1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

77 823 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước được thựchiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lện

Trang 1

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI GIẢNG

LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Giảng viên: Ths.Nguyễn Thị Hà

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 3 năm 2013

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Luật hành chính là môn học cơ sở ngành của ngành quản trị văn phòng Môn học này cung cấp cho người học về những kiến thức cơ bản về hoạt động quản lý hành chính nhà nước và những vấn đề cơ bản về địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước, cán

bộ, công chức và viên chức.

Cùng với công cuộc cải cách hành chính hiện nay trong nhiều lĩnh vực và yêu cầu của quá trình dân chủ ở cơ sở là những đòi hỏi khách quan để tăng quyền chủ động quản lý và điều hành của bộ máy hành pháp, nhất là ở các cấp địa phương, nơi tập trung quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và người lao động;

Trên cơ sở giáo trình Luật hành chính Trường Đại học Luật Hà Nội và rất nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo, giảng viên đã biên soạn bài giảng này nhưng đã có sự cập nhật những nội dung cũng như những văn bản mới nhất để đáp ứng cho việc giảng dạy, học tập hiện nay.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.

Trang 3

Chương 1 LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM - NGÀNH LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1.KHÁI NIỆM

1.1.1.Khái niệm quản lý

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào nhữngquy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận độngtheo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được những mục đích đã định từ trước

Dưới góc độ pháp lý, Mác đã coi “quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từbản chất xã hội của quá trình lao động”

Như vậy, ở đâu có sự lao động chung của nhiều người thì ở đó cần có sự quản lý,trong đó sự liên kết các hoạt động của mỗi cá nhân con người là rất cần thiết Hoạt độngliên kết chính là nội dung của công tác tổ chức Tổ chức là sự phân công, phân định rõràng chức trách của từng người trong tập thể, là sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ củacác cá nhân trong tập thể Do đó, tổ chức là yếu tố quyết định mang lại hiệu quả choquản lý

Để điều khiển, phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tập thể con người, quản

lý cần có phương tiện để buộc con người phải hành động theo những nguyên tắc nhấtđịnh, phải phục tùng những khuôn mẫu, mệnh lệnh nhất định Phương tiện đó là uy tínhoặc quyền uy, quyền lực

Tóm lại, quản lý nảy sinh bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu, nếu ở đó có hoạt độngchung của nhiều người Vì vậy, quản lý tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến xãhội có nhà nước và cả khi xã hội không còn giai cấp và nhà nước nữa

- Chủ thể quản lý là con người hay tổ chức của con người Những cá nhân hay tổchức này là những đại diện có quyền uy

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

3

Trang 4

- Khách thể quản lý là trật tự quản lý nhất định mà các bên tham gia quan hệ quản

lý cụ thể đều hướng tới Trật tự này được điều chỉnh bởi nhiều quy phạm khác nhau nhưquy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật

1.1.2.Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hànhpháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhànước

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Thông qua pháp luật, nhà nước có thểtrao quyền lực của mình cho các cá nhân hay tổ chức xã hội để các chủ thể đó thay mặtnhà nước tiền hành hoạt động quản lý nhà nước đối với toàn xã hội

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp là hoạt động chỉ đạo thực hiện phápluật gọi là quản lý hành chính nhà nước hay còn gọi là quản lý công hoặc hành chínhcông

Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước được thựchiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm

sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổchức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh

tế, văn hoá, xã hội và hành chính - chính trị ở nước ta Nói cách khác, quản lý hànhchính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước

- Chấp hành là làm đúng những yêu cầu của pháp luật, là hoạt động đưa pháp luậtvào thực tiễn quản lý nhà nước

- Điều hành là việc chỉ đạo đối tượng thuộc quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụtheo pháp luật, là việc các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩmquyền và các chủ thể quản lý hành chính khác phải tiến hành hoạt động liên tục, thườngxuyên nhằm trực tiếp và tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật đối với các đối tượng quản

lý thuộc quyền để đạt mục đích là năng suất, chắt lương, hiệu quả

Trong quá trình điều hành, các chủ thể quản lý nhà nước có quyền nhân danh nhànước, sử dụng quyền lực nhà nước ban hành các văn bản quản lý để đặt ra quy phạm

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

4

Trang 5

pháp luật hay mệnh lệnh pháp luật cụ thể có tính bắt buộc đối với các đối tượng quản lý

có liên quan Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luậtcủa các đối tượng quản lý đó

Chấp hành và điều hành có mối liên hệ mật thiết với nhau Ngoài ra quản lý hànhchính nhà nước luôn mang tính chủ động, sáng tạo

- Chủ thể quản lý nhà nước là cá nhân hay tổ chức mang quyền lực nhà nước, baogồm nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân được nhà nước uỷ quyền đểnhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước Chủthể quản lý hành chính nhà nước là cá nhân hay tổ chức có quyền năng thực hiện quyềnlực nhà nước, bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền,các cá nhân thuộc các cơ quan kiểm sát, xét xử và các tổ chức xã hội hoặc cá nhân khácđược nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể

- Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước Khách thể quản lýhành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính nhà nước tức là trật tự quản lý tronglĩnh vực chấp hành điều hành

1.2 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦALUẬT HÀNH CHÍNH

1.2.1 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành tronglĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Những quan hệ này được gọi là quan hệ quản lýhành chính nhà nước hay quan hệ chấp hành - điều hành

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính có thể được chia thành 3 nhóm quan hệquản lý:

Nhóm 1 là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chínhnhà nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, bao gồm:

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

5

Trang 6

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính cấpdưới theo hệ thống dọc (Ví dụ: Quan hệ giữa UBND TP Đà Nẵng với UBND Quận HảiChâu).

