Ngạch, bậc công chức, vị trí việc làm, chức danh của viên chức

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 50)

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

6.1.2. Ngạch, bậc công chức, vị trí việc làm, chức danh của viên chức

Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức

Ngạch công chức bao gồm:

- Chuyên viên cao cấp và tương đương; - Chuyên viên chính và tương đương; - Chuyên viên và tương đương; - Cán sự và tương đương;

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

- Nhân viên

Tất cả các chức trách của công chức được thể hiện trong các ngạch. Muốn nâng ngạch từ ngạch thấp lên ngạch cao phải qua kỳ thi nâng ngạch. Công chức muốn chuyển từ ngạch này sang ngạch khác phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng công chức.

Trong mỗi ngạch được chia thành các bậc để đánh giá và đãi ngộ trong quá trình sử dụng công chức. Bậc là chỉ số tiền lương trong ngạch. Theo kết quả công tác, cứ 2 hoặc 3 năm công chức được xét để nâng bậc trong ngạch của mình.

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

6.1.3.Phân loại công chức

6.1.3.1.Phân loại công chức theo ngạch được bổ nhiệm

- Công chức loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

- Công chức loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

- Công chức loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

- Công chức loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

6.1.3.2.Phân loại theo vị trí công tác

Bài giảng Luật hành chính GV: Nguyễn Thị

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

6.1.4.Hoạt động công vụ

Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, công vụ là những việc mang tính chất nhà nước, do các cơ quan nhà nước, các cá nhân trong cơ quan nhà nước thực hiện, phù hợp với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và của các cá nhân đó, nhằm phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Bằng pháp luật, nhà nước đã xác định những công việc của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi cán bộ, công chức được phép nhân danh Nhà nước thực hiện. Chỉ khi thực hiện những công việc mang tính nhà nước thuộc chức trách của cán bộ, công chức đã được pháp luật quy định mới được coi là thi hành công vụ. Ngược lại, các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức không được phép nhân danh nhà nước để thực hiện những việc trái quy định của pháp luật nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân.

Như vậy, hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của pháp luật. Hoạt động công vụ phải tuân theo những nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng thẩm quyền, tuyệt đối tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w