

 Hợp đồng lao động

 Đối thoại, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

 Tiền lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

 Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

 Bảo hộ lao động

 Bảo hiểm xã hội

 Đại diện lao động (Công đoàn)

 Giải quyết tranh chấp lao động; Đình công

 Quản lý Nhà nước về lao động

Trang 40

1 Hợp đồng lao động

1.1 Khái niệm

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 BLLĐ 2012)

HĐLĐ có những đặc trưng sau:

- HĐLĐ có đối tượng là việc làm;

- HĐLĐ được xác lập một cách bình đẳng song phương;

- Sự giao kết HĐLĐ bao giờ cũng có tính đích danh;

- HĐLĐ phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay trong một thời gian vô hạn định

Ngày đăng: 17/09/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w