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp (Ví dụ: Quan hệ giữa UBNDThành phố với Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng)

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trênvới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp (Ví dụ:Quan hệ giữa Sở giao thông TP Đà Nẵng với UBND Quận Thanh Khê)

- Quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môncùng cấp với nhau, cơ quan này có quyền hạn nhất định đối với cơ quan kia trong việcthực hiện chức năng của mình theo quy định của pháp luật Song giữa các cơ quan nàykhông có sự lệ thuộc về mặt tổ chức (Ví dụ: Quan hệ giữa Sở tài chính với Sở tàinguyên và môi trường trong việc quản lý thu chi ngân sách)

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước địa phương với các đơn vị trựcthuộc trung ương đóng tại địa phương đó (Ví dụ: Quan hệ giữa UBND Quận LiênChiểu với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng)

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (Ví dụ:Quan hệ giữa UBND tỉnh Quảng Nam với Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật QuảngNam)

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế thuộc cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Ví dụ: Giữa UBND huyện Duy Xuyên với Hợptác xã dệt may Duy Trinh)

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (Ví dụ:Quan hệ giữa Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)

- Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài.(Ví dụ: Quan hệ giữa UBND phường Bắc Mỹ An với công dân A trong việc xử phạt viphạm hành chính do A có hành vi gây rối trật tự công cộng)

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

6

Trang 7

Nhóm 2 là nhóm quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan nhà nướcxây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan (Ví dụ: Quan hệ giữa thủtrưởng cơ quan với các cán bộ, công chức trong cơ quan đó).

Nhóm 3 là nhóm là các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và

tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện quản lý hành chính nhà nước trong một sốtrường hợp cụ thể (Ví dụ: Thẩm phán chủ toạ phiên toà được xử phạt hành chính đốivới công dân có hành vi gây rối trật tự phiên toà)

1.2.2.Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương, đượchình thành từ quan hệ quyền lực phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước

ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành với một bên có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh

đó Do đó, trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước có sự bất bình đẳng giữa các bêntham gia quan hệ này

1.3 QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1.3.1.Quy phạm pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc xử sự chung do cơ quan haycán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hộiphát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, có hiệu lực bắt buộc thi hành đốivới những đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chếnhà nước

Quy phạm pháp luật hành chính do nhiều chủ thể ban hành, do nhiều cấp và ở tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nên có số lượng rất lớn và hiệu lực pháp luật củachúng rất khác nhau

Các quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện bằng nhiều cách, nhưng tậptrung nhất và phổ biến nhất là hai hình thức như chấp hành và áp dụng

- Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan nhà nước, tổchức xã hội, đơn vị kinh tế và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của quy phạm pháp

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

7

Trang 8

luật hành chính Các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính thực hiện hành vi chấphành quy phạm pháp luật hành chính trong các trường hợp sau đây:

+ Khi thực hiện đúng các hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính quy định.+ Khi thực hiện đúng các hành vi mà quy phạm pháp luật hành chính buộc phảithực hiện

+ Khi không thực hiện những hành vi mà pháp luật của nhà nước nghiêm cấm

- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc các chủ thể quản lý hành chínhnhà nước căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinhtrong quá trình quản lý hành chính nhà nước Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là

sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luậthành chính nhất định.Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đáp ứng nhữngyêu cầu sau đây:

+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đúng với nội dung, mục đích củaquy phạm pháp luật hành chính

+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện bởi cơ quan haycán bộ nhà nước có thẩm quyền

+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được tiến hành theo đúng thủ tục

do pháp luật quy định

+ Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được tiến hành nhanh chóngtrong thời hạn pháp luật quy định và phải trả lời công khai, chính thức kết quả giải quyếtcho các đối tượng có liên quan

+ Kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thể hiện bằng vănbản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)

+ Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được bảo đảm thựchiện trên thực tế

Trang 9

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hànhchính điều chỉnh giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quyđịnh của pháp luật hành chính.

Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc trưng, đó là:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắnvới hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước

- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳbên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc

- Trong quan hệ pháp luật hành chính, một chủ thể được sử dụng quyền lực nhànước Chủ thể này là chủ thể bắt buộc, nếu thiếu chủ thể này thì không thể hình thànhquan hệ pháp luật hành chính

- Phần lớn tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giảiquyết theo thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhànước hay cán bộ nhà nước có thẩm quyền trong những cơ quan này

- Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trướcnhà nước chứ không phải trước bên kia

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệpháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theoquy định của pháp luật hành chính Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính gồm: Cơquan nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước; tổ chức xã hội; đơn vị kinh tế; công dânViệt Nam; người nước ngoài, người không có quốc tịch

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là trật tự quản lý hành chính nhànước Trật tự này được nhà nước quy định trong pháp luật và được quy phạm pháp luậthành chính điều chỉnh

Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ hai cơ

sở là quy phạm pháp luật hành chính và sự kiện pháp lý hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính nêu ra các trường hợp, hoàn cảnh giả định vàbuộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

9

Trang 10

Sự kiện pháp lý hành chính là sự kiện thực tế mà khi xảy ra, pháp luật hành chínhgắn nó với việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các chủ thể.

1.4.NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH

Hệ thống nguồn của luật hành chính bao gồm:

- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước: Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghịquyết của Hội đồng nhân dân các cấp;

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính: Nghị quyết, nghị định củaChính phủ, quyết định, chỉ thị của Tủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của

bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân vàchủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp

- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao; quyết định, chỉthị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

- Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch hoặc liên cơ quan: Nghị quyết liên tịch,thông tư liên bộ, liên ngành

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

2 Luật hành chính điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? Theo em, nhómquan hệ xã hội nào là cơ bản nhất?

3 Vì sao luật hành chính có phương pháp điều chỉnh là phương pháp quyền uy?

4 Thế nào là quy phạm pháp luật hành chính? Quan hệ pháp luật hành chính?

Trang 11

Chương 2 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

2.1 KHÁI NIỆM

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Nguyên tắc là những điều cơ bản định ra, nhất

thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” Nguyên tắc thường được đề cập ở nhiều

lĩnh vực khác nhau Khoa học tự nhiện coi nguyên tắc là kết quả của khoa học, là cơ sở

để nghiên cứu trong các nguyên lý, định lý, định luật Khoa học xã hội coi nguyên tắc lànhững điều cơ bản nhất, có tính hệ thống bền vững, làm khuôn mẫu cho hành vi xử sựcủa con người

Khoa học pháp lý chủ yếu nghiên cứu các nguyên tắc pháp lý và nhấn mạnhnguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo bắt nguồn từ bản chất của chế độ, được quy địnhtrong pháp luật, tạo thành cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vàtrong các khâu của quá trình quản lý nhà nước

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những nguyên tắc pháp lý bao giờcũng gắn liền với bản chất chính trị của chế độ xã hội, là một dạng của nguyên tắc pháp

lý, là tư tưởng hành động, tạo cơ sở cho việc tổ chức và hành động cho các cơ quan, viên

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

11

Trang 12

chức và công chức nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy địnhcho họ.

Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đều xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin, coi nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân lao động quản lý đất nước, xây dựngchế độ xã hội mới chính vì vậy, chúng không tồn tại độc lập mà các nguyên tắc hợpthành một thể thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau

2.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC

2.2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Sự lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong cơ chế quản lý toàn xã hội Đó là

cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý

Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là một nhân tố quantrọng khẳng định vị trí, vai trò của nó trong xã hội Đảng là người lãnh đạo để đảm bảoquyền lực thuộc về nhân dân Vì vậy, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định cụ thể:

“Đảng Công sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu

trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước

và xã hội”.

- Đảng đưa ra các quan điểm, nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo việc tổ chức

bộ máy nhà nước; xem xét góp ý kiến về các đề xuất của nhà nước để nhà nước quyếtđịnh

Sự lãnh đạo của đảng đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là tất yếu,thông qua uy tín của tổ chức đảng và các đảng viên nhưng không thoát ly những quy

định của Hiến pháp và pháp luật Chính vì vậy, mà Hiến pháp đã quy định: “ các tổ

chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật” Điều đó cho

thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam là người xây dựng đường lối phát triển xã hội nhưng họđồng thời là người tiên phong thực hiện pháp luật trong việc xây dựng pháp luật

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

12

Trang 13

- Nhằm thực hiện tốt đường lối của Đảng và đưa đường lối của Đảng vào cuộcsống, công tác tổ chức cán bộ phải được xây dựng và củng cố thường xuyên Công tácnày có tính quyết định đối với hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước vì những đảngviên ưu tú, có phẩm chất và năng lực điều hành được Đảng bồi dưỡng, đào tạo để gánhvác những nhiệm vụ trọng trách trong bộ máy hành chính Vì thế, Điều 4 Pháp lệnh cán

bộ công chức đã khẳng định: “Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống

nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam” Trong công tác cán bộ, cấp uỷ đảng đề ra tiêu

chuẩn, chính sách, nhà nước thể chế hoá thành luật, quy chế Tuy nhiên, Đảng khôngbao biện và làm thay chính quyền Vấn đề bầu hay bổ nhiệm các chức vụ nhà nước đượcthực hiện bằng pháp luật và bởi các cơ quan nhà nước theo thủ tục do pháp luật quyđịnh Nói cách khác, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ là khâu quan trọng không chỉ là nhiệm

vụ của Đảng mà còn là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các cơ quan tổ chức Tấtnhiên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch,tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch

- Một trong những hình thức lãnh đạo rất cơ bản của Đảng là công tác kiểm tra.Thông qua hình thức này, Đảng đánh giá được hiệu quả và tính thực tế của đường lốicủa mình Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, Đảng biết được hoạt động thể chế hoáđường lối của Đảng thành pháp luật của các cấp, ngành trong cả nước Hoạt động kiểmtra của Đảng không đồng nhất với hoạt động kiểm tra của chính quyền Hoạt động kiểmtra của Đảng là phương pháp lãnh đạo chứ không phải là biện pháp quản lý Công táckiểm tra của Đảng được tiến hành chủ yếu thông qua các đảng viên và các tổ chức đảng,đồng thời tổ chức vận động quần chúnh giám sát, kiểm tra

2.2.2 Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo và quản lý hành chính nhà nước

Nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các hìnhthức sau:

- Tham gia vào hoạt động bộ máy nhà nước, sử dụng bộ máy nhà nước làm công

cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực nhà nước

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

13

Trang 14

Điều 6 Hiến pháp 1992 khẳng đinh: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước

thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

Nhân dân lao động tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực nhà nước với tưcách là đại biểu của cơ quan đó để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước,của địa phương và giám sát hoạt động chấp hành pháp luật của công chức và các cơquan đó

Họ cũng có thể tham gia gián tiếp vào cơ quan nhà nước nói chung thông quaviệc bầu cử hoặc với tư cách là cán bộ nhà nước ở những cơ quan như cơ quan xét xử,

cơ quan kiểm sát hoặc cơ quan hành chính nhà nước

- Sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động vào hoạt động của các tổ chức

xã hội Ở đây, nhân dân lao động đồng thời là các thành viên của các tổ chức này Vì

thế, thông qua các tổ chức xã hội, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình để “tham

gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước” (Điều 9 Hiến pháp 1992)

- Nhân dân lao động tham gia vào các tổ chức tự quản ở cơ sở như tổ hoà giải, tổdân phòng Thông qua những hoạt động tự quản này, đặt biệt qua những phong trào thiđua sản xuất, nhân dân lao động góp phần bảo vệ của công, giữ gìn an ninh quốc gia vàtrật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng

- Nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân như quyềnbầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền lao động Việc thực hiện trực tiếp cácquyền và nghĩa vụ của mình là cơ hội tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham giathảo luận đóng góp công sức và trí tuệ nhằm giải quyết các vấn đề chung của cả nước vàđịa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầudân ý

2.2.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp hai yếu tố tập trung và dân chủ Hai yếu tốnày tác động qua lại, vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ vừa đảm bảo

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

14

Trang 15

mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung Trong tổ chức và hoạt động quản lý nhànước, hai yếu tố tập trung và dân chủ luôn được coi trọng như nhau, không hạn chếnhau Coi trọng quá mức hoặc hạn chế một yếu tố nào đều làm cho hoạt động quản lýkém hiệu quả.

Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhấtchỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cáhc làm việc của mỗi cán bộ,công chức

Nguyên tắc tập trung dân chủ biểu hiện trong quản lý hành chính ở những điểmsau:

2.2.3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp

Sự phụ thuộc này thể hiện sự thống nhất chính trị trong tổ chức và hoạt động của

cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta Yếu tố tập trung thể hiện ở quyền của cơ quanquyền lực nhà nước trong việc thành lập, thay đổi hay bãi bỏ các cơ quan hành chínhnhà nước, trong việc chỉ đạo và giám sát các hoạt động đối với các cơ quan này Yếu tốdân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sángtạo cho các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình những cơ quan này chỉ đạo,điều hành các đơn vị thuộc quyền thực hiện Hiếp pháp, luật và các văn bản pháp luật của

cơ quan quyền lực nhà nước cũng như văn bản pháp luật của cấp trên

2.2.3.2.Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương phục tùng trung ương

Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương phục tùng trung ươngđảm bảo cho trung ương, cấp trên tập trung quyền lực nhà nước chỉ đạo, giám sát hoạtđộng cấp dưới và của địa phương Đồng thời, cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ýkiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và các vấn đề khác củaquản lý nhà nước; phải tạo mọi điều kiện để cấp dưới phát huy tính chủ động, sáng tạonhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

15

Trang 16

2.2.3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Sự phụ thuộc hai chiều (chiều dọc và chiều ngang) bảo đảm sự thống nhất giữalợi ích chung của cả nước với lợi ích vùng lãnh thổ Mối phụ thuộc dọc (giữa cơ quanhành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới theo hệ thống dọc) giúp cho cấp trên có thểtập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo cấp dưới thực hiện hoạt động chung thống nhất

Mối phụ thuộc ngang (giữa UBND và Hội đồng nhân dân cùng cấp) tạo điều kiệncần thiết cho cấp dưới mở rộng dân chủ, phát huy sức mạnh của địa phương, hoàn thànhnhiệm vụ mà cấp trên giao cho

2.2.4 Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

Bản chất của nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, mọi công dân đều bìnhđẳng trước pháp luật Tại Điều 5 Hiến pháp 1992 quy định: “ Nhà nước cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đấtnước Việt Nam ”

Nguyên tắc này biểu hiện trong quản lý hành chính nhà nước như sau:

- Trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểuđông đảo của dân tộc ít người bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ nhất định

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

16

Trang 17

- Nhà nước có chính sách ưu tiên đối với con em các dân tộc ít người trong quátrình giáo dục, đào tạo cán bộ, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có điều kiệnhọc tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Nhà nước có chính sách đúng đắn đối với những người đi xây dựng vùng kinh

tế mới, có kế hoạch và thường xuyên tổ chức phân bố lao động tới các vùng cao, vùngsâu

- Nhà nước đặc biệt ưu tiên tới việc đầu tư xây dựng công trình quan trọng vềkinh tế, quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo nhằm khai thác những tiềm năng kinh

tế ở những vùng này và từng bước xoá bỏ sự chênh lệch giữa các vùng trong cả nước

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc,nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống vàvăn hoá tốt đẹp của mình

2.2.5 Những tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,

không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”

Trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc này biểu hiện như sau:

- Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa các cơ quan quản lý hành chính nhà không được trái Hiến pháp và các văn bản luật

do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành

- Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật phải lấy Hiến pháp, luật làm cơ sở Việc ápdụng quy phạm pháp luật phải phù hợp cả về nội dung và hình thức của luật hay các vănbản quy phạm pháp luật khác

- Trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nướcphải thống nhất, hạt nhân của sự thống nhất đó chính là pháp luật

2.2.6 Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ

Quản lý theo ngành là hoạt động quản lý của các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế,văn hoá xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỷ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

17

Trang 18

nhau làm cho hoạt động tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng,đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội.

- Quản lý theo lãnh thổ: Là quản lý theo sự phân cấp quản lý ngành và cơ quanquản lý lãnh thổ phải có sự phối hợp với nhau để tránh sự mâu thuẩn, chồng chéo đi đếnthống nhất

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương là sự phối hợp chặt chẽgiữa quản lý theo chiều dọc (của bộ) và quản lý theo chiều ngang (chính quyền địaphương) theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý

Nguyên tắc kết hợp này bảo đảm sự phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, văn hoá

xã hội trên địa bàn địa phương, bảo đảm sự phối hợp đúng đắn về trách nhiệm giữa cácđơn vị kinh tế và chính quyền địa phương

2.2.7 Nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

- Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy định, các mệnhlệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, cótính bắt buộc thực hiện đối với các ngành, các cấp đồng thời các cơ quan quản lý theochức năng kiểm tra thực hiện các chính sách, chế độ do mình ban hành, xử lý hoặc đềnghị các cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ do mìnhban hành theo quy định của pháp luật

- Các cơ quan quản lý ngành có quyền hạn ban hành các quyết định, quản lý cótính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các ngành có liên quan trong phạm vi nhữngvấn đề thuộc quyền quản lý của ngành và kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lýđó

- Trong phạm vi công việc của mình, các cơ quan quản lý ngành, chức năng cóquyền phối hợp với nhau để ban hành các quyết định quản lý có hiệu lực chung

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày nội dung của các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước?

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

18

Trang 19

2 Sự cần thiết phải kết hợp quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ? Quản lý ngành vớiquản lý theo chức năng?

BÀI TẬP NHÓM

Trong các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc nào là quan trọngnhất? Vì sao?

Chương 3 NHỮNG HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN

TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

3.1 NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC

3.1.1 Khái niệm:

Hình thức quản lý là biểu hiện bên ngoài các hoạt động quản lý do các chủ thể

thực hiện quyền hành pháp tiến hành như việc ban hành văn bản quản lý, tiến hành các

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

19

Trang 20

biện pháp tổ chức và tác nghiệp vật chất, kỹ thuật để nhằm thực hiện tốt chức năng quản

lý hành chính nhà nước

3.1.2 Các hình thức quản lý:

3.1.2.1 Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đây là hoạt động mang tính đặc thù của hoạt động chấp hành - điều hành của cácchủ thể quản lý hành chính nhà nước Hoạt động này được bắt nguồn từ quyền hànhpháp của các chủ thể Quyền ban hành các văn bản này chính là quyền đặt ra các quy tắchành vi trên cơ sở các văn bản luật và nhằm mục đích để thi hành luật (quyền lập quy)

Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật không chỉ là hoạt động đặc thùcủa các chủ thể thực hiện quyền hành pháp mà còn thông qua hình thức này chúng tacòn thấy được vị trí, tính chất của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ươnghay địa phương; cơ quan có thẩm quyền chung hay thẩm quyền chuyên môn; cơ quanlãnh đạo tập thể hay lãnh đạo cá nhân trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nướctrong lĩnh vực hành pháp do luật định

3.1.2.2 Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

- Hình thức này thể hiện bằng việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm phápluật, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giải quyết những vụ việc cụ thể liênquan đến cơ quan, tổ chức hay các nhân trên cơ sở những yêu cầu và điều kiện đã đượcquy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Hoạt động này làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật

3.1.2.3.Hoạt động áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Đây là những hoạt động không liên quan gì đến hoạt động ban hành văn bảnquản lý Các biện pháp này có thể được thực hiện trước hoặc sau thời gian các chủ thểban hành văn bản quản lý Đó là hàng loạt các biện pháp như: phân tích, nghiên cứu,tổng kết, phổ biến kinh nghiệm

Ngoài ra, các biện pháp tổ chức còn bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch công tác,việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ, phân chia chức năng tổ chức thực hiện quyết định,kiểm tra việc thực hiện quyết định, tiến hành các cuộc họp, hội nghị

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

20

Trang 21

3.1.2.4 Thực hiện các tác nghiệp vật chất kỹ thuật

Hoạt động này bao gồm: Văn thư, thông tin, chuẩn bị tài liệu, kiểm tra thống kê Đây là hoạt động có tính chất giúp việc nhưng có ý nghĩa rất lớn trong quản lý hànhchính nhà nước Việc áp dụng các thành tựu của khoa học, nhất là công nghệ thông tinvào các khâu trong quá trình quản lý hành chính đem lại hiệu quả rất lớn

3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC

3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là những cách thức biện pháp mà nhànước tác động lên các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhànước nhằm để hướng cho các hành vi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính đạtđược mục tiêu do nhà nước đặt ra từ trước

Phương pháp quản lý hành chính có một số đặc điểm sau:

- Phương pháp quản lý phản hành chính phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể quản

lý và đối tượng quản lý

- Phương pháp quản lý hành chính do chính các chủ thể được thực hiện quyềnhành pháp tiến hành

- Phương pháp quản lý hành chính được áp dụng trong phạm vi hoạt động chấphành và điều hành của quản lý nhà nước

- Phương pháp quản lý hành chính được áp dụng nhằm để tác động một cách trựctiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng quản lý

- Phương pháp quản lý hành chính được thể hiện dưới những hình thức cụ thể dopháp luật quy định

3.2.2 Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Trang 22

Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khácnhau như: Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục tuyên truyền nhằm làm cho đối tượnghiểu rõ nội dung và mục đích hoạt động quản lý hành chính nhà nước và họ tự nguyện,

tự giác hướng tới mục tiêu do nhà nước đặt ra từ trước

Phương pháp thuyết phục luôn được sử dụng thường xuyên, chỉ khi nào phươngpháp này không đạt được mục đích thì mới sử dụng phương pháp cưỡng chế

3.2.2.2.Phương pháp cưỡng chế

- Cưỡng chế: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cá nhân hoặc tổ chức nhất định về mặt tổ chức hoặc mặt tinh thần,nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định, do pháp luật quyđịnh hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định về tài sản của cá nhân, tổ chức hoặcphải chịu sự hạn chế về tự cá nhân, tự do thân thể

* Có bốn loại cưỡng chế nhà nước:

Cưỡng chế hành chính có một số đặc điểm sau:

- Các chủ thể tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế là các chủ thể thực hiệnquyền lực nhà nước thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước

- Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo trình tự, thủ tục hành chính

- Cưỡng chế hành chính hướng đến lợi ích công

- Cưỡng chế hành chính bao gồm: Phòng ngừa, ngăn chặn và xử phạt và các biệnpháp xử lý hành chính khác

Trang 23

Là phương pháp ra mệnh lệnh, phục tùng xuất phát từ đặc điểm của quan hệquản lý.

3.2.2.4 Phương pháp kinh tế ( phương pháp đòn bẩy kinh tế )

Nhà nước sử dụng lợi ích vật chất để tác động lên đối tượng quản lý, nhằm kíchthích các đối tượng quản lý tự nguyện, tự giác hướng tới mục tiêu quản lý: khen thưởngnâng mức lương trước thời hạn

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy nêu khái niệm hình thức quản lý hành chính nhà nước?

2 Các hình thức quản lý hành chính nhà nước?

3 Vì sao trong quản lý hành chính nhà nước thường kết hợp phương pháp thuyết phục

và phương pháp cưỡng chế?

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Hiện nay, trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, người ta thường sử dụngphương pháp nào để quản lý? Theo em, phương pháp nào là hiệu quả nhất?

Chương 4 QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

4.1 QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

4.1.1 Khái niệm, đặc điểm

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

23

Trang 24

4.1.1.1.Khái niệm

Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhànước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp Một trong những biểu hiện củaviệc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật Quyết định pháp luậtbao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tưpháp

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật…” Những quy định được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật năm 2008 đều thể hiện rằng Nhà nước muốn quản lý xã hội nói chung nhất là tronglĩnh vực công thì không thể không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dướihình thức là những quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính

Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lý luận cũng như thực tiễnngười ta đều thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước cóchức năng quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp- lĩnh vực thểhiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mụcđích thực hiện luật (thi hành luật) nhằm cụ thể hóa các quy định của luật vào các lĩnhvực của đời sống xã hội Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan trong lĩnhvực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủtrương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một côngviệc cụ thể (quyết định hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhànước thông qua quyền hành pháp

Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với nhữngnội dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lý hànhchính nhà nước Trong số những chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chínhthì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng,bởi lẽ, đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhànước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Vì vậy, quyết định hành chínhđược đề cập ở Chương này là những quyết định của chủ thể trong hệ thống cơ quan hành

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

24

Trang 25

chính nhà nước khi thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống

xã hội Mặt khác, những quyết định hành chính được đề cập ở đây chỉ giới hạn nhữngquyết định được thể hiện dưới hình thức văn bản

Từ cơ sở nêu trên, chúng ta có thê đưa ra định nghĩa về quyết định hành chínhnhư sau:

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

4.1.1.2 Đặc điểm

Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do vậy nó vừa mangnhững đặc điểm của một quyết định pháp luật nói chung, đồng thời nó cũng lại mangđặc điểm của một quyết định hành chính nói riêng

Về đặc điểm chung, trước hết phải đề cập tính quyền lực nhà nước Việc thựchiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng vănbản, trong số những quyết định thành văn đó thì những quyết định do các chủ thể quản

lý hành chính ban hành rất nhiều Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngayhình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quannhà nước mới được quyền đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ nhữnglợi ích chung, còn các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ramột số quyết định cần thiết (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008).Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung vàmục đích của quyết định Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hànhluật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyềnlực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định Về nguyên tắc, mọi

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

25

Trang 26

quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đốitượng quản lý, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện phápcưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.

Thứ hai, tính pháp lý của quyết định Quyết định hành chính là sự thể hiện ý chínhà nước Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặtpháp lý Trước hết, quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điềuchỉnh của pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những chủ trương lớn tronglĩnh vực quản lý hành chính Mặt khác, tính pháp lý của quyết định hành chính còn thểhiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luậthoặc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể

Ngoài đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có những đặc điểmsau đây:

- Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật nhưng mang tính dướiluật, bởi lẽ các quyết định loại này đều do chủ thể quản lý hành chính nhà nước banhành nhằm thi hành luật Do vậy, nội dung của các quyết định quản lý phải phù hợp vớiHiến pháp và luật cũng như các quyết định khác của các cơ quan quản lý nhà nước cấptrên

- Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống

cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương,những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyênmôn…Do đó, hiệu lực của loại quyết định này cũng rất phong phú

- Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát

từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Ngoài ra, các quyết địnhhành chính mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luậtnhư nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư, quyết định

4.1.2.Phân loại quyết định hành chính

4.1.2.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý:

Căn cứ vào tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm 3 loại:

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

26

Trang 27

+ Quyết định chủ đạo là loại quyết định được các chủ thể quản lý hành chính banhành nhằm mục đích đưa ra các chủ trương, giải pháp lớn mang tính định hướng đối với

cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định Vì vậy, thẩm quyền racác quyết định chủ đạo này thường thuộc về những chủ thể có vị trí quan trọng trong hệthống hành chính Nó là cơ sở cho việc ban hành ra các quyết định quy phạm cũng nhưcác quyết định cá biệt Về hình thức thì những quyết định thuộc loại này thường là cácnghị quyết Ví dụ: Nghị quyết 30c/2011/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về banhành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020

+ Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tínhđặc trương của các chủ thể được sử dụng quyền hành pháp, bới lẽ một trong những biểuhiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủthể trong hệ thống hành chính nhà nước sẽ ban hành những quy phạm chủ yếu nhằm cụthể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực, vì vậy quyết định quy phạm

có ý nghĩa và vai trò rất đặc biệt trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, văn bảnhành chính nói riêng Với nội dung là những quy tắc xử sự, xác định các quyền và nghĩa

vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lý,trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ củamình

Quyết định quy phạm được nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành vớinhững hình thức, nội dung và mục đích khác nhau

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ ra các quyết định quy phạm dưới hìnhthức là những nghị định; Thủ tướng Chính phủ ra quyết định quy phạm với hình thức lànhững quyết định, chỉ thị; Bộ trưởng ra quyết định, chỉ thị; UBND các cấp ra quyết định,chỉ thị…

+ Quyết định cá biệt: Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định các biệtđược ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chínhthực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Dovây, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

27

Trang 28

được thi hành Quyết định cá biệt là loại quyết định để áp dụng pháp luật, nhằm giảiquyết một công việc cụ thể đối với một đối tượng nhất định

4.1.2.2 Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định

+ Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ

Chính phủ đưa ra quyết định hành chính dưới hình thức là: nghị quyết, nghị định Thủ tướng chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là: Quyết định, chỉthị

+ Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ:

Theo quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnchuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chuyên môn do mình quản

lý Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan ngang bộ có quyền racác quyết định hành chính dưới hình thức là những quyết định, chỉ thị, thông tư

+ Quyết định hành chính của uỷ ban nhân dân:

UBND được quyền ra các quyết định hành chính như quyết định, chỉ thị và kiểmtra việc thi hành những văn bản đó

+ Quyết định hành chính của cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân:

Các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân (gồm các sở, phòng, ban) với tư cách là cơquan giúp việc về chuyên môn cho UBND được quyền ra các quyết định hành chính nhưquyết định, chỉ thị Hiện nay số lượng các loại quyết định này cũng rất nhiều

+ Quyết định hành chính liên tịch

Đây là loại quyết định khác với những loại quyết định trên về chủ thể ra quyếtđịnh Các loại quyết định trên chỉ do một chủ thể duy nhất ban hành để thực hiện quyềnlực nhà nước, còn quyết định hành chính liên tịch được ban hành bởi nhiều cơ quan nhànước khác nhau, thậm chí còn có cả sự phối hợp của tổ chức xã hội Dĩ nhiên, nhữngloại quyết định này không nhiều so với những loại quyết định trên Quyết định hànhchính liên tịch có hình thức là những thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch

Trang 29

Thông thường phải qua các bước sau đây:

4.1.3.1 Sáng kiến ban hành quyết định

Đây là giai đoạn đầu tiên của việc ra quyết định, ở giai đoạn này sáng kiến raquyết định được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau

Điều 59 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “ Chính phủ

quyết định chương trình xây dựng nghị quyết, nghị định 3 tháng, 6 tháng và hàng năm của Chính phủ theo sáng kiến của mình”

4.1.3.3 Thông qua dự thảo.

Theo quy định của pháp luật thì các dự thảo quyết định đều phải đưa ra trình cơquan có thẩm quyền ban hành: Dự thảo nghị quyết, nghị định của chính phủ được đưa ratrình Chính phủ cùng với tờ trình, các dự thảo trên đều phải qua thẩm định Bộ tư pháp

là cơ quan có trách nhiệm thẩm định các dự thảo đó trước khi trình Chính phủ; đối vớiquyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ tư pháp có ý kiến bằng văn bản

Quyết định của các Bộ thì dự thảo phải tình Bộ trưởng;

Quyết định tập thể thì phải được quá nửa số thành viên thông qua;

Các quyết định có tính cá nhân thì người có thẩm quyền quyết định cuối cùngphải xem xét và ký quyết định

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

29

Trang 30

4.1.3.4 Truyền đạt quyết định đến đối tượng

Đây là khâu cuối cùng của quá trình xây dựng và ban hành quyết định Việc traocác quyết định đến đối tượng là một yêu cầu quan trọng, góp phần rất lớn và hiệu quảcủa việc thực hiện quyết định

Hiện nay việc đưa các quyết định đến đối tượng tiếp nhận được tiến hành bằngnhiều cách khác nhau: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua con đường côngbáo, điện báo

4.1.4 Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định

Quyết định hành chính khi ban hành có khả thi hay không hay nói cách khác cóđảm bảo tình hiệu lực, hiệu quả của nó hay không thì bản thân quyết định đó phải đápứng được các yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lý của quyết định Những yêu cầu nàykhông chỉ là những đòi hỏi khách quan của thực tiễn mà còn là đòi hỏi mang tínhnguyên tắc của nhà nước pháp quyền Chính vì vậy, tính hợp pháp và hợp lý là nhữngđòi hỏi không thể thiếu được đối với bất kỳ quyết định hành chính nào Tính hợp pháp

và hợp lý gắn bó với nhau về cả nội dung lẫn hình thức như là một chỉnh thể thống nhất

mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽkhông đạt được mục đích

4.1.4.1.Tính hợp pháp

Bất kỳ quyết định hành chính nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với nội dung và mụcđích của luật;

- Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật; Điều đó có nghĩa là quyết định hành chính không được tráivới các quyết định của Quốc hội, hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan hành chínhnhà nước cấp trên

- Quyết định hành chính phải ban hành đúng trình tự, thủ tục và dưới những hìnhthức nhất định theo quy định của pháp luật

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

30

Trang 31

4.1.4.2.Tính hợp lý

- Quyết định hành chính đảm bảo sự phù hợp giữa lợi ích Nhà nước với nguyệnvọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích Nhà nước với nguyện vọng củanhân dân;

- Quyết định hành chính phải được xuất phát từ những yêu cầu khách quan củahoạt động quản lý hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý chí chủquan của chủ thể ra quyết định;

- Ngôn ngữ trong quyết định phải rõ ràng, chính xác;

- Quyết định được ban hành phải có đủ điều kiện và khả năng thực hiện trongthực tế, tức là phải có tính khả thi;

- Quyết định hành chính phải có tính dự báo

Trong việc ban hành quyết định quy phạm, nếu chủ thể có thẩm quyền khôngtuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp (cả về hình thức lẫn nội dung) thì có thể bị cơquan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ tùy theo mức

độ không tuân thủ Việc xử lý các quyết định quy phạm trái pháp luật được quy địnhnhư sau:

Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ dưới hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản nếu văn bản đó trái với hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật của Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ dưới hình thức đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộvăn bản nếu văn bản đó trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốchội quyết định việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó

Chính phủ kiểm tra văn bản của Bộ, Cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặctoàn bộ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trái vớihiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

31

Trang 32

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản của các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh về những nội dung liên quan đếnngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiếnnghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành văn bản trái với văn bản

về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn

bộ văn bản đó; nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủquyết định; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định,chỉ thị của UBND cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách hoặckiến nghị với Thủ tướng Chính phủ

Đối với những quyết định cá biệt thì về nguyên tắc cơ quan nhà nước cấp trên cóquyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới nếu trái pháp luật trên cơ sởkhiếu nại của công dân hoặc kết quả kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền

Mặt khác, một số loại quyết định cá biệt còn có thể bị hủy toàn bộ hay một phầnthông qua hoạt động xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân

4.2.1.2 Đặc điểm

- Thủ tục hành chính là một phần của thể chế hành chính, do vậy thủ tục hànhchính trước hết phải do các chủ thể có thẩm quyền quy định

Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào thì được thực hiện theo thủ tụcpháp luật quy định trong lĩnh vực đó Hoạt động quản lý trong lĩnh vực hành pháp (quản

lý hành chính) nhà nước được thực hiện bởi thủ tục hành chính Thủ tục hành chính

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

32

Trang 33

được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trongcác cơ quan này Ngoài các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan nhà nước kháccũng tiến hành các thủ tục hành chính khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độcông tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện thủ tục hành chính được nhànước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định Các cơ quan nhànước khi tiến hành các hoạt động lập pháp, hoạt động tư pháp thì các thủ tục áp dụng mà

là thủ tục lập pháp, thủ tục tư pháp (thủ tục tố tụng) chứ không phải là thủ tục hànhchính

- Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định

Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủtục Quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thểquản lý và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy phạm thủ tục quy định cách thứcthực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và quyphạm nội dung của một số ngành luật khác như: dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình,xây dựng…)

Ví dụ: Công dân có quyền có họ tên, nội dung này do Luật Dân sự quy định, để thực hiện được nội dung này thì công dân phải tiến hành thủ tục khai sinh (thủ tục hành chính)

- Thủ tục hành chính là thủ tục để giải quyết các công việc nội bộ của các cơ quannhà nước, cũng như để giải quyết việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân

- Thủ tục hành chính được thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt độngquản lý hành chính nhà nước

- Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng Nội dung vàcách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khácnhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng quản lý,điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý…Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đanxen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội Thủ tục hành chính với

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

33

Trang 34

tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nên phải linh hoạt mới cóthể tạo quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể Do vậy, không thể có mộtthủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà córất nhiều thủ tục hành chính.

- Thủ tục hành chính tạo ra các mối quan hệ giữa các chủ thể pháp luật hànhchính, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, công dân Nhìn mộtcách tổng quát, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan trọng giưaqx

cơ quan nhà nước với dân và các tổ chức khác Chiếc cầu này có thể tạo ra khả năng làmbền chặt các mối quan hệ, làm cho Nhà nước ta thực sự của dân, do dân và vì dân Nếuthủ tục hành chính được xây dựng thiếu tính khoa học, áp dụng tùy tiện vào đời sống thìthủ tục hành chính sẽ làm xa cách dân với Nhà nước

Trang 35

Để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước các chủ thể quản lý thựchiện quyền lực nhàn nước dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó có những hoạt động

áp dụng Hoạt động áp dụng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thểpháp luật hành chính Do vậy thủ tục liên hệ là những thủ tục rất đa dạng nhằm vàonhiều mục đích khác nhau như:

- Thủ tục giải quyết các yêu cầu hợp pháp của các chủ thể

- Thủ tục tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính

- Thủ tục nhằm vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại tố cáo

Trang 36

Thể chế hóa đường lối cải cách của Đảng, Nhà nước ta đã ban hảnh nhiều vănbản quy định trực tiếp về nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính như: Nghị quyết số38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trongviệc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, Quyết định số 136/2001/QĐ- TTgngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyết chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm

2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2011- 2020

*Kết quả cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2001- 2010:

Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính là một trong những lĩnh vực đượcChính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, trọng tâm là thực hiện Đề án 30 vềđơn giản hóa thủ tục hành chính Kết quả đã có 5.421 thủ tục hành chính được rà soát,trong đó có 480 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 4.146 thủ tục hànhchính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung; 192 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế,đạt tỷ lệ đơn giản hóa 88%

Kết quả sau 10 năm triển khai cải cách thủ tục hành chính đã thu được một số kếtquả tích cực: Thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn, khai sinh, hộ khẩu, lãnh sự, đăng

ký doanh nghiệp đã đơn giản hóa và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao Thủtục hành chính về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu cũng được cải cách theo hướng đơngiản, tự in hóa đơn thuế và áp dụng tờ khai hải quan điện tử, chuyển từ tiền kiểm sanghậu kiểm…tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động Trật tự, kỷ cương mới trong quản

lý thu phí và lệ phí đã được xác lập, công khai, minh bạch nguyên tắc thu, mức thu, chế

độ thu nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí; đã bãi bỏ được 340 loại phí,

lệ phí không còn phù hợp

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm và tích cực chỉđạo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTgngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Đến nay, đã có 88,3% cơ quan cấptỉnh, 98,5% cấp huyện, 96,7% cấp xã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

36

Trang 37

thông Bộ phận một cửa đã công khai, niêm yết danh mục thủ tục hành chính, hòm thưgóp ý, số điện thoại đường dây nóng Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận một cửa, một cửaliên thông cấp huyện đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin nêncông việc của người dân được giải quyết nhanh chóng, minh bạch, người dân, cán bộ cóthể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả mộtcách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời giangiải quyết hồ sơ.

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần tăng cường nănglực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước; đã hình thành kỹ năng,nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,công chức Mặt khác, cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã điều chỉnh mối quan hệgiữa người dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của người dân đối với cơquan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, giảm bớt phiền hà,tiêu cực, thể hiện rõ bản chất và mục tiêu của công tác cải cách thủ tục hành chính

*Phương hướng cải cách thủ tục hành chính từ năm 2011 – 2020:

- Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vựcquản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

- Các bộ, ngành trung ương và địa phương tích cực triển khai giai đoạn 3 của Đề

án 30 theo các Nghị quyết của Chính phủ, thực hiện sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các thủ tụckhông còn phù hợp;

- Trong giai đoạn 2011- 2015, thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính đểtiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước pháttriển nhanh, bền vững Một số lĩnh vực cần tập trung đơn giản hóa là: Thủ tục về đầu tư,thủ tục về đất đai, thủ tục về xây dựng, thủ tục về giấy phép xây dựng nhà ở, thủ tục vềthuế, hải quan, thủ tục hành chính trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm và một sốlĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng năm;

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

37

Trang 38

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định củapháp luật;

- Công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực vàthích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giảiquyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở

dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính các cấp…

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Trình bày khái niệm và đặc điểm của quyết định quản lý hnàh chính nhà nước?

2 Trình bày trình tự hình thành quyết định?

3 Vì sao phải cải cách thủ tục hành chính? Nêu các biện pháp để cải cách thủ tụchành chính?

CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM

Đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2001- 2010 và nhận xétphương hướng cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011- 2020

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị Hà

38

Ngày đăng: 30/08/2015, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